Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Đọc hiểu Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường tiểu học số 2 Hoài Tân

Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Đọc hiểu Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường tiểu học số 2 Hoài Tân

Câu 1: (0,5 điểm) Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống:

(chịu thua, nhát búa, ưỡn dài)

Cuối cùng con cá lửa đành .Nó nằm . ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng.

Câu 2: (0,5 điểm) Thỏi thép hồng được ví với gì?

Câu 3: (0,5 điểm) Công việc của người thợ phụ là gì?

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

A. Thổi ống bễ lò rèn.

B. Lau mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt ửng hồng vì hơi nóng.

C. Anh lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới, sau khi hoàn thành sản phẩm.

D. Tất cả các chi tiết trên.

Câu 4: (0,5 điểm) Kết quả lao động của người thợ rèn trong bài là sản phẩm gì?

Câu 5: (0,5 điểm) Vì sao quá trình người thợ rèn làm một sản phẩm được ví như một cuộc chinh phục mới?

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

A. Vì người thợ rèn phải bỏ ra nhiều thời gian.

B. Vì người thợ rèn phải dùng nhiều công sức và kĩ thuật.

C. Vì cần phải có nhiều người cùng tham gia.

D. Vì nghè thợ rèn rất vất vả.

 

doc 3 trang yenhap123 17250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Đọc hiểu Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường tiểu học số 2 Hoài Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀI TÂN
Lớp 5 
Họ tên ...................................................................
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
 MÔN ĐỌC HIỂU 
Năm học 2017 - 2018
(Thời gian 35 phút )
Điểm:
Lời phê của giáo viên:
Em đọc thầm bài “Người thợ rèn” và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NGƯỜI THỢ RÈN
Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khỏe rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn ra tung tóe thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục. Anh quặp lấy nó trong đôi kìm sắt dài, lại dúi đầu nó vào giữa đống than hồng.
Thôi nào ! – Anh bảo cậu thợ phụ.
Cậu thanh niên rướn người lên. Đôi ống bễ thở phì phò. Những chiếc lưỡi lữa 
liếm lên rực rỡ.
Thôi ! – Anh nói.
Cậu thợ phụ trở tay lau mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt ửng hồng vì hơi nóng, 
trong khi anh Thận lại lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe và vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to: “Này Này Này ”
Cuối cùng con cá lửa đành chịu thua. Nó nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà 
chịu những nhát búa như trời giáng. Và tới lúc anh trở tay ném nó đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước đục ngầu làm cho chậu nước bùng sôi lên sùng sục thì nó đã biến thành một chiếc lưỡi rựa vạm vỡ và duyên dáng. Anh Thận chỉ liếc nhìn nó một cái, như một kẻ chiến thắng. Và anh lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
Theo NGUYÊN NGỌC
Câu 1: (0,5 điểm) Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: 
(chịu thua, nhát búa, ưỡn dài)
Cuối cùng con cá lửa đành ......Nó nằm .. ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng.
Câu 2: (0,5 điểm) Thỏi thép hồng được ví với gì? 
Câu 3: (0,5 điểm) Công việc của người thợ phụ là gì? 
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
A. Thổi ống bễ lò rèn.
B. Lau mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt ửng hồng vì hơi nóng. 
C. Anh lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới, sau khi hoàn thành sản phẩm.
D. Tất cả các chi tiết trên.
Câu 4: (0,5 điểm) Kết quả lao động của người thợ rèn trong bài là sản phẩm gì? 
Câu 5: (0,5 điểm) Vì sao quá trình người thợ rèn làm một sản phẩm được ví như một cuộc chinh phục mới? 
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
A. Vì người thợ rèn phải bỏ ra nhiều thời gian.
B. Vì người thợ rèn phải dùng nhiều công sức và kĩ thuật.
C. Vì cần phải có nhiều người cùng tham gia. 
D. Vì nghè thợ rèn rất vất vả.
Câu 6: (0,5 điểm) Tìm một hình ảnh nhân hóa có trong bài. 
Câu 7: (1 điểm) Nêu nội dung bài văn. 
Câu 8: (0,5 điểm) Tìm quan hệ từ trong câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì?
Anh Thận chỉ liếc nhìn nó một cái, như một kẻ chiến thắng.
Câu 9: (0,5 điểm) Điền từ trái nghĩa thích hợp (với các từ in đậm) vào chỗ chấm trong các thành ngữ sau:
	a) Hẹp nhà, bụng. 	b) thác, xuống ghềnh. 
Câu 10: (0,5 điểm) Tìm đại từ trong câu sau: 
Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.
Câu 11: (1 điểm) Đúng ghi (Đ) sai ghi (S) 
Những cặp từ đồng nghĩa là
 Thanh bình- Bình yên.
 Hạnh phúc- Đau khổ.
 Phúc hậu- Nhân từ.
 Giàu có- Tốt bụng.
Câu 12: (0,5 điểm) Đặt câu theo nghĩa chuyển với từ “no”. 
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN MÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5
Câu 1: (0,5 điểm) 
Cuối cùng con cá lửa đành chịu thua. Nó nằm ưỡn dài , ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng.
Câu 2: (0,5 điểm) Thỏi thép hồng được ví với con cá sống.
Câu 3: (0,5 điểm) A. Thổi ống bễ lò rèn.
Câu 4: (0,5 điểm) Kết quả lao động của người thợ rèn trong bài là một lưỡi rựa.
Câu 5: (0,5 điểm) B. Vì người thợ rèn phải dùng nhiều công sức và kĩ thuật.
Câu 6: (0,5 điểm) 
Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.
Câu 7: (1 điểm) Nêu nội dung bài văn. 
	Bài văn tả hình dáng, hoạt động của người thợ rèn khi đang làm việc. Bài văn cũng cho thấy nghề thợ rèn đòi hỏi nhiều công sức và kĩ thuật.
Câu 8: (0,5 điểm) 
	Quan hệ từ “như’. Biểu thị quan hệ so sánh.
Câu 9: (0,5 điểm)
	a) Hẹp nhà, rộng bụng. 	b) Lên thác, xuống ghềnh. 
Câu 10: (0,5 điểm) Tìm đại từ trong câu sau: 
Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.
	Đại từ: nó, anh.
Câu 11: (1 điểm) 
 Đ Thanh bình- Bình yên.
 S Hạnh phúc- Đau khổ.
 Đ Phúc hậu- Nhân từ.
 S Giàu có- Tốt bụng.
Câu 12: (0,5 điểm) Đoàn thuyền no cá đang trở về.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ki_i_mon_doc_hieu_lop_5_nam_hoc.doc