Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Trịnh Thanh Liêm

Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Trịnh Thanh Liêm

Tiết 1: Khám phá, nghe nhạc. 1

Tiết 2: Học hát bài tiếng trống trường em. 2

Tiết 3: Nhạc cụ. 3

Tiết 4: Góc âm nhạc của em. 4

Tiết 1: Học hát bài múa đàn. 5

Tiết 2: Đọc nhạc 6

Tiết 3: Nhạc cụ. 7

Tiết 4: Nghe nhạc, thường thức âm nhạc. 8

Tiết 1: Khám phá, nghe nhạc, kể chuyện âm nhạc. 9

Tiết 2: Học hát bài cô giáo em. 10

Tiết 3: Đọc nhạc. 11

Tiết 4: Nhạc cụ. 12

Tiết 1: Khám phá âm thanh to, nhỏ. 13

Tiết 2: Học hát bài long lanh ngôi sao nhỏ. 14

Tiết 3: Đọc nhạc nốt LA vui vẻ. 15

Tiết 4: Nhạc cụ. 16

Ôn tập học kỳ I.

Học kỳ II.

Tiết 1: Khám phá, nghe nhạc, thường thức âm nhạc. 19

Tiết 2: Học hát bài sắp đến tết rồi. 20

Tiết 3: Đọc nhạc. 21

Tiết 4: Nhạc cụ. 22

Tiết 1: Khám phá, nghe nhạc. 23

Tiết 2: Học hát bài thật là hay. 24

Tiết 3: Đọc nhạc. 25

Tiết 4: Nhạc cụ, góc âm nhạc của em. 26

Tiết 1: Học hát bài lý cây xanh. 27

Tiết 2: Nghe nhạc, đọc nhạc. 28

Tiết 3: Kể chuyện âm nhạc. 29

Tiết 4: Nhạc cụ. 30

Tiết 1: Khám phá, nghe nhạc. 31

Tiết 2: Học hát bài tập tầm vông. 32

Tiết 3: Đọc nhạc. 33

Tiết 4: Nhạc cụ. 34

 

doc 43 trang thuong95 14433
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Trịnh Thanh Liêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT CHỢ MỚI	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC C NHƠN MỸ	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
MÔN ÂM NHẠC LỚP 1, BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Năm học: 2020 – 2021.
Số TT
Chủ đề
Thời lượng
Nội dung
Tuần 
lễ thứ
Học kỳ I
1
Âm thanh
ngày mới
4T
Tiết 1: Khám phá, nghe nhạc.
1
Tiết 2: Học hát bài tiếng trống trường em.
2
Tiết 3: Nhạc cụ.
3
Tiết 4: Góc âm nhạc của em.
4
2
Nhịp điệu
tuổi thơ
4T
Tiết 1: Học hát bài múa đàn.
5
Tiết 2: Đọc nhạc
6
Tiết 3: Nhạc cụ.
7
Tiết 4: Nghe nhạc, thường thức âm nhạc.
8
3
Bài ca
lao động
4T
Tiết 1: Khám phá, nghe nhạc, kể chuyện âm nhạc.
9
Tiết 2: Học hát bài cô giáo em.
10
Tiết 3: Đọc nhạc.
11
Tiết 4: Nhạc cụ.
12
4
Tiếng ca
muôn loài
4T
Tiết 1: Khám phá âm thanh to, nhỏ.
13
Tiết 2: Học hát bài long lanh ngôi sao nhỏ.
14
Tiết 3: Đọc nhạc nốt LA vui vẻ.
15
Tiết 4: Nhạc cụ.
16
Ôn tập học kỳ I.
Học kỳ II.
5
Âm thanh
ngày tết
4T
Tiết 1: Khám phá, nghe nhạc, thường thức âm nhạc.
19
Tiết 2: Học hát bài sắp đến tết rồi.
20
Tiết 3: Đọc nhạc.
21
Tiết 4: Nhạc cụ.
22
6
Âm nhạc
quanh em
4T
Tiết 1: Khám phá, nghe nhạc.
23
Tiết 2: Học hát bài thật là hay.
24
Tiết 3: Đọc nhạc.
25
Tiết 4: Nhạc cụ, góc âm nhạc của em.
26
7
Giai điệu
quê hương
4T
Tiết 1: Học hát bài lý cây xanh.
27
Tiết 2: Nghe nhạc, đọc nhạc.
28
Tiết 3: Kể chuyện âm nhạc.
29
Tiết 4: Nhạc cụ.
30
8
Vui cùng
âm nhạc
4T
Tiết 1: Khám phá, nghe nhạc.
31
Tiết 2: Học hát bài tập tầm vông.
32
Tiết 3: Đọc nhạc.
33
Tiết 4: Nhạc cụ.
34
Ôn tập học kỳ II.
Nhơn Mỹ, ngày 10 tháng 9 năm 2020
HIỆU TRƯỞNG	 GIÁO VIÊN BỘ MÔN
GIÁO ÁN 
MÔN ÂM NHẠC LỚP 1, SOẠN THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018.
BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO.
Năm học: 2020 – 2021.
Học kỳ I
Chủ đề 1: Âm thanh ngày mới.
Thời lượng: 4 tiết.
I. Mục tiêu: Khám phá và nhận biết được các âm thanh khác nhau trong cuộc sống.
Phẩm chất chủ yếu
- Yêu quý bạn bè, thầy cô, trường lớp;
- Yêu thiên nhiên, môi trường sống, bảo vệ các con vật có ích;
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng dạy học tập.
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp, hợp tác và sáng tạo;
- Biết thu thập thông tin từ tình huống, nhận ra các vấn đề đơn giản và đặc câu hỏi. (NLC2).
Năng lực đặc thù
- Bước đầu biết bắt chước một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống. (NLĐT1)
- Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. (NLĐT2)
- Bước đầu biết hát với giọng hát đầu tiên. Hát rõ lời và thuộc lời ca. (NLĐT3)
- Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc. (NLĐT4)
- Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên, biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. (NLĐT5)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Tranh minh họa, bảng tương tác (nếu có), văn bản nhạc, file nhạc video, audio, đàn phím điện tử, nhạc cụ thanh phách, trống con, song loan;
2. Học sinh: Sách giáo khoa, thanh phách, bộ gõ cơ thể.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Tiết 1: Khám phá, nghe nhạc.
10 phút
Phần khởi động
- Giáo viên cho học sinh quan sát và tìm hiểu các hoạt động có trong tranh.
- Giáo viên cho học sinh vận động để cảm nhận được các hoạt động có trong tranh.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi vận động tạo ra âm thanh.
- Yêu cầu cần đạt về NLC: (NLC2);
- Yêu cầu cần đạt về NLĐT: (NLĐT5);
5 phút
10 phút
5 phút
Phần nội dung cốt lõi
Hoạt động: Nghe nhạc
- Giáo viên giới thiệu bài hát: Quốc ca Việt Nam, nhac và lời Văn Cao
- Giáo viên mở video nhạc bài Quốc ca Việt Nam cho học sinh nghe và xem qua.
- Học sinh vừa nghe, vừa thực hiện các động tác theo nhạc.
- Yêu cầu cần đạt về NLĐT: (NLĐT2)
Hoạt động: Trò chơi âm nhạc
- Giáo viên tổ chức các trò chơi để học sinh trải nghiệm về âm thanh. Ví dụ: Giáo viên sử dụng thanh phách, song loan, trống con, học sinh nghe và thực hành theo.
Phần tổng kết
Củng cố, đánh giá
Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc
- Em hãy nhìn tranh và bắt chước âm thanh của các con vật.
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
- Em có thể tạo ra một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống cùng với một người bạn.
Tiết 2: Hát
5 phút
Phần khởi động
- Giáo viên giới thiệu thêm một số hình ảnh về các loại trống, các hình cơ bản trong cuộc sống hằng ngày ;
- Giáo viên nên cho học sinh kết hợp hát với vận động cơ thể hoặc nhạc cụ gõ đơn giản
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: (PC1)
- Yêu cầu cần đạt về NLĐT: (NLĐT5)
20 phút
5 phút
Phần nội dung cốt lõi
Hoạt động: Tập bài hát tiếng trống trường em
- Giáo viên cho nghe và vận động theo nhạc trước khi tập từng câu nhạc với đàn cho học sinh: câu 1, câu 2. (Thực hiện theo phương pháp dạy học hát);
- Yêu cầu cần đạt về NLC: (NLC1)
- Yêu cầu cần đạt về NLĐT: (NLĐT3)
Hoạt động: Gõ đệm cho bài hát
- Giáo viên tập mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đơn giản và làm mẫu để học sinh mô phỏng lại cách chơi nhạc cụ thanh phách.
- Giáo viên tập mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đơn giản và làm mẫu để học sinh mô phỏng lại cách chơi bộ gõ cơ thể.
- Giáo viên mở nhạc, học sinh thực hiện gõ đệm cho bài hát. 
- Yêu cầu cần đạt về NLĐT: (NLĐT5)
5 phút
Phần tổng kết
Củng cố, đánh giá
Thể hiện âm nhạc
- Em hãy hát lại bài “Tiếng trống trường em” cùng bạn.
Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc
- Em hãy gõ đệm cho bài hát “Tiếng trống trường em” cùng với nhóm.
- Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát “Tiếng trống trường em”.
Tiết 3: Nhạc cụ
5 phút
Phần khởi động
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nghe và vận động cho bài hát “Tiếng trống trường em”.
- 
15 phút
5 phút
Phần nội dung cốt lõi
Hoạt động: Nhạc cụ thanh phách và bộ gõ cơ thể
- Giáo viên giới thiệu thanh phách (Mặt phách, song phách ) và vận động: Vỗ tay, vỗ đùi.
- Giáo viên nên sử dụng các âm tiết tấu khi dạy học sinh thực hiện các mẫu âm (Nốt đen: ta)
- Giáo viên cần làm mẫu cho học sinh quan sát trước khi hướng dẫn học sinh thực hiện các mẫu luyện tập.
Ví dụ: đen– đen – đen - lặng đen đọc thành: Ta – ta – ta – um (um: ngậm môi, không phát ra tiếng)
- Giáo viên tổ chức học sinh thực hành gõ đệm cho bài hát theo từng nhóm để dễ quan sát và sửa lỗi.
- Vận động cơ thể:
- Giáo viên tổ chức học sinh thực hành gõ đệm cho bài hát theo từng nhóm để quan sát và sửa lỗi (Có thể tổ chức trò chơi tuỳ vào từng giáo viên).
- Yêu cầu cần đạt về NLĐT: (NLĐT5)
Hoạt động: Thực hành gõ đệm bài “Tiếng trống trường em”
- Giáo viên tập gõ đệm cho học sinh một câu của bài hát “Tiếng trống trường em” kết hợp với nhạc cụ.
- Giáo viên phân nhóm và thực hiện gõ đệm cho bài hát.
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: (PC2)
5 phút
Phần tổng kết
Củng cố, đánh giá
Thể hiện âm nhạc
- Em hãy gõ đệm bằng thanh phách và bộ gõ cơ thể cho bài hát “Tiếng trống trường em” cùng bạn. 
Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc
Em hãy quan sát và thực hiện mẫu gõ tiết tấu sau 
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
Em hãy sáng tạo mẫu gõ thanh phách, sau đó đệm hát cùng bạn.
Tiết 4: Góc âm nhạc của em.
5 phút
Phần khởi động
Hoạt động 1: Khởi động
- Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi “Tôi bảo ”
- Giáo viên cho học sinh hát và gõ đệm theo bài hát “Tiếng trống trường em”.
15 phút
5 phút
Phần nội dung cốt lõi
Thực hành các mẫu âm
- Vận động cơ thể:
- Giáo viên tổ chức học sinh thực hành gõ đệm cho bài hát theo từng nhóm để dễ quan sát và sửa lỗi;
- Yêu cầu cần đạt về NLĐT: (NLĐT5)
Hoạt động: Thực hành gõ đệm bài “Tiếng trống trường em”.
- Giáo viên phân nhóm và thực hiện gõ đệm cho bài hát.
- Học sinh sáng tạo múa minh họa cho bài hát.
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: (PC2)
5 phút
Phần tổng kết
Củng cố, đánh giá
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
Em hãy sáng tạo mẫu gõ thanh phách, sau đó đệm hát cùng bạn.
Góc âm nhạc của em (Củng cố lại các nội dung đã học trong chủ đề)
- Giáo viên có thể đọc; hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu theo nhóm hoặc từng cá nhân nhằm đánh giá năng lực của học sinh sau khi học xong một chủ đề.
- Giáo viên có thể đặt thêm một số câu hỏi về phẩm chất và năng lực được thiết kế trong chủ đề nhằm có thêm thông tin về việc lĩnh hội của học sinh. Chú ý nên hỏi câu hỏi gợi mở với các động từ chỉ mức độ như: Em thích hoạt động học nào nhất ? Em có thể làm được hay không ?
Chủ đề 2: Nhịp điệu tuổi thơ 
Thời lượng: 4 tiết
I. Mục tiêu
1. Phẩm chất chủ yếu
- Yêu quê hương, thiên nhiên, môi trường sống, tôn trọng các biểu trưng của đất nước. (CTTT, trg.37);
2. Năng lực chung: ( Xác định đúng năng lực được thực hiện ở hoạt động học, không ôm đồm);
- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân. (CTTT, trg.44);
 	- Biết thu thập thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi. (CTTT, trg.49);
 	- Có ý thức học tập. (CTTT, trg.45).
3. Năng lực đặc thù: (Xác định căn cứ vào các yêu cầu cần đạt của cấp lớp ở môn/HĐGD);
- Bước đầu biết mô phỏng một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống. (CTAN, trg.7);
- Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. (CTAN, trg.11);
- Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên. Hát rõ lời và thuộc lời. (CTAN, trg.11);
- Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc. (CTAN, trg.12);
- Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên, biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. (CTAN, trg.12);
- Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học. Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn. (CTAN, trg.12).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1. Giáo viên: Tranh minh họa, bảng tương tác (nếu có), văn bản nhạc, file nhạc video, audio, đàn phím điện tử, nhạc cụ thanh phách, trống con, song loan.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, thanh phách, bộ gõ cơ thể.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Tiết 1: Hát
Thời gian cụ thể từng hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động
Nội dung: 
- Giáo viên giới thiệu thêm một số hình ảnh về người dân vùng Tây Bắc với trang phục, phong cảnh, nhạc cụ, con người..;
- Giáo viên nên cho học sinh kết hợp hát với vận động cơ thể hoặc nhạc cụ gõ đơn giản;
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: Lồng ghép học sinh biết yêu mến quê hương, đất nước và văn hoá của các dân tộc anh em.
- Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Gõ đệm nhạc cụ tiết tấu;
Hoạt động 2: Tập bài hát múa đàn
Nội dung:
Giáo viên tập từng câu nhạc với đàn cho học sinh: câu 1, câu 2. (Thực hiện theo phương pháp dạy học hát)
- Yêu cầu cần đạt về nâng lực âm nhạc: Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên, hát rõ lời và thuộc lời.
Hoạt động 3: Gõ đệm cho bài hát
Giáo viên tập mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đơn giản và làm mẫu để học sinh mô phỏng lại cách chơi nhạc cụ thanh phách;
- Giáo viên tập mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đơn giản và làm mẫu để học sinh mô phỏng lại cách chơi bộ gõ cơ thể;
- Giáo viên mở nhạc, học sinh thực hiện gõ đệm cho bài hát. 
- Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Bước đầu biết gõ đệm cho bài hát;
Củng cố, đánh giá
- Một số hình ảnh về người dân vùng Tây Bắc với trang phục, phong cảnh, nhạc cụ, con người ;
- Giáo viên nên cho học sinh kết hợp hát với vận động cơ thể hoặc nhạc cụ gõ đơn giản.
Hoạt động 1
- Tương tác và khám phá theo nội dung 
Hoạt động 2
- Nhận biết và trải nghiệm theo nội dung bài học, trả lời câu hỏi của giáo viên
Hoạt động 3
- Nhận biết và trải nghiệm theo nội dung bài học, trả lời câu hỏi của giáo viên
- Tái hiện lại nội dung bài học;
Tiết 2: Đọc nhạc
Thời gian cụ thể từng hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động
- Giáo viên tổ chức trò chơi hỏi đáp theo cao độ hai nốt Son – Mi.
Ví dụ: Có 2 quả bóng màu xanh và màu vàng. Giáo viên hỏi: “Đây màu gì?” (Son – Mi – Mi). Học sinh trả lời: “Đây màu xanh” (Son – Mi – Son) hoặc “Đây màu vàng” (Son – Mi – Mi). Trò chơi giúp học sinh bước đầu nhận biết được cao độ.
- Giáo viên có thế chia nhóm để các học sinh tự đọc và rèn luyện sau khi giáo viên hướng dẫn
- Giáo viên sáng tạo trò chơi đọc nhạc theo mẫu
Ví dụ: Đây cây gì? Cây dù .
	 Em tên gì? Tên An ..
Hoạt động 2: Học mẫu ký hiệu nốt nhạc bằng bàn tay, kết hợp nốt nhạc bằng hình tượng
Giáo viên dùng công cụ dạy học mẫu SON MI để hướng dẫn học sinh nhận biết cao độ 2 nốt nhạc
Giáo viên làm mẫu đọc nốt nhạc theo ký hiệu bàn tay, học sinh thực hiện lại ký hiệu bàn tay và đọc theo cao độ nốt nhạc.
Giáo viên thực hiện một số mẫu âm gồm 2 nốt hoặc 3 nốt
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện mẫu âm dựa trên 2 nốt đã học của riêng mình;
- Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc.
Hoạt động 3: Trò chơi vận động
Trò chơi gợi ý 1: Gọi tên con vật, đồ vật theo cao độ
Trò chơi gợi ý 2: Vận động đứng lên ngồi xuống theo cao độ của 2 nốt;
Trò chơi gợi ý 3:
Củng cố, đánh giá 
Thể hiện âm nhạc
- Tạo ra mẫu âm bằng nốt nhạc theo ký hiệu bàn tay
Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc
- Quan sát và thực hiện đúng mẫu đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay.
- Nghe, vận động và cảm thụ đúng với âm thanh các nốt nhạc.
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
- Biết sáng tạo mẫu đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay.
Hoạt động 1
- Tương tác và khám phá theo nội dung 
Hoạt động 2
- Nhận biết và trải nghiệm theo nội dung bài học, trả lời câu hỏi của giáo viên.
Hoạt động 3
- Tương tác và khám phá theo nội dung 
- Tái hiện lại nội dung bài học
Tiết 3: Nhạc cụ
Thời gian cụ thể từng hoạt động
Hoạt động 1
- Giáo viên: Các em đã học bài hát múa đàn. Cả lớp cùng ôn lại bài hát này. Giáo viên đệm đàn hoặc mở audio cho học sinh hát bài múa đàn.
- Học sinh hát lại bài múa đàn kết hợp vận động minh họa.
Hoạt động 2: Nhạc cụ thanh phách và bộ gõ cơ thể
Nội dung:
- Giáo viên giới thiệu thanh phách (Gõ sống phách) và vận động: vỗ tay, vỗ chân phải, vỗ chân trái;
- Giáo viên nên sử dụng các âm tiết tấu khi dạy học sinh thực hiện các mẫu âm (Nốt đen: ta, nốt móc đơn: ti);
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tập gõ đều thanh phách trước khi vào bài học theo hai cách khác nhau: sống phách và mặt phách. VD: Ta (gõ mặt phách) – ta (gõ sống phách) – ta (gõ mặt phách) – ta (gõ sống phách)
- Giáo viên cần làm mẫu cho học sinh quan sát trước khi hướng dẫn học sinh thực hiện các mẫu luyện tập
Ví dụ: Đen – đơn đơn – đen – lặng đen đọc thành: Ta – ti ti – ta – um (um: Ngậm môi, không phát ra tiếng);
- Giáo viên tổ chức học sinh thực hành gõ đệm cho bài hát theo từng nhóm để dễ quan sát và sửa lỗi;
- Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên, biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.
Hoạt động 3: Thực hành gõ đệm bài múa đàn
Nội dung:
- Giáo viên cho học sinh tập gõ đệm một câu của bài hát múa đàn kết hợp với từng loại nhạc cụ.
- Sau khi học sinh nhuần nhuyễn giáo viên phân nhóm để học sinh thực hiện. 
- Tổ chức thi đua giữa các nhóm: Bình chọn nhóm thể hiện tốt nhất.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: Có ý thức học tập.
Củng cố - Đánh giá
Thể hiện âm nhạc 
 - Gõ đệm cho bài hát múa đàn bằng thanh phách và body percussion với mẫu âm đã được học
Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc
- Quan sát, thực hiện đúng động tác gõ thanh phách và body percussion;
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
- Biết lặp lại có thay đổi mẫu tiết tấu đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 1
- Tương tác và khám phá theo nội dung 
Hoạt động 2
- Nhận biết và trải nghiệm theo nội dung bài học, trả lời câu hỏi của giáo viên
Hoạt động 3
- Nhận biết và trải nghiệm theo nội dung bài học, trả lời câu hỏi của giáo viên;
- Tái hiện lại nội dung bài học.
Tiết 4: Nghe nhạc, thường thức âm nhạc.
Thời gian cụ thể từng hoạt động
Hoạt động 1: Nghe nhạc
- Giáo viên mở nhạc chủ đề Ode to joy;
- Giáo viên sáng tạo mẫu vận động, thực hiện mẫu yêu cầu học sinh mô phỏng lại động tác;
- Nghe nhạc một cách chủ động, vừa nghe vừa thực hiện vận động cùng một lúc;
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân.
 - Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.
Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
- Giáo viên tổ chức các trò chơi để học sinh trải nghiệm về vận động đều đặn, nhịp nhàng. Ví dụ: Giáo viên sử dụng thanh phách, song loan, trống con tạo ra các âm thanh đều và không đều; học sinh nghe và vận động theo.
Hoạt động 3: Giới thiệu nhạc cụ gõ nước ngoài.
- Maracas: Là nhạc cụ gõ tự thân vang; hình bầu có đuôi cầm; sử dụng bằng cách rung hoặc lắc để tạo ra âm thanh. 
- Triangle: là nhạc cụ gõ tự thân vang bằng kim loại; hình tam giác
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: Có ý thức học tập;
- Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học. Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn.
Củng cố - Đánh giá
Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc
- Quan sát, nhận biết các loại nhạc cụ gõ và cảm nhận nét đặc trưng của từng loại nhạc cụ;
- Nêu cảm nhận về trích đoạn nhạc Ode to joy
- Nghe và vận động theo nhạc trích đoạn Ode to joy
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
- Biết sáng tạo một vài vận động có âm thanh đều đặn nhịp nhàng
Củng cố lại nội dung toàn chủ đề
- Giáo viên có thể đọc; hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu theo nhóm hoặc từng cá nhân nhằm đánh giá năng lực của học sinh sau khi học xong một chủ đề.
- Giáo viên có thể đặt thêm một số câu hỏi về kiến thức và kỹ năng được thiết kế trong chủ đề nhằm có thêm thông tin về việc lĩnh hội của học sinh. Chú ý nên hỏi câu hỏi dạng gợi mở như: Em thích nội dung gì ? Em có thể làm được hay không ?
Hoạt động 1
- Tương tác và khám phá theo nội dung 
Hoạt động 2
- Nhận biết và trải nghiệm theo nội dung bài học, trả lời câu hỏi của giáo viên;
Hoạt động 3
- Nhận biết và trải nghiệm theo nội dung bài học, trả lời câu hỏi của giáo viên;
- Tái hiện lại nội dung bài học
- Tái hiện lại nội dung toàn chủ đề
Chủ đề 3: Bài ca lao động
Thời lượng: 4 tiết
	I. Mục tiêu: Khám phá và nhận biết âm thanh cao thấp
	1. Phẩm chất chủ yếu
	- Kính trọng và biết ơn người lao động, tôn trọng người lớn tuổi, giúp đỡ người già (CTTT trang 38- 39)
	2. Năng lực chung
	- Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn (CTTT trang 43)
	- Biết tên một số hoạt động chính và vai trò của một số nghề nghiệp (CTTT trang 45)
	3. Năng lực đặc thù
	- Bước đầu biết mô phỏng và tái hiện một số âm thanh quen thuộc trong lao động, trong cuộc sống (CTAN trang 7);
	- Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu (CTAN trang 7);
	- Bước đầu biết hát một mình và hát cùng người khác (CTAN trang 6);
	- Đọc nhạc đúng tên nốt, đọc đúng cao độ và trường độ (CTAN trang 6);
	- Nêu được tên một số nhạc cụ phổ biến được học. Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn (CTAN trang 12);
	- Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên (CTAN trang 12).
	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
	1. Giáo viên: Tranh minh họa, bảng tương tác (nếu có), văn bản nhạc, file nhạc, video, audio, đàn phím điện tử, trống con, guitar, sáo recorder, kèn phím, máy tính...;
	2. Học sinh: Sách giáo khoa, trống con, thanh phách, bộ gõ cơ thể.
	III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1: Khám phá, nghe nhạc, kể chuyện âm nhạc.
10 phút
Hoạt động 1: Khám phá
- Giáo viên cho học sinh quan sát và tìm hiểu âm thanh cao thấp trong bức tranh;
- Giáo viên cho học sinh nghe, hát theo và vận động mô tả âm thanh cao thấp;
+ Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: Kính trọng, biết ơn người lao động;
+ Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Biết lắng nghe, vận động cơ thể phù hợp với âm thanh cao thấp.
Hoạt động 1
- Học sinh nghe, quan sát, và hoạt động theo sự hướng dẫn của giáo viên
5 phút
Hoạt động 2: Nghe nhạc
- Giáo viên giới thiệu một số nhạc cụ và cho học sinh nghe âm thanh của từng nhạc cụ (Sáo recorder, kèn phím, guitar);
- Giáo viên cho học sinh nhận xét âm thanh cao thấp của các nhạc cụ (Sáo recorder, kèn phím, guitar);
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng được học ở nhà trường áp dụng vào đời sống hằng ngày;
- Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Cảm nhận được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn từ nhạc cụ.
Hoạt động 2
- Học sinh nghe và cảm nhận âm thanh cao – thấp, dài – ngắn qua nhạc cụ
10 phút
Hoạt động 3: Kể chuyện âm nhạc
- Giáo viên kể câu chuyện Nai Ngọc cho học sinh nghe (Giáo viên có thể tận dụng học sinh để tạo ra âm thanh trong từng đoạn của câu chuyện hoặc giáo viên có thể làm phim hoạt hình minh hoạ cho câu chuyện )
- Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Nêu được tên nhân vật yêu thích;
Hoạt động 3
- Học sinh nghe câu chuyện Nai Ngọc và làm theo hướng dẫn của giáo viên
10 phút
Củng cố tiết học
Hiểu biết và cảm nhận âm nhạc
- Em hãy nhìn tranh và cho biết hoạt động nào tạo ra âm thanh;
- Em hãy nhận xét âm thanh của sáo recorder, kèn phím và đàn guitar.
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
- Em có thể tạo ra âm thanh cao thấp bằng những hoạt động bình thường;
(Lưu ý: Giáo viên có thể sáng tạo ra những trò chơi âm nhạc để củng cố bài)
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Tiết 2: Hát
5 phút
Hoạt động 1: Khởi động
- Giáo viên giới thiệu bài hát cô giáo em và nhạc sĩ Trần Kiết Tường.
- Giáo viên cho học sinh khởi động giọng theo trục gam C trưởng và kết hợp giới thiệu ký hiệu bàn tay;
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: Kính trọng thầy cô, yêu quý bạn bè;
- Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Biết hát đúng cao độ trường độ, bước đầu làm quen với ký hiệu bàn tay.
Hoạt động 1
- Học sinh quan sát, lắng nghe giáo viên giới thiệu về bài hát và nhạc sĩ;
- Học sinh thực hiện luyện giọng theo mẫu câu giáo viên yêu cầu.
20 phút
Hoạt động 2: Tập hát “Cô giáo em”
- Giáo viên cho học sinh nghe nhạc và vận động theo nhạc trước khi tập hát từng câu cho học sinh (Thực hiện theo phương pháp dạy hát)
- Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát rõ lời và thuộc lời.
Hoạt động 2
- Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên;
5 phút
Hoạt động 3: Gõ đệm bài hát
- Giáo viên tập mẫu tiết tấu nhạc cụ đơn giản và làm mẫu để học sinh mô phỏng lại cách chơi nhạc cụ thanh phách;
- Giáo viên tập mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đơn giản và làm mẫu để học sinh mô phỏng lại cách bộ gõ cơ thể;
- Giáo viên mở nhạc, học sinh thực hiện gõ đệm cho bài hát.
+ Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Bước đầu biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.
Hoạt động 3
- Học sinh bắt chước các mẫu đệm tiết tấu sau đó gõ đệm cho bài hát;
5 phút
Củng cố tiết học
- Thể hiện âm nhạc
+ Em hãy hát lại bài hát cô giáo em cùng bạn
- Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc
+ Em hãy gõ đệm bài hát cô giáo em cùng với nhóm.
+ Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Tiết 3: Đọc nhạc
15 phút
Hoạt động 1: Đọc nhạc
- Giáo viên giới thiệu ký hiệu mẫu nốt nhạc bàn tay 3 nốt;
- Giáo viên làm mẫu đọc nốt nhạc theo ký hiệu nốt nhạc bàn tay, học sinh thực hiện lại ký hiệu bàn tay và đọc theo cao độ nốt nhạc
- Giáo viên thực hiện một số mẫu 2 âm và 3 âm;
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện lại mẫu 2 âm và 3 âm mà giáo viên vừa hướng dẫn;
- Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Bước đầu đọc đúng tên nốt, bước đầu đọc đúng cao độ, trường độ các nốt nhạc.
Hoạt động 1
- Học sinh quan sát, bắt chước và ghi nhớ ký hiệu nốt nhạc bàn tay: Mi- Son - La theo hướng dẫn
5 phút
Hoạt động 2: Trò chơi vận động
- Trò chơi chỉ huy bằng ký hiệu bàn tay;
- Trò chơi hát to hát nhỏ theo ký hiệu bàn tay (Hát bằng tên nốt nhạc).
Hoạt động 2
- Học sinh tương tác và tham gia trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên;
15 phút
Hoạt động 3: Củng cố tiết học
- Giáo viên có thể cho học sinh tham gia những trò chơi vấn đáp
- Giáo viên có cho học sinh tham gia trò chơi tìm người bí ẩn như game show;
+ Khi học sinh tham gia trò chơi vừa tích hợp cho học sinh ứng dụng những kiến thức vừa học vào trò chơi để củng cố đồng thời cũng hình thành nên sự sáng tạo của học sinh và lớp học thêm sinh động.
- Học sinh tham gia trò chơi.
Tiết 4: Nhạc cụ
5 phút
Hoạt động 1: Khởi động
- Giáo viên giới thiệu trống con và vận động như: Vỗ tay, vỗ đùi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách cầm và chơi trống con
- Giáo viên nên sử dụng các âm tiết tấu khi dạy học sinh thực hiện các mẫu âm (nốt đen: ta, nốt móc đơn: ti)
+ Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách.
Hoạt động 1
- Học sinh lắng nghe và quan sát
10 phútt
Hoạt động 2: Luyện tập gõ trống con.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập gõ đều Trống;
- Giáo viên cần làm mẫu cho học sinh quan sát trước khi hướng dẫn học sinh mẫu luyện tập;
- Giáo viên tổ chức học sinh thực hành gõ đệm cho bài hát theo từng nhóm để quan sát và sửa lỗi (Có thể tổ chức trò chơi tuỳ vào từng giáo viên);
- Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên, biết sử dụng nhạc cụ đệm cho bài hát.
Hoạt động 2
- Học sinh quan sát và thực hiện mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên
10 phút
Hoạt động 3: Luyện tập vận động cơ thể
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vỗ tay đều, vỗ đùi đều;
- Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát trước khi hướng dẫn học sinh mẫu luyện tập;
- Giáo viên tổ chức học sinh thực hành vỗ đệm cho bài hát theo từng nhóm để quan sát và sửa lỗi (Có thể tổ chức trò chơi tuỳ vào từng giáo viên);
- Yêu cầu cần đạt về năng lực âm nhạc: Biết sử dụng vận động cơ thể đệm cho bài hát.
Hoạt động 3
- Học sinh quan sát và thực hiện mẫu tiết tấu theo sự hướng dẫn của giáo viên
10 phút
Củng cố tiết học
Thể hiện âm nhạc
Em hãy gõ đệm bằng trống con và bộ gõ cơ thể cho bài hát cô giáo em
Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc
Em hãy quan sát và thực hiện mẫu gõ tiết tấu sau
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
Em hãy sáng tạo mẫu gõ trống con sau đó đệm hát cùng bạn
Góc âm nhạc của em
- Giáo viên có thể đọc, hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu theo nhóm hoặc từng cá nhân nhằm đánh giá năng lực của học sinh sau khi học xong một chủ đề;
- Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi về phẩm chất và năng lực được thiết kế trong chủ đề nhằm có thêm thông tin về việc lĩnh hội của học sinh;
Lưu ý: Giáo viên có thể sáng tạo trò chơi để kết hợp phần củng cố tiết học và góc âm nhạc của em để cho lớp học sinh động hơn.
- Học sinh trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên để tái hiện lại nội dung bài học trong chủ đề
Chủ đề 4: Tiếng ca muôn loài
Thời lượng: 4 tiết
I. Mục tiêu
- Khám phá và cảm nhận nhịp điệu của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc;
- Phân biệt được âm thanh to - nhỏ.
1. Phẩm chất
- Yêu nước: Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.(PC1);
- Có ý thức chăm sóc (PC2);
- Phẩm chất chăm chỉ: Ham học hỏi. (PC3).
2. Năng lực chung
- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân (NLC1);
- Biết thu thập thông tin từ tình huống trong câu chuyện muôn loài và biết đặt câu hỏi. (NLC3).
3. Năng lực đặc thù
- Bước đầu biết mô phỏng một số âm thanh con vật quen thuộc trong cuộc sống.(NLĐT1)
- Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. (NLĐT2)
- Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên. Hát rõ lời và thuộc lời. (NLĐT3)
- Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc. (NLĐT4);
- Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên, biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. (NLĐT5).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Tranh minh họa, bảng tương tác (nếu có), văn bản nhạc, file nhạc video, audio, đàn phím điện tử, nhạc cụ thanh phách, trống con, song loan.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, thanh phách, bộ gõ cơ thể.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Tiết 1: Khám phá âm thanh to, nhỏ.
10 phút
Phần khởi động
- Giáo viên cho học sinh quan sát và tìm hiểu các hoạt động có trong video về các loại động vật: Hổ, gà, chó, mèo ;
- Giáo viên cho học sinh vận động mô phỏng lại tiếng kêu các con vật có trong video để cảm nhận âm thanh to nhỏ.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi mô phỏng tiếng kêu các con vật theo nhóm: 
+ Nhóm 1: Bắt chước tiếng kêu con Hổ
+ Nhóm 2: Bắt chước tiếng kêu con Chó
+ Nhóm 3: Bắt chước tiếng kêu con Mèo
+ Nhóm 4: Bắt chước tiếng kêu con Gà
- Yêu cầu cần đạt về NLC: (NLC3)
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất: (PC2)
- Yêu cầu cần đạt về NLĐT: (NLĐT 1)
- Học sinh lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinh thực hiện theo nhóm
25 phút
Phần nội dung cốt lõi
Hoạt động: Nghe nhạc
- Giáo viên đưa ra yêu cầu: Học sinh lắng nghe giai điệu bài hát và cho biết giai điệu bài hát như thế nào?
+ Giáo viên gợi ý hướng học sinh chú ý âm thanh to- nhỏ.
- Giáo viên mở video nhạc bài “Ta hát to hát nhỏ” cho học sinh nghe và xem qua.
- Giáo viên giới thiệu và thực hiện từng động tác và yêu cầu học sinh bắt chước lại trước khi nghe nhạc.
+ Ví dụ: Giáo viên cho mẫu âm “ Ô”; “ U”... học sinh nhìn ký kiệu và thực hiện.
- Học sinh vừa nghe vừa thực hiện các động tác theo nhạc. 
- Giáo viên cho học sinh hát và vận động quanh lớp học.
YCCĐ về NLĐT: (NLĐT2), (NLĐT 5)
YCCĐ về PC: (PCC 3)
Hoạt động: Trò chơi âm nhạc
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ”
Giáo viên mời đại diện mỗi nhóm 1 em lên sử dụng nhạc cụ và cả lớp cùng đoán nhạc cụ đó tên là gì? (Thanh phách, trống con; đàn guitar; piano; sáo; song loan);
- Giáo viên cho các em cùng thực hành hòa tấu nhạc cụ thông dụng: Trống con, phách tre, song loan theo theo giai điệu bài “ Ta hát to hát nhỏ”;
- Yêu cầu cần đạt về PC: (PC3)
- Yêu cầu cần đạt về NLĐT: (NLĐT2)
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinh thực hiện
- Học sinh chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên;
5 phút
Phần tổng kết
Củng cố - Đánh giá
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
Em hãy thực hiện lại ta hát to nhỏ cùng bạn kết hợp mẫu âm;
Em có thể mô phỏng lại những âm thanh to nhỏ mà em gặp trong trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Tiếng còi xe, tiếng đoàn tàu, tiếng con gà, con vịt...
- Học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Tiết 2: Học hát “ Long lanh ngôi sao nhỏ” 
5 phút
Phần khởi động
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh và đặt một số câu hỏi
- Trong tranh trên bầu trời đêm các con thấy những gì?
- Trên bầu trời có nhiều ngôi sao rất đẹp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_1_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_ca_nam.doc