Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 28: Phòng, tránh điện giật - Năm học 2020-2021

Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 28: Phòng, tránh điện giật - Năm học 2020-2021

Tổ chức hoạt động tập thể - chơi trò chơi "Ai nhanh hơn"

- GV chuẩn bị khoảng 10 hình ảnh (gồm các hình ảnh an toàn và hình ảnh bị điện giật).

- GV chiếu tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời thật nhanh bằng dấu hiệu tay (ngón tay cái chỉ lên trời với các bức tranh làm em cảm thấy an toàn; ngón tay cái chỉ xuống dưới với các bức tranh tình huống em cảm thấy nguy hiểm).

- GV khen HS có câu trả lời nhanh và chính xác nhất.

Kết luận: Em cần học cách phòng, tránh điện giật để bảo vệ bản thân.

2. Khám phá

Nhận biết những tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến điện giật và hậu quả của nó

- GV chiếu/treo tranh mục Khám phá lên bảng để HS nhìn (hoặc HS quan sát tranh trong SGK).

- GV đặt câu hỏi:

+ Em hãy quan sát tranh và cho biết những tình huống có thể dẫn tới điện giật.

+ Vi sao các tình huống trong tranh có thể dẫn đến tai nạn điện giật?

+ Em hãy nêu những hậu quả của việc bị điện giật.

+ Em hãy kể thêm các tình huống có thể dẫn đến điện giật?

 

docx 5 trang thuong95 24044
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 28: Phòng, tránh điện giật - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 28. PHÒNG, TRÁNH ĐIỆN GIẬT
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được các tình huống nguy hiểm dẫn đến bị điện giật.
Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của điện giật.
Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh điện giật.
II. CHUẨN BỊ
SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
Tranh ảnh (các hình ảnh an toàn và hình ảnh vê' điện giật), truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát, trò chơi,... gắn với bài học “Phòng, tránh điện giật”;
Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint... (nếu có điều kiện).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
Tổ chức hoạt động tập thể - chơi trò chơi "Ai nhanh hơn"
GV chuẩn bị khoảng 10 hình ảnh (gồm các hình ảnh an toàn và hình ảnh bị điện giật).
GV chiếu tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời thật nhanh bằng dấu hiệu tay (ngón tay cái chỉ lên trời với các bức tranh làm em cảm thấy an toàn; ngón tay cái chỉ xuống dưới với các bức tranh tình huống em cảm thấy nguy hiểm).
GV khen HS có câu trả lời nhanh và chính xác nhất.
Kết luận: Em cần học cách phòng, tránh điện giật để bảo vệ bản thân.
Khám phá
Nhận biết những tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến điện giật và hậu quả của nó
GV chiếu/treo tranh mục Khám phá lên bảng để HS nhìn (hoặc HS quan sát tranh trong SGK).
GV đặt câu hỏi:
+ Em hãy quan sát tranh và cho biết những tình huống có thể dẫn tới điện giật.
+ Vi sao các tình huống trong tranh có thể dẫn đến tai nạn điện giật?
+ Em hãy nêu những hậu quả của việc bị điện giật.
+ Em hãy kể thêm các tình huống có thể dẫn đến điện giật?
+ Em sẽ làm gì để phòng, tránh bị điện giật?
Kết luận: Chơi gẩn nguổn điện hở, thả diều dưới đường dây điện, cắm phích cắm vào ổ điện, đi gần nơi có đường dây điện rơi gần mặt đất,... là những tình huống có thể dẫn đến tai nạn điện giật. Tai nạn điện giật để lại những hậu quả nặng nề: tổn thương cơ thể, ngừng hô hấp,...
Luyện tập
Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm
GV yêu cầu HS xem tranh ở mục Luyện tập trong SGK.
GV đặt câu hỏi cho từng tình huống tương ứng với mỗi bức tranh. Việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?
GV có thể gợi mở thêm các tình huống khác, nếu còn thời gian.
Kết luận: Không chơi gần trạm biến áp, không chọc que vào ổ điện, tránh xa chỗ dây điện bị đứt để phòng, tránh tai nạn điện giật.
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
GV nêu yêu cầu: Em đã phòng, tránh điện giật như thế nào? Hãy chia sẻ với bạn.
GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh điện giật.
Vận dụng
Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn
GV giới thiệu tranh tình huống: Trời nóng, Minh và Quang cởi áo chơi đùa. Quang nghịch ngợm, ném áo của Minh lên cột điện, Minh định trèo lên lấy.
GV nêu yêu cầu: Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn Minh.
GV gợi ý: HS có thể đưa ra những lời khuyên khác nhau:
1/ Minh ơi, đừng làm vậy nguy hiểm đấy!
2/ Minh ơi, bạn hãy nhờ người lớn lấy giúp.
3/ Minh ơi, cần thận điện giật nhé!
GV cho HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất.
Kết luận: Không chơi gần, tránh xa nơi có nguồn điện để phòng, tránh bị điện giật.
Hoạt động 2 Em thực hiện một số cách phòn, tránh bị điện giật
HS đóng vai nhắc nhau phòng, tránh bị điện giật. HS có thể tưởng tượng và đóng vai nhắc bạn cách phòng, tránh bị điện giật (chọn chỗ chơi an toàn, không tự ý sử dụng đồ điện,...) trong các tình huống khác nhau.
Ngoài ra, GV có thể cho HS đưa ra những lời khuyên đối với các việc không nên làm trong phần Luyện tập.
Kết luận: Em thực hiện phòng, tránh bị điện giật để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
-HS chơi 
-HS trả lời
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
HS lắng nghe.
HS quan sát
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS nêu
-HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_28.docx