Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Chủ đề 3: Ngôi nhà và những hình, khối quen thuộc - Năm học 2020-2021

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Chủ đề 3: Ngôi nhà và những hình, khối quen thuộc - Năm học 2020-2021

Hoạt động 5 : Trao đổi với các bạn về cách xé dán hình vuông, chữ nhật, hình tam giác:

- GV giới thiệu đặc điểm các hình đã học để HS nhận biết :

+ Các hình chữ nhật, vuông, tam giác đều có cạnh xung quanh là nét thẳng.

+ Hình vuông có cạnh bằng nhau.

+ Hình chữ nhật có cạnh khác nhau về chiều rộng và chiều dài.

- GV gợi HS quan sát hình tham khảo (SHS), trao đổi tìm hiểu cách vẽ, xé dán hình có nét thẳng xung quanh theo câu hỏi gợi ý :

+ Để vẽ nét thẳng trên giấy thủ công thực hiện thế nào?

+ Làm thế nào để xé giấy, dán hình?

- HS trả lời trên lớp về các bước thực hiện, có thể mô tả cách làm theo hình tham khảo (SHS).

- GV làm mẫu trước lớp các thao tác vẽ, xé, dán một hình theo từng bước.

VD : Xé, dán, hình chữ nhật ( cạnh 4 ô và 6 ô).

B1 : Đặt tờ giấy thủ công lên bảng lớp, mặt sau quay ra ngoài.

B2 : Chấm các điểm góc của hình chữ nhật 4 ô và 6 ô. Khi thị phạm, GV làm chậm, đếm ô sau đó chấm bút.

B3: Dựa theo đường kẻ ô vuông trên giấy, GV vẽ nét thẳng nói các điểm đã chấm.

 

docx 5 trang thuong95 5271
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Chủ đề 3: Ngôi nhà và những hình, khối quen thuộc - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Thứ , ngày tháng năm 2020
Tuần 11 
Chủ đề 3 : NGÔI NHÀ VÀ NHỮNG HÌNH, KHỐI QUEN THUỘC
Thời lượng: (Tiết 3 + 4)
1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 
1.1. Về phẩm chất : 
 Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, tinh thần trách nhiệm, yêu thương ở học sinh, cụ thể qua một số biểu hiện: 
Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau: 
 Năng lực đặc thù: 
Học sinh nhận biết làm quen hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác từ một số đồ vật quen thuộc trong cuộc sống.
Học sinh quan sát nhận biết, mô tả được hình dáng đồ vật quen thuộc qua đường nét cạnh xung quanh. làm quen hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác từ một số đồ vật quen thuộc trong cuộc sống. 
HS tập vẽ được đồ vật đơn giản từ hình đã học.
Vẽ được đồ vạt gần gũi trong gia đình và trao đổi nhận xét bài vẽ có các nét và hình đã học.
Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, nhóm.
 Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: 
HS gọi đúng tên các hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác trong sản phẩm mĩ thuật.
 Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn. Cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm mĩ thuật về chấm và nét..
Năng lực chung :
Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng bút màu dạ, màu sáp, màu chì, giấy màu và đất nặn đúng cách.
Năng lực đặc thù khác :
 Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói, thuyết trình trong trao đổi, thảo luận, giới thiệu sản phẩm Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về các hình cơ bản : hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
2.1 Giáo viên: 
+Hình ảnh ngôi nhà có các bộ phận bên ngoài khác nhau. Ảnh chụp ngôi nhà và đồ vật có cấu tạo giống hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác 
2.2 Học sinh: 
Bút màu(dạ, sáp, chì) và màu dạng nước (nếu có).
 3. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan,làm mẫu, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá 
Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 
4. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định tổ chức lớp: 
kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh (1-2 phút) 
Tổ chức các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (15 phút)
Hoạt động 5HOẠT ĐỘNG 1 : Trao đổi với các bạn về cách xé dán hình vuông, chữ nhật, hình tam giác: 
GV giới thiệu đặc điểm các hình đã học để HS nhận biết :
+ Các hình chữ nhật, vuông, tam giác đều có cạnh xung quanh là nét thẳng.
+ Hình vuông có cạnh bằng nhau.
+ Hình chữ nhật có cạnh khác nhau về chiều rộng và chiều dài.
GV gợi HS quan sát hình tham khảo (SHS), trao đổi tìm hiểu cách vẽ, xé dán hình có nét thẳng xung quanh theo câu hỏi gợi ý :
+ Để vẽ nét thẳng trên giấy thủ công thực hiện thế nào?
+ Làm thế nào để xé giấy, dán hình?
HS trả lời trên lớp về các bước thực hiện, có thể mô tả cách làm theo hình tham khảo (SHS).
GV làm mẫu trước lớp các thao tác vẽ, xé, dán một hình theo từng bước.
VD : Xé, dán, hình chữ nhật ( cạnh 4 ô và 6 ô).
B1 : Đặt tờ giấy thủ công lên bảng lớp, mặt sau quay ra ngoài.
B2 : Chấm các điểm góc của hình chữ nhật 4 ô và 6 ô. Khi thị phạm, GV làm chậm, đếm ô sau đó chấm bút.
B3: Dựa theo đường kẻ ô vuông trên giấy, GV vẽ nét thẳng nói các điểm đã chấm.
B4 : GV cầm trên tay tờ giấy đã vẽ hình, hướng về phía HS. Các ngón tay cầm giấy sát nét vẽ, xé từng đoạn ngắn theo nét đã vẽ.
B5 : Dán hình cách bôi hò vào mặt sau của hình chữ nhật đã xé. Đặt mặt trước hình đã bôi hồ lên phần giấy cần dán đã được đính sẵn trên bảng, dùng ngón tay xoa đều.
Hoạt động 6 : Trao đổi với bạn cách xé, dán hình tròn.
-GV gợi ý HS quan sát hình tham khảo (SHS), trao đổi với bạn để tìm hiểu và nhận biết cách vẽ, xé dán hình tròn.
+ Hình tròn có cạnh xung quanh là nét cong. Khi vẽ hình tròn nên dựa vào cạnh xung quanh nắp hộp.
+ Thực hiện xé, dán hình tròn theo các bước như cách làm hình được tạo nên từ các nét thẳng.
-GV làm mẫu trước lớp vẽ, xé giấy hình tròn :
B1 : Đính sẵn tờ giấy màu trên bảng lớp và vẽ hình tròn theo cạnh xung quanh của nắp hộp.
B2 : Cầm tờ giấu đã vẽ hình tròn, hướng về HS và xé từng đoạn ngắn theo nét cong của mình.
Lưu ý : 
GV vừa xé vừa xoay giấy theo chiều động tác xé. 
Tùy thực tế trên lớp, GV tổ chức 2 – 4 HS thực hiện trước lớp cách vẽ nét và xé giấy theo nét thẳng và nét cong để GV có thể điều chỉnh về kĩ thuật vẽ (nếu cần).
Hoạt động HS tập vẽ, xé giấy theo nét thẳng có thể tổ chức ngay sau khi GV làm mẫu với hình chữ nhật.
Cả lớp quan sát cách làm của bạn và nhận xét.
GV trao đổi, lưu ý kĩ năng thực hiện xé, dán để sản phẩm đẹp hơn.
HS quan sát hình tham khảo (SHS)
HS quan sát hình tham khảo (SHS), trao đổi tìm hiểu cách vẽ, xé dán hình có nét thẳng xung quanh theo câu hỏi gợi ý .
HS trả lời trên lớp về các bước thực hiện, có thể mô tả cách làm theo hình tham khảo (SHS).
HS chú ý.
HS quan sát hình tham khảo (SHS), trao đổi với bạn để tìm hiểu và nhận biết cách vẽ, xé dán hình tròn.
HS chú ý.
HS tập vẽ, xé giấy theo nét thẳng.
GV : Giấy thủ công, sản phẩm xé, dán hình cơ bản của HS.
HS : Đồ dùng học tập, giấy thủ công. 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH (15 phút)
Hoạt động 7 : Sử dụng giấy màu xé, dán các hình đã học : 
HS thực hiện làm một hoặc hai sản phẩm có dạng hình đã học. 
GV quan tâm kĩ năng khó còn vướng mắc như xé giấy theo hình vẽ và dán sản phẩm.
HS thực hiện làm một hoặc hai sản phẩm có dạng hình đã học. 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút)
Hoạt động 8 : Trao đổi, nhận xét sản phẩm 
Sauk hi hoàn thành sản phẩm, HS nhận xét các hình đã xé dán của mình và các bạn trong nhóm, lớp. Từ đó, phát hiện sản phẩm nào cần sửa chữa để đẹp hơn.
Lưu ý:
Nội dung thực hành có yếu tố kĩ thuật thủ công nên GV cần hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm theo các bước.
Khi vẽ hình không dùng thước kẻ.
GV tổ chức hoạt động để HS thực hành cách xé giấy tùy theo thực tế ở lớp.
Sau tiết học, GV nhắc học sinh hoàn thiện sản phẩm chưa thực hiện xong ở lớp. Thu dọn giấy vụn, giữ vệ sinh chung trong lớp học.
Dặn dò : Chuẩn bị cho quy trình tiếp theo.
HS nhận xét các hình đã xé dán của mình và các bạn trong nhóm, lớp.
HS chia sẻ ý kiến, củng cố hình đã học và cảm nhận về bài vẽ hình đồ vật đã quan sát.
Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_luc_chu_d.docx