Giáo án Âm nhạc Khối 1 - Chủ đề 1: Tổ quốc Việt Nam

Giáo án Âm nhạc Khối 1 - Chủ đề 1: Tổ quốc Việt Nam

I. MỤC TIÊU

1. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, chăn chỉ, trung thực, trách nhiệm

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, nêu ý kiến, phản biện trong học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết nhiệm vụ được giao

3. Năng lực âm nhạc

3.1. Năng lực thể hiện âm nhạc

- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, hát rõ lời, thuộc lời , hát có sắc thái, hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

- Một số yêu cầu khi hát: Tư thế hát,biểu cảm của khuôn mặt, hát đúng cao độ, trường độ và hát rõ lời, biết cách lấy hơi và duy trì tốc độ, hát có cảm xúc điều chỉnh giọng hát và tạo nên sự hài hòa.

- Nhạc cụ: thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên.

- Thường thức âm nhạc: Trống cơm

- Trải nghiệm khám phá: vận động theo tiếng đàn

3.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

* Năng lực cảm thụ:

- Lắng nghe, cảm nhận về giai điệu, nội dung bài hát “Lá cờ Việt Nam”, “ Quốc ca Việt Nam”.

 

doc 5 trang yenhap123 3400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Khối 1 - Chủ đề 1: Tổ quốc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1
TỔ QUỐC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU 
1. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, chăn chỉ, trung thực, trách nhiệm
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, nêu ý kiến, phản biện trong học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết nhiệm vụ được giao
3. Năng lực âm nhạc
3.1. Năng lực thể hiện âm nhạc
- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, hát rõ lời, thuộc lời , hát có sắc thái, hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.
- Một số yêu cầu khi hát: Tư thế hát,biểu cảm của khuôn mặt, hát đúng cao độ, trường độ và hát rõ lời, biết cách lấy hơi và duy trì tốc độ, hát có cảm xúc điều chỉnh giọng hát và tạo nên sự hài hòa.
- Nhạc cụ: thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Thường thức âm nhạc: Trống cơm
- Trải nghiệm khám phá: vận động theo tiếng đàn
3.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
* Năng lực cảm thụ:
- Lắng nghe, cảm nhận về giai điệu, nội dung bài hát “Lá cờ Việt Nam”, “ Quốc ca Việt Nam”.
* Năng lực hiểu biết âm nhạc
- Nêu được tên bài hát, tác giả bài “Lá cờ Việt nam”, “ Quốc ca Việt Nam”.
- Biết được nhạc cụ sử dụng chất liệu gì và cách sử dụng.
3.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Nghe nhạc kết hợp vận động.
- Hát đúng cao độ, trường độ bài Lá cờ Việt Nam.
- Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản.
- Thể hiện thái độ nghiêm trang khi nghe hát Quốc Ca Việt Nam
- Chơi trống nhỏ thể hiện được mẫu tiết tấu,biết ứng dung để đệm cho bài hát Lá cờ Việt Nam
- Nêu được tên hai nhạc cụ trống nhỏ và trống cơm.
- Bước đầu biết cảm nhận về độ cao,trường độ,cường độ, thông qua các hoạt động trải nghiệm
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Đàn điện tử.
- Trống cơm hoặc tranh ảnh về Trống cơm.
- Chơi đàn thuần thục bài Lá cờ Việt Nam.
- Thực hành trải nghiệm và khám phá.
- Bài hát trống cơm,video về trống cơm.
2. Học sinh
+ Sách Âm nhạc 1, vở ghi bài.
+ Nhạc cụ gõ: trống nhỏ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Tiết
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1
1. Hát: Lá cờ Việt Nam
2. Một số yêu cầu khi hát
3. Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn
2
1. Ôn tập bài hát: Lá cờ Việt Nam
2. Nghe nhạc: Quốc ca Việt Nam
3. Thường thức âm nhạc: Trống cơm
3
1. Ôn tập bài hát|: Lá cờ Việt nam
2. Nhạc cụ
3.Trải nghiệm và khám phá: Nói theo tiết tấu của mình 
TIẾT 1
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
Kiểm tra sĩ số + đồ dùng sách vở của HS
2. Tiến trình bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Hát: Lá cờ Việt Nam (19 phút)
* Mục tiêu:
- Hát đúng cao độ, trường độ bài Lá cờ Việt Nam. Hát rõ lời, thuộc lời , hát có sắc thái, hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.
- Nêu được tên bài hát, tác giả bài “Lá cờ Việt nam”
 * Cách tiến hành
* GV giới thiệu tên bài hát(có thể giới thiệu hoặc không giới thiệu)
? Trong bài hát có những hình ảnh nào?
? Theo các em đây là bài hát tự hào hay tha thiết?
- Tốc độ của bài hát nhanh hay chậm?
* Hát mẫu : Nghe đĩa hoặc GV trình bày 
* Đọc lời ca : 
- GV đọc mẫu bài hát lời bài hát
- GV hướng dẫn cho học sinh đọc từ 1 đến 2 lần.
* Khởi động giọng :
- GV đàn mẫu âm thanh âm
* Dạy hát :
+ Câu 1 : Trông lá cờ phấp phới đẹp tươi.
- GV đàn và hát mẫu câu 1
- GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần
+ Câu 2 : .
- GV đàn và hát mẫu câu 2 từ 1 đến 2 lần
- GV đàn và yêu cầu
+ Ghép câu 1,2
- GV đàn và hát mẫu câu 1 và câu 2
- GV đàn và yêu cầu từ 1 đến 2 lần
- GV nhận xét, sửa sai ( nếu có)
+ Câu 3 : Sao năm cánh huy hoàng biết bao. 
- GV đàn và hát mẫu câu 3 từ 1 đến 2 lần
+ Câu 4 : Đẹp vô cùng lá cờ Việt Nam
- GV đàn và hát mẫu câu 4 từ 1 đến 2 lần
+ Nối lại tất cả các câu.
+ Ghép cả bài :
- GV đàn và trình hát toàn bài
- GV đàn và yêu cầu 
* Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp :
- GV làm mẫu 
- GV yêu cầu : Cho cả lớp vỗ tay theo nhịp giai điệu của bài hát theo các hình thức : cá nhân và cả nhóm
- Cho một nhóm lên bảng gõ một số nhạc cụ: trống con, trống reo, thanh phách và song loan
- GV tuyên dương và nhận xét khuyến khích .
*Tập hát đối đáp:
Bài hát: “ Lá cờ Việt Nam”.
+ Nữ
Trông lá cờ phấp phới đẹp tươi
Giữa nền đỏ có ngôi sao vàng
+ Nam
Sao năm cánh huy hoàng biết bao
Đẹp vô cùng Lá cờ Việt Nam
GV yêu cầu một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. 
- GV nhận xét, động viên khích lệ
* Hát thể hiện tình cảm
- GV yêu cầu học sinh trình bài bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân thê hiện tình cảm vui tươi ,tự hào.
-> GV nhận xét, động viên khích lệ
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS trả lời: Tự hào
- HS trả lời: Hơi nhanh
- HS lắng nghe
- HS nghe
 - HS đọc đồng thanh lời ca
- HS Khởi động giọng
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS tập hát câu 1
- HS lắng nghe
- HS tập hát câu 2
- HS lắng nghe
- HS tập hát câu 1,2
- HS lắng nghe và thực hiện câu 3 và câu 4
- HS hát toàn bài
- HS hát hòa giọng theo giai điệu bài hát
.
- Các nhóm thực hiện
- HS nghe
- HS biết hát bài hát theo hình thức đối đáp
- Một vài nhóm
- HS trình bày bài hát và thể hiện sắc thái
- HS nghe
Hoạt động 2. Một số yêu cầu khi hát (8 phút)
* Mục tiêu:
- HS biết một số yêu cầu khi hát: Tư thế hát,biểu cảm của khuôn mặt, hát đúng cao độ, trường độ và hát rõ lời, biết cách lấy hơi và duy trì tốc độ, hát có cảm xúc điều chỉnh giọng hát và tạo nên sự hài hòa.
* Cách tiến hành
- GV cho học sinh nghe một vài bài hát một hai tiết mục ca hát của thiếu nhi, qua đó: 
+ Tư thế hát(đứng hoặc ngồi) ngay ngắn và tự nhiên.
+ Gương mặt rạng rỡ, tươi tắn,miệng mở rộng,cử động rõ ràng.
+ Hát đúng cao độ, trường độ rõ ràng.
+ Biết cách lấy hơi và duy trì tốc độ ổn 
định
+Hát có cảm xúc, biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hòa.
- GV cho một vài học sinh trình bày các yêu cầu của bài hát qua bài hát Lá cờ Việt Nam.
->GV nhận xét và tuyên dương.
- HS lắng nghe 
- HS tiếp thu và thực hiện tốt 
- HS thực hiện 
- HS nghe
Hoạt động 3. Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn
* Mục tiêu:
- HS biết vận động đơn giản theo tiếng đàn
* Cách tiến hành:
Âm thanh
Vận động
HS bước nhịp nhàng
Im lặng
HS đứng tại chỗ
Âm thanh rất cao
HS vươn người lên hái bông hoa trên cao
Âm thanh trung bình
HS hái bông hoa ngang người
Âm thanh rất thấp
HS cúi người xuống hái bông hoa dưới đất
3. Củng cố - dặn dò (4 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của tiết học và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe.
- GV đàn và hs hát lại bài kết hợp gõ đệm theo nhịp 
- Hãy hát lại bài hát cho ông bà, cha mẹ nghe và tập một số động tác phụ họa phù hợp với nội dung bài hát.
Ai cần liên hệ zalo : 0707231990 nhé !

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_khoi_1_chu_de_1_to_quoc_viet_nam.doc