Giáo án môn Đạo đức Lớp 1 - Bài 13: Giữ gìn tài sản của trường, lớp - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Kim Đồng
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
1. Nêu được những việc cẩn làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp và hiểu ý nghĩa của việc làm đó.
2. Thực hiện đúng việc giữ gìn tài sản của trường, lớp.
3. Nhắc nhở bạn bè cùng giữ gin tài sản của trường, lớp.
II. CHUẨN BỊ
4. SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
5. Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Em yêu trường em” - sáng tác: Hoàng Vân),. gắn với bài học “Giữ gìn tài sản của trường, lớp”;
6. Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint„. (nếu có điểu kiện).
7. MỤCTIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết được ý nghĩa của việc giữ trật tự trong trường, lớp; khi nào cẩn giữ trật tự trong trường, lớp.
- Thực hiện được việc giữ trật tự trong trường, lớp.
- Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự trong trường, lớp.
BÀI 13: GIỮ GÌN TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG, LỚP I. MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: Nêu được những việc cẩn làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp và hiểu ý nghĩa của việc làm đó. Thực hiện đúng việc giữ gìn tài sản của trường, lớp. Nhắc nhở bạn bè cùng giữ gin tài sản của trường, lớp. II. CHUẨN BỊ SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Em yêu trường em” - sáng tác: Hoàng Vân),... gắn với bài học “Giữ gìn tài sản của trường, lớp”; Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint„.. (nếu có điểu kiện). MỤCTIÊU Sau bài học này, HS sẽ: Biết được ý nghĩa của việc giữ trật tự trong trường, lớp; khi nào cẩn giữ trật tự trong trường, lớp. Thực hiện được việc giữ trật tự trong trường, lớp. Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự trong trường, lớp. II.CHUẨN BỊ - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1; - Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát,... gắn với bài học “Giữ trật tự trong trường, lớp”; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HoatHoat 1. 1. Khởi động Tổ chức hoạt động tập thể- hát bài "Em yêu trường em" GV tổ chức cho HS hát bài “Em yêu trường em”. GV đặt cầu hỏi: + Trong bài hát có nhắc tới những gì? (Trường lớp, bàn ghê, sách vở, thấy cô, các bạn,...) + Bài hát nói về điều gì? (Bài hát nói về tình yêu của các bạn HS với mái trường thân yêu.) Kết luận: Chúng ta đang học dưới mái trường thân yêu có thầy cô, bè bạn, bàn ghế, sách vở,... Để thể hiện tình yêu với mái trường, chúng ta phải cùng nhau giữ gìn tài sản của trường, lớp. 2. Khám phá Hoạt động 1 Tìm hiểu vì sao phải giữ gìn tài sản của trường, lớp GV treo/chiếu tranh ở mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sát tranh trong SGK). GV nêu yêu cầu: + Em hãy nhận xét về hành vi của các bạn trong tranh. + Vì sao em cẩn giữ gìn tài sản của trường, lớp? - HS quan sát, lắng nghe, thảo luận cặp đôi, trả lời từng câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời tốt. Kết luận: - Hành vi đứng lên bàn, ghế để đùa nghịch của hai bạn trong tranh là sai, em không nên làm theo bạn. - Giữ gìn tài sản của trường, lớp là nhiệm vụ của mỗi HS. Giữ gìn tài sản của trường, lớp giúp em có điều kiện để học tập, sinh hoạt ở trường, lớp được tốt hơn. Hoạt động 2 : Khám phá những việc cần làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh nhỏ trong mục Khám phá (SGK) và thực hiện theo yêu cầu: Em hãy kể tên các tài sản của nhà trường. Để giữ gìn các tài sản đó, em cần làm gì? HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời đúng. Kết luận: Tài sản của trường, lớp bao gồm: bàn ghế, bảng, cửa, cây cối, tường, nước, đồ dùng thiết bị dạy học,... Những việc em cần làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp là: khoá vòi nước khi dùng xong; tắt điện khi ra khỏi phòng; không nhảy lên bàn ghế; giữ gìn sách, truyện trong thư viện; lau cửa sổ lớp học; không vẽ lên tường,... Luyện tập Hoạt động 1 Em chọn việc làm đúng - GV treo/chiếu tranh lên bảng (hoặc HS quan sát tranh trong SGK), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy quan sát bốn bức tranh trong mục Luyện tập (SGK), sau đó thảo luận, lựa chọn việc làm đúng. - HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào việc nên làm, sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh. - GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm có câu trả lời đúng. Kết luận: - Việc làm đúng: Tắt điện, đóng cửa sổ khi ra khỏi phòng (tranh 1); Nhắc nhở bạn khoá vòi nước khi không dùng nữa (tranh 2). - Việc em không nên làm là: Viết lên bàn (tranh 3); Vẽ lên tường lớp học (tranh 4). Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với bạn những việc em đã làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp. GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi. HS chia sẻ qua thực tế của bản thân. GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết giữ gìn tài sản của trường, lớp. Kết luận: Để có môi trường học tập tốt em cẩn thực hiện nội quỵ giữ gìn tài sản của trường, lớp. Vận dụng Hoạt động 1: Xử lí tình huống GV treo hoặc chiếu tranh lên bảng và yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận và đưa ra phương án xử lí trong tình huống: Em sẽ làm gì khi thấy một bạn đang hái hoa trong vườn hoa của nhà trường? Gợi ý: HS có thể đưa ra các cách xử lí khác nhau: 1/ Báo với cô giáo chủ nhiệm hoặc bảo vệ; 2/ Khuyên bạn không nên làm thế; 3/ Mặc kệ bạn;... GV cho HS trình bày các cách xử lí, phân tích để lựa chọn cách xử lí tốt nhất. Kết luận: Em cần biết giữ gìn tài sản của trường, lớp bằng những hành động cụ thể. Hoạt động 2 Em cùng bạn nhác nhau giữ gìn tài sản của trường; lớp Tuỳ năng lực HS và thời gian của bài học, GV có thể yêu cẩu HS đóng vai tình huống ở hoạt động Luyện tập với cách xử lí nhắc bạn không nên viết lên bàn, viết lên tường. HS cũng có thể tưởng tượng ra một tình huống khác với hành động nhắc nhau cùng giữ gìn tài sản của trường, lớp. Kết luận: Các em cần nhắc nhau luôn giữ gìn tài sản của trường, lớp. Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc. -HS hát -HS trả lời HS lắng nghe - HS quan sát tranh - HS trả lời - HS trả lời - HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. -HS lắng nghe - Học sinh trả lời - HS tự liên hệ bản thân kể ra. HS lắng nghe. HS quan sát -HS chọn -HS lắng nghe -HS chia sẻ -HS nêu -HS lắng nghe -HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe -HS lắng nghe HS nêu
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_dao_duc_lop_1_bai_13_giu_gin_tai_san_cua_truong.docx