Giáo án môn Đạo đức Lớp 1 - Chủ đề: Quan tâm, chăm sóc ông bà
I. Mục tiêu:
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
• Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc ông bà.
• Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.
• Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà.
• Thực hiện được những việc đồng tình với thái độ thể hiện yêu thương đối với ông bà.
• Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 1:
• Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát” Cháu yêu Bà” – Sáng tác: Xuân Giao.), gắn với bài học “Quan tâm chăm sóc Ông Bà”.
- HS: Sgk, vở bài tập đạo đức.
Giáo án môn Đạo đức sách Cánh Diều Chủ đề: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ I. Mục tiêu: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc ông bà. Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà. Thực hiện được những việc đồng tình với thái độ thể hiện yêu thương đối với ông bà. Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà. II. Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 1: Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát” Cháu yêu Bà” – Sáng tác: Xuân Giao.), gắn với bài học “Quan tâm chăm sóc Ông Bà”. - HS: Sgk, vở bài tập đạo đức. III. Các hoạt động dạy: GV HS * Khởi động: Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho học sinh và dẫn dắt học sinh vào bài học. Phương pháp kĩ thuật: Trò chơi, đàm thoại. * Sản phẩm mong muốn: - HS trả lời được câu hỏi về việc làm thể hiện được quan tâm chăm sóc ông bà. * Cách tiến hành: - Giáo viên cho cả lớp hát” Cháu yêu bà” - Giáo viên đặt câu hỏi. + Khi nào em thấy bà rất vui? + Tuần vừa qua, em đã làm những việc gì đem lại niềm vui cho ông bà? Gv: Khen ngợi học sinh. Kết luận: Ông bà luôn cần sự quan tâm chăm sóc của con cháu. Bài hát này giúp em nhận biết biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà. Gv dẫn dắt, giới thiệu bài mới, Ghi tựa - HS Hát. - Hs trả lời: Khi cháu vâng lời bà. -HS chia sẻ trước lớp - Hs lắng nghe. - Hs lắng nghe. Hoạt động 1: Khám phá vấn đề. - Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà và biết vì sao cần quan tâm, chăm sóc ông bà. - Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, đàm thoại, kĩ thuật đặt câu hỏi. - Sản phẩm mong muốn: HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, trả lời được các câu hỏi nhận biết về biểu hiện ý nghĩa của những việc làm quan tâm chăm sóc ông bà. - Cách tiến hành: - GV treo 5 tranh ở mục Khám phá trong Sgk, chia HS thành 5 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các tranh để trả lời câu hỏi. + Bạn nhỏ dưới đây đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà? - GV hỏi: + Vì sao cần quan tâm chăm sóc ông bà? + Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào? - GV khen ngợi những học sinh có những câu trả lời đúng, nêu được nhiều việc phù hợp, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng. *Kết luận: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, hỏi thăm sức khỏe Ông Bà, chăm sóc ông bà khi ốm, chia sẻ niềm vui với ông bà, nói những lời yêu thương đối với ông bà. - HS chia nhóm, quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luật của nhóm mình. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. Tranh 1: Bạn hỏi thăm sức khỏe ông bà. Tranh 2: Bạn chúc tết ông bà khỏe mạnh sống lâu. Tranh 3: Bạn mời ông uống nước. Tranh 4: Bạn khoe ông bà vở tập viết, được cô khen viết đẹp. Tranh 5: Bạn nhỏ cùng bố về quê thăm ông bà. - HS suy nghĩ trả lời cá nhân. - HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. Hoạt động 2. Luyện tập: Mục tiêu: HS nhận biết được việc nào nên làm hoặc không nên làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà. HS nêu được những việc làm cụ thể, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà. - Phương pháp, kỹ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, vấn đáp. - Sản phẩm mong muốn: - Hs Biết những việc nào nên làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà. - HS có kết quả thích lí do chọn những việc làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà. - Chia sẻ với bạn về những việc làm của mình thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà. - Hình thành được thói quen tốt thể hiện sự quan tâm, vâng lời ông bà. a. Em chọn việc nên làm. - GV chia HS thành các nhóm (4 HS). - Giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh 1,2,3,4,5 (SGK trang 23) trên bảng. Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà. Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông. Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà. Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm. Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà. - GV quan sát, gợi ý các nhóm thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lên chia sẻ kq thảo luận - Các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung. - Y/C hs đưa ra ý kiến : + Việc nào nên làm?Vì sao? + Việc nào không nên làm? Vì sao? - GV nhận xét tuyên dương nhóm trả lời đúng, chốt ý. Nhận xét phần thảo luận của HS. *Kết luận: Thường xuyên hỏi thăm sức khỏe, bóp vai cho Ông, chải tóc cho Bà, lễ phép mời Ông Bà ăn hoa quả Thể hiện sự quan tâm chăm sóc Ông Bà. Hành vi hai chị em cãi nhau ầm ĩ bên giường Bà ốm là biểu hiện sự thờ ơ chưa quan tâm tới Ông Bà. - HS ngồi theo nhóm (4 HS). - HS quan sát rồi thảo luận theo nhóm 2 phút. - Các nhóm chia sẻ - HS gắn mặt cười (vào tranh nên làm).(tranh 1, 2, 3, 5) - HS lên gắn mặt mếu vào tranh không nên làm (tranh 4). - Các nhóm chia sẻ - HS 3 nhóm nêu ý kiến vì sao chọn việc nên làm ở tranh 1, 2, 3,5: Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà. Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông. Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà. Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà. - Không nên chọn việc làm ở tranh 4. Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm. - Các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung. - HS lắng nghe, ghi nhớ, b. Chia sẻ cùng bạn - GV đặt câu hỏi: Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào? - Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân (1 phút). - Yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi (1 phút). - Đại diện ba nhóm lên chia sẻ trước lớp. - Yêu cầu các nhóm nhận xét. - GV nhận xét và khen ngợi những bạn biết quan tâm, chăm sóc ông bà. - HS suy nghĩ cá nhân. - HS chia sẻ nhóm đôi qua việc làm thực tế của mình. - HS chia sẻ - Nhận xét. Hoạt động 3. Vận dụng: - Mục tiêu: + HS thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi. + Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà. - Phương pháp, kĩ thuật: Phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống. - Sản phẩm mong muốn: + Thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi. + Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà. a. Đưa ra lời khuyên cho bạn. - GV giới thiệu tranh tình huống: Bạn trai trong tranh cần cầm quả bóng đi chơi khi ông bị đau chân và đang leo cầu thang. - GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK - GV đặt câu hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (hai bạn 1 bàn) để đưa ra lời khuyên cho bạn. - GV gọi đại diện nhóm chia sẻ. - Gọi nhóm bạn nhận xét – GV nhận xét. - Khen ngợi những HS có lời khuyên hay nhất. *GV kết luận: Em nên hỏi han quan tâm dìu dắt ông lên cầu thang, không nên vô tâm bỏ đi chơi như vậy. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS chia sẻ. - HS nhận xét b. Em thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi. - GV đưa tình huống. + Tình huống 1: Bà bị ốm, Em làm gì để chăm sóc bà? + Tình huống 2: Ăn cơm xong, Mẹ lấy trái cây lên, em làm gì để thể hiện sự quan tâm đối với Ông Bà? - GV yêu cầu học sinh đóng vai xử lí tình huống. Nhóm 1, 2: Tình huống 1. Nhóm 3, 4: Tình huống 2. - Đai diện 2 nhóm lên chia sẻ 2 tình huống. - Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét. *GV nhận xét, kết luận: Em có thể làm đc nhiều việc thể hiện hiên sự quan tâm, chăm sóc Ông bà thường xuyên gọi điện thăm hỏi sức khỏe Ông Bà (nếu không sống cùng Ông Bà), mời Ông Bà ăn hoa quả, nước, chia sẻ niềm vui của mình đối với Ông Bà, * Tổng kết: GV chiếu câu thông điệp: Quan tâm chăm sóc ông bà Biết ơn, hiếu thảo - em là cháu ngoan. Gọi vài HS đọc - Nhận xét tiết học. - Dặn về nhà chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 8. Quan tâm chăm sóc cha mẹ. - Hs sinh quan sát, lắng nghe. - HS thảo luận đóng vai xử lí tình huống được giao. - HS lên đóng vai - Quan sát, nhận xét. _ Học sinh lắng nghe. 2-3 HS đọc câu thông điệp Cả lớp đọc đồng thanh. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Bài 3: Học tập, sinh hoạt đúng giờ. I/ Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học này, học sinh cần đạt: Nêu được một số biểu hiện và sinh hoạt đúng giờ. Giải thích được vì sao học tập, sinh hoạt đúng giờ. Thực hiện được các hành vi học tập và sinh hoạt đúng giờ. II/ Phương tiện dạy học: Mẫu phiếu nhắc việc của gv. Đồng hồ báo thức theo nhóm của HS. Bộ giấy, keo, bút làm phiếu nhắc việc của HS. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Gv giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm đôi: Xem vè kể chuyện theo tranh. Hs kể chuyện theo nhóm đôi. Gv yêu cầu 2 – 3 nhóm kể lại truyện theo tranh. Gv kể lại câu chuyện. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Thỏ hay Rua đến lớp đúng giờ? Vì sao bạn đến đúng giờ? - HS trả lời câu hỏi, Gv kết luận. 2. Khám phá: + HĐ 1: Tìm hiểu biểu hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ. Gv giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm. Quan sát tranh và trả lới các câu hỏi sau: 1. Bạn trong mỗi tranh đang làm gì? 2. Việc làm lúc đó có phù hợp không? - GV dùng tranh và nêu nội dung từng tranh, GV kết luận theo từng tranh. + HĐ 2: Tìm hiểu tác hại của việc học tập, sinh hoạt không đúng giờ. - Gv giao nhiệm vụ cho Hs làm việc theo nhóm đôi. Quan sát tranh và trả lời theo gợi ý: + Điều gì xảy ra trong mỗi tranh. + không đúng giờ có tác hại gì? - Gv giới thiệu nội dung từng tranh. - HS thảo luận nhóm đôi sau đó gv gọi Hs trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét bổ sung. Gv kết luận. + HĐ 3: Tìm những cách giúp em làm việc đúng giờ. - Giáo viên giao nhiệm vụ cho Hs làm việc theo nhóm đôi. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. + Có những cách nào để thực hiện đúng giờ? + Em đã sử dụng những việc nào để đúng giờ? - Hs thảo luận nhóm đôi, một số nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung, Gv kết luận (KL sách GV). 3. Luyện tập: + HĐ 1: Nhận xét hành vi. - GV giao nhiệm vụ cho Hs quan sát tranh và nêu nội dung các bức tranh. Gv nêu lại nội dung bức tranh. - Gv nêu nội dung câu hỏi: + Bạn trong tranh đang làm gì? + Em có tán thành việc đó hay không? Vì Sao? Thảo luận nhóm 4. Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, có thể dưới hình thức đóng vai. - Gv kết luận. + HĐ 2: Tự liên hệ: - Gv giao nhiệm vụ chia sẻ trong nhóm đôi theo gợi ý sau: + Bạn đã thực hiện được những việc làm nào đúng giờ? + Những việc làm nào chưa đúng giờ? Hs chia sẻ nhóm đôi, một số nhóm trình bày trước lớp. Gv khen học sinh thực hiện đúng giờ trong học tập, sinh hoạt, nhắc nhở cả lớp luôn thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt. 4. Vận dụng: Gv giới thiệu một số phiếu nhắc việc và nêu câu hỏi. + Những thông tin nào được nêu trong phiếu nhắc việc? + Em làm như thế nào để ghi những điều cần nhớ? - HS quan sát phiếu nhắc việc và trả lời câu hỏi. - Gv kết luận: Trên phiếu nhắc việc ghi thời gian (thứ, ngày, tháng, giờ) việc em cần làm và có thể ghi địa điểm. - Gv hướng dẫn cách làm phiếu nhắc việc: Cắt 7 ô giấy ghi ngày và thông tin cần nhớ, trang trí phiếu theo ý thích của mình. - Hs làm phiếu nhắc việc. - Triển lảm sản phẩm hoặc hs giới thiệu phiếu của mình. - Gv nhắc Hs sử dụng phiếu của mình. 5. Vận dụng sau giờ học: - Gv nhắc nhở Hs và giám sát học sinh học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Gv phân công Hs giám sát việc thực hiện đúng giờ, nhắc việc thực hiện ở lớp theo chế độ trực nhật lớp luân phiên nhau - Gv liên hệ với phụ huynh để giúp Hs thực hiện đúng giờ trong học tập và sinh hoạt. - Hs tự đánh việc thực hiện đúng giờ trong phiếu nhắc việc. 6. Tổng kết bài học. - Em rút ra được bài học gì, sau bài học này? - GV yêu cầu đọc lời khuyên (SGK) - Gv đánh giá sự tham gia học tập của Hs. Bài 12: PHÒNG TRÁNH BỊ NGÃ (2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: + Nhận biết được những nơi, những hành động nguy hiểm, có thể làm trẻ em bị ngã. + Thực hiện được một số hành động, việc làm cần thiết, phù hợp với lứa tuổi để phòng tránh bị ngã. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC – SGK Đạo đức 1. – Tranh ảnh, video clip về các tình huống trẻ em bị ngã. – Một số đồ dùng để đóng vai ứng xử khi bị ngã. – Khăn, đá lạnh để thực hành chườm vết thương kín bị sưng tấy do ngã. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 1. KHỞI ĐỘNG GV hỏi: - Trong lớp ta Bạn nào đã từng bị ngã rồi? – Em đã bị ngã ở đâu? – Em cảm thấy như thế nào khi bị ngã? GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới. II. KHÁM PHÁ Hoạt động 1. Tìm hiểu hậu quả của một số hành động nguy hiểm Mục tiêu: – HS nêu được hậu quả của một số hành động, việc làm nguy hiểm. – HS được phát triển năng lực tư duy phê phán và sáng tạo. Cách tiến hành: – Quan sát các tranh ở mục a, SGK trang 60 thảo luận theo nhóm đôi và cho cô biết: 1) Bạn trong tranh đang làm gì? 2) Việc làm đó có thể dẫn đến hậu quả như thế nào? – HS làm việc theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ được GV giao. – GV mời 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – GV kết luận sau mỗi tranh: + Tranh 1: Hai bạn nhỏ chạy đuổi nhau trong khi sàn nhà ướt và trơn. Việc làm đó có thể khiến hai bạn bị ngã, đập đầu xuống sàn nhà. + Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch ngồi trượt từ trên thành cầu thang xuống. Việc làm đó có thể khiến bạn bị ngã đau. + Tranh 3: Bạn nhỏ ngoài người ra ngoài cửa sổ không có lưới bảo vệ. Việc làm đó có thể khiến bạn bị ngã từ trên tầng cao xuống đất, nguy hiểm đến tính mạng. + Tranh 4: Bạn nhỏ nghịch đu cành cây. Việc làm đó có thể khiến cành cây bị gẫy và làm bạn bị ngã xuống đất, gây thương tích. ? Ngoài những hành động, việc làm trên, còn có những hành động, việc làm nào khác khiến chúng ta có thể bị ngã? – HS trả lời. – GV giới thiệu thêm tranh ảnh, video clip về một số tình huống trẻ em bị ngã – GV kết luận chung: Trong thực tế, có nhiều hành động, việc làm có thể làm chúng ta bị ngã. Do đó, chúng ta cần cẩn thận khi chơi hay khi làm một việc gì đó. Hoạt động 2: Thảo luận về phòng phòng tránh bị ngã Mục tiêu: - HS nêu được những việc nên làm và nên tránh để phòng tránh bị ngã. - HS được phát triển năng lực hợp tác. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh ở mục b - SGK, trang 61 và thảo luận nhóm đôi, xác định những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bị ngã. - HS làm việc nhóm. - GV mời một nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Để phòng tránh bị ngã, em cần: + Không nhoài người, thò đầu ra ngoài cửa sổ, không ngồi lên thành lan can không có lưới bảo vệ. + Cẩn thận khi lên xuống cầu thang; không chạy nhảy, xô đẩy nhau. + Không leo trèo, đu cành cây, kê ghế trèo lên cao để lấy đồ. + Không đi chân đất, chạy nhảy, nô đùa trên nền trơn ướt, phủ rêu. + Không đùa nghịch nhảy qua miệng cống, rãnh nước, hố sâu.... Tiết 2 I. LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Xử lí tình huống Mục tiêu: – HS lựa chọn được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để phòng tránh bị ngã. - HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở mục a SGK, trang 62, 63 và nêu nội dung tình huống xảy ra trong mỗi tranh theo nhóm đôi, mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống. - HS trình bày ý kiến. - GV giải thích rõ nội dung từng tình huống: + Tình huống 1: Lan muốn lấy gấu bông ở trên kệ giá sách cao. Theo em, Lan nên làm thế nào? Vì sao? + Tình huống 2: Giờ ra chơi, Bình rủ Lê chơi đuổi nhau trong lớp. Theo em, Lê nên ứng xử thế nào? Vì sao? + Tình huống 3: Hùng rủ Chí trèo cây cao để hái quả ăn. Theo em, Chí nên ứng xử thế nào? Vì sao? - HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Mỗi tình huống, GV mời một nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Tình huống 1: Lan nên nhờ người lớn trong nhà lấy giúp; không nên trèo cao để tránh bị ngã. Tình huống 2: Lê nên từ chối và khuyên Bình không nên chơi đuổi nhau ở trong lớp vì dễ bị vướng bàn ghế và ngã. Tình huống 3: Chí nên từ chối và khuyên Hùng không nên trèo cây cao để khỏi bị ngã. - Các nhóm HS có thể trình bày kết quả xử lí tình huống dưới nhiều cách khác nhau như: dùng lời nói/vẽ tranh/đóng vai/ Hoạt động 2: Thực hành chườm đá vào vết thương kín, bị sưng tấy do ngã Mục tiêu: HS biết cách chườm đá vào vết thương kín, bị sưng tấy do ngã. Cách tiến hành: - GV đặt câu hỏi: Nếu em có vết thương kín, bị sưng tấy do bị ngã, em có thể làm gì để sơ cứu vết thương? - HS chia sẻ kinh nghiệm đã có. - GV hướng dẫn HS cách dùng đá để chườm khi có vết thương kín, bị sưng tấy do ngã. - HS thực hành theo cặp. - GV mời 2 – 3 nhóm HS lên thực hành trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét, khen những HS, nhóm HS đã thực hành tốt. II. VẬN DỤNG Vận dụng trong giờ học Tổ chức cho HS quan sát, xác định những địa điểm trong lớp, trong trường có thể làm HS bị ngã để cẩn thận khi đi lại, chơi đùa ở đó (ví dụ như: sân chơi, cầu thang, lan can, nhà vệ sinh, rãnh thoát nước ở sân trường ) Vận dụng sau giờ học - Nhắc cha mẹ làm lưới bảo vệ ở những nơi cần thiết trong nhà như: lan can, cửa sổ, - Thực hiện: + Không chạy, xô đẩy nhau ở cửa ra vào lớp học, trên cầu thang, sàn trơn, ướt, khu vui chơi. + Không nhoài người ra ngoài hoặc ngồi trên thành lan can, cửa sổ không có lưới bảo vệ. + Không đi chân đất vào phòng tắm trơn ướt. + Không trèo cao, đu cành cây, TỔNG KẾT BÀI HỌC - HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này? - GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Để phòng tránh bị ngã, em cần cẩn thận khi đi lại, chơi đùa hằng ngày. - GV cho HS cùng đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 63. - Yêu cầu 3 HS nhắc lại lời khuyên + GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả. Mời các bạn tham khảo các bài khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_dao_duc_lop_1_chu_de_quan_tam_cham_soc_ong_ba.doc