Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Hoàn

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Hoàn

1. Khởi động:

- GV cho HS quan sát tranh ảnh thiếu nhi

+ Em nhìn thấy các hình ảnh gì trong trang?

+ Các sản phẩm được làm bằng chất liệu gì?

- GV nhận xét và giới thiệu chủ đề:” Mĩ thuật trong nhà trường”

2. Tiến trình của hoạt động:

* Hoạt động 1: Sản phẩm mĩ thuật

- GV cho HS quan sát hình minh họa đã chuẩn bị / hình SGK trang 6 -7 và đặt câu hỏi:

+ Em quan sát thấy những hình ảnh gì?

+ Trong tranh có những màu sắc nào?

+ Các sản phẩm được làm bằng chất liệu gì?

+ Các sản phẩm làm bằng hình thức nào?

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày

- GV nhận xét và tóm tắt một vài ý lên bảng ( không đánh giá).

- GV giải thích: + Sản phẩm mĩ thuật tạo hình là sản phẩm được tạo nên từ những yếu tố , nguyên lí nghệ thuật .

+ Sản phẩm ứng dụng là vận dụng những yếu tố tạo hình để trang trí một sản phẩm

- Kể tên một số sản mĩ thuật mà em đã làm hoặc ở dưới trường mầm non mà em biết?

* Hoạt động 2: Mĩ thuật do ai tạo nên

- GV yêu cầu HS quan sát hình 8-9 trong SGK và đặt câu hỏi:

+ Những ai có thể sáng tạo ra sản phẩm mĩ thuật?

+ Những lứa tuổi nào có thể thực hiện được các sản phẩm mĩ thuật ?

 

doc 83 trang thuong95 4710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: từ 7 - 8,9/9/2020
Dạy lớp: 1A3,1A2,1A1,1A4,1A6,1A5
TUẦN 1 
Chủ đề 1: MĨ THUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG)
(Thời lương: 1 tiết)
I. Mục tiêu:
* Yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng: 
- Nhận biết được Mĩ thuật có ở xung quanh và được tạo bởi những đối tượng khác nhau:
- Nhận biết được một số đồ dung, công cụ, vật liệu để hình thành, sáng tạo trong môn học: 
- Biết cách bảo quản, sử dụng một số đồ dung học tập. 
* Về phẩm chất: 
- Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, khả năng quan sát. 
- Biết chia sẻ ý kiến cá nhân về sản phẩm của mình và các bạn. 
- Biết chăm sóc và bảo vệ môi trường xung quanh. 
*Về năng lực: 
 + Năng lực đặc thù của môn học: 
 - Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nhận biết được mĩ thuật có ở xung quanh. 
 - Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Nhận biết được một số đồ dùng, công cụ, vật liệu để thực hành, sáng tạo. 
 - Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Nhận biết và nêu được vẻ đẹp của một số sản phẩm mĩ thuật. 
 + Năng lực chung 
 - Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập. 
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm. 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng vật liệu, công cụ để làm bài. 
II. Phương pháp và hình thức tổ chức : 
- Phương pháp dạy học theo chủ đề: 
+ Quan sát, vấn đáp, thảo luận. 
+ Thuyết trình, đánh giá, nhận xét. 
- Hình thức tổ chức: 
+ Hoạt động cá nhân 
+ Hoạt động nhóm
III. Đồ dùng và phương tiện: 
- Giáo viên:
+ Sách Mĩ thuật 1
+ Tranh ảnh thiếu nhi.
+ Hình ảnh minh họa trong sách.
- Học sinh:
+ Sách Mĩ thuật 1
+ Vở thực hành Mĩ thuật 1
+ Bút chì, màu vẽ, đất nặn, 
IV. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Khởi động:
- GV cho HS quan sát tranh ảnh thiếu nhi 
+ Em nhìn thấy các hình ảnh gì trong trang?
+ Các sản phẩm được làm bằng chất liệu gì?
- GV nhận xét và giới thiệu chủ đề:” Mĩ thuật trong nhà trường”
2. Tiến trình của hoạt động:
* Hoạt động 1: Sản phẩm mĩ thuật
- GV cho HS quan sát hình minh họa đã chuẩn bị / hình SGK trang 6 -7 và đặt câu hỏi:
+ Em quan sát thấy những hình ảnh gì?
+ Trong tranh có những màu sắc nào?
+ Các sản phẩm được làm bằng chất liệu gì?
+ Các sản phẩm làm bằng hình thức nào?
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét và tóm tắt một vài ý lên bảng ( không đánh giá).
- GV giải thích: + Sản phẩm mĩ thuật tạo hình là sản phẩm được tạo nên từ những yếu tố , nguyên lí nghệ thuật .
+ Sản phẩm ứng dụng là vận dụng những yếu tố tạo hình để trang trí một sản phẩm
- Kể tên một số sản mĩ thuật mà em đã làm hoặc ở dưới trường mầm non mà em biết?
* Hoạt động 2: Mĩ thuật do ai tạo nên
- GV yêu cầu HS quan sát hình 8-9 trong SGK và đặt câu hỏi: 
+ Những ai có thể sáng tạo ra sản phẩm mĩ thuật?
+ Những lứa tuổi nào có thể thực hiện được các sản phẩm mĩ thuật ?
- GV ghi lại một số ý kiến lên bảng ( không đánh giá)
- GV tóm tắt lại các ý kiến mà HS đã nêu ở trên và giải thích cho HS hiểu rõ thêm :
+ Những người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp: họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà nhiếp ảnh, nhà thiết kế thời trang, .
+ Về lứa tuổi: Người lớn tuổi ( người già, người trung niên, thanh niên), các em thiếu nhi.
* Hoạt động 3: Đồ dùng trong môn học
- GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 1 trang 10 -11 và đặt câu hỏi:
+ Bức tranh con voi,vẽ bằng dụng cụ gì?
+ Khi vẽ chưa được , thì các em dùng cái gì để xóa?
+ Các bức tranh được tô màu bằng dụng cụ nào?
+ Giấy màu dùng để làm gì?
+ Hồ dán dùng để làm gì?
+ Có được vẽ và tô màu ra bàn, tường không? Vì sao?
- GV ghi lại một số ý kiến lên bảng ( không đánh giá)
- GV yêu cầu HS mở vở thực hành mĩ thuật 1, trang 5 sử dụng những đồ dùng cần thiết và thực hành theo hướng dẫn.
- Cho HS giới thiệu chia sẻ về bức tranh
- Nhận xét, tuyên dương HS . 
* GDHS: giữ gìn dụng cụ học tập và không viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế, sách vở; biết cách cất đồ dùng đúng nơi quy định và dọn dẹp sạch sẽ nơi học tập của mình. 
*Đánh giá – nhận xét: 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở. 
- HS quan sát và TLCH
- HS lắng nghe
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.
+ HS TL: Bạn nhỏ đang vẽ tranh, con voi, con cá, , bong bóng, con trâu ....
+ Màu đỏ, vàng, xanh dương, xanh lá, cam,...
+ Chất liệu: sáp màu, đất nặn, giấy thủ công.....
+ Hình thức: vẽ, nặn, đắp nổi, cắt dán....
- Đại diện HS trình bày hiểu biết của mình .
- HS lắng nghe và theo dõi.
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Lọ hoa bằng các chai nước tái chế, chậu trồng hoa bằng lốp xe, con vật bằng vải, chai nhựa,...
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.
+ Họa sỹ, nhà điêu khắc, nhà thiết kế thời trang,...
+ Người lớn tuổi ( người già, người trung niên, thanh niên), các em thiếu nhi.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát SGK và lắng nghe câu hỏi.
+ Vẽ bằng bút chì
+ Cục tẩy hoặc bút chì có tẩy.
+ Bút sáp màu, bút chì màu, bút dạ màu.
+ Dùng trong các bài tập thực hành xé dán hoặc trang trí.
+ Dùng để dán những miếng giấy màu
+ Không được. Vì vẽ và tô màu ra bàn, tường sẽ làm xấu lớp học.
- HS theo dõi và lắng nghe
- HS thực hiện theo cá nhân
- Giới thiệu sản phẩm trước lớp
- Lắng nghe 
* Dặn dò:
 - Về nhà tập quan sát cây cối, con vật có hình chấm tròn
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho chủ đề sau.
________________________________________________________________
Trung Mỹ, ngày 7 tháng 9 năm 2020
Đã duyệt
 Tổ trưởng :
Nguyễn Thị Huế
Ngày dạy: từ 14 - 15,16/9/2020
Dạy lớp: 1A3,1A2,1A1,1A4,1A6,1A5
TUẦN 2 
Chủ đề 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU 
	 (Thời lượng 4 tiết)
I. Mục tiêu:
* Yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng: 
 - Tạo được chấm bằng nhiều cách khác nhau.
 - Biết sử dụng chấm để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm.
 - Thực hiện được các bước để làm sản phẩm.
* Về phẩm chất: 
 Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức, trách nhiệm, siêng năng, trung thực, yêu thương, chia sẻ của HS qua những biểu hiện cụ thể: 
Biết tôn trọng sản phẩm của mình và của bạn. 
Biết trung thực khi đưa ra các ý kiến cá nhân về sản phẩm. 
Biết chia sẻ tình cảm, yêu thương của mình với người xung quanh.
Biết ứng dụng vào cuộc sống. 
* Về năng lực: 
+ Năng lực đặc thù của môn học: 
Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: HS nhận biết những chấm màu, tạo được chấm màu bằng nhiều hình thức khác nhau và sử dụng trong trang trí mĩ thuật. 
Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: tạo được chấm màu bằng các hình thức khác nhau, biết sử dụng chấm màu để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm. 
Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết nhận xét đánh giá đưa ra các ý kiến cá nhân về sản phẩm. 
+ Năng lực chung 
Năng lực tự chủ - tự học: chuẩn bị đồ dùng học tập và vật liệu học tập. 
Năng lực giao tiếp - hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm. 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết thực hiện các bước để làm sản phẩm. 
 II. Phương pháp và hình thức tổ chức : 
Phương pháp dạy học theo chủ đề: 
+ Quan sát, vấn đáp, thảo luận. 
+ Luyện tập, tạo hình 2 chiều. 
+ Thuyết trình, đánh giá, nhận xét.
Hình thức tổ chức: 
+ Hoạt động cá nhân 
+ Hoạt động nhóm
III. Đồ dùng và phương tiện: 
- Giáo viên:
+ Sách Mĩ thuật 1
+ Tranh minh họa .
+ Một số sản phẩm bằng hạt , đá, vỏ xò, .
+ Giấy, các loại hạt, màu sáp, màu dạ, màu nước, tăm bông...
- Học sinh:
+ Sách Mĩ thuật 1
+ Vở thực hành Mĩ thuật 1 ( nếu có)
+ Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, đất nặn, 
+ Đồ vật tái chế như ly nhựa, chai nhựa, đĩa nhựa....., giấy màu.
+ Một số loại hạt, bìa cứng, keo sữa 
IV. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Tiết 1: 
Tạo chấm màu từ hạt, vật liệu trong tự nhiên.
1. Khởi động:
- Cho HS nghe những câu hát có những màu sắc khác nhau, học sinh sẽ chấm màu đó vào giấy của mình. 
- Gõ thước yêu cầu cả lớp đưa tranh
- GV quan sát tranh vẽ của HS, tuyên dương cả lớp, giới thiệu vào bài “Sáng tạo từ những chấm màu”.
2. Tiến trình dạy học:
* Hoạt động 1. Quan sát Chấm trong tự nhiên
- Cho học sinh quan sát hình ảnh hai chiếc lá (1 chiếc lá màu xanh, 1 chiếc lá có chấm màu)
- Hai chiếc lá khác nhau ở những điểm nào?
- Ngoài chiếc lá này em còn biết những đồ vật, sự vật, con vật nào được trang trí chấm màu?
- Cho học sinh quan sát thêm một số hình ảnh các sự vật, đồ vật, con vật... có họa tiết chấm màu 
 *Kết luận: Chấm màu xuất hiện nhiều trong cuộc sống và có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau.
* Hoạt động 2. Thể hiện: Tạo chấm màu từ hạt, vật liệu trong tự nhiên
- GV cho HS quan sát cách tạo chấm màu qua một số sản phẩm đã chuẩn bị trước đồng thời gợi ý :
+ Có những cách nào để tạo ra chấm màu? 
- Cho HS thực hành tạo chấm màu theo cách của em vào giấy vẽ (tạo chấm màu từ hạt, vật liệu trong tự nhiên).
- GV hướng dẫn HS vẽ 1 hình ảnh và tạo chấm màu từ hạt, vật liệu trong tự nhiên theo ý thích
- Cho HS giới thiệu, chia sẻ sản phẩm trước lớp
*Nhận xét :
- Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở. 
- HS lắng nghe và chấm màu vào giấy theo lời bài hát
- HS thực hiện. 
- Lắng nghe 
- Quan sát hình ảnh
- HS so sánh
- HS trả lời: Con hươu cao cổ, con cá, cây nấm, cây xương rồng, .
- HS quan sát
- Lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát sản phẩm .
- HS trả lời : chấm màu bằng hạt, đá, xỏi, 
-Thực hành theo cá nhân.
- Lắng nghe
- Giới thiệu sản phẩm trước lớp
- Lắng nghe 
* Dặn dò:
Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
________________________________________________________________
Trung Mỹ, ngày 10 tháng 9 năm 2020
Đã duyệt
 Tổ trưởng :
Nguyễn Thị Huế
Ngày dạy: từ 21 - 22,23/9/2020
Dạy lớp: 1A3,1A2,1A1,1A4,1A6,1A5
TUẦN 3 
Chủ đề 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU 
Tiết 2: 
Tạo chấm màu (màu sáp, nước, chì )
1. Khởi động:
Trò chơi “Ai nhanh hơn”.
 GV phổ biến luật chơi
 Nhận xét, tuyên dương 
2. Tiến trình dạy học ( tiếp):
* Hoạt động 1. Quan sát: Chấm trong mĩ thuật.
- Cho HS quan sát các hình ảnh trong SGK trang 13 và đặt câu hỏi: 
+ Em hãy kể những chấm màu trong bức tranh “Hoa” ?
+ Tác phẩm điêu khắc sứ có những chấm màu màu gì?
+ Cho HS xem bức tranh “Bãi biển ở Hây” SGK/15 và một số tranh chấm màu khác do GV chuẩn bị, GV giải thích để HS hiểu nhiều chấm màu đặt cạnh nhau sẽ tạo nên những mảng màu hài hòa, rực rỡ, chói lóa ..
*Kết luận: Trong mĩ thuật, chấm màu được sử dụng để tạo nên sự sinh động.
* Hoạt động 2. Thể hiện: Tạo chấm màu (màu sáp, nước, chì )
- GV cho HS quan sát cách tạo chấm màu trong SGK mĩ thuật 1 trang 14 và đặt câu hỏi:
+ Có những cách nào để tạo ra chấm màu? 
- Ngoài những cách trên còn có những cách tạo chấm màu nào khác? 
- GV thị phạm cách tạo chấm màu cho HS quan sát theo 2 cách:
*Cách 1: Chấm ba chấm cùng nhau liên tục giống nhau ( VD: một chấm đỏ - một chấm đỏ - một chấm đỏ ) .
+ Các chấm này có giống nhau và được nhắc lại không?
- GV giải thích : Hình thức sắp xếp các chấm màu theo cách thứ nhất gọi là nhắc lại.
*Cách 2: GV chấm màu theo hình thức xen kẽ (VD: một chấm đỏ - một chấm vàng – một chấm đỏ)
+ Hình thức này có khác với hình thức chấm ở trên không? Khác như thế nào?
- GV giải thích : Hình thức sắp xếp các chấm màu theo cách thứ nhất gọi là xen kẽ. 
 - Cho HS thực hành tạo chấm màu theo cách của em vào giấy vẽ ( bằng màu sáp, nước, chì )
- Cho HS giới thiệu chia sẻ về bức tranh
*Nhận xét :
- Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở. 
- HS lắng nghe và chấm màu vào giấy theo lời bài hát
- Quan sát hình ảnh SGK trang 13
- HS trả lời: Chấm màu đỏ, vàng, cam, có chấm to , có chấm nhỏ
- HS trả lời: Chấm màu xanh 
- HS xem tranh
- Lắng nghe GV giải thích
- Lắng nghe
- HS quan sát
- HS trả lời : chấm màu bằng tăm bông, xé dán, chấm màu bằng ngón tay, nặn .
- HS trả lời : 
- Quan sát cách thực hiện 
- HS quan sát GV thị phạm
- HS nhận xét: các chấm này có giống nhau và được nhắc lại 
- Lắng nghe
- HS quan sát GV thị phạm.
- HS nhận xét : có, được lặp lại các màu khác nhau.
- Lắng nghe
- HS thực hành .
- Giới thiệu, chia sẻ sản phẩm trước lớp
- Lắng nghe 
* Dặn dò:
Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
________________________________________________________________
Trung Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2020
Đã duyệt
 Tổ trưởng :
Nguyễn Thị Huế
Ngày dạy: từ 28 - 29,30/9/2020
Dạy lớp: 1A3,1A2,1A1,1A4,1A6,1A5
TUẦN 4 
Chủ đề 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU 
Tiết 3: 
Trang trí đồ vật từ các nét chấm mà em thích.
1. Khởi động:
- GV cho HS hát
- GV nhận xét.
2. Tiến trình dạy học ( tiếp):
* Hoạt động 3. Thảo luận : Quan sát tranh từ các nét
- Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa SGK Mĩ thuật 1 trang 15 và cùng nhau trao đổi về cách sắp xếp các chấm màu
+ Bức tranh vẽ hình ảnh gì? Hình ảnh trong bức tranh được tạo ra từ những hình gì?
+ Bức tranh vẽ hình ảnh gì? Các chấm tròn được sắp xếp như thế nào?
+ Chấm tròn màu vàng ở vị trí nào trong hình bông hoa?
- GV cho HS xem thêm một số bức tranh để thảo luận nhóm về các hình thức sắp xếp chấm màu.
Kết luận: Có nhiều cách sắp xếp chấm màu khác nhau, mỗi cách tạo nên hình ảnh và vẻ đẹp riêng.
* Hoạt động 4. Vận dụng: Trang trí đồ vật từ các nét chấm mà em thích.
- Hướng dẫn HS dùng chấm màu để trang trí một đồ vật mà em yêu thích 
- GV cho HS quan sát các đồ vật, trang phục, sản phẩm mĩ thuật,... được trang trí bằng chấm màu
+ Đây là những đồ vật gì?
+ Trên các đồ vật có trang trí những hình gì?
+ Các hình trang trí màu gì? Sắp xếp như thế nào?
+ Em thích cách trang trí đồ vật nào? Tại sao?
- Ngoài những hình ảnh trên em còn biết những đồ vật nào khác cũng được trang trí bằng các chấm màu?
Kết luận: Sử dụng chấm màu trong trang trí giúp cho các đồ vật, trang phục, sản phẩm mĩ thuật trở nên sinh động hơn
- Yêu cầu HS vẽ hình một đồ vật hoặc trang trí đồ vật mà em yêu thích, sau đó sử dụng chấm màu để trang trí .
*Nhận xét :
- Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở.
- Cả lớp hát
- HS quan sát
+ Tranh vẽ ông Mặt trời được tạo ra từ những chấm màu đỏ và màu vàng sắp xếp xen kẽ nhau.
+ Tranh vẽ vườn hoa tạo ra từ những chấm màu hồng, tím (hoa), xanh (lá cây); ông Mặt trời màu đỏ, vàng; sắp xếp nhắc lại.
+ Chấm tròn màu vàng ở giữa hình bông hoa (nhụy hoa)
- HS quan sát, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi khai thác nội dung về các hình thức sắp xếp chấm màu
- Lắng nghe 
- Quan sát
- Bình hoa, chai nước, hộp bút,...
- Hình bông hoa, con vật bằng các chấm tròn to nhỏ.
- Màu đỏ, xanh, vàng,... đước sắp xếp nhắc lại, xen kẽ.
- HS lựa chọn.
- Cái cốc, bút chì, đồng hồ, khung ảnh,.....
- Lắng nghe 
- HS thực hành
- Lắng nghe
* Dặn dò:
 - Bảo quản và giữ gìn sản phẩm để chuẩn bị cho tiết sau
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
________________________________________________________________
Trung Mỹ, ngày 24 tháng 9 năm 2020
Đã duyệt
 Tổ trưởng :
Nguyễn Thị Huế
Ngày dạy: từ 5 - 6,7/10/2020
Dạy lớp: 1A3,1A2,1A1,1A4,1A6,1A5
TUẦN 5 
Chủ đề 2: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG CHẤM MÀU 
Tiết 4: 
Hoàn thành và trưng bày sản phẩm.
1. Khởi động:
- Chơi trò chơi: “ Nhà thiết kế tài ba”
- GV phổ biến luật chơi
- Nhận xét, tuyên dương
2. Tiến trình dạy học ( tiếp):
* Hoạt động 4. Vận dụng: Trang trí đồ vật từ các nét chấm mà em thích.
- GV tiếp tục cho HS trang trí đồ vật từ các nét chấm 
- Trong lúc HS thực hành, GV quan sát xung quanh và hướng dẫn những HS còn lúng túng khi vẽ, trang trí đồ vật từ các nét chấm.
- GV mời HS lên bảng giới thiệu về bài thực hành của mình theo các gợi ý sau:
 + Em tạo chấm màu bằng cách nào?
 + Em sắp xếp các chấm màu theo hình thức nào?
+ Khi làm em có gặp khó khăn gì không? 
- GV cho HS nhận xét bài của mình/của bạn 
* Củng cố : 
- Qua chủ đề này các em học được những cách thức chấm màu nào và làm được sản phẩm gì? 
- Lắng nghe và tham gia trò chơi.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
- Giới thiệu sản phẩm trước lớp.
+ Bằng cách dùng sáp màu.
+ Nhắc lại hoặc xen kẽ
+ HS TL
- HS thực hiện
- 3-4 HS trời theo cảm nhận riêng
* Đánh giá – nhận xét: 
 - Giáo viên nhận xét chung của tiết học và tuyên dương.
* Dặn dò:
 - Về nhà quan sát các nét cơ bản ( nét thẳng, cong, gấp khúc, cong, soắn, nét thanh, nét đậm, .) có trong đồ vật, thiên nhiên để chuẩn bị cho chủ đế 3: Nét vẽ của em.
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
________________________________________________________________
Trung Mỹ, ngày 1 tháng 10 năm 2020
Đã duyệt
 Tổ trưởng :
Nguyễn Thị Huế
Ngày soạn: 7/10/2020
Ngày dạy: từ 12- 13,14/10/2020
Dạy lớp: 1A3,1A2,1A1,1A4,1A6,1A5
TUẦN 6 
Chủ đề 3: NÉT VẼ CỦA EM 
( Thời lượng: 3 tiết)
I. Mục tiêu: 
*Yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng: 
- Bước đầu nhận biết yếu tố nét trong cuộc sống và trong sản phẩm mĩ thuật.
 - Mô phỏng, thể hiện được yếu tố nét có kích thước khác nhau.
 - Sử dụng nét để vẽ và dùng nét trong trang trí ,vận dụng được nét để tạo nên sản phẩm mĩ thuật.
*Về phẩm chất: 
 Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức, trách nhiệm, siêng năng, trung thực, yêu thương của HS qua những biểu hiện cụ thể: 
- Biết tôn trọng sản phẩm của mình và của bạn. 
- Biết trung thực khi đưa ra các ý kiến cá nhân về sản phẩm. 
- Biết chia sẻ tình cảm, yêu thương của mình với người xung quanh. 
- Biết ứng dụng vào cuộc sống. 
* Về năng lực: 
+ Năng lực đặc thù của môn học: 
 - Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: HS nhận biết những nét tạo được nhiều nét khác nhau và sử dụng trong trang trí mĩ thuật. 
- Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: tạo được nhiều loại nét khác nhau, biết sử dụng nét để tạo hình và trang trí sản phẩm. 
- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết nhận xét đánh giá đưa ra các ý kiến cá nhân về sản phẩm. 
+ Năng lực chung :
- Năng lực tự chủ - tự học: chuẩn bị đồ dùng học tập và vật liệu học tập. 
- Năng lực giao tiếp - hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết thực hiện các bước để làm sản phẩm. 
II. Phương pháp và hình thức tổ chức : 
Phương pháp dạy học theo chủ đề: 
+ Quan sát, vấn đáp, thảo luận. 
+ Luyện tập, tạo hình 2 chiều. 
+ Thuyết trình, đánh giá, nhận xét.
Hình thức tổ chức: 
+ Hoạt động cá nhân 
+ Hoạt động nhóm
III. Đồ dùng và phương tiện: 
- Giáo viên:
+ Sách Mĩ thuật 1, Sách giáo viên Mĩ thuật
+ Hình vẽ minh họa : cây cối , con vật, kẹo mút, 
+ Hình minh họa về nét và đồ vật có sử dụng nét trong trang trí.
+ Sản phẩm của học sinh (năm trước)
+ Màu sáp, màu dạ, màu nước, đất nặn...
- Học sinh:
+ Sách Mĩ thuật 1
+ Vở thực hành Mĩ thuật 1 ( nếu có)
+ Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, đất nặn, 
IV. Hoạt động dạy học
Tiết 1: 
Tạo nét vẽ bằng sáp màu
1.Khởi động:
- Cho cả lớp hát bài: Cháu vẽ ông mặt trời
- Cả lớp hát xong, đồng thời đặt câu hỏi:
+ Để vẽ ông mặt trời em dùng đường nét gì?
- GV giới thiệu: Để vẽ ông Mặt trời, chúng ta dùng nét cong, nét thẳng ..Hôm nay , chúng ta sẽ tìm hiểu qua chủ đề : “Nét vẽ của em”
- Gọi HS nêu lại tên chủ đề.
 2. Tiến trình dạy học :
* Hoạt động 1. Quan sát: Một số loại nét và nét trong cuộc sống.
- GV giới thiệu các nét và đặc điểm nhận dạng thông qua hình minh họa đã chuẩn bị trước hoặc vẽ minh họa trực tiếp trên bảng:
Nét thẳng
Nét xoắn ốc
Nét gấp khúc
Nét cong
_______________
Nét ngang
- GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 1, trang 16 – 17 về các nét và xuất hiện trên những hình ảnh, sự vật nào, đồng thời gợi ý câu hỏi:
+ Em phát hiện ra các nét gì ?
+ Có các hình ảnh gì? Và xuất hiện các nét gì?
- GV cho HS quan sát xung quanh lớp học , sân trường, để tìm các nét trên.
+ Các nét mà em biết có ở đồ vật, con vật, cảnh vật nào?
- GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc sống xuất hiện có nhiều loại nét như: nét đứt, nét ngang, nét cong, nét gấp khúc.... làm cho cuộc sống vui tươi, phong phú hơn.
* Hoạt động 2. Thể hiện: Tạo nét vẽ bằng sáp màu.
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 18, đồng thời hỏi:
+ Bằng cách nào để tạo ra các nét?
+ Vẽ được nét nhỏ (thanh), nét to ( đậm ) thì vẽ như thế nào?
- GV nhận xét và bổ sung .
- GV cho HS xem một số sản phẩm của HS năm trước để tham khảo.
- GV cho HS thực hành : tạo nét vẽ bằng sáp màu vào vở thực hành .
- Trong lúc thực hành, GV động viên , hướng dẫn các em vẽ nhẹ nhàng, thả lỏng tay cầm bút, không yêu cầu phải thẳng (không dùng thước kẻ để vẽ) và sử dụng các lực vẽ khác nhau để tạo nên nét thanh – đậm , to – nhỏ , 
- GV mời HS lên bảng giới thiệu về bài thực hành của mình theo các gợi ý sau:
 + Em vẽ các nét gì? Bằng những màu sắc nào?
- GV cho HS nhận xét bài của mình/của bạn.
*Nhận xét :
- Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở.
- Hát
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
- 3à4 HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS nêu lại tên chủ đề.
- HS quan sát hình minh họa
- Nét thẳng : vẽ từ trên xuống dưới thành một đường thẳng đứng ( VD: Người đứng, cây , ngôi nhà,....)
- Nét xoắn ốc : vẽ từ trong ra ngày tạo thành hình vòng tròn ( VD: Kẹo mút, con ốc sên,...)
- Nét gấp khúc: vẽ từ dưới lên trên rồi đi xuống, đi lên.... cho đến khi mình dừng lại ( VD: dãy núi, mái nhà, cành cây bị bẻ ngãy,....)
- Nét cong: vẽ từ trái đi lên theo đường cong rồi lượn xuống ...sang phải ( VD: sóng biển, đám mây, ông mặt trời,....)
- Nét ngang: vẽ từ trái sang phải thành một đường thẳng ngang ( VD : Bẳng viết, vạch kẻ đường, bờ tường,....)
- HS quan sát SGK
+ Nét đứt, nét ngang, nét cong, nét gấp khúc.
+ Con ngựa vằn: có nét cong,nét ngang màu đen – trắng, to – nhỏ; Con cá: nét ngang, Hoa lan: thẳng, ngang ; Lá cây cẩm nhung, Hoa huệ tây : nét thẳng, nét cong; Vạch kẻ đường: nét thảng, nét ngang, nét đứt. 
- HS quan sát, tìm hiểu.
+ Bàn ghế, quạt điện, bóng điện,tủ,.... con hổ, con gà, con hươu cao cổ, dãy núi, đường đi .....
- Lắng nghe.
- HS quan sát , thảo luận.
+ Dùng màu sáp.
+ Dùng màu đưa tay nhẹ, nét đậm dùng lực tay ấn thật mạnh xuống giấy để vẽ các nét.
- Lắng nghe.
- Quan sát, học tập, lấy ý tưởng.
- HS thực hiện.
- HS lên bảng giới thiệu bài 
+ Nét cong, gấp khúc, thẳng,.....màu vàng, xanh, đỏ,....
- HS nhận xét
- Lắng nghe
* Dặn dò:
 - Xem trước các hoạt động tiếp theo của tiết 2.
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập: sách Mĩ thuật 1, vở thực hành mĩ thuật 1 hoặc giấy vẽ , sáp màu, bút chì, tẩy,....
_______________________________________________________________
Trung Mỹ, ngày 8 tháng 10 năm 2020
Đã duyệt
 Tổ trưởng :
Nguyễn Thị Huế
Ngày soạn: 14/10/2020
Ngày dạy: từ 19 - 20,21/10/2020
Dạy lớp: 1A3,1A2,1A1,1A4,1A6,1A5
TUẦN 7 
Chủ đề 3: NÉT VẼ CỦA EM 
Tiết 2: Vẽ tranh, tạo sản phẩm bằng nét mà em thích
1. Khởi động:
- Cho HS lên bảng thi vẽ các nét hình ảnh đã có sẵn do GV chuẩn bị trước. 
- GV khen ngợi và giới thiệu bài.
2. Tiến trình dạy học :
* Hoạt động 3. Thảo luận: Quan sát hình vẽ.
- GV cho HS quan sát lại sản phẩm của phẩn khởi động hoặc hình: Khinh khí cầu trang 19 , yêu cầu HS trao đổi về những loại nét sử dụng trong vẽ, trang trí ở hình kẹo mút, con vật, khinh khí cầu .
- GV nêu câu hỏi gợi mở:
+ Con vật / khinh khí cầu gồm những phần nào?
+ Con vật / khinh khí cầu có những nét gì?
+ Bạn dùng những màu nào để vẽ con vật / khinh khí cầu?
+ Em dùng những nét màu nào để vẽ tranh, tạo sản phẩm bằng nét của mình?
- GV nhận xét và khen ngợi HS.
- GV tóm tắt: Có thể dùng các nét để vẽ và trang trí cho hình thêm sinh động. 
* Hoạt động 4. Vận dụng: Vẽ tranh , tạo sản phẩm bằng nét mà em thích
- Yêu cầu HS mở SGK trang 20 – 21 (phần tham khảo) quan sát, tham khảo, đồng thời gợi ý câu hỏi:
+ Có mấy bước để vẽ được con voi? Kể tên từng bước.
+ Ngoài sử dụng bằng sáp màu để vẽ hoặc trang trí sản phẩm còn có những cách nào để tạo ra các nét ? 
+ Và sử dụng trong các sản phẩm trang trí nào?
- GV nhận xét và bổ sung.
- GV nêu yêu cầu bài thực hành: Sử dụng nét để vẽ và trang trí một đồ vật hoặc con vật mà mình yêu thích 
- Tổ chức cho HS thực hành: Vẽ tranh , tạo sản phẩm bằng nét mà em thích. 
- Lưu ý: chỉ cần vẽ hình và trang trí bằng nét, không tô màu vào hình.
*Nhận xét :
- Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở.
- HS tham gia trò chơi.
- Lắng nghe
- HS quan sát, trao đổi
- Lắng nghe và TLCH
+ Gồm 4 phần: Đầu - thân – chân - đuôi/ Dù – thùng.
+ Nét cong, nét thẳng, nét xoắn ốc/ nét cong, gấp khúc, ngang....
+ Màu đỏ, vàng, cam, xanh, tím...
+ HS trả lời theo cảm nhận riêng.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ.
- Quan sát, tham khảo.
+ Có 3 bước: - B1:Vẽ hình con voi và dùng màu xanh trang trí bằng nét xiên vào thân của con voi.
- B2: Dùng màu đỏ, vàng trang trí vào phần tai , chân , lưng của con voi bằng nét cong, gấp khúc, thẳng.
- B3: Trang trí màu nền bằng các nét thẳng, cong.
+ Bằng đất nặn, dùng nét vẽ trang trí,.....
+ Sản phẩm : vải thổ cẩm, tranh dân gian Đông Hồ.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- HS thực hành.
- Lắng nghe
* Dặn dò:
 - Bảo quản bài vẽ cho tiết 3 để hoàn thiện và trưng bày sản phẩm.
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập đầy đủ.
_______________________________________________________________
Trung Mỹ, ngày 15 tháng 10 năm 2020
Đã duyệt
 Tổ trưởng :
Nguyễn Thị Huế
Ngày soạn: 21/10/2020
Ngày dạy: từ 26 - 27,28/10/2020
Dạy lớp: 1A3,1A2,1A1,1A4,1A6,1A5
TUẦN 8 
Chủ đề 3: NÉT VẼ CỦA EM 
Tiết 3: Tạo sản phẩm bằng nét mà em thích( tiếp)
1. Khởi động:
- Cho HS hát
- Nhận xét và giới thiệu bài
2. Tiến trình dạy học ( tiếp):
* Hoạt động 4. Vận dụng: Trang trí đồ vật từ các nét chấm mà em thích.
- GV tiếp tục cho HS tạo sản phẩm bằng nét 
- Trong lúc HS thực hành, GV quan sát xung quanh và hướng dẫn những HS còn lúng túng khi vẽ, trang trí đồ vật/con vật từ các nét chấm.
- GV mời HS lên bảng giới thiệu về bài thực hành của mình theo các gợi ý sau:
 + Em đã vẽ những đồ vật, con vật nào?
 + Em sử dụng những nét gì để trang trí?
- GV cho HS nhận xét bài của mình/của bạn
*Nhận xét :
- Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở.
- Cả lớp hát.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
- Giới thiệu sản phẩm trước lớp.
+ Con gà, con bò, cốc ,lọ....
+ Nét cong, gấp khúc, xoắn ốc,...
- HS thực hiện
- Lắng nghe.
* Dặn dò:
 - Về nhà quan sát các hình cơ bản (hình vuông, hình tròn, hình tam giác ..) có trong đồ vật, thiên nhiên để chuẩn bị cho chủ đế 4: Sáng tạo từ những hình cơ bản.
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
________________________________________________________________
Trung Mỹ, ngày 22 tháng 10 năm 2020
Đã duyệt
 Tổ trưởng :
Nguyễn Thị Huế
Ngày soạn: 28/10/2020
Ngày dạy: từ 2,3 - 4/11/2020
Dạy lớp: 1A3,1A2,1A1,1A4,1A6,1A5
TUẦN 9 
Chủ đề 4: SÁNG TẠO TỪ NHỮNG HÌNH CƠ BẢN
( Thời lượng : 4 tiết) 
I. Mục tiêu: 
* Yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng: 
 - Biết mô tả hình dạng của các hình cơ bản.
 - Bước đầu hình thành khả năng quan sát, liên tưởng từ hình cơ bản đến một số đồ vật xung quanh.
 - Vẽ được đồ vật có dạng hình cơ bản.
 - Biết sử dụng hihf cơ bản trong trang trí đồ vật đơn giản.
 - Sử dụng vật liệu sẵn có để thực hành sáng tạo.
 - Sắp xếp được các sản phẩm cá nhân tạo thành sản phẩm nhóm.
 - Trưng bày và nêu được tên sản phẩm, biết chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, của bạn bè. 
*Về phẩm chất : 
 Chủ đề bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức, trách nhiệm, siêng năng, trung thực, yêu tương ở HS qua những biểu hiện cụ thể: 
- Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ 
( chì màu, sáp màu ) trong thực hành vận dụng. 
- Biết chăm chỉ, siêng năng để hoàn thành sản phẩm. 
- Biết cảm nhận vẻ đẹp về sản phẩm, tôn trọng sản phẩm của mình và của bạn. 
- Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ tình cảm, yêu thương của mình qua trao đổi nhận xét sản phẩm 
*Về năng lực môn học : 
+ Năng lực đặc thù của môn học: 
 - Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: HS nhận biết được những hình dạng của các hình cơ bản ( hình tam giác, hình vuông, hình tròn) 
 - Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Vẽ được đồ vật có dạng hình cơ bản. 
 - Biết sử dung hình cơ bản trong trang trí đồ vật đơn giản. 
 - Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Trưng bày và nêu được tên sản phẩm, biết chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của cá nhân và của bạn 
 + Năng lực chung :
 - Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập. 
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm. 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng vật liệu, công cụ, họa phẩm để làm bài. 
II. Phương pháp và hình thức tổ chức : 
Phương pháp dạy học theo chủ đề: 
+ Quan sát, vấn đáp, thảo luận. 
+ Luyện tập, tạo hình 2 chiều. 
+ Thuyết trình, đánh giá, nhận xét.
Hình thức tổ chức: 
+ Hoạt động cá nhân 
+ Hoạt động nhóm
III. Đồ dùng và phương tiện: 
- Giáo viên:
+ Sách Mĩ thuật 1, Sách giáo viên Mĩ thuật
+ Mô hình ( hình tròn, hình vuông, hình tam giác)
+ Một số đồ vật thật ( ảnh, vật) có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác
+ Hình minh họa ( hình tròn, hình vuông, hình tam giác)
+ Giấy vẽ, giấy màu, keo dán, bút chì, ..
- Học sinh:
+ Sách Mĩ thuật 1
+ Vở thực hành Mĩ thuật 1 ( nếu có)
+ Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, giấy màu , 
IV. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Tiết 1: 
Vẽ hình cơ bản mà em thích
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Hình gì – vật gì?
- GV nêu cách chơi: GV treo hình minh họa ( hình tròn, hình vuông, hình tam giác)
+ GV lấy một số đồ vật thật ( ảnh, vật) có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác gắn trên bảng, có khoảng cách để HS xếp hình.
+ Yêu cầu HS sắp xếp các hình đồ vật tương ứng với hình cơ bản.
- Cách tiến hành: cho 2 HS lên sắp xếp các hình có dạng hình cơ bản theo cột.
- GV và HS còn lại nhận xét, tuyên dương cá nhân/ nhóm sắp xếp đúng. 
- GV giới thiệu bài và ghi bảng
- Gọi HS nêu lại tên chủ đề.
 2. Tiến trình dạy học :
* Hoạt động 1. Quan sát: Một số hình cơ bản.
- GV cho HS quan sát một số hình cơ bản bằng mô hình .
+ Đây là hình gì?
- GV cho HS quan sát hình cơ bản trong tranh vẽ có tên : Những ngôi nhà, tranh sáp màu của Tô Phương Dung, đồng thời đặt câu hỏi:
 + Em nhìn thấy những hình ảnh gì trong các ngôi nhà vừa quan sát?
+ Mỗi hình đó là bộ phận nào của ngôi nhà?
+ Hình nào được lặp lại nhiều lần?
+ Ngôi nhà trong tranh được tạo ra bằng cách nào?
- GV tóm tắt: + Chúng ta có thể thấy sự kết hợp của các hình vuông, tam giác, hình tròn trong các ngôi nhà xung quanh chúng ta.
+ Ngôi nhà trong tranh được tạo bằng cách vẽ các hình vuông, tam giác, tròn...từ sáp màu.
* Hoạt động 2. Thể hiện:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuong.doc