Giáo án môn Đạo đức Lớp 1 (Cánh diều) - Học kì II - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Đạo đức Lớp 1 (Cánh diều) - Học kì II - Năm học 2020-2021

: Tự liên hệ

- YC HS kể những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình

- Nhận xét, khen ngợi

HĐ4. Vận dụng (8’)

Vận dụng trong giờ học

- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp, thực hành các lời nói, cử chỉ, hành động

a. Chúc mừng anh chị em nhân dịp sinh nhật

b. Động viên, chia sẻ khi anh chị em ốm, mệt

 - GV khen ngợi HS

* GD HS biết quan tâm, chăm sóc khi anh chị em có chuyện vui, buồn hoặc đau ốm

Vận dụng sau giờ học

- Dặn dò HS hằng ngày thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và chia sẻ việc nhà với anh chị em phù hợp với khả năng

HĐ5. Củng cố: (4’)

- Em rút ra được điều gì sau bài học này?

-GV chốt lại:

* Là anh chị trong gia đình, em nên nhường nhịn,

 cử xử ân cần, quan tâm, chăm sóc em nhỏ

 

docx 45 trang thuong95 7133
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Đạo đức Lớp 1 (Cánh diều) - Học kì II - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI 9: EM VỚI ANH CHỊ EM TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 2)
 I.MỤC TIÊU:
1.Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng:
a.Kiến thức:
 - Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình.
 b.Kĩ năng:
 - Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình bằng những 
 hành vi phù hợp với lứa tuổi.
	- Lễ phép, vâng lời anh chị; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ
 2.Yêu cầu cần đạt về năng lực-phẩm chất: 
 a.Năng lực:
 -Năng lực chung: Bước đầu biết làm việc nhóm; giao tiếp thân thiện; hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp. 
 -Năng lực đặc thù: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân.
 b.Phẩm chất: Yêu quý anh chị em trong gia đình.
	II. CHUẨN BỊ
	1.GV: SGK Đạo đức 1; các tranh trong bài phóng to; đạo cụ để thực hiện tình huống.
 2.HS: SGK Đạo đức 1; Sưu tầm tranh ảnh về sự quan tâm, chăm sóc anh chị em 
	III. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm, hỏi đáp, đóng vai.
 IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1.Khởi động (2’)
- Hát tập thể bài Cháu yêu bà
HĐ2. Khám phá (10’)
a: Nhận xét hành vi
- GV YC HS quan sát tranh trong mục a phần Luyện tập trang 46 và thảo luận theo nhóm 4
- Các bạn trong tranh có lời nói và việc làm như thế nào?
- Em đồng tình/ chưa đồng tình với lời nói, việc làm nào của bạn? Vì sao?
- GV treo tranh, mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày
- GV kết luận từng tranh ( tranh 1, 2, 3, 4)
HĐ3. Thực hành, luyện tập. (10’)
b: Xử lí tình huống
- GV YC HS quan sát tranh tình huống ở mục b trang 47 và nêu nội dung tình huống trong mỗi tranh
 Mời vài HS nêu nội dung của mỗi tình huống
- GV mô tà nội dung các tình huống, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận để đóng vai một tình huống theo câu hỏi: Nếu em là bạn trong mỗi tình huống, em sẽ làm gì?
* GV kết luận nội dung tình huống 1, 2, 3
c: Tự liên hệ
- YC HS kể những việc em đã làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình
- Nhận xét, khen ngợi
HĐ4. Vận dụng (8’)
Vận dụng trong giờ học
- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp, thực hành các lời nói, cử chỉ, hành động
a. Chúc mừng anh chị em nhân dịp sinh nhật
b. Động viên, chia sẻ khi anh chị em ốm, mệt
 - GV khen ngợi HS
* GD HS biết quan tâm, chăm sóc khi anh chị em có chuyện vui, buồn hoặc đau ốm
Vận dụng sau giờ học
- Dặn dò HS hằng ngày thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và chia sẻ việc nhà với anh chị em phù hợp với khả năng
HĐ5. Củng cố: (4’)
- Em rút ra được điều gì sau bài học này?
-GV chốt lại:
* Là anh chị trong gia đình, em nên nhường nhịn,
 cử xử ân cần, quan tâm, chăm sóc em nhỏ
* Là em trong gia đình, em nên lễ phép, vâng lới anh chị, quan tâm, giúp đỡ anh chị những việc làm phù hợp với khả năng
- YC HS đọc Lời khuyên SGK
HĐ6.Dặn dò: (1’)
- Dặn HS chuẩn bị bài: Lời nói thật
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể 
- Quan sát.
- Thảo luận, từng nhóm trình 
bày và HS khác nhận xét, bổ
 sung.
- Lắng nghe
- Quan sát
- Trình bày
- Thảo luận đóng vai theo phân công, từng nhóm trình bày và HS khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS kể trước lớp
- Từng cặp HS thực hiện, HS 
khác quan sát, nhận xét
- Lắng nghe để thực hiện
- Lắng nghe và vận dụng để thực hiện
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
- HS đọc Lời khuyên SGK
- HS lắng nghe,
- HS lắng nghe.
TUẦN 20 
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI 10: LỜI NÓI THẬT (Tiết 1)
 I. MỤC TIÊU
1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a.Kiến thức:
- Nêu được một số biểu hiện của lời nói thật .
	- Giải thích được vì sao phải nói thật.
 b.Kĩ năng:
	- Thực hiện nói thật trong giao tiếp với người khác
 - Đồng tình với những lời nói thật, không đồng tình với những lời nói dối . 
 2.Yêu cầu cần đạt về năng lực-phẩm chất: 
a.Năng lực:
-Năng lực chung: Bước đầu biết làm việc nhóm; giao tiếp thân thiện; hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp. Biết giải quyết vấn đề thông qua các tình huống; vận dụng những điều đã học vào thực tế.
-Năng lực đặc thù: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo
b.Phẩm chất: Trung thực. Không nói dối, nói sai sự thật. 
	II. CHUẨN BỊ
	 1.GV: SGK Đạo đức 1; sưu tầm câu chuyện có nội dung về việc dũng cảm nói thật; tranh câu chuyện Cậu bé chăn cừu
 2. HS: SGK Đạo đức 1
III.PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp trò chơi, quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động (5’)
- Trò chơi: Đoán xem ai nói thật
2. Bài mới (25’)
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh Cậu bé chăn cừu
- GV YC HS trao đổi theo nhóm đôi quan sát từng bức tranh, nêu nội dung chính trong mỗi bức tranh
- HD HS bình chọn nhóm kể chuyện hay
- GV có thể kể lại rõ ràng câu chuyện
- Nhận xét, khen ngợi
Hoạt động 2: Thảo luận
-GV nêu câu hỏi để HS trả lời
+ Vì sao khi chó sói xuất hiện, dân làng lại không đến giúp cậu bé?
+ Nói dối có tác hại gì?
+ Nói thật mang lại điều gì?
* GV tổng kết 3 nội dung HS vừa trình bày:
-Khi chó sói xuất hiện, dân làng lại không đến giúp cậu bé vì họ không còn tin những gì cậu bé nói là thật nữa. Điều này là do trước đây cậu bé đã từng nói dối, trêu đùa họ.
-Nói dối có rất nhiều tác hại. Tác hại lớn nhất là làm mất niềm tin ở người khác, sẽ không nhận được sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết.
-Nói thật giúp cho em có thể tạo niềm tin, sự tôn trọng từ người khác và luôn nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết.
Hoạt động 3: Xem tranh
- GV YC HS làm việc cá nhân quan sát tranh ở mục c trang 51-52 nêu nội dung tình huống được thể hiện trong bức tranh
- GV nêu lại nội dung tình huống trong tranh rồi đưa ra câu hỏi: 
+ Bạn nam/nữ trong tranh nói như vậy là nói thật hay nói dối?
+ Em có đồng tình với việc làm của bạn nam/nữ không?
+ Theo em, cô giáo sẽ cảm thấy thế nào trước lời nói của bạn nam/nữ?
+ Đã bao giờ em gặp tình huống giống bạn nam/nữ chưa? Em đã ứng xử như thế nào khi ấy?
* GV kết luận:
-Tranh 1: Việc bạn nam nhận lỗi làm vỡ lọ hoa cho thấy bạn nam là người nói thật. Cô giáo sẽ rất hài lòng với cách làm của bạn nam và sẽ tha thứ cho bạn nam. Do đó, chúng ta nên đồng tình với việc làm của bạn nam và tin rằng bạn nam sẽ cẩn thận hơn.
-Tranh 2:Việc bạn nam đi học muộn là chưa thực hiện đúng Nội quy trường, lớp. Tuy nhiên, bạn nam đã nói thật lí do đi học muộn. Chúng ta đồng tình với cách cư xử của bạn nam và tin rằng bạn nam từ làn sau sẽ đi học đúng giờ.
-Tranh 3:Bạn nữ đã nói dối khi mẹ hỏi vì sao chưa sắp xếp sách vở. Sự thật là do bạn mải xem ti vi chứ không phải do mệt. Chúng ta không nên đồng tình với việc bạn nữ nói dối.
3.Củng cố (3’)
- Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- GV nhận xét, rút ra bài học.
4.Dặn dò: (2’)
- Dặn HS chuẩn bị: Phần Luyện tập bài Lời nói thật.
- Nhận xét tiết học
- Cả lớp tham gia chơi
- Kể chuyện theo nhóm đôi, 
trình bày trước lớp.
- HS bình chọn
-HS lắng nghe.
-HS chú ý, thảo luận.
- HS lần lượt trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
-HS nêu ý kiến cá nhân.
-HS lắng nghe.
-HS chú ý.
-HS lắng nghe.
---------------------------------------------------
TUẦN 21
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI 10: LỜI NÓI THẬT (Tiết 2)
	I. MỤC TIÊU
1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a.Kiến thức:
- Nêu được một số biểu hiện của lời nói thật .
	- Giải thích được vì sao phải nói thật.
 b.Kĩ năng:
	- Thực hiện nói thật trong giao tiếp với người khác
 - Đồng tình với những lời nói thật, không đồng tình với những lời nói dối . 
 2.Yêu cầu cần đạt về năng lực-phẩm chất: 
a.Năng lực:
-Năng lực chung: Biết làm việc nhóm; giao tiếp thân thiện; hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp. Biết giải quyết vấn đề thông qua các tình huống; vận dụng những điều đã học vào thực tế.
-Năng lực đặc thù: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân.
b.Phẩm chất: Trung thực. Không nói dối, nói sai sự thật. 
	II. CHUẨN BỊ
	1.GV: SGK Đạo đức 1; sưu tầm câu chuyện có nội dung về việc dũng cảm nói thật; tranh câu chuyện Cậu bé chăn cừu
 2. HS: SGK Đạo đức 1
III.PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm, đóng vai.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động (5’)
- Nghe kể chuyện Cháy nhà ( Truyện cổ Việt Nam)
2. Bài mới (25’)
Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ.
- GV mời HS đọc to các ý kiến được đưa ra trong sách
- Gọi HS trình bày ý kiến cá nhân.
- GV kết luận ứng với từng ý kiến được trao đổi ( ý kiến 1, 2, 3)
+Với ý kiến 1: Đồng tình, vì người nói thật sẽ không trêu đùa, làm hại ngươi khác bởi những lời nói không đúng.
+Với ý kiến 2: Không đồng tình, vì lời nói dối có thể sẽ tránh được bị phạt những khi đã bị phát hiện thì người nói dối sẽ bị mất đi niềm tin ở người khác, khiến người khác ngần ngại giúp đỡ, sẻ chia.
+Với ý kiến 3: Đồng tình, vì nói dối đổ lỗi cho người khác là việc làm không tốt, thể hiện sự thiếu dũng cảm, hay hèn nhát.
Hoạt động 2: Đóng vai
- GV YC HS nêu các tình huống ở mục b trang 53
- Giao các nhóm HS thảo luận đưa ra cách xử lí tình huống 
- Mời vài nhóm HS lên đóng vai
- GV mô tà nội dung các tình huống, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
* GV kết luận:
+Tình huống 1: Cách xử lí phù hợp là Chi nên nói thật 
với bạn về lỗi của mình, xin lỗi và đề nghị cách sửa lỗi.
+Tình huống 2: Cách xử lí phù hợp là Mai nên nói thật
 với mẹ, xin lỗi mẹ với thái độ chân thành và đề nghị 
cách sửa lỗi.
3.Củng cố: (3’)
- Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- YC HS đọc Lời khuyên SGK
-GV chia sẻ: Dũng cảm nói thật trong một số tình huống không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu em làm được điều đó, em sẽ cảm thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản và được mọi người tin cậy.
4.Dặn dò: (2’)
- Dặn HS chuẩn bị: Chuẩn bị hoạt động tự liên hệ bài Lời nói thật.
- Nhận xét tiết học
 - Nghe kể chuyện .
-HS đọc.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
-HS làm việc theo nhóm
- Thảo luận, từng nhóm để đóng vai, trình bày và HS khác nhận xét, có thể đưa ra cách ứng xử của đội mình
- Lắng nghe
- Trình bày
- HS đọc Lời khuyên SGK
 - Lắng nghe.
-HS chú ý.
-HS lắng nghe.
TUẦN 22
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI 10: LỜI NÓI THẬT (Tiết 3)
	I. MỤC TIÊU
1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a.Kiến thức:
- Nêu được một số biểu hiện của lời nói thật .
	- Giải thích được vì sao phải nói thật.
 b.Kĩ năng:
	- Thực hiện nói thật trong giao tiếp với người khác
 - Đồng tình với những lời nói thật, không đồng tình với những lời nói dối . 
 2.Yêu cầu cần đạt về năng lực-phẩm chất: 
a.Năng lực:
-Năng lực chung: Bước đầu biết làm việc nhóm; giao tiếp thân thiện; hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
-Năng lực đặc thù: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân.
b.Phẩm chất: Trung thực. Không nói dối, nói sai sự thật. 
	II. CHUẨN BỊ
	1. GV: SGK Đạo đức 1; 
 2.HS: SGK Đạo đức 1
III.PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động (3’)
- Ổn định lớp.
-Lớp hát bài:
2. Bài mới (25’)
Hoạt động 1: Tự liên hệ
- YC HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:
+ Bạn đã bao giờ dũng cảm nói thật khi mắc lỗi chưa?
+ Khi đó bạn cảm thấy như thế nào?
+ Sau khi nói thật, người đó có thái độ như thế nào?
- GV có thể chia sẻ với HS kinh nghiệm của mình
- Nhận xét, khen ngợi HS dũng cảm nói thật và khuyến khích HS luôn nói thật.
Hoạt động 2: Vận dụng
- HS tìm hiểu về những câu chuyện về dũng cảm nói thật (qua ti vi, bố mẹ, người thân, )
 - GV khen ngợi HS
* GD HS luôn nói thật ở trường, ở nhà, ở ngoài, không chỉ nói thật với thầy cô, ông bà, cha mẹ, mà nói thật ở bạn bè, em nhỏ; khi thấy bạn nói dối, em nên nhắc nhở bạn
3.Củng cố: (3’)
- Em rút ra được điều gì sau bài học này?
-YC HS đọc Lời khuyên SGK
GV chia sẻ: Dũng cảm nói thật trong một số tình huống không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu em làm được điều đó, em sẽ cảm thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản và được mọi người tin cậy.
4.Dặn dò (2’)
- Dặn HS chuẩn bị bài: Trả lại của rơi
- Nhận xét tiết học
-Báo cáo sĩ số.
-Lớp hát.
-HS thảo luận nhóm đôi.
- HS chia sẻ theo nhóm đôi trước lớp
- Lắng nghe
-Chia sẻ câu chuyện đã sưu 
tầm ở nhà
- Lắng nghe để thực hiện
- Trình bày
- HS đọc Lời khuyên SGK
- Lắng nghe.
-HS lắng nghe.
TUẦN 23
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Bài 11. TRẢ LẠI CỦA RƠI (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a.Kiến thức:
	- Giải thích được vì sao nên trả lại của rơi khi nhặt được.
	- Xác định được một số người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp em trả lại của rơi khi nhặt được ở trường, ở ngoài đường và những nơi công cộng khác.
 b.Kĩ năng:
	- Thực hiện trả lại của rơi mỗi khi nhặt được.
	- Đồng tình với hành vi thật thà, không tham của rơi, không đồng tình với những thái độ, hành vi không chịu trả lại của rơi.
 2.Yêu cầu cần đạt về năng lực-phẩm chất: 
a.Năng lực:
-Năng lực chung: Năng lực giao tiếp thân thiện; hợp tác với các bạn trong học tập.
-Năng lực đặc thù: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân.
 b.Phẩm chất: Thật thà, trung thực. Không lấy những gì không phải là của mình.
	II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC
 1.GV:
	- SGK Đạo đức 1
	- Băng đĩa CD bài hát "Bà còng đi chợ" – Nhạc và lời Phạm Tuyên.
 2.HS: - SGK Đạo đức 1
 III.PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm.
 IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Khởi động (5’)
- Cho HS hát bài "Bà còng đi chợ" 
- Thảo luận chung:
+ Bạn Tôm, bạn Tép trong bài hát đã làm gì?
+ Việc làm của 2 bạn đó có đáng khen không? Vì sao?
- HS HS suy nghĩ, nhớ lại và chia sẻ các câu hỏi:
+ Em hoặc người thân của em đã bao giờ bị mất tiền hoặc mất đồ chưa?
+ Khi bị mất tiền hoặc mất đồ, em hoặc người thân của em cảm thấy như thế nào?
+ Em đã bao giờ trả lại của rơi chưa? Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
- Gv dẫn dắt vào bài học
 2.Bài mới: (25’)
HĐ 1. Kể chuyện theo tranh
- HD HS quan sát tranh mục a trang 56 và chuẩn bị kể chuyện theo tranh.
- Cho HS bình chọn bạn kể hay nhất
- GV kể lại nội dung câu chuyện.
HĐ 2: Thảo luận
- Cho HS cả lớp thảo luận các câu hỏi:
+ Mẹ Lan cảm thấy thế nào khi bị mất ví?
+ Việc làm của cậu bé trong câu chuyện đã mang lại điều gì?
-GV nhận xét và kết luận: Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người bị mất và cho chính mình, trả lại của rơi là người thật thà, được mọi người yêu mến và quý trọng.
HĐ 2. Tìm những người phù hợp có thể giúp em trả lại của rơi
- HD HS tham khảo hình vẽ ở mục c (SGK) trang 57 và nêu rõ người phù hợp, đáng tin cậy có thể nhờ giúp đỡ khi các em nhặt được của rơi trong từng tình huống cụ thể.
-GV yêu cầu hs làm việc theo nhóm.
- Gv kết luận: Khi nhặt được của rơi, nếu không biết đó là của ai để tự trả lại, em có thể nhờ những người đáng tin cậy để nhờ giúp đỡ. Và trong mọi trường hợp, bố mẹ, thầy cô giáo luôn là những người đáng tin cậy, có thể hỗ trợ, giúp đỡ các em trả lại của rơi.
3.Củng cố (3’)
- Nêu câu hỏi: Qua bài học hôm nay, các em có thể rút ra được điều gì?
- Tóm tắt nội dung bài học: Em cần trả lại của rơi khi nhặt được. Trả lại của rơi là người thật thà, đáng quý.
4.Dặn dò: (2’)
- Nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học.
-Chuẩn bị tiết 2 bài Trả lại của rơi.
- Hát tập thể
-HS thảo luận.
-Chia sẻ ý kiến.
-HS theo dõi.
-HS quan sát. Kể chuyện theo tranh.
-HS bình chọn.
-Cả lớp thảo luận.
+ Mẹ Lan rất buồn.
+Việc làm của cậu bé đã mang lại niềm vui cho mẹ của Lan.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
-HS làm việc theo nhóm. Nêu kết quả thảo luận
-HS nêu ý kiến cá nhân.
-HS lắng nghe.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS lắng nghe.
TUẦN 24
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Bài 11. TRẢ LẠI CỦA RƠI ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1.Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a.Kiến thức:
	- Giải thích được vì sao nên trả lại của rơi khi nhặt được.
	- Xác định được một số người phù hợp, đáng tin cậy có thể giúp em trả lại của rơi khi nhặt được ở trường, ở ngoài đường và những nơi công cộng khác.
 b.Kĩ năng:
	- Thực hiện trả lại của rơi mỗi khi nhặt được.
	- Đồng tình với hành vi thật thà, không tham của rơi, không đồng tình với những thái độ, hành vi không chịu trả lại của rơi.
 2.Yêu cầu cần đạt về năng lực-phẩm chất: 
a.Năng lực:
-Năng lực chung: Biết giải quyết vấn đề thông qua các tình huống; vận dụng những điều đã học vào thực tế.
-Năng lực đặc thù: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân. HS phát triển năng lực tư duy phê phán
 b.Phẩm chất: Thật thà, trung thực. Không lấy những gì không phải là của mình.
	II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC
	1.GV:
 - SGK Đạo đức 1
	- Các câu chuyện, clip về những bạn nhỏ thật thà trả lại của rơi
	- Một số đạo cụ để sử dụng khi đóng vai.
 2.HS: - SGK Đạo đức 1
 III.PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, đóng vai.
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: (2’)
-Ổn định lớp.
2.Bài mới: (28’)
Hoạt động 1. Nhận xét hành vi
- HD HS quan sát tranh mục a trang 57,58 để đưa ra 
nhận xét, đánh giá việc làm của bạn nào thể hiện tính thật thà? Vì sao?
- Mời HS trình bày ý kiến và hỏi thêm: Em sẽ làm gì khi chứng kiến việc làm của các bạn
- GV kết luận:
+Việc là của bạn nhỏ trong tranh 1 và 3 là thật thà, không tham của rơi. Chúng ta nên đồng tình, ủng hộ những việc làm này.
+Việc làm của hai bạn nhỏ trong tranh 2 là chưa thật thà. Chúng ta nên nhắc nhở bạn nếu chứng kiến những việc làm như thế.
Hoạt động 2 .Xử lí tình huống và đóng vai
- Yêu cầu HS quan sát tranh mục b trang 58,59 và cho biết nội dung tình huống xảy ra trong tranh
- Giới thiệu nội dung 3 tình huống (SGK) và phân công mỗi nhóm thảo luận, đóng vai thể hiện cách ứng xử một tình huống
- Cho HS thảo luận sau mỗi tiểu phẩm đóng vai:
+ Em có đồng tình với cách ứng xử mà nhóm bạn đã thể hiện không? Vì sao?
+ Em có cách ứng xử khác không?
- Nhận xét về cách ứng xử của các nhóm và kết luận:
+Tình huống 1: Lan nên hỏi các bạn trong lớp xem ai để quên và trả lại truyện cho bạn. Nếu muốn đọc truyện thì sau đó sẽ hỏi mượn bạn.
+Tình huống 2: Lan nên nhờ chú công an, bố mẹ hoặc thầy cô giáo tìm trả lại cho người làm rơi.
+Tình huống 3: Tân nên khuyên bạn nhờ thầy cô cô giáo để tìm trả lại cho người làm rơi.
*Vận dụng:
Hướng dẫn HS:
- Thực hiện trả lại của rơi cho người bị mấy khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè và người thân cùng thực hiện.
- Tìm hiểu những câu chuyện về thật thà trả lại của rơi (qua người thân, qua các phương tiện truyề thông đại chúng)
- Chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp những câu chuyện tìm hiểu được
- Tự đánh giá việc thức hiện bài học bằng cách thả một bông hoa/chiếc lá/viên sỏi vào "Giỏ việc tốt" mỗi lần em nhặt được của rơi, trả lại ngườ mất.. Sau đó nhớ chia sẻ với thầy cô, bạn bè.
3.Củng cố (3’)
- Nêu câu hỏi: Qua bài học hôm nay, các em có thể rút ra được điều gì?
- Tóm tắt nội dung bài học: Em cần trả lại của rơi khi nhặt được. Trả lại của rơi là người thật thà, đáng quý
- Gọi HS đọc lời khuyên SGK/59
4. Dặn dò: (2’)
- Nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học
- Hát tập thể
-HS quan sát tranh.
- Chia sẻ theo cặp đôi
-HS quan sát, trả lời.
-HS theo dõi. Chia nhóm thảo luận, đóng vai.
-HS thảo luận.
-HS lắng nghe.
-HS chú ý theo dõi.
-HS nêu bài học rút ra.
-HS lắng nghe.
-HS đọc lời khuyên.
-HS lắng nghe.
TUẦN 25
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI 12: PHÒNG TRÁNH BỊ NGÃ
I.MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng
 a.Kiến thức:
– Nhận biết được những nơi, những hành động nguy hiểm, có thể làm trẻ em bị ngã. 
b.Kĩ năng:
– Thực hiện được một số hành động, việc làm cần thiết, phù hợp với lứa tuổi để phòng tránh bị ngã. 
Phẩm chất, năng lực
 a.Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.
 b.Phẩm chất: Yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh.
II.CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án, SGK, VBT Đạo đức 1
 Tranh ảnh, video clip về các tình huống trẻ em bị ngã.
Một số đồ dùng để đóng vai ứng xử khi bị ngã.
Khăn, đá lạnh để thực hành chườm vết thương kín bị sưng tấy do ngã.
Học sinh
Dụng cụ học tập: SGK, VBT Đạo đức 1, vở ghi chép
III.PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thảo luận nhóm, hỏi đáp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: (5’)
-Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
-GV hỏi:
+ Trong lớp ta bạn nào đã từng bị ngã rồi?
+Em đã bị ngã ở đâu?
+Em cảm thấy như thế nào khi bị ngã?
- GV gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
-GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: 
 Các con ạ! Vừa rồi chúng mình đã đưa ra một vài ví dụ về việc chúng mình hay bị ngã đúng không nào? Và để phòng tránh bị ngã xảy ra thì chúng ta phải làm gì? Để biết được các cách phòng tránh đó thì chúng ta sẽ vào bài học ngày hôm nay nhé! Bài 12 “ Phòng tránh bị ngã”. Các cpn dở sách giáo khoa trang 60 ra chúng ta cùng học bài nhé!
-GV viết tên bài lên bảng
-Lớp ổn định.
- HS trả lời:
+ HS dơ tay
+ HS: ngã ở nhà, ở ngoài đường, 
+ HS: Đau thậm trí là chảy máu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
-HS viết tên bài vào vở.
2.Bài mới: (25’)
Hoạt động 1: Tìm hiểu hậu quả của một số hành động nguy hiểm.
-GV chiếu 4 đoạn video ngắn trên bảng chiếu về nội dung giống 4 bức tranh (tìm các video trên mạng)
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và cho biết.
+ Bạn nhỏ trong video 1 đang làm gì?
+ Việc làm đó dẫn đến điều gì/hậu quả gì?
- GV gọi các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
- GV hỏi: Ngoài những hành động, việc làm trên, còn có những hành động, việc làm nào khác khiến chúng ta có thể bị ngã?
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và đưa ra thêm tranh ảnh, video clip về những tình huống mà trẻ bị ngã xoay quanh cuộc sống của các con.
- GV kết luận: Các con ạ, trong thực tế của chúng ta có rất nhiều hành động, việc làm có thể khiến chúng ta bị ngã. Và bị ngã thì có đau không hả các con? À đúng r, bị ngã k chỉ đau mà còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chúng ta, làm cho ông bà bố mẹ lo lắng phải khong nào? Bởi vậy, chúng ta cần phải hết sức cẩn thận khi chơi hay làm một việc gì đó các con nhé.
- Cả lớp quan sát các video.
- HS làm việc theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ được GV giao.
+ Tranh 1: Hai bạn nhỏ chạy đuổi nhau trong khi sàn nhà ướt và trơn. 
+ Tranh 2: Bạn nhỏ nghịch ngồi trượt từ trên thành cầu thang xuống. 
+ Tranh 3: Bạn nhỏ ngoài người ra ngoài cửa sổ không có lưới bảo vệ. + Tranh 4: Bạn nhỏ nghịch đu cành cây
- HS trả lời:
+ Tranh 1: Việc làm đó có thể khiến hai bạn bị ngã, đập đầu xuống sàn nhà.
+ Tranh 2: Việc làm đó có thể khiến bạn bị ngã đau.
+ Tranh 3: Việc làm đó có thể khiến bạn bị ngã từ trên tầng cao xuống đất, nguy hiểm đến tính mạng.
+ Tranh 4: . Việc làm đó có thể khiến cành cây bị gẫy và làm bạn bị ngã xuống đất, gây thương tích.
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe
- HS trả lời: chạy ra ngoài đường khi có rất nhiều xe cộ đi lại, 
- HS nhận xét
- HS quan sát 
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Thảo luận về phòng tránh bị ngã
- GV chiếu tranh trong mục b lên bảng chiếu và yêu cầu học sinh quan sát.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, xác định những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bị ngã.
- GV mời một nhóm trình bày kết quả.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết các ý kiến và kết luận: Để phòng tránh bị ngã, em cần:
+ Không nhoài người, thò đầu ra ngoài cửa sổ, không ngồi lên thành lan can không có lưới bảo vệ.
+ Cẩn thận khi lên xuống cầu thang; không chạy nhảy, xô đẩy nhau.
+ Không leo trèo, đu cành cây, kê ghế trèo lên cao để lấy đồ.
+ Không đi chân đất, chạy nhảy, nô đùa trên nền trơn ướt, phủ rêu.
+ Không đùa nghịch nhảy qua miệng cống, rãnh nước, hố sâu....
3.Luyện tập:
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh ở mục a SGK, trang 62, 63 và nêu nội dung tình huống xảy ra trong mỗi tranh theo nhóm đôi, mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống.
- GV giải thích rõ nội dung từng tình huống:
+ Tình huống 1: Lan muốn lấy gấu bông ở trên kệ giá sách cao. Theo em, Lan nên làm thế nào? Vì sao?
+ Tình huống 2: Giờ ra chơi, Bình rủ Lê chơi đuổi nhau trong lớp. Theo em, Lê nên ứng xử thế nào? Vì sao?
+ Tình huống 3: Hùng rủ Chí trèo cây cao để hái quả ăn. Theo em, Chí nên ứng xử thế nào? Vì sao?
- GV phân công mỗi nhóm HS thảo luận, xử lý 1 tình huống.
- Các nhóm HS có thể trình bày kết quả xử lí tình huống dưới nhiều cách khác nhau như: dùng lời nói/vẽ tranh/đóng vai/ 
- GV gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận tình huống mà nhóm mình được giao.
-GV gọi các nhóm còn lại nhận xét bà bổ sung cho nhóm bạn.
- GV nhận xét và kết luận:
Tình huống 1: Lan nên nhờ người lớn trong nhà lấy giúp; không nên trèo cao để tránh bị ngã.
Tình huống 2: Lê nên từ chối và khuyên Bình không nên chơi đuổi nhau ở trong lớp vì dễ bị vướng bàn ghế và ngã.
Tình huống 3: Chí nên từ chối và khuyên Hùng không nên trèo cây cao để khỏi bị ngã.
Hoạt động 2: Thực hành chườm đá vào vết thương kín, bị sưng tấy do ngã.
GV đặt câu hỏi: Nếu em có vết thương kín, bị sưng tấy do bị ngã, em có thể làm gì để sơ cứu vết thương?
- GV hướng dẫn HS cách dùng đá để chườm khi có vết thương kín, bị sưng tấy do ngã.
- GV mời 2 – 3 nhóm HS lên thực hành trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét, khen những HS, nhóm HS đã thực hành tốt.
VẬN DỤNG
Vận dụng trong giờ học: Tổ chức cho HS quan sát, xác định những địa điểm trong lớp, trong trường có thể làm HS bị ngã để cẩn thận khi đi lại, chơi đùa ở đó (ví dụ như: sân chơi, cầu thang, lan can, nhà vệ sinh, rãnh thoát nước ở sân trường )
Vận dụng sau giờ học:
- Nhắc cha mẹ làm lưới bảo vệ ở những nơi cần thiết trong nhà như: lan can, cửa sổ, 
- Thực hiện:
+ Không chạy, xô đẩy nhau ở cửa ra vào lớp học, trên cầu thang, sàn trơn, ướt, khu vui chơi.
+ Không nhoài người ra ngoài hoặc ngồi trên thành lan can, cửa sổ không có lưới bảo vệ.
+ Không đi chân đất vào phòng tắm trơn ướt.
+ Không trèo cao, đu cành cây, 
4.Củng cố (3’)
- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
- GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: Để phòng tránh bị ngã, em cần cẩn thận khi đi lại, chơi đùa hằng ngày.
- GV cho HS cùng đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 1, trang 63.
- Yêu cầu 3 HS nhắc lại lời khuyên.
5.Dặn dò: (2’)
-GV nhận xét, đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học, tuyên dương những HS học tập tích cực và hiệu quả.
- HS quan sát 
- HS thự hiện thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày.
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS HS quan sát và thảo luận nhóm đôi
- HS lắng nghe
- HS làm việc nhóm HS thảo luận, xử lý một tình huống được giao.
- HS trình bày ý kiến.
- HS nhận xét và bổ sung
- HS chia sẻ kinh nghiệm đã có.
- HS thực hành theo cặp.
-HS theo dõi, nhận xét.
-HS thực hiện.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS nêu ý kiến cá nhân.
-HS lắng nghe.
-HS đọc lời khuyên.
-3 HS nhắc lại.
-HS theo dõi, lắng nghe.
Tiết 4: Đạo đức
BÀI 12: PHÒNG TRÁNH BỊ NGÃ
I.MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng
 a. Kiến thức:
– Nhận biết được những nơi, những hành động nguy hiểm, có thể làm trẻ em bị ngã. 
b.Kĩ năng:
– Thực hiện được một số hành động, việc làm cần thiết, phù hợp với lứa tuổi để phòng tránh bị ngã. 
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán và sáng tạo.
b. Phẩm chất: Yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Đạo đức 1
- Tranh ảnh, video clip về các tình huống trẻ em bị ngã.
2. Học sinh
- Dụng cụ học tập: SGK, VBT Đạo đức 1, vở ghi chép
III. PHƯƠNG PHÁP: Phương pháp thảo luận nhóm, hỏi đáp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
-GV hỏi:
+ Trong lớp ta bạn nào đã từng bị ngã rồi?
+Em đã bị ngã ở đâu?
+Em cảm thấy như thế nào khi bị ngã?
- GV gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: 
- GV viết tên bài lên bảng
- Lớp ổn định.
- HS trả lời:
+ HS dơ tay
+ HS: ngã ở nhà, ở ngoài đường, 
+ HS: Đau thậm trí là chảy máu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS viết tên bài vào vở.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu hậu quả của một số hành động nguy hiểm.
-GV chiếu 4 đoạn video ngắn trên bảng chiếu về nội dung giống 4 bức tranh (tìm các video trên mạng)
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và cho biết.
+ Bạn nhỏ trong video 1 đang làm gì?
+ Việc làm đó dẫn đến điều gì/hậu quả gì?
+ Tranh 1: Việc làm đó có thể khiến hai bạn bị ngã, đập đầu xuống sàn nhà.
+ Tranh 2: Việc làm đó có thể khiến bạn bị ngã đau.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
- GV hỏi: Ngoài những hành động, việc làm trên, còn có những hành động, việc làm nào khác khiến chúng ta có thể bị ngã?
- GV gọi HS nhận xét.
- GV kết luận: Các con ạ, trong thực tế của chúng ta có rất nhiều hành động, việc làm có thể khiến chúng ta bị ngã. Bởi vậy, chúng ta cần phải hết sức cẩn thận khi chơi hay làm một việc gì đó các con nhé.
- Cả lớp quan sát các video.
- HS làm việc theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ được GV giao.
- HS trả lời:
+ Tranh 3: Việc làm đó có thể khiến bạn bị ngã từ trên tầng cao xuống đất, nguy hiểm đến tính mạng.
+ Tranh 4: . Việc làm đó có thể khiến cành cây bị gẫy và làm bạn bị ngã xuống đất, gây thương tích.
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe
- HS trả lời: chạy ra ngoài đường khi có rất nhiều xe cộ đi lại, 
- HS nhận xét
- HS quan sát 
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Thảo luận về phòng tránh bị ngã
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, xác định những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bị ngã.
- GV mời một nhóm trình bày kết quả.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết các ý kiến

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dao_duc_lop_1_canh_dieu_hoc_ki_ii_nam_hoc_2020_2.docx