Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chương trình học kỳ I (Sách Cánh diều)

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chương trình học kỳ I (Sách Cánh diều)

Tiết Hoạt động trải nghiệm

 ĐOÀN KẾT TỐT, GẮN BÓ KEO SƠN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 *Năng lực:Sau HĐTN, HS tích cực tham gia các hoạt động giáo dục các hoạt động của Sao Nhi đồng và của nhà trường ; HS dần có tình cảm đoàn kết, gắn bó với ngôi trường thông qua việc điều chỉnh mói quan hệ lớn-bé trong trường, tạo mối quan hệ đa dạng cho HS tiểu học, giảm bớt hiện tượng “ bắt nạt học đường”; HS có thể nhớ được tên và mặt một số anh, chị lớp lớn để chào hỏi khi gặp sân trường.

* Phẩm chất: Qua hoạt động HS biết yêu thương bạn bè như người thân trong gia đình mình.

II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM

-Ngoài sảnh, sân trường,

III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG:

-Giấy A3 hoặc A1, màu vẽ hoặc bút dạ, bút dạ, bút chì màu; sợi dây len nhiều màu, dài khoảng 15cm số lượng gấp đôi lượng HS của lớp.

 

docx 53 trang hoaithuqn72 10160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Chương trình học kỳ I (Sách Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: 
Tiết Hoạt động trải nghiệm
EM LÀM QUEN VỚI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS để tâm quan sát khung cảnh trường, lớp mình.
- HS nhớ được một số nơi quan trọng trong trường như phòng đa năng, phòng y tế, thư viện, nhà bếp, nhà vệ sinh, 
- HS nhớ được tên lớp, tên cô giáo và vị trí lớp mình.
II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM
- Trong lớp học. Bàn ghế kê theo dãy.
- Dưới sân trường.
III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG:
- Quả chuông, bóng gai, thẻ từ, tờ bìa thu hoạch, vòng tay nhắc việc, túi to bằng vải( màu đen là tốt nhất)
- Thẻ từ ghi tên lớp và thẻ từ ghi tên trường.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. KHỞI ĐỘNG: Làm quen với các “ trợ lí” của HĐTN.
- GV để quả chuông, bóng gai, thẻ từ, tờ bìa thu hoạch, vòng tay nhắc việc, túi to bằng vải (màu đen là tốt nhất).
- GV đưa túi vải lên giới thiệu. Đây là túi trải nghiệm.Thử xem chúng ta có những “ trợ lí” đắc thủ nào nhé!
- GV lấy bóng gai giới thiệu đây là một quả bóng thân thiện, GV đưa lên gần HS.Cứ như vậy GV lấy lần lượt các đồ vật ra khỏi túi đen và giới thiệu.
+ GV nhấn mạnh cách dùng bóng gai: HS bắt bóng rồi nói nhanh từ khóa thật ngắn ngọn và thật nhanh rồi lại tung nhanh cho GV. Cứ như vậy GV lưu lại các từ khóa được lưu lại.
+Thẻ từ là “ trợ lí” giúp lưu giữ lại những từ khóa quan trọng.GV đọc lại từ khóa.
+Tờ bìa giúp HS.
+ Vòng tay nhắc việc cho HS.
+ Quả chuông dùng để nhắc HS thời gian sắp hết.
GV chốt: HĐTN lớp 1giúp các em cùng trải nghiệm cuộc sống với tập thể lớp, đồng thời em có thể trải nghiệm cá nhân ở gia đình, cùng gia đình. Chúng ta sẽ cùng xem, thế nào là “ Trải nghiệm cuộc sống nhé”.
- Lắng nghe, quan sát.
- HS quan sát và có hành động (có thể sờ, ngửi ). 
- HS tung lên nói nhanh “quả bóng tốc độ”.
- HS lắng nghe cô đọc.
- Ghi lại điều gì, khi cần vẽ gì.
- Khi đeo vòng tay này vào tay HS nhớ việc đã tự hứa với bản thân sẽ làm ở nhà.
2. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ:
Hoạt động 1: Kể về lễ khai giảng của trường em.
a. Bản chất: Qua việc kể lại về lễ khai giang, HS hiểu việc tham gia một hoạt động, một sự việc cần sử dụng tất cả các giác quan, từ đó có được nhiều cảm xúc, suy nghĩ mới.
b.Dẫn dắt và tổ chức hoạt động: Đặt ra câu hỏi và dùng bóng gai tung vào HS để trả lời câu hỏi.
+ Em nhìn thấy những gì ở lễ khai giảng?
+ Em nghe thấy những âm thanh gì ở lễ khai giảng?
+Em cảm thấy như thế nào? ( vui, buồn, lo lắng, sợ hãi..)
Kết luận: Khi em tham dự lễ khai giảng, em quan sát và lắng nghe. Từ đó, em có nhiều cảm xúc.
Hoạt động 2: Tham quan ngôi trường của em.
a.Bản chất: Giới thiệu và khuyến khích
HS quan sát kĩ các góc trong trường, ghi nhớ vị trí các nơi quan trọng.
b. Dẫn dắt và tổ chức hoạt động.
-GV đưa HS xuống trường dùng quả chuông tập hợp.
-GV hướng dẫn HS quan sát kĩ và giới thiệu.
- GV tập các nhóm lại và dùng quả bóng tung và HS trả lời. Em nhìn thấy gì? Cứ như vậy với các nhóm khác.
*Kết luận: GV cùng HS nhắc lại các địa điểm đã được giới thiệu.
- HS nhìn thấy: cờ tung bay, các cô giáo
- HS nghe thấy: nhạc,
- HS cảm thấy: Vui....
- HS tập hợp .
- HS quan sát kĩ mọi vật, sự việc, ghi nhớ vị trí các địa điểm.
- HS trả lời: Em thưa cô em nhìn thấy nhà bếp, phòng y tế, phòng đa năng.
- 3 HS nhắc lại.
3. MỞ RỘNG VÀ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ:
 Nhận biết về lớp em.
a. Bản chất: Nhắc lại những gì đã nhớ về lớp mình, tạo cảm xúc tự hào về không gian học tập mới của HS. 
b.Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
- GV đặt câu hỏi:
Lớp mình là lớp .
Lớp mình ở trên tầng 
Lớp mình có .
Lớp mình có 
Lớp mình vui .
Trường mình tên là ....
*Kết luận: GV cùng HS hô khẩu hiệu của lớp ( gõ cho đầy đủ)
- Cả lớp: ..1D
- Cả lớp:..tầng 2
- Cả lớp: nhiều chậu hoa.
- Cả lớp: 26 bạn
- Cả lớp:..thật là vui!
- HS hô Trường của mình tên là 
Lớp mình là lớp 
HS về nhà thực hiện.
4. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG:
- GV đề nghị HS về nhà kể cho người thân và bố mẹ về trường mình, lớp mình.
 _____________________________________
Tiết Sinh hoạt lớp
TUẦN 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - HS có thêm những hiểu biết mới về ngôi trường của mình.
II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM.
- Trong lớp học. Bàn ghế kê theo dãy.
III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG:	
- Giấy A4 đủ cho mỗi HS 1 tờ;( dùng vở vẽ), màu vẽ.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Hoạt động tổng kết tuần:
- GV phổ biến tuần vừa qua: Ưu điểm, nhược điểm.
2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước.
- GV hỏi : Các em về nhà đã kể cho ông bà, bố mẹ, người thân về lớp mình chưa?
3. Hoạt động nhóm: Ngắm lại và vẽ sân trường em.
a. Bản chất: HS một lần nữa được đi quanh trường, quan sát các cự li gần xa toàn cảnh, dùng các giác quan để cảm nhận cuộc sống trong trường.
b.Dẫn dắt và tổ chức hoạt động: 
- GV mời HS ra sân trường.
-GV hỏi: Em nhìn thấy những vật gì?
 Em nghe thấy những âm thanh gì?
Em ngửi thấy mùi hương gì?
Em đã chạm tay vào đau trong sân trường?
-GV cho các em vào lớp và phát giấy A4 cho các em vẽ lại bức tranh theo ý các e ( sơ đồ không cần hoàn thiện).
- Em cảm thấy sân trường của mình như thế nào?
* Kết luận: Ngắm, quan sát, lắng nghe không gian sân trường, em sẽ có được nhiều cảm xúc, yêu quý trường hơn. Như vậy, em đang trải nghiệm cuộc sống.
- HS lắng nghe.
- HS thưa cô rồi ạ.
- HS chạy một vòng và quan sát kĩ sân trường mình.
- HS: Em thưa cô em nhìn thấy cây , thùng rác, ghế đá..
- Em nghe được các anh chị đang học bài trong lớp, nghe tiếng chim hót,..
- Em đã ngửi mùi của hoa thơm thơm.
- Em đã được chạm vào cây, chạm vào ghế đá..
- HS vẽ theo trí nhớ của mình.
- HS em thưa cô em thấy sân trường rộng, nhiều bóng mát ạ.
4. TỔNG KẾT VÀ VĨ THANH
- GV yêu cầu các em về nhà hoàn thiện và tô màu bức tranh vừa vẽ.
HS về nhà hoàn thiện bài của mình.
 __________________________________
TUẦN 2: 
Tiết Hoạt động trải nghiệm
 Bài 2: KẾT BẠN KHÔNG KHÓ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
*Năng lực: HS hiểu rằng, mỗi người có đặc điểm khác nhau nhưng hoàn toàn có thể có điểm chung và đều có thể trở thành bạn bè.
*Phẩm chất:HS mạnh dạn làm quen và tỏ ra thân thiện với các bạn mới, phát triển kĩ năng giao tiếp.
II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM
-Trong lớp học.Bàn ghế kê theo dãy.
III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG:
- Bóng gai; quả chuông; sticker phần thưởng; bìa cứng và giấy A4, dập ghim để làm mũ các con vật; bút màu các loại; thẻ từ ghi: THÂN THIỆN.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. KHỞI ĐỘNG: 
*Hoạt động “ Chào bạn!”
-GV chào HS xong, hỏi: “Các em đã thuộc hết tên nhau chưa?”
-Đề nghị HS tham gia trò chơi để kiểm tra xem mình đã nhớ tên các bạn trong lớp chưa. GV chỉ tay vào bất kì HS nào, HS đó quay đầu sang phải,chào và gọi tên bạn ngồi bên phải mình.(Yêu cầu phải thật nhanh)
-GV đề nghị HS chào nhau theo từng cặp đôi.
-GV khen ngợi HS đã nhớ được tên các bạn trong một thời gian ngắn
-HS: “ Chào bạn An?”, sau đó quay sang bên trái, chào và gọi tên bạn bên trái mình. 
2. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ:
Câu chuyện về ngôi nhà chung trong rừng.
a.Bản chất: Dùng câu chuyện vui để gợi mở về việc, ai cũng có những ngại ngần của mình, muốn kết bạn được, cả hai bên đều phải mở lòng, sẵn sàng thể hiện sự thân thiện của mình.
b.Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
-GV có thể chuẩn bị trước những chiếc mũ tạo hình nhân vật .
-GV mời năm đến bảy HS lên.
Câu chuyện tương tác.
Ngày xưa, có một bác gấu xám sống trong ngôi nhà gỗ rất xinh xắn trong rừng.
Một hôm, bác gấu đang uống trà với mật ong thì nghe tiếng gõ cửa (GV kể đến đâu, “diễn viên” diễn đến đó bằng các động tác).
-GV đề nghị cả lớp cùng nói:
Gấu: Ai gọi đó?
Những bạn đội mũ thỏ: 
Gấu: Nếu là thỏ, cho xem tai!
Cứ thế, GV kể chuyện tiếp,mỗi lần lại thay bằng một con vật khác. Ví dụ: Nếu là nhím, cho xem kim; nếu là chuột cho xem đuôi,nếu là gà trống cho xem mào; nếu là mèo, kêu meo meo..vv.. Cho đến khi xuất hiện con voi: Nếu là voi, cho xem vòi 
-Khi voi bước vào, thân hình khổng lồ của voi làm mái nhà, hàng rào bật tung Ngôi nhà gỗ bị đổ sụp.
Câu hỏi thảo luận: 
+Các bạn nhỏ trong ngôi nhà ấy sẽ nói gì?
+ Và thế là, các bạn nhỏ trong rừng tỏa đi tìm vật liệu để xây dựng lại ngôi nhà to hơn. Voi thì kéo gỗ, nhím đi nhặt lá và khâu lá kim của mình để làm rèm; thỏ nhặt đá sỏi. Mỗi người một việc. Cuối cùng, ngôi nhà lớn đã hoàn thành.
-GV đề nghị cả lớp đứng dậy nắm tay nhau.
*Kết luận: Mỗi lòa vật, mỗi con người đều có nét độc đáo, đáng yêu. Khi chúng ta mạnh dạn thể hiện nét đáng yêu của mình, chia sẻ những gì mình biết, cởi mở, vui vẻ với mọi người đó chính là sự THÂN THIỆN. GV đưa ra thẻ từ “ THÂN THIỆN”.
HS thể hiện hình ảnh ngôi nhà và 1 HS làm nhân vật Gấu xám.
-HS nắm tay nhau bao quanh gấu, gương mặt vui vẻ, phấn khởi.
-HS nói: Cốc cốc cốc!
-HS : Tôi là thỏ
- HS lớp cùng nói với gấu.
-Các bạn đội mũ thỏ ra khỏi chỗ, vẫy vẫy tai. Và gấu vui vẻ: Xin mời vào Thỏ chui vào nhà 
-HS “mắng voi, khó chịu với voi, đuổi voi đi”, cùng nhau xây dựng lại ngôi nhà gỗ to hơn để đủ cho tất cả”.
-HS Nắm tay nhau thành một ngôi nhà lớn, các bạn ở bên trong nhảy múa theo một bài hát vui nhộn.
-HS thực hiện.
3. MỞ RỘNG VÀ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ:
Hoạt động “ Làm thế nào để kết bạn”
a.Bản chất: HS biết cách thể hiện sự thân thiện và tìm thấy sự thân thiện ở người bạn mới.
b.Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
-GV yêu cầu HS làm theo cặp đôi trong vòng 2-3 phút, cùng chào nhau và giới thiệu và trò chuyện để tìm ra nhứng điểm giống nhau và khác nhau.
-GV đề nghị 3 cặp đôi bất kì chia sẻ nhứng gì giống và khác nhau vừa phát hiện ra. Bắt đầu bằng sự giống nhau ở bề ngoài, đồ đạc, trang phục, sau đó là sở thích.
*Kết luận: Khi trò chuyện với bạn mới, hãy chủ động chào và tự giới thiệu mình. Ngoài ra, việc quan sát, tìm hiểu những gì giống và khác nhau cũng tạo ra sự THÂN THIỆN.
- GV viết thẻ từ “ THÂN THIỆN”.
-HS làm theo cặp đôi.
- Chào bạn, mình là 
Mình thích đọc sách ( thích mặc đồ màu hồng), còn bạn? Thế thì mình giống ( không giống) nhau rồi!
HS thực hiện.
4. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG:
- GV đề nghị HS về nhà kể cho bố mẹ, người thân nghe về người bạn ngồi cạnh mình.
 ____________________________________
Tiết Sinh hoạt lớp
 TUẦN 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 -HS chia sẻ về người bạn của mình sau khi đã quan sát bạn một thời gian; tạo cảm xúc tích cực, vui vẻ giữa các thành viên trong lớp.
II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM
- Trong lớp học. Bàn ghế kê theo dãy.
 - Các tấm bìa màu sắc
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Hoạt động tổng kết tuần:
- GV thực hiện công tác tổng kết tuần phổ biến những hoạt động của tuần sau
2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước.
+GV hướng dẫn các em ngồi theo vòng tròn và cùng phát hiện sở thích chung của thành viên tổ mình.
3. Hoạt động nhóm: vòng tròn kết bạn.
a.Bản chất: HS có điều kiện làm quen với nhiều bạn hơn trong lớp.
b.Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
Phương án 1: GV cho phép cả lớp ra khỏi chỗ, thống nhất trước về hiệu lệnh tập hợp bằng chuông hoặc tiếng vỗ tay. Khi hiệu lệnh vang lên, HS chạy về các bạn, không nhất thiết phải ngồi đúng chỗ.
Phương án 2: GV mời cả lớp ra sảnh hoặc xuống sân trường, xếp thành vòng tròn với từng cặp đôi đối mặt vào nhau. Khi GV hô: “ Bước một bước, gặp bạn mới!, HS bước sang phải để gặp một người bạn mới, chào hỏi, làm quen, hỏi thăm nhau. GV hô 3 lần như vậy, mỗi HS có thêm 3 bạn mới. GV chỉ định 5-6 HS chia sẻ về người bạn mới của mình: Bạn tên là gì? Em biết gì về bạn?
*Kết luận: Chỉ cần thân thiện, kết bạn không hề khó.
HS lắng nghe.
- HS: Ngồi theo tổ thành vòng tròn và kể nhau nghe những gì mình quan sát được về bạn ngồi cạnh, những gì mình thấy thú vị, bạn giống và khác mình điểm gì?
- HS: Cùng phát hiện ra những thói quen chung, sở thích chung của các thành viên trong tổ. Những bạn có chung sở thích có thể đổi chỗ ngồi cạnh nhau để trò chuyện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
4. TỔNG KẾT VÀ VĨ THANH
-GV đề nghị HS trong thời gian học, chơi, tiếp tục quan sát bạn mình để thấy nhiều điều thù vị hơn nữa ở bạn. Ví dụ bạn thích màu gì; bạn thích làm gì vào giờ ra chơi; bạn yêu thích đồ dùng học tập nào; bạn làm gì giỏi; bạn hay lặp lại động tác gì; mình và bạn có gì giống và khác nhau 
GV lưu ý nhắc HS dùng con mắt “ tích cực” để nhìn bạn, tìm điểm thú vị, hay, đẹp chứ không phải quan sát để tìm điểm xấu.
-Dùng vòng tay nhắc việc: 
- HS thực hiện.
- HS vẽ biểu tượng con mắt lên vòng tay để nhớ nhiệm vụ quan sát bạn.
 ______________________________________
TUẦN 3: 
Tiết Hoạt động trải nghiệm
GIỜ HỌC, GIỜ CHƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 * Năng lực:Sau HĐTN, HS nhận biết được những việc nên làm vào giờ học, những việc nên làm vào giờ chơi và biết cách điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp; HS hiểu được tác dụng của việc lắng nghe tích cực: rèn luyện sự tập trung, các kĩ năng học tập như nghe giảng, phát biểu xây dựng bài, ghi nhớ 
* Phẩm chất: Qua hoạt động HS rèn được bản thân làm việc đúng giờ.
II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM
-Tron lớp học. Bàn ghế kê theo dãy.
III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG:
-Bóng gai; thẻ từ ghi: LẮNG NGHE TÍCH CỰC; thẻ từ nhỏ có hình đôi mắt hình đôi tai, hình dấu hỏi, hình bóng đèn, hình dấu chấm thán, hình bàn tay có ngón tay cái giơ lên như khen ngợi và đồng tình; bút dạ màu, bút sáp; giấy A4; sticker quà tặng và huy hiệu người nghe tích cực (nếu có).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. KHỞI ĐỘNG: 
Trò chơi : “ Lắng nghe và lặp lại”.
-GV đề nghị HS tập trung lắng nghe và lặp lại tiếng vỗ tay của mình.
-GV thực hiện nhiều phương án vỗ tay từ đơn gian đến phức tạp: vỗ 3 cái rời; vỗ 3 cái nhanh; 2 lần chậm cứ như thế khó dần lên.
-GV cũng có thể đề nghị HS đứng lên.
-GV đưa ra câu hỏi:
+Vì sao chúng ta có thể lặp lại âm thanh người khác đã vỗ?
+Khi nào cần tập trung? 
+ Khi nào có thể thư giãn?
- HS vỗ 3 cái rời; vỗ 3 cái nhanh; 2 lần chậm
-HS đứng lên làm chủ trò để các bạn khác làm theo.
2. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ:
Hoạt động “ giờ học, giờ chơi”.
a.Bản chất: HS biết và nhắc lại những hoạt động của giờ học, giờ chơi để hiểu giờ chơi cần thư giãn, thoải mái và giờ học cần tập trung, không lẫn lộn hoạt động của giờ học, giờ chơi.
b.Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
-GV hướng dẫn HS một số động tác
-GV các em có cảm gì khi làm những động tác đó.
-GV đề nghị cả lớp đứng dậy, cùng làm động tác theo hiệu lệnh: “ Nghiêm! Nghỉ!”.
Khi “ nghiêm” thì nhìn đằng trước, hai tay ép thẳng theo người, các cơ căng lên, tập trung. Khi “ nghỉ” thì được phép chùng chân, thư giãn, tay để thoải mái Với hình ảnh đó, GV đề nghị HS đóng góp ý kiến về sự khác nhau giữa giờ học và giờ chơi.
Dùng bóng gai tung cho năm HS, đề nghị HS để nói về những hoạt động có thể làm trong giờ chơi hoặc tên các trò chơi quen thuộc với HS.
Dùng bóng gai tung cho năm HS để nói về những hoạt động cần làm trong giờ học hoặc tên các môn học mà HS nhớ được.
-GV đề nghị HS xung phong thể hiện bằng động tác cơ thể những hoạt động làm trong giờ học, giờ chơi.
Các HS còn lại đoán tên hoạt động, nếu đoán đúng được nhận sticker.
- HS em thưa cô em rất vui khi làm những hành động đó ạ.
- HS thực hiện theo hiệu lệnh.
- 1 HS em thưa cô giờ học mình phải mình tập trung ạ.
- 1HS khác em thưa cô giờ ra chơi mình chơi cho thoải mái ạ.
- 1HS em thưa cô mình phải giờ nào làm việc đấy ạ.
- HS em thưa cô những hoạt động trong giờ học là học toán, làm bài, viết bài ạ.
- 2-3HS lên thực hiện hoạt động giờ học và giờ chơi.
3. MỞ RỘNG VÀ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ:
Hoạt động 1:. “Người nghe tích cực”
a.Bản chất: HS được hướng dẫn và thực hiện được các thao tác để có thể lắng nghe tập trung và trở thành “người nghe tích cực”, rèn luyện kĩ năng học tập.
b. Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
-GV lựa chọn một nội dung phân công công việc để nói với cả lớp. Đề nghị HS lắng nghe và ghi nhớ- nói chậm, rõ nhưng chỉ một lần, không nhắc lại.Ví dụ:
“Để chuẩn bị cho ngày họi đọc sách của lớp, các em về nhà chọn sách mang đến lớp để đóng góp vào tủ sách chung; tổ 1 lau dọn giá sách; tổ 2 cắt hoa để trang trí tủ sách; tổ 3 sắp xếp bút màu; tổ 4 lấy khăn ẩm lau bàn ghế và tủ sách; tổ 5 xếp sách lên giá”.
GV đề nghị HS nhắc lại nhiệm vụ của tổ mình.Nếu HS giơ tay, GV có thể mời bốn, năm HS. GV tặng sticker cho những HS nhớ được thông tin nhanh.
-GV hỏi: “Có ai hỏi lại thầy/cô điều gì không?Nếu không ai hỏi gì, GV giải thích sự quan trọng của việc hỏi lại. Nếu mình chưa hiểu điều gì, hoặc cần làm rõ hơn điều mình vừa nghe, rất nên hỏi lại. Thầy/cô khuyến khích và rất vui khi các em hỏi lại. VD, thầy/cô vừa nói: “ Để chuẩn bị cho ngày hội đọc sách của lớp, các em về nhà chọn sách mang đến lớp để đóng góp vào tủ sách chung.” Có cần hỏi lại không nhỉ?
-GV gợi ý để hỏi tiếp:
+ Thế mang sách gì?
+Bao nhiêu cuốn?
+Xếp sách theo cách nào?
Tương tự như vậy với các nhiệm vụ của từng tổ và dựa trên thực tế lớp học. Ví dụ, nhiệm vụ tổ 1 là “lau dọn giá sách và xếp sách” có thể có câu hỏi:
+Lớp có giá sách chưa?
+Bao giờ thì phải bắt đầu thực hiện nhiệm vụ?
+Xếp sách theo cách nào?
*Người biết lắng nghe, ghi nhớ và nếu chưa rõ, giơ tay hỏi lại chính là người nghe tích cực.
-GV đưa ra thẻ từ to với dòng chữ LẮNG NGHE TÍCH CỰC.
GV đặt câu hỏi thảo luận.
+ Biểu hiện lắng nghe tích cực là gì?
HS đóng góp ý kiến thông qua hoạt động trước đó.
Biểu hiện thứ nhất là tập trung, mắt nhìn về phía người nói.
-GV đưa ra thẻ từ nhỏ có hình đôi mắt.
Biểu hiện thứ hai: dỏng tai lên nghe
-GV đưa ra thẻ từ nhỏ có hình đôi tai.
Biểu hiện thứ ba: bày tỏ sự đồng tình, cổ vũ người nói bằng cách gật đầu, phát ra âm thanh “Ồ, à, a ” chứ không nhất thiết im lặng hoàn toàn, có thể vỗ tay khi người nói ra đã nói xong.
-GV đưa ra thẻ từ có hình ngon tay cái giơ lên.
Biểu hiện thứ tư: có thể đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn hoặc có thể nói lên ý kiến của mình.
-GV đưa ra thẻ từ nhỏ có hình dấu hỏi và cái bóng đèn.
+Và mục đích của việc lắng nghe là ghi nhớ!
-GV đưa ra thẻ từ có chữ GHI NHỚ hoặc hình dấu chấm than.
-GV đọc lại đoạn phân công công việc ở trên một lần nữa và lần này, đề nghị cả lớp thể hiện mình là NGƯỜI NGHE TÍCH CỰC với các thao tác ứng với hình ảnh trên thẻ từ. Ai làm được như vậy là người có khả năng tập trung cao trong học tập.
Kết luận: Cả lớp cùng nhắc lại “ Giờ học tập trung, giờ chơi thoải mái”.
Hoạt động 2: “Người chơi vui vẻ”
a.Bản chất: Khuyến khích HS có tâm thế thoải mái, cùng chơi với các bạn vào giờ nghỉ, biết cách thư giãn sau giờ học.
b.Dẫn dắt và tổ chức hoạt động.
Cùng HS xây dựng tiêu chí cho một “người chơi vui vẻ”. bằng cách đưa ra các tình huống:
-Giờ ra chơi chúng mình có thể chơi những trò chơi gì?
-Giờ ra chơi, có nên ngồi làm bài tập không?
-Giờ ra chơi em thích nhất trò chơi gì?
-Có nên chơi đến nỗi mệt phờ, toát hết mồ hôi không?
-Giờ chơi, dưới sân nhiều bạn đang chạy, mình có nên chạy nhanh ở sân trường không?
Kết luận: Giờ chơi, cần biết nghỉ ngơi, thư giãn bằng các trò chơi vừa sức. Chú ý lắng nghe chuông hoặc tieesng trống báo hiệu giờ chơi hoặc hết giờ chơi.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thực hiện.
- HS trả lời nhiệm vụ của tổ mình.( đồng thanh).
- 2HS trả lời: Em thưa cô mang sách truyện, mang sách thơ 
- 2HS trả lời: Mang 2 cuốn, 3 cuốn ạ.
- 2 HS em thưa cô xếp sách truyện vào kệ sách truyện ạ, sách thơ vào vị trí sách thơ ạ.
- HS em thưa cô lớp có giá sách rồi ạ.
- HS em sau tiết học này ạ.
- HS em thưa cô sếp theo mỗi ngăn là sách truyện, rồi đến sách thơ ạ.
- HS lắng nghe.
1HS trả lời: em thưa cô là tập trung, mắt nhìn về phía người nói.
HS nhìn lên hình.
 HS nhìn lên hình.
HS lắng nghe.
HS nhắc lại ( đồng thanh).
HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời: Em thưa cô em chơi trò chơi bịt mắt bắt dê, nhảy lò cò, 
- 1HS trả lời: Em thưa cô có thể làm bài ạ.
- 1 HS trả lời: Em thưa cô không nên ngồi làm bài tập ạ.
- 1HS trả lời: Em thưa cô em thích nhất trò chơi nhảy lò cò.
- 1HS trả lời: Em thưa cô em thích nhất trò chơi rồng rắn lên mây.
- HS trả lời: Em thưa cô không ạ.
- HS thực hiện.
4. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG:
-GV đề nghị HS về nhà phổ biến lại cho bố mẹ các biểu hiện của người biết lắng nghe tích cực và phát hiện xem trong gia đình, ai là “ người nghe tích cực” nhất (biết nghe chăm chú, nhớ những điều người khác nói, hay hỏi lại và biết cổ vũ).
-GV đề nghị HS kể cho bố mẹ, người thân nghe về giờ ra chơi của mình.
Dùng vòng tay nhắc việc.
-HS thực hiện.
- HS vẽ biểu tượng đôi tai và dấu chấm than để ghi nhớ công việc.
Tiết : Sinh hoạt lớp
 TUẦN 3
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - HS chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước và tiếp tục học các kĩ năng cần thiết có ích cho việc học.
II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM	
- Trong lớp học. Bàn ghế kê theo dãy.
III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG:
- Quả chuông
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:	
1. Hoạt động tổng kết tuần:
- GV thực hiện công tác tổng kết tuần và phổ biến những hoạt động của tuần sau.
2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước.
- HS ngồi theo tổ thành vòng tròn và kể cho nhau nghe những gì mình quan sát được ở nhà, ai là “người nghe tích cực” nhất nhà.
3. Hoạt động nhóm: Làm theo hiệu lệnh tiếng chuông.
a.Bản chất: HS rèn luyện cách lắng nghe và thực hiện theo hiệu lệnh, kết thúc thời gian nghỉ, chuyển sang trạng thái tập trung học tập.
b.Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
-GV thống nhất trước về hiệu lệnh tập hợp bằng chuông hoặc tiếng vỗ tay, nhắc HS khi chạy về lớp không quá vội, không xô đẩy nhau, biết giữ an toàn.Khi hiệu lệnh vang lên HS chạy về lớp, ngồi đúng vị trí của mình.
-GV nhiều lần cho “giải tán” và “ tập trung” theo hiệu lệnh. Những lần sau, GV cho HS “giải tán” lâu 2-3 phút nhưng thông báo trước- trước khi rung chuông, GV nói to: “Sắp hết giờ!”, 30 giây sau mới rung chuông.
- Tổ nào nhiều lần tập trung nhanh hơn, tổ ấy chiến thắng và các thành viên trong tổ nhận được sticker.
Câu hỏi thảo luận:
- Đang chơi mà phải tập trung, em thấy có khó không?
- Nếu được báo trước sắp hết giờ, em thấy tập trung có dễ hơn không?
Kết luận: Để kiểm soát thời gian của mình, em có thể nhờ thầy cô hoặc bố mẹ nhắc nhở trước: “Sắp hết giờ!”, “Sắp đến giờ học!”, “Sắp đến giờ đi ngủ”, để có thể dễ dàng chuyển sang hoạt động khác. Để chuẩn bị cho giờ học, nên kết thúc giờ chơi trước khi có hiệu lệnh hết giờ để bình tĩnh trở về lớp.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS trả lời: Em thưa cô tập trung không dễ ạ.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS em thưa cô không ạ.
- HS em thưa cô dễ hơn ạ.
- HS thực hiện.
4. TỔNG KẾT VÀ VĨ THANH
-GV đề nghị HS vẽ và tô màu một chiếc huy chương hoặc huy hiệu để tặng cho “người nghe tích cực” trong gia đình.
HS thực hiện.
 ________________________________________	
TUẦN 4: 
Tiết Hoạt động trải nghiệm
 ĐOÀN KẾT TỐT, GẮN BÓ KEO SƠN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 *Năng lực:Sau HĐTN, HS tích cực tham gia các hoạt động giáo dục các hoạt động của Sao Nhi đồng và của nhà trường ; HS dần có tình cảm đoàn kết, gắn bó với ngôi trường thông qua việc điều chỉnh mói quan hệ lớn-bé trong trường, tạo mối quan hệ đa dạng cho HS tiểu học, giảm bớt hiện tượng “ bắt nạt học đường”; HS có thể nhớ được tên và mặt một số anh, chị lớp lớn để chào hỏi khi gặp sân trường.
* Phẩm chất: Qua hoạt động HS biết yêu thương bạn bè như người thân trong gia đình mình.
II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM
-Ngoài sảnh, sân trường,
III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG:
-Giấy A3 hoặc A1, màu vẽ hoặc bút dạ, bút dạ, bút chì màu; sợi dây len nhiều màu, dài khoảng 15cm số lượng gấp đôi lượng HS của lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:	
1. KHỞI ĐỘNG: 
Cùng hát với Sao Nhi đồng.
-GV tập trung HS thành từng tổ, từng Sao, giải thích về hoạt động Sao Nhi đồng. Mỗi tổ ( chính là mỗi Sao) đứng thành vòng tròn, cùng nhau hát một bài vui vui.
-HS thực hiện.
2. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ:
Hoạt động “Đặt tên và vẽ biểu tượng cho Sao Nhi đồng”.
a.Bản chất: HS cùng nghĩ tên và trang trí tờ giấy ghi tên Sao của mình bằng hình ảnh biểu tượng cho Sao; tự hào về tập thể nhỏ của mình.
b.Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
-GV phát giấy, bút màu cho mỗi tổ.Mỗi tổ ngồi vòng tròn ở sảnh hoặc sân trường, cùng nhau nghĩ và vẽ tên Sao Nhi đồng của mình.
-GV đi đến từng nhóm, hỗ trợ khi cần thiết.
-GV đặt câu hỏi gợi ý cho công việc của Sao Nhi đồng. GV giới thiệu, sẽ có các anh chị phụ trách Sao Nhi đồng từ lớp 5 xuống hoạt động cùng các em. GV đặt câu hỏi:
+Chúng ta sẽ nói gì với anh chị ấy?
+Chúng ta có nên ủng hộ anh/chị ấy không? Như thế nào?
Kết luận: Các Sao hô to tên Sao Nhi đồng của mình, cảm thấy tự hào.
-HS thực hiện.
-HS em thưa cô em nói lời cảm ơn ạ.
-HS em thưa cô có ạ.
-HS em thưa cô chúng em sẽ đi học đúng giờ ạ.
3. MỞ RỘNG VÀ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ:
Hoạt động 1:. “Kết nghĩa anh chị em”
a.Bản chất: Mời một lớp 5 đến giao lưu cùng các em HS lớp 1. HS hai lớp kết bạn, kết nghĩa anh chị em bằng một trò chơi kết nghĩa trên nền một bài hát. Âm nhạc sẽ giúp các em vượt qua ngần ngại để làm quen với nhau.
b.Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
- Hoạt động được tổ chức ngoài trời hoặc ở sảnh hành lang. Cả lớp xếp thành hàng đôi, từng đôi anh/chị em nắm tay nhau đưa lên cao, tạo thành mái vòm. Hai hoặc ba người đứng lẻ (GV làm mẫu) sẽ lần lượt chạy theo nhau từ cuối hàng lên, đi giữa mái vòm bằng tay, chọn nhanh cho mình một bạn, với lấy tay bạn ấy và kết thành đôi bạn nắm tay đưa lên cao. Những người bị lẻ ra lại chạy xuống cuối hàng và lặp lại hành trình tìm bạn giống GV. Trong quá trình đó, các bạn cùng hát một bài ( ví dụ: “Lớp chúng ta đoàn kết”) hoặc bật một bài nhạc bất kì. Hết một bài thì xoay ngược đội hình lại để chơi vòng 2, vòng 3.
Khi bài hát dừng sau 3 vòng (nếu có thời gian có thể chơi 4 vòng), những ai đang nắm tay nhau sẽ trở thành anh em hoặc chị em kết nghĩa.
-GV tặng cho mỗi người một sợi len màu. Các cặp đôi anh chị em sẽ buộc vào cổ tay nhau kèm một lời chúc: Các cặp đôi anh chị em hỏi tên nhau, quan sat để nhớ mặt nhau và trò chuyện thêm để biết thêm về nhau (thích ăn món gì, thích làm gì..).
Kết luận: Chung mái trường –là anh em!
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS cả lớp hát. “Lớp chúng ta đoàn kết”
-HS thực hiện chơi.
-HS“Anh chúc’ em .”, “Chị chúc em ”, “Em chúc chi ”, “ Em chúc anh ”.
HS thực hiện.
4. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG:
-GV đề xuất cùng lập tủ sách chung hai lớp, đề nghị các anh chị em về nhà nghĩ tên cho tủ sách ( ví dụ: “Tủ sách anh em”) và tìm một cuốn sách cũ để cuối tuần mang tới đóng góp cho tủ sách.
HS thực hiện.
Tiết : Sinh hoạt lớp
 TUẦN 4
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - HS chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước và cùng nhau xây dựng tủ sách 
II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM
- Trong lớp học. 
III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG:
- Giấy màu, kéo, keo dán, bìa màu.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:	
1. Hoạt động tổng kết tuần:
GV thực hiện công tác tổng kết tuần và phổ biến những hoạt động của tuần sau.
2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước.
- HS ngồi theo tổ thành vòng tròn và nhắc lại tên Sao Nhi đồng của mình, bàn nhau việc chuẩn bị đón anh chị phụ trách Sao Nhi đồng xuống nhận Sao; cùng nhau nhớ lại anh/chị kết nghĩa của mình, chia sẻ với nhau – đã gặp lại anh/chị hay chưa, có nhận ra anh/ chị không 
3. Hoạt động nhóm: Tủ sách anh em
a.Bản chất: HS cùng nhau tham gia hoạt động chung, tạo cảm xúc tích cực và động lực xây dựng trường lớp.
b.Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
-GV liên lạc với GV của lớp 5 đã giao lưu với lớp mình buổi trước để nhận sách các anh chị gửi cho các em. GV nhận sách HS đem tới.
-GV đề nghị HS đưa ra các phương án đặt tên cho tủ sách và HS cùng bình chọn. Tên nào được HS giơ tay bình chọn nhiều nhất,tủ sách sẽ được đặt tên.
-GV phân công công việc cho từng tổ: tô màu tên tủ sách; cắt hoa; dán hoa lên tủ sách hoặc làm dây hoa để treo; dùng khăn ẩm lau tủ/ giá sách; xếp sách lên ngăn 
Kết luận: GV đề nghị HS phân công một vài bạn viết, vẽ lời cảm ơn gửi các anh chị lớp 5. Thật vui vì có anh, có chị trong trường, đoàn kết và yêu thương.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-HS ngồi nhắc lại cho nhau nghe.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS tham gia bình chọn.
-HS tham gia theo tổ.
HS thực hiện.
4. TỔNG KẾT VÀ VĨ THANH
- Cùng hứa với nhau, sẽ tiếp tục quyên góp sách và mượn sách về nhà đọc khi đã biết đọc thông thạo hoặc nhờ bố mẹ đọc cho nghe ở nhà. GV hỗ trợ HS làm thẻ mượn sách và hướng dẫn cách ghi tên mượn sách.
-HS thực hiện.
 ____________________________________
TUẦN 5: 
Tiết	Hoạt động trải nghiệm
VẺ NGOÀI CỦA EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT	
 Sau khi tham gia HĐTN này, HS mô tả được hình thức bên ngoài của bản thân bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể; nhận ra vẻ khác biệt của mình và tự hòa về điều đó.
II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM
Trong lớp học. Bàn ghế kê theo dãy.
III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG
 Một vài tấm gương nhỏ, kích thước tối ưu là to bằng hoặc to hơn một bàn tay, nếu đủ cho mỗi tổ (hoặc mỗi đội) một tấm là tốt nhất; một tấm bìa hình vuông, một tấm hình oval, một tấm tròn.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. KHỞI ĐỘNG: 
Trò chơi: “ Hoàng đế cần gặp .”
GV vào vai hoàng đế. Khi Hoàng đế cần gặp ai, “ngài” nói “Ta cần gặp ”, HS trong vai thần dân sẽ phải chạy lên gặp Hoàng đế.
Trò chơi diễn ra 5-6 vòng. GV lần lượt nói, theo những đặc điểm vẻ ngoài của HS trong lớp:
 -Ta cần gặp những người tóc dài. Ta cần gặp những người tóc ngắn. Ta cần gặp những người mặt tròn. Ta cần gặp những người tóc xoăn. Ta cần gặp những người thanh mảnh. Ta cần gặp những người tròn trịa ..
 GV chuẩn bị kẹo hoặc quà để thưởng cho những người nhanh chóng chạy đến với Hoàng đế.
 GV giải thích cho HS những từ nhận xét x\vẻ ngoài của con người, sao cho có cách nhìn và cảm xúc tích cực. Nhiều người vô tình làm người khác buồn về cách dùng từ. Ví dụ nên dùng từ “tròn trịa” thay vì “béo ị”, “thanh mảnh, nhỏ nhắn” thay vì “gầy nhom, còm nhom”.
2. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ:
Hoạt động 1: “Soi gương”
a) Bản chất: Tạo điều kiện cho học sinh ngắm mình trong gương để nhận ra những đặc điểm nổi bật của mình và nói ra được điều đó, tự hào về điều đó. Hoạt động vui nhộn cảm xúc tích cực, tự tin về vẻ bề ngoài dù hình dạng thế nào, gương mặt mình đều có nét đáng yêu.
b) Dẫn dắt và tổ chức hoạt động:
GV phát cho mỗi tổ một chiếc gương. Hướng dẫn HS lần lượt truyền cho nhau chiếc gương không giằng nhau tránh rơi vỡ.
-Em thấy mình cười hay mếu thì xinh hơn?
-Khi mình làm mặt tức giận , nhìn mình như thế nào?
 GV đưa ba tấm bìa hình tròn, hình oval, hình vuông và giải thích đặc điểm khuôn mặt từng người. Có người cằm vuông, khuôn mặt hơi giống hình vuông, có người mặt thon giống hình oval hay gọi là mặt hình trái xoan hoặc búp sen.
 -GV tự nhận xét gươ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_chuong_trinh_hoc_ky_i_sa.docx