Kế hoạch dạy học Đạo đức Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Kế hoạch dạy học Đạo đức Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và kết nối học sinh và nội dung bài học.

Phương pháp: Hát

Hình thức tổ chức: Cả lớp

Mở máy cho HS hát bài: Ba ngọn nến lung linh

Khám phá

Hoạt động 1

Mục tiêu: nói được nội dung tranh.

Phương pháp: Đàm thoại

Hình thức tổ chức: hoạt động lớp

Tổ chức cho HS hoạt động lớp khai thác tranh

Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp, học sinh lớp nhận xét, giáo viên nhận xét giáo viên chốt bài

Hoạt động 2

Mục tiêu: hiểu tranh và trả lời được câu hỏi trong tranh.

Phương pháp: thảo luận

Hình thức tổ chức: nhóm 4

Tổ chức cho HS luận nhóm 4: Xem hình và trả lời câu hỏi

tình yêu thương gia đình luôn được mọi người thể hiện mọi lúc mọi nơi, không phân biệt vùng miền, dân tộc, không chỉ là ông bà, cha mẹ yêu thương con cháu mà con cháu cũng phải yêu thương ông bà, cha mẹ.

 

doc 115 trang thuong95 16050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Đạo đức Lớp 1 (Chân trời sáng tạo) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: ĐẠO ĐỨC LỚP 1 - BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bai 1. Mái ấm gia đình.
Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết:
Nêu được một số biểu hiện của tình yêu thương gia đình.
Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình; đồng tình với thái độ hành vi thể hiện tình yêu thương, không đồng tình với thái độ hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.
Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và kết nối học sinh và nội dung bài học.
Phương pháp: Hát
Hình thức tổ chức: Cả lớp
Mở máy cho HS hát bài: Ba ngọn nến lung linh
Khám phá
Hoạt động 1 
Mục tiêu: nói được nội dung tranh.
Phương pháp: Đàm thoại
Hình thức tổ chức: hoạt động lớp
Tổ chức cho HS hoạt động lớp khai thác tranh
Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp, học sinh lớp nhận xét, giáo viên nhận xét giáo viên chốt bài
Hoạt động 2 
Mục tiêu: hiểu tranh và trả lời được câu hỏi trong tranh.
Phương pháp: thảo luận
Hình thức tổ chức: nhóm 4
Tổ chức cho HS luận nhóm 4: Xem hình và trả lời câu hỏi
tình yêu thương gia đình luôn được mọi người thể hiện mọi lúc mọi nơi, không phân biệt vùng miền, dân tộc, không chỉ là ông bà, cha mẹ yêu thương con cháu mà con cháu cũng phải yêu thương ông bà, cha mẹ.
Chia sẻ
Hoạt động 2 
Mục tiêu: Học sinh đồng tình với tranh 1, 2, 4 và không đồng tình với tranh 3
Phương pháp: đàm thoại
Hình thức tổ chức: biểu quyết
Giáo viên nói lời dẫn dắt cho học sinh qua hoạt động chia sẻ
Tổ chức cho HS bình chọn bằng biểu hiện mặt buồn mặt vui
Yêu cầu HS giơ que và nói lí do đồng tình hoặc không đồng tình.
Yêu cầu lớp nhận xét
chú ý khai thác hình 3 
Em sẽ khuyên bạn làm thế nào trong từng tình huống này?
Hãy kể thêm một số việc thể hiện tình yêu thương gia đình
Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp, học sinh lớp nhận xét, giáo viên hỏi:
Khi mọi người yêu thương nhau không khí gia đình thế nào?
Nếu bố mẹ không yêu thương em mà chị đánh đòn la mắng em sẽ là cảm thấy thế nào?
Đố em: Khi em biết yêu thương và thể hiện tình yêu thương đối với ông bà cha mẹ thì ông bà, cha mẹ cảm thấy thế nào?
GV chốt: Mọi người trong gia đình cần yêu thương chăm sóc lẫn nhau.
Củng cố: Về nhà tập làm những việc thể hiện tình yêu thương với ông bà, cha mẹ.
HS hát
HS xem tranh và phát biểu nội dung tranh.
HS họp nhóm thảo luận, trình bày, nhận xét.
 HS giơ que mặt buồn, mặt vui thể hiện sự đồng tình hoặc không đồng tình.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
Mục tiêu: 
Phương pháp:
Hình thức tổ chức: Hoạt động tạo tâm thế và liên hệ bài học đồng thời ôn kiến thức cũ
Luyện tập:
Hoạt động 1
Mục tiêu: HS nói được nội dung tranh. Nói đúng từ chỉ lời nói việc làm thể hiện tình yêu thương.
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.
Hình thức tổ chức: lớp, nhóm 2
Bước 1: Tổ chức cho học sinh cả lớp nói về nội dung câu chuyện qua 4 bức tranh.
Giáo viên nhận xét và kể lại nội dung câu chuyện.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh họp nhóm 2
Câu hỏi: Mẹ và bạn Quân đã có những lời nói, việc làm nào thể hiện tình yêu thương gia đình?
Yêu cầu đại diện lớp trình bày. Học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét chốt bài: Mẹ yêu thương bố đợi bố yêu thương con xoa đầu con , quan tâm con con có đói không?
Cử chỉ của Quân chia sẻ nỗi lo lắng với mẹ đến bên mẹ quan tâm đến mẹ sao mẹ lo lắng thế ? Yêu thương bố Sao chưa thấy bố về, con ạ quan tâm đến bố mình đợi bố về ăn cơm mẹ nhé
Hoạt động 2
Mục tiêu: HS nói đúng nội dung tranh việc làm không đúng của Hải, ý ra sự cảm nhận của mình và có cách giải quyết phù hợp
Phương pháp: đàm thoại, thảo luận.
Hình thức tổ chức: lớp, nhóm.
Bước 1: Tổ chức cho HS hoạt động lớp khai thác tranh
Bước 2: Tổ chức cho học sinh họp nhóm 2
Em có đồng tình với việc làm của bạn phải không? Nếu là bạn Hải, em sẽ làm gì?
Yêu cầu đại diện nhóm trình bày yêu cầu học sinh nhận xét
Giáo viên nhận xét và hỏi thêm ngoài ý kiến của bạn em có ý kiến nào khác? Em có các em thích ý kiến của bạn của bạn nào? Các em thấy có thể làm thế này được không?
GV chốt bài Yêu cầu học sinh về nhà làm một số việc thể hiện tình yêu thương đối với ông bà cha mẹ để chiếc sau kể trước lớp.
Thực hành
Hoạt động 1
Mục tiêu: HS sắm vai và có cách ứng xử hợp lí.
Phương pháp: sắm vai
Hình thức tổ chức: nhóm 4
Tổ chức chia tình huống học sinh họp nhóm 4 để sắm vai Tình huống 1 khi bố mẹ đi làm về.
Tình huống 2 khi ông bà ở quê lên thăm .
Yêu cầu một vài nhóm lên trình bày.
Yêu cầu học sinh lớp nhận xét, giáo viên nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2
Mục tiêu: HS nói được cách làm thể hiện tình yêu thương đồi với người thân. Nói đúng các bóng nói trong 3 tranh.
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.
Hình thức tổ chức: Hoạt động lớp, nhóm 2.
Bước 1: Yêu cầu học sinh chia sẻ một số em thấy hiện tình yêu thương gia đình đã chuẩn bị ở nhà. Giáo viên nhận xét.
Hỏi: Làm gì để thể hiện tình yêu thương với ông bà, cha mẹ?
Bước 2: Tổ chức sinh họp nhóm 2 thực hiện những lời nói, hành động để thể hiện tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình qua 3 tranh.
Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
Học sinh nhận xét.
GV nhận xét
Củng cố:
- GV đọc câu ghi nhớ cho cả lớp đọc theo: Gia đình là nơi bắt đầu của mọi yêu thương.
- Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn dò bài của
HS nhìn tranh nói nội dung tranh, nhận xét lời bạn nói.
HS họp nhóm 2 thảo luận tìm lời nói việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình, trình bày, nhận xét.
HS nhìn tranh nói nội dung tranh, nhận xét lời bạn nói.
HS họp nhóm 2 thảo luận tìm lời nói việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình, trình bày, nhận xét.
HS sắm vai theo tình huống được phân công, trình bày, nhận xét.
HS kể việc làm ở nhà thể hiện tình yêu thương.
HS họp nhóm 2 thảo luận tìm lời nói việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình qua 3 tranh, trình bày, nhận xét
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Chủ đề: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
Bài 2: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ
Thời lượng: 2 tiết 
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học “Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ”, học sinh có:
1.1. Phẩm chất chủ yếu
Yêu nước, nhân ái: Yêu thương, quan tâm những người thân yêu trong gia đình, cụ thể là ông bà, cha mẹ.
1.2. Năng lực chung 
Giao tiếp và hợp tác: HS biết cách sử dụng lời nói, hành động để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
1.3. Năng lực đặc thù
Năng lực điều chỉnh hành vi:
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Học sinh nêu được những biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ; Nhận biết được sự cần thiết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện sự quan tâm, chăm sóc; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bài hát: Gia đình nhỏ, hạnh phúc to (tác giả: Nguyễn Văn Chung).
- Ppt: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện đồng tình, tranh tình huống, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét của CMHS.
- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi (tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Cha mẹ học sinh hỗ trợ gửi clip quay hoạt động thường ngày của học sinh, trong đó chú ý việc thể hiện lời nói, thái độ quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
1. Khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.
1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh hòa nhịp thoải mái theo bài hát, quan sát và trả lời câu hỏi của GV.
1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
- Tất cả HS thực hiện các động tác đơn giản theo giai điệu bài hát.
- HS trả lời thành câu hoàn chỉnh.
1.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV mở video bài hát có lồng ghép một số clip do CMHS quay các em.
- GV hỏi: 
+ Các con vừa quan sát thấy các bạn nào trên màn hình?
+ Các bạn làm gì vậy?
- GV nhận xét các câu trả lời, qua đó dẫn đắt để giới thiệu bài vào bài học.
- HS nghe, hát theo và thực hiện một số động tác đơn giản theo bài Gia đình nhỏ, hạnh phúc to; đồng thời quan sát màn hình. 
- HS trả lời.
2. Khám phá 1 (hoạt động cá nhân – 6 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh nêu được những biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ (phù hợp từng tình huống trong từng tranh).
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS đặt câu hỏi về nội dung tranh, trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh, trả lời được những biểu hiện thể hiện tình yêu thương gia đình.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
2.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV chiếu theo thứ tự từng tranh trên màn hình. 
- GV đặt câu hỏi, đồng thời, khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
Tùy câu trả lời của HS, GV động viên, khích lệ, khen ngợi và từ đó dẫn dắt HS tiếp cận nội dung chính của bài: Trong gia đình, các em phải biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- HS cùng quan sát các bức tranh.
- HS trả lời câu hỏi đối với nội dung từng bức tranh. 
HS nhận xét nhau; có thể đặt câu hỏi cho bạn.
3. Khám phá 2 (hoạt động thảo luận nhóm – 16 phút)
3.1. Mục tiêu
- Nhận biết được sự cần thiết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Nhận biết được những lời nói, việc làm thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
3.2. Dự kiến sản phẩm học tập
- Câu hỏi, câu trả lời của học sinh. 
- Lời nói phù hợp khi sắm vai trình bày trước lớp về tình huống mà GV yêu cầu.
3.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh/hoặc đặt được câu hỏi phù hợp nội dung tranh. HS sắm vai, có lời nói, cử chỉ phù hợp vai của mình.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
3.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Bạn Thảo có vâng lời bố và lễ phép với bà không?
GV gợi ý thêm các câu hỏi:
- Khi bố đưa diện thoại và nói Thảo hỏi thăm bà, Thảo có vâng lời bố không?
- Khi nói chuyện với bà, lời nói của Thảo có lễ phép không? Vì sao?
- Nếu em là Thảo, trong tình huống này, em sẽ nói với bà như thế nào?
(Ở hoạt động này, HS phải biết liên kết 2 hình để có câu trả lời phù hợp) 
Tùy tình hình học sinh, GV động viên, khích lệ HS và dẫn dắt để HS nói được ý: bạn Thảo chưa vâng lời bố, chưa lễ phép với bà, như vậy là chưa tốt.
Tùy tình hình thực tế HS trả lời, GV dẫn đắt để kết luận (ví dụ: Ông bà ở xa các con thì ông bà rất nhớ thương các con, vì vậy các con phải thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm ông bà..)
- Thảo luận nhóm đôi: 
+ HS quan sát cả 2 bức tranh, phát biểu suy nghĩ về 2 bức tranh đó cho nhau nghe.
+ Đại diện các nhóm phát biểu. 
HS nhận xét lẫn nhau.
(HS có thể chưa đọc được chữ, nhưng qua việc quan sát nét mặt của Thảo ở hình 2 để có thể nhận xét được là bạn Thảo chưa vâng lời bố, chưa lễ phép với bà). 
Cho 2 cặp HS sắm vai bố và Thảo, trình bày trước lớp, với tình huống gợi ý của GV: Trong tình huống này, em sẽ nói với bà như thế nào? 
b. Các bạn đã thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ qua những lời nói, việc làm nào?
GV chia nhóm 4 (áp dụng kỹ thuật DH “mảnh ghép”)
Đối với nhóm ở vòng 2, GV khuyến khích HS đặt câu hỏi trong nhóm để phân tích sâu hơn về nội dung tranh. 
Trong quá trình các nhóm trình bày, GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho các bạn. 
GV nhận xét và dẫn dắt để HS tiếp cận được ý khái quát: Trong gia đình, các em có thể làm được nhiều việc phù hợp, vừa sức để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ.
Vòng 1: Chia nhóm 4 HS. Nhiệm vụ mỗi nhóm là quan sát, thảo luận 1 bức tranh.
Vòng 2: Hình thành nhóm mới (4 HS/nhóm, sao cho mỗi nhóm đều có 1 HS từ mỗi nhiệm vụ khác nhau ở vòng 1). Mỗi thành viên lần lượt nêu về nội dung của bức tranh mình đã được thảo luận ở vòng 1 cho cả nhóm cùng nghe. 
Đại diện các nhóm trình bày. 
HS nhận xét lẫn nhau.
4. Chia sẻ (hoạt động cá nhân – 8 phút)
4.1. Mục tiêu: HS biết đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện sự quan tâm, chăm sóc; không đồng tình với thái độ, hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS. 
4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh. Kể được những việc làm thể hiện sự hiếu thảo, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
4.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào, vì sao?
GV nêu thêm câu hỏi để phát triển toàn diện nhận thức của HS:
- Vì sao em không đồng tình với việc làm của bạn?
- Em sẽ khuyên bạn thế nào trong tình huống này?
- Em sẽ làm gì trong tình huống đó? v.v 
GV chuẩn bị các phương án đối thoại sao cho vừa tôn trọng suy nghĩ của các em, vừa đảm bảo định hướng giáo dục của bài học.
HS quan sát từng bức tranh, nêu ý kiến của mình.
HS phát biểu theo suy nghĩ, hiểu biết của các em.
b. Kể thêm một số việc làm thể hiện sự hiếu thảo, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ
Động viên, khuyến khích càng nhiều HS phát biểu càng tốt; lưu ý khích lệ những HS còn nhút nhát 
HS kể những việc làm cụ thể mà em đã làm ở nhà. 
c. Vì sao phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ
Tùy những nội dung mà HS nêu, GV có cách chốt ý cho phù hợp.
HS tự phát biểu theo suy nghĩ của mình.
HS nhận xét lẫn nhau. 
* Hoạt động nối tiếp: Giao việc cho HS về nhà thực hiện để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: Về nhà, các con hãy nói những lời lễ phép với ông bà, cha mẹ; gọi điện thoại hỏi thăm ông bà nếu ông bà không ở cùng con Thực hiện và ghi nhớ để tiết học sau kể cho cô và các bạn nghe.
TIẾT 2.
5. Luyện tập (nhóm; cá nhân – 15 phút)
5.1. Mục tiêu
HS biết cách sử dụng lời nói, hành động phù hợp các tình huống để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
5.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
5.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS đề xuất các cách xử lý tình huống phù hợp.
5.4. Cách thực hiện 
(Áp dụng kỹ thuật DH “mảnh ghép”)
Trong quá trình các nhóm trình bày, GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho các bạn. GV gợi mở thêm bằng những câu hỏi như: Ngoài ý kiến của nhóm bạn , các con có ý kiến gì khác nữa không? Con thích ý kiến của nhóm nào nhất, vì sao?... 
Sau đó, GV nhận xét và dẫn dắt để HS tiếp cận được ý khái quát: Trong gia đình, các con luôn quan tâm, hỏi han ông bà, cha mẹ, giúp đỡ ông bà, cha mẹ bằng những việc làm vừa sức mình.
Vòng 1: Chia nhóm 4 HS. Nhiệm vụ mỗi nhóm là quan sát, thảo luận 1 bức tranh.
Vòng 2: Hình thành nhóm mới (4 HS/nhóm, sao cho mỗi nhóm đều có 1 HS từ mỗi nhiệm vụ khác nhau ở vòng 1). Mỗi thành viên lần lượt nêu về nội dung của bức tranh mình đã được thảo luận ở vòng 1 cho cả nhóm cùng nghe. Khuyến khích HS đặt câu hỏi trong nhóm để phân tích sâu hơn về nội dung tranh.
Đại diện các nhóm trình bày. 
HS nhận xét lẫn nhau.
6. Thực hành (sắm vai; cá nhân – 15 phút)
6.1. Mục tiêu
HS thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ trong gia đình em.
6.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS/câu hỏi của HS.
6.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS thực hiện được lời nói, động tác, cử chỉ, nét mặt, v.v.. thể hiện sự lễ phép, vâng lời.
6.4. Cách thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Sắm vai
- Tùy tình hình lớp, GV có thể đưa thêm 1 số tình huống khác. Tuy nhiên, chỉ yêu cầu đơn giản về lời nói, động tác, thái độ cần thể hiện trong mỗi tình huống; mỗi tình huống chỉ yêu cầu 2, 3 HS tham gia. 
GV đánh giá, biểu dương, rút kinh nghiệm. 
- HS xung phong sắm vai trình bày trước lớp về 2 tình huống như SGK.
HS nhận xét các bạn, có thể nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi liên quan đến các tình huống mà các bạn vừa sắm vai.
b. Sử dụng các từ, các động tác thể hiện sự lễ phép, vâng lời
GV nhận xét khen ngợi, lưu ý thêm nếu có những HS thể hiện từ ngữ/nét mặt/cử chỉ chưa phù hợp.
- HS kể một lời nói/việc làm cụ thể mà con đã thực hiện với ông/bà/cha/mẹ. Khi kể, HS cần dùng từ ngữ, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ biểu cảm phù hợp.
Cả lớp cùng lắng nghe và nhận xét. 
7. Kết luận: Ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra con. Ông bà, cha mẹ luôn thương yêu các con. Vì thế, các con phải luôn quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ bằng những lời nói và việc làm cụ thể hàng ngày. 
HS đọc thuộc lòng câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn.
* Hoạt động nối tiếp sau bài học:
GV yêu cầu HS về nhà thực hành những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ; nhờ người thân quay phim lại để chia sẻ cho các bạn biết vào tiết học sau.
Chủ đề: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
Bài 3: ANH CHỊ EM QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ NHAU
Thời lượng: 2 tiết 
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học “Anh chị em quan tâm, giúp đỡ nhau”, học sinh có:
1.1. Phẩm chất chủ yếu
Yêu nước, nhân ái: Yêu thương, quan tâm những người thân yêu trong gia đình, cụ thể là anh chị em.
1.2. Năng lực chung 
Giao tiếp và hợp tác: HS biết cách sử dụng lời nói, hành động để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình.
1.3. Năng lực đặc thù
Năng lực điều chỉnh hành vi:
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Học sinh nêu được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với sự quan tâm, giúp đỡ nhau; không đồng tình với những việc làm không thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình.
- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện sự quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình bằng một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bài hát: Làm anh khó đấy (tác giả: Nguyễn Đình Khiêm).
- Ppt: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện đồng tình, tranh tình huống, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét của CMHS.
- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi (tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Cha mẹ học sinh hỗ trợ gửi clip quay hoạt động thường ngày của học sinh, trong đó chú ý việc thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
1. Khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.
1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh hòa nhịp thoải mái theo bài hát, quan sát và trả lời câu hỏi của GV.
1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
- Tất cả HS thực hiện các động tác đơn giản theo giai điệu bài hát.
- HS trả lời thành câu hoàn chỉnh.
1.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV mở video bài hát có lồng ghép một số clip do CMHS quay các em.
- GV hỏi: 
+ Các con vừa quan sát thấy các bạn nào trên màn hình?
+ Các bạn làm gì vậy?
- GV nhận xét các câu trả lời, qua đó dẫn đắt để giới thiệu bài vào bài học.
- HS nghe, hát theo và thực hiện một số động tác đơn giản theo bài Làm anh khó đấy; đồng thời quan sát màn hình. 
- HS trả lời.
2. Khám phá 1 (hoạt động cá nhân – 6 phút)
2.1. Mục tiêu: Học sinh nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình. (phù hợp từng tình huống trong từng tranh).
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS đặt câu hỏi về nội dung tranh, trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh, trả lời được những biểu hiện thể hiện tình yêu thương gia đình.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
2.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV chiếu theo thứ tự từng tranh trên màn hình. 
- GV đặt câu hỏi, đồng thời, khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
Tùy câu trả lời của HS, GV động viên, khích lệ, khen ngợi và từ đó dẫn dắt HS tiếp cận nội dung chính của bài: Trong gia đình, các anh chị em phải biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- HS cùng quan sát các bức tranh.
- HS trả lời câu hỏi đối với nội dung từng bức tranh. 
HS nhận xét nhau; có thể đặt câu hỏi cho bạn.
3. Khám phá 2 (hoạt động thảo luận nhóm – 16 phút)
3.1. Mục tiêu
- Nhận biết được sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ nhau giữa anh chị em trong gia đình.
- Nhận biết được những lời nói, hành động để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình.
3.2. Dự kiến sản phẩm học tập
- Câu hỏi, câu trả lời của học sinh. 
- Lời nói phù hợp khi sắm vai trình bày trước lớp về tình huống mà GV yêu cầu.
3.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh/hoặc đặt được câu hỏi phù hợp nội dung tranh. HS sắm vai, có lời nói, cử chỉ phù hợp vai của mình.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
3.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Việc làm nào thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình?
GV gợi ý thêm các câu hỏi:
- Tình cảm của anh, chị đối với em như thế nào?
- Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn trong tranh?
Tùy tình hình học sinh, GV động viên, khích lệ HS và dẫn dắt để HS nói được ý
Tranh 1: Anh đang hướng dẫn em đọc sách.
Tranh 2: Chị đang địu em trên vai, hình ảnh quen thuộc với trẻ em đồng bào dân tộc ít người.
Tranh 4: Em đang đưa chai nước cho chị.
Tranh 3: Anh không nhường đèn trung thu cho em gái. Vì sao em không đồng tình với việc làm của người anh. Nếu em là người anh trong tình huống này, em sẽ làm gì?
Tùy tình hình thực tế HS trả lời, GV dẫn đắt để kết luận (ví dụ: Anh chị em là những người thân trong gia đình nên cần quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Trong gia đình, các con có thể làm được nhiều việc phù hợp, vừa sức để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với anh chị em.)
- Thảo luận nhóm đôi: 
+ HS quan sát cả 4 bức tranh, phát biểu suy nghĩ về 4 bức tranh đó cho nhau nghe.
+ Đại diện các nhóm phát biểu và sắm vai. 
HS nhận xét lẫn nhau.
(HS có thể chưa đọc được chữ, nhưng qua việc quan sát nét mặt, hành động của người anh ở hình 3 để có thể nhận xét được là người anh chưa quan tâm, giúp đỡ em). 
Cho 2 cặp HS sắm vai anh và em, trình bày trước lớp, với tình huống gợi ý của GV: Trong tình huống này, em sẽ làm gì? 
4. Chia sẻ (hoạt động cá nhân – 8 phút)
4.1. Mục tiêu: Đồng tình với sự quan tâm, giúp đỡ nhau; không đồng tình với những việc làm không thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình.
4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS. 
4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh. Kể được những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
4.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào, vì sao?
- GV yêu cầu HS chọn mặt cười (đồng tình), mặt buồn (không đồng tình) phù hợp với bức tranh.
- Trong từng tranh, GV nêu thêm câu hỏi để phát triển toàn diện nhận thức của HS:
- Vì sao em không đồng tình với việc làm của bạn?
- Em sẽ khuyên bạn thế nào trong tình huống này?
- Em sẽ làm gì trong tình huống đó? v.v 
GV chuẩn bị các phương án đối thoại sao cho vừa tôn trọng suy nghĩ của các em, vừa đảm bảo định hướng giáo dục của bài học.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS quan sát từng bức tranh, nêu ý kiến của mình bằng cách giơ bảng.
- HS phát biểu theo suy nghĩ, hiểu biết của các em.
b. Kể thêm một số việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ nhau của anh chị em trong gia đình.
- GV kể câu chuyện “Hai anh em” để giáo dục sự quan tâm giúp đỡ của anh chị em trong gia đình.
- GV tổ chức trò chơi “Ô số bí mật”: có 4 ô số tương ứng với 4 hình về việc làm của một số bạn trong lớp thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ của anh chị em trong gia đình. 1 HS lên chọn 1 ô số bất kì, xuất hiện hình của bạn nào thì mời bạn đó lên nói về việc làm của mình trong hình cho cả lớp nghe.
Động viên, khuyến khích càng nhiều HS phát biểu càng tốt; lưu ý khích lệ những HS còn nhút nhát 
- HS thực hiện
- HS kể những việc làm cụ thể mà em đã làm ở nhà. 
c. Vì sao anh chị em trong gia đình phải quan tâm giúp đỡ nhau?
Tùy những nội dung mà HS nêu, GV có cách chốt ý cho phù hợp.
HS tự phát biểu theo suy nghĩ của mình.
HS nhận xét lẫn nhau. 
* Hoạt động nối tiếp: Giao việc cho HS về nhà thực hiện để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: Về nhà, các con hãy làm những việc thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ anh chị em dù là việc làm nhỏ nhất như dạy em học, chơi cùng em, .. Thực hiện và ghi nhớ để tiết học sau kể cho cô và các bạn nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC – LỚP 1
Bài 4: TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở TRƯỜNG
Thời lượng 2 tiết
I. MỤC TIÊU
 	Sau bài học, học sinh biết
- Nêu một số biểu hiện của tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
- Biết vì sao cần tự giác khi làm việc ở trường.
- Hiểu được sự cần thiết của tự giác, đồng tình với thái độ, hành vi tự giác, không đồng tình với thái độ, hành vi chưa tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
- Thực hiện được và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, SGV, tranh ảnh, truyện, video (nếu có).
- HS: SGK, VBT(nếu có).
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Biết được bạn nhỏ trong bài thơ đã tự giác tưới cây.
- Cách tiến hành:
GV đọc bài thơ: Vườn trường (tác giả Thanh Minh).
GV hướng dẫn cả lớp đọc đồng thanh lại bài thơ.
GV hỏi trong vườn trường có cây gì?
Để hoa luôn thắm tươi thì chúng ta phải làm gì?
+ Giới thiệu bài mới.
 2. Khám phá:
Mục tiêu: Biết tự giác tham gia vào các hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường.
Hoạt động 1: Xem hình và trả lời câu hỏi
GV cho HS cả lớp xem và quan sát tranh từng hình (hình 1 và hình 2) và hỏi:
- Các bạn trong từng hình đang làm gì?
- Các bạn làm việc và ngồi học như thế nào?
GV nhận xét: Cả 2 hình, các bạn đã biết tự nguyện quyên góp và sắp xếp gọn gàng sách vở, ngồi học rất nghiêm và giơ tay xin giơ tay phát biểu.
Hoạt động 2: Thảo luận
Thảo luận nhóm 4, mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên, cử đại diện HS trong nhóm phát biểu ý kiến.
GV đưa câu hỏi thảo luận:
- Các bạn trong mỗi hình đang làm gì? 
- Các bạn đã tự giác trong học tập và sinh hoạt như thế nào?
GV chốt ý: Các bạn phải tự giác tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường một cách rất nghiêm túc để kết quả học tập tốt hơn.
GV hỏi các em kể thêm những biểu hiện tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường mà em đã thực hiện hoặc đã chứng kiến?
GV tuyên dương, nhận xét và bổ sung thêm cho nhóm nào nếu hiểu chưa đúng về ví dụ tự giác đã đưa ra nên nêu VD chính xác để các em hiểu đúng về tự giác để thực hành, rèn luyện trong thực tế.
Hoạt động 3: Chia sẻ
- Mục tiêu: HS hiểu và biết việc làm nào nên làm và việc làm nào không nên làm.
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động theo nhóm 4: cử nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, cử đại diện lên chia sẻ.
GV cho HS quan sát từng hình và hỏi:
GV hỏi:
- Các bạn trong từng hình đang làm gì?
 - Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn (các bạn) trong hình hay không? Vì sao?
GV tuyên dương, nhận xét
- GV hỏi các em vì sao phải tự giác làm việc ở trường (nội quy lớp học, vệ sinh, học tập, thể dục thể thao, )?
GV tuyên dương, nhận xét và bổ sung.
3. Củng cố - Dặn dò 
GV hỏi HS:
- Chúng ta vừa học xong bài gì?
- Như nào là tự giác?
- Các em đã tự giác làm những việc gì trong học tập, sinh hoạt ở trường?
- Các em vừa học xong tiết 1 bài Tự giác làm việc ở trường học. Về nhà các em chuẩn bị tiếp tiết 2 của bài này để tuần sau chúng ta Chia sẻ và Luyện tập đạt kết quả tốt hơn.
HS cả lớp lắng nghe.
Cả lớp đồng thanh.
HS trả lời cây hoa.
HS trả lời: tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu, vặt lá khô, 
- Hình 1: Các bạn HS đang quyên góp sách vở để hỗ trợ các bạn vùng lũ.
- Hình 2: Các bạn HS tự giác ngồi học nghiêm túc và giơ tay xin trả lời.
- Hình 1: Các bạn quyên góp sách vở và sắp xếp rất gọn gàng.
- Hình 2: Các bạn ngồi học nghiêm túc.
HS nhận xét bạn trả lời.
- Hình 1: Hai bạn HS đang tưới nước cho bồn hoa ở sân trường.
- Hình 2: Ba bạn HS đang cùng nhau thảo luận.
- Hình 3: Một bạn HS đang bỏ rác vào thùng rác ở trường.
- Hình 4: Hai bạn HS đang ở thư viện trường, một bạn đọc sách, một bạn chọn sách trên kệ.
HS các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của của nhóm mình và đại diện nhóm lên chia sẻ:
- Nhóm 1 - hình 1: Các bạn tự giác chăm sóc cây cảnh trong vườn trường.
- Nhóm 2 – hình 2: Các bạn tự giác phát biểu ý kiến, tham gia các hoạt động chung của nhóm.
- Nhóm 3 – hình 3: Tự giác bỏ rác vào thùng.
- Nhóm 4 – hình 4: Bạn nam rất chăm chú đọc sách, bạn nữ xếp sách đúng quy định.
HS các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
HS trả lời:
- Tự giác về trang phục, vệ sinh trường lớp: quần áo, tóc, móng tay, móng chân luôn cắt ngắn gọn gàng, sạch sẽ.
- Tự giác trong giờ học: nghiêm túc ngồi học lắng nghe và giơ tay phát biểu ý kiến.
- Tự giác trong giờ chơi: chơi các trò chơi nhẹ nhàng, vui nhộn (những trò chơi không gây nguy hiểm).
- Tự giác trong giờ ngủ: .
- Tự giác trong giờ ăn: .
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.
Các nhóm thảo luận và chia sẻ.
- Hình 1: Một bạn nam đang hái hoa ở sân trường.
- Hình 2: Nhóm các bạn HS đang vệ sinh trường lớp.
- Hình 3: Các bạn HS đang thể dục.
- Hình 4: Các bạn HS đang sinh hoạt tập thể.
Nhóm 1 – hình 1: Không đồng tình với bạn nam vì bạn tự ý hái hoa trong sân trường, làm mất cảnh đẹp của trường.
Nhóm 2 – hình 2: Đồng tình vì các bạn đang quét sàn, lau cửa làm sạch đẹp trường lớp.
Nhóm 3 – hình 3: Đồng tình vì các bạn tập thể dục để rèn luyên nâng cao sức khỏe.
Nhóm 4 – hình 4: Đồng ý vì các bạn đang hoạt động tập thể để rèn luyện kỹ năng, tạo niềm vui cho bản thân và các bạn.
Các bạn nhóm khác nhận xét, bổ sung theo ý của mình.
- Trường, lớp học có nội quy nên HS cần phải chấp hành.
- Ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tự giác nghiêm túc trong học tập giúp các em tiếp thu bài tốt, kết quả học tập cao hơn.
- Thể dục thể thao phù hợp với với lứa tuổi các em, giúp các em khỏe mạnh.
HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Luyện tập
 Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- Mục tiêu: Các em xử lý được tình huống của GV.
- Cách tiến hành:
GV cho HS đóng vai và xử lý tình huống sau:
- Em sẽ tự giác làm gì để tham gia giờ chào cờ đầu tuần?
+Trường hợp 1: Có 1 HS mặc không đúng đồng phục (quần áo hoặc dép lê) khi tham g

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_dao_duc_lop_1_chan_troi_sang_tao_chuong_tri.doc