Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học

- Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học

- Giới thiệu nội dung tiết học.

Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu nội dung Vận dụng.

Yêu cầu HS quan sát các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật ở trang 7 SGK và một số tranh sưu tầm thêm.

- Cho HS trả lời một số câu hỏi:

+ Kể tên vật liệu, chất liệu?

+ Hình thức tạo hình?

+ Ứng dụng? VD như: mặt nạ dùng để làm gì?

+ Khi nào gọi là nghệ sĩ, nghệ nhân?

+ Khi nào gọi là sản phẩm, tác phẩm?

- GV chốt lại.

Hoạt động 3: Tổng kết bài học.

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Hãy kể tên các hoạt động trong môn Mĩ thuật mà em biết?

+ Những đồ dùng, vật liệu môn Mĩ thuật?

+ Hãy nêu tên gọi của các loại hình?( tranh , tượng)

+ Tên gọi của người làm nghề mĩ thuật?(họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân chạm khắc, )

- Ý nghĩ của môn Mĩ thuật, các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật?

 

doc 126 trang thuong95 4500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: MÔN MĨ THUẬT CỦA EM
BÀI 1: MÔN MĨ THUẬT CỦA EM (2 tiết)
I. Mục tiêu bài học
1. Phẩm chất
Bài học góp phần hình thành và phát triển cho HS tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm, thông qua một số biểu hiện cụ thể: 
- Yêu thích cái đẹp trong thiên nhiên, trong đời sống; yêu thích các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, vật liệu phục vụ bài học và bảo quản các đồ dùng học tập của mình, của bạn, trong lớp, trong trường, 
2. Năng lực
Bài học góp phần từng bước hình thành, phát triển các năng lực sau:
Năng lực mĩ thuật
- Nhận biết một số đồ, vật liệu cần sử dụng trong tiết học; nhận biết tên gọi một số sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Nêu được tên một số đồ dùng, vật liệu; gọi được tên một số sản phẩm mĩ thuật trong bài học; lựa chọn được hình thức thực hành để tạo sản phẩm. 
- Bước đầu chia sẻ về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật do bản thân, bạn bè, những người xung quanh tạo ra trong học tập và đời sống. 
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự lự chọn nội dung thực hành. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận, nhận xét, phát biểu về các nội dung của bài học với GV và bạn học. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đói tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ, để sáng tạo sản phẩm.
Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Hình thành thông qua các hoạt đọng trao đổi, thảo luận theo chủ đề. 
- Năng lực thể chất: Biểu hiện ở hoạt động tay trong các kĩ năng thao tác sử dụng đồ dùng như vẽ tranh, cắt hình, nặn, hoạt động vận động. 
II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên
1.Học sinh:
- SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; 
- Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1. 
- Ảnh, bức tranh về sản phẩm thủ công (nếu có thể).
2.Giáo viên: 
- Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1. 
- SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; hình ảnh hoặc vật thật minh họa nội dung bài học(đồ thủ công, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, vật liệu đặc trưng vùng miền, )
- Phương tiện, họa phẩm cần thiết cho các hoạt động: vẽ, dán, ghép hình, nặn
- Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có).
III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu
1.Phương pháp dạy học: nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở, luyện tập, 
2.Kĩ thuật dạy học: khăn trải bàn, động não, tia chớp, 
3.Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số HS
- Yêu cầu tổ trưởng các tổ kiểm tra sự chuẩn bị bài học.
Hoạt động 2: Khởi động, giới thiệu bài học
Giới thiệu một số đồ dùng, sản phẩm, tác phẩm thông qua đồ dùng dạy học.
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá Những điều mới mẻ.
1/ Quan sát, nhận biết
- Tiếp tục sử dụng các hình ảnh (hoặc video clip)
- Đặt các câu hỏi liên quan đến hình ảnh trang 3 SGK:
+ Đây là hoạt động gì?
+ Em đã từng làm việc này chưa?
+ Đây là màu gì? Sự khác nhau giữa các màu? Cảm giác màu phù hợp theo mùa ?
- Gợi ý HS kể/gọi tên các đồ dùng và kết nối các tên với hình ảnh trong trang 4 SGK.
- Gợi ý HS kể/ gọi tên và cho HS bổ sung, mở rộng các loại vật liệu dùng cho môn Mĩ thuật ở trang 5.
- Hướng dẫn HS gọi đúng tên một số sản phẩm mĩ thuật quanh em tại trang 6 SGK.
- Tổng kết lại thông tin. GV trình chiếu hình ảnh trong sách. HS nêu ý kiến hoặc trả lời.
2/Thực hành, sáng tạo
a.Tìm hiểu cách thực hành, sáng tạo
- Tổ chức cho HS trao đổi về các sản phẩm phần thực hành, sáng tạo tại trang 6.
GV chốt: Tranh xé dán, tạo hình bằng đất nặn, vẽ tranh, ghép hình bằng lá cây.
- Nêu câu hỏi đồng thời gới thiệu cách tạo ra sản phẩm.
- GV chốt lại.
b. Thực hành và thảo luận
- Tổ chức cho HS sáng tạo theo nhóm 4. Tạo sản phẩm nhóm.
Gợi ý:
 + Mỗi HS nặn một phần của đồ vật và ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh,
+ Cùng xé dán một bức tranh với những hình ảnh khác nhau
+ Chọn vật liệu, ghép hình theo những thứ HS chuẩn bị được.
- Nhắc HS giữ vệ sinh , dọn dẹp vệ sinh tại chỗ sau khi tạo ra sản phẩm.
Hoạt động 3: Hoạt động trưng bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ.
- Hs quan sát các hình ảnh trang 7 SGK
- Cho HS ghép tên với ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật ở trang 7. 
- Cho HS chia sẻ về sản phẩm của mình của bạn dựa trên: kể tên vật liệu, chất liệu, hình thức tạo hình, đã ổn chưa hay thay đổi gì không, 
GV nêu yêu cầu: Em hãy kể tên một số sản phẩm hoặc tác phẩm mĩ thuật mà em biết.
- GV chốt lại.
Hoạt động 4: Tổng kết tiết học
– Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn.
– Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Lớp trưởng báo cáo
- Tổ trưởng báo cáo.
- Quan sát, lắng nghe.
- Quan sát và trả lời.
- HS phát biểu, bổ sung.
- HS trả lời.
- HS kể tên các vật liệu, các bước để tạo ra sản phẩm.
- Lắng nghe.
– Thảo luận nhóm:
+ Chọn vật liệu, chất liệu để thực hành
+ Chia sẻ, trao đổi thống nhất trong thực hành.
– Tạo sản phẩm nhóm
– Tập đặt câu hỏi cho bạn và trả lời câu hỏi của bạn trong nhóm.
- HS quan sát
- 6 HS lần lượt ghép.
- Một số HS chia sẻ về sản phẩm của mình của bạn.
- HS lắng nghe.
– Lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học
- Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học
- Giới thiệu nội dung tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu nội dung Vận dụng.
Yêu cầu HS quan sát các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật ở trang 7 SGK và một số tranh sưu tầm thêm.
- Cho HS trả lời một số câu hỏi:
+ Kể tên vật liệu, chất liệu?
+ Hình thức tạo hình?
+ Ứng dụng? VD như: mặt nạ dùng để làm gì?
+ Khi nào gọi là nghệ sĩ, nghệ nhân?
+ Khi nào gọi là sản phẩm, tác phẩm?
- GV chốt lại.
Hoạt động 3: Tổng kết bài học.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Hãy kể tên các hoạt động trong môn Mĩ thuật mà em biết?
+ Những đồ dùng, vật liệu môn Mĩ thuật?
+ Hãy nêu tên gọi của các loại hình?( tranh , tượng)
+ Tên gọi của người làm nghề mĩ thuật?(họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân chạm khắc, )
- Ý nghĩ của môn Mĩ thuật, các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật?
- GV chốt lại.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo.
– Tóm tắt nội dung chính của bài học
– Nhận xét kết quả học tập
– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo: xem trước bài 2 SGK, chuẩn bị các đồ dùng, vật liệu theo yêu cầu ở mục chuẩn bị trong Bài 2, trang 8 SGK.
- Suy nghĩ, chia sẻ, bổ sung.
- HS quan sát.
- HS vận dụng hiểu biết suy đoán, trả lời. HS khác nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
CHỦ ĐỀ 2: MÀU SẮC VÀ CHẤM
BÀI 2: MÀU SẮC QUANH EM (2 tiết)
I. Mục tiêu bài học
1. Phẩm chất
Bài học góp phần hình thành và phát triển ở HS nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực . , thông qua một số biểu hiện cụ thể sau: 
- Yêu thiên nhiên, yêu thích nét đẹp của màu sắc.
- Biết chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập, tham gia các hoạt động nhóm.Trung thực trong nhận xét, chia sẻ, thảo luận.
- Không tự tiện sử dụng màu sắc, họa phẩm, của bạn.
- Biết giữ vệ sinh lớp học, ý thức bảo quản đồ dùng học tập, trân trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật của mình, của mọi người.
2. Năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau:
Năng lực mĩ thuật
- Nhận biết và gọi tên được một số màu sắc quen thuộc; biết cách sử dụng một số loại màu thông dụng; bước đầu biết được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Sử dụng màu sắc ở mức độ đơn giản. Tạo được sản phẩm với màu sắc theo ý thích.
- Phân biệt được một số loại màu vẽ và cách sử dụng. Bước đầu chia sẻ được cảm nhận về màu sắc ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và liên hệ cuộc sống.
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự giác thự hiện nhiệm vụ học tập. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận, nhận xét, phát biểu về các nội dung của bài học. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, nhận rasuwj khcs nhau của màu sắc. 
Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng được ngôn ngữ diễn tả về màu sắc theo cảm nhận.
- Năng lực khoa học: biết được trong tự nhiên và cuộc sống có nhiều màu sắc khác nhau.
- Năng lực thể chất: Biểu hiện ở hoạt động tay trong các kĩ năng thao tác, sử dụng công cụ bằng tay như sử dụng kéo, hoạt động vận động. 
II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên
1.Học sinh:
- SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; 
- Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1. 
- Các sản phẩm khác nhau có màu sắc phong phú.
2.Giáo viên: 
- Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1. 
- Minh họa giới thiệu cách sử dụng một số loại màu vẽ thông dụng.
- Phương tiện, họa phẩm chủ yếu là màu vẽ, giấy màu và đất nặn nhiều màu.
- Chuẩn bị tốt các nội dụng về màu sắc và ý nghĩa của nó.
- Một số bức tranh rõ màu chủ đạo, màu sắc khác nhau.
III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu
1.Phương pháp dạy học: nêu và giải quyết vấn đề, hướng dẫn thực hành, gợi mở, tích hợp.
2.Kĩ thuật dạy học: Bể cá, động não.
3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số và chuẩn bị bài học của HS.
Kiểm tra bài cũ về màu sắc.
Hoạt động 2: Khởi động, giới thiệu bài học.
GV giơ một số hình ảnh gần gũi quen thuộc trong tự nhiên, đời sống( cây có đóm lá hình giống các chấm, pháo hoa, tuyết rơi, con chó đốm, con cánh cam, hộp đựng bút, )
Nêu câu hỏi, giúp HS nhận ra chấm ở hình ảnh.
Gv chốt ý giới thiệu tựa bài.
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá Những điều mới mẻ
1/Quan sát, nhận biết
1.1. Tổ chức HS tìm chấm ở một số hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống:
– Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh SGK và yêu cầu HS nêu kích thước, màu sắc của các chấm trong hình trang 14. Gợi nhắc: chấm có kích thước bằng nhau/khác nhau; chấm có màu sắc giống nhau/khác nhau (SGK, trang 14).
- Hình ảnh trang 15 SGK Mĩ Thuật 1. GV có thể chuẩn bị thêm hình ảnh con cánh cam, pháo hoa, tuyết rơi, 
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm và yêu cầu các em:
+ Giới thiệu tên các hình ảnh minh họa.
+ Nêu hình dạng màu sắc của các chấm ở mỗi hình ảnh.
– Tóm tắt nội dung trả lời của các nhóm HS, kết hợp giới thiệu thêm thông tin về: con sao biển; con hươu sao; trang phục váy.
–Gợi mở HS quan sát lớp học để tìm chấm.
– Giới thiệu một số hình ảnh có hình chấm và gợi mở HS kể tên, đọc tên màu sắc của các chấm.
1.2. Tổ chức HS tìm chấm ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật:
– GV giới thiệu các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, kết hợp tương tác với HS.
+ Bức tranh “ Hoa hướng dương” của bạn Đình Quang.
+ Bức tranh “ Chiều chủ nhật trên đảo Grăn- đơ Da- tơ”(trích đoạn) của họa sĩ Sơ- rát (Georges Pierre Seurat). Yêu cầu HS: thảo luận, giới thiệu một số hình ảnh được tạo từ chấm.
. GV giới thiệu họa sĩ Sơ- rát (1859- 1891): Là người Pháp, ông là người rất thích sử dụng chấm để sáng tạo các tác phẩm mĩ thuật.
.GV gợi mở, nêu câu hỏi giúp HS nhận ra chấm được họa sĩ sử dụng.
– Tóm tắt nội dung HS chia sẻ, kết hợp giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm và họa sĩ Sơ- rát.
– Giới thiệu thêm một số bức tranh của HS, họa sĩ.
– GV tóm tắt nội dung quan sát, 
+ Trong thiên nhiên, trong cuộc sống có nhiều hình ảnh biểu hiện chấm.
+ Có thể sử dụng các chấm để tạo các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật hoặc trang trí làm đẹp cho các đồ dùng, đồ vật theo ý thích.
 GV sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, gợi mở,.. để kích thích HS tham gia thực hành, sáng tạo.
 2/ Thực hành, sáng tạo
2.1. Tìm hiểu cách tạo chấm và sử dụng chấm để tạo nét, tạo hình.
* Tổ chức HS tìm hiểu cách tạo chấm
– Hướng dẫn HS quan sát một số cách tạo chấm (trang 16, SGK) và trả lời câu hỏi trong SGK.
– Giới thiệu cách tạo chấm, kết hợp thị phạm, giảng giải và tương tác với HS.
– Gợi nhắc HS: Có thể tạo chấm bằng các cách khác nhau.
– Tổ chức HS tạo chấm và thể hiện trên vở Thực hành Mĩ thuật (trang 8).
* Tổ chức HS tìm hiểu sử dụng chấm để tạo nét, tạo hình
– Tổ chức HS quan sát và gợi mở nhận ra các chấm sắp xếp tạo nét tạo hình trong SGK trang 16 và hình ảnh do GV chuẩn bị và yêu cầu HS nhận ra cách sắp xếp
+ Chấm tạo nét xoắn ốc,
+ Chấm tạo nét lượn sóng,
+ Nét tạo hình tròn.
–Gợi mở rõ hơn cách tạo nét, tạo hình từ chấm.
+ Nét lượn sóng, nét xoắn ốc
+ Hình tròn
–GV giới thiệu thêm cách tạo chấm bằng cách vẽ hoặc in các vật có hình dạng khác nhau.
2.2. Thực hành, sáng tạo
– Bố trí HS ngồi theo nhóm (6HS).
– Giao nhiệm vụ cho HS: Sử dụng chấm để tạo nét hoặc hình theo ý thích.
– Lưu ý HS: lựa chọn màu vẽ hoặc giấy màu để thực hành sử dụng chấm tạo nét hoặc hình; có thể tạo chấm có kích thước, màu sắc theo ý thích.
– Quan sát, hướng dẫn và có thể hỗ trợ HS thực hành.
– Gợi mở nội dung HS trao đổi/thảo luận trong thực hành.
 3/ Cảm nhận, chia sẻ
– Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm
– Gợi mở HS giới thiệu:
+ Tên nét hoặc hình đã tạo được bằng chấm
+ Màu sắc, kích thước của các chấm ở sản phẩm.
+ Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm.
Hoạt động 4: Tổng kết tiết học
– Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn.
– Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Tổ trưởng báo cáo phần chuẩn bị.
GV gọi 3 em lần lượt nêu tên một số màu mà GV yêu cầu.
HS quan sát.
HS trả lời
HS nhắc lại tựa bài.
– Thảo luận nhóm 6 HS.
– Thảo luận: Tìm chấm ở các hình ảnh trang 14 theo gợi mở của GV
– Đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
– Quan sát lớp học, tìm chấm.
–Quan sát, đọc tên một số màu sắc của chấm trên đồ vật.
– Quan sát, trả lời câu hỏi của GV.(Sử dụng chấm để tạo hình bông hoa hướng dương trong tranh. Nhận xét câu trả lời của bạn.
– Thảo luận: nhóm 4 HS
– Đại diện nhóm HS trả lời.( Chấm được sử dụng để thể hiện tán lá cây, thảm cỏ, mặt đất, trang phục (váy, mũ, áo ), con vật, trong bức tranh.). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Quan sát, lắng nghe.
– Quan sát, trả lời..
– Lắng nghe.
– Quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
– Quan sát
– Một số HS tham gia cùng GV
– HS tạo chấm
– Quan sát hình ảnh SGK, trang 16.
– Suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi của GV
–Lắng nghe.
– Vị trí ngồi thực hành theo cơ cấu nhóm: 6 HS
– Tạo sản phẩm cá nhân
– Tập đặt câu hỏi cho bạn, trả lời, thảo luận, chia sẻ trong thực hành.
– Trưng bày sản phẩm theo nhóm
– Giới thiệu sản phẩm của mình
– Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình/của bạn
– Lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học
- Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học
- Giới thiệu nội dung tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu nội dung Vận dụng.
Yêu cầu HS quan sát các tranh trang 13 SGK .
- Cho HS trả lời một số câu hỏi:
+ Em nhìn thấy gì trong tranh?
+ Các màu sắc có trên tín hiệu đèn?
+ Lần lượt các hình người bên dưới đang làm gì?
+ Em hãy tìm các hình ảnh bên dưới phù hợp với tín hiệu đèn giao thông?
+ Khi tín hiệu đèn giao thông có màu đỏ, chúng ta phải làm gì?
+ Khi tín hiệu đèn giao thông có màu vàng, chúng ta phải làm gì?
+ Khi tín hiệu đèn giao thông có màu xanh, chúng ta phải làm gì?
- GV chốt lại:
+ Màu sắc để làm đẹp hơn cho cuộc sống.
+ Liên hệ màu sắc để nhận biết tín hiệu giao thông.
Hoạt động 3: Tổng kết bài học.
- GV chốt lại:
+ Màu sắc có ở xung quanh ta.
+ Một số loại màu vẽ thông dụng.
+ Những đồ dùng vẽ màu, vật liệu môn mĩ thuật có màu. Tên gọi một số màu sắc quen thuộc.
+ Những ý nghĩa cơ bản ban đầu của màu sắc trong môn Mĩ thuật và trong cuộc sống.
- Gợi mở: Em nào có thể sử dụng tiếng Anh để nói tên một số màu?
- Cho HS chơi trò chơi đèn giao thông. Gợi ý:
+ Đèn giao thông có mấy màu?
+ Màu nào các phương tiện được di chuyển? Màu nào các phương tiện giao thông phải dừng lại?
+ Chơi trò chơi, ai làm sai sẽ bị phạt múa bài Một con vịt.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo.
– Tóm tắt nội dung chính của bài học
– Nhận xét kết quả học tập
– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo: xem trước bài 3 SGK, chuẩn bị các đồ dùng, vật liệu theo yêu cầu ở mục chuẩn bị trong Bài 3, trang 14 SGK.
- Suy nghĩ, chia sẻ, bổ sung.
- HS quan sát.
- HS vận dụng hiểu biết suy đoán, trả lời. HS khác nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS kể ra
- HS thực hiện.
- HS trả lời
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe
 CHỦ ĐỀ 2: MÀU SẮC VÀ CHẤM
BÀI 3: CHƠI VỚI CHẤM (2 tiết)
I. Mục tiêu bài học
1. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể một số biểu hiện chủ yếu sau:
Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập.
Biết giữ vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,...
Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm do bạn bè và người khác tạo
2. Năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
2.1 Năng lực mĩ thuật
Nhận biết chấm xuất hiện trong cuộc sống và có trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
Tạo được chấm bằng một số cách khác nhau; biết vận dụng chấm để tạo sản phẩm theo ý thích.
Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
2.2 Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự giác tham gia học tập, biết lựa chọn cách tạo chấm để thực hành.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, chia sẻ cảm nhận trong học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, giấy màu, họa phẩm (hoặc mực bút máy, phẩm nhuộm, ) trong thực hành sáng tạo.
2.3 Năng lực đặc thù khác
Năng lực ngôn ngữ: Biết sử dụng lời nói để trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm trong học tập.
Năng lực thể chất: Biết vận động bàn tay, ngón tay phù hợp với các thao tác tạo thực hành sản phẩm.
II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên
Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, đất nặn, bông tăm, 
Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút chì, màu goát, bông tăm; hình ảnh minh họa. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có).
III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu
Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế, 
Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, tia chớp, 
Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số và chuẩn bị bài học của HS.
Kiểm tra bài cũ về màu sắc.
Hoạt động 2: Khởi động, giới thiệu bài học.
GV giơ một số hình ảnh gần gũi quen thuộc trong tự nhiên, đời sống( cây có đóm lá hình giống các chấm, pháo hoa, tuyết rơi, con chó đốm, con cánh cam, hộp đựng bút, )
Nêu câu hỏi, giúp HS nhận ra chấm ở hình ảnh.
Gv chốt ý giới thiệu tựa bài.
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá Những điều mới mẻ. 1/Quan sát, nhận biết
1.1. Tổ chức HS tìm chấm ở một số hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống:
– Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh SGK và yêu cầu HS nêu kích thước, màu sắc của các chấm trong hình trang 14. Gợi nhắc: chấm có kích thước bằng nhau/khác nhau; chấm có màu sắc giống nhau/khác nhau (SGK, trang 14).
- Hình ảnh trang 15 SGK Mĩ Thuật 1. GV có thể chuẩn bị thêm hình ảnh con cánh cam, pháo hoa, tuyết rơi, 
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm và yêu cầu các em:
+ Giới thiệu tên các hình ảnh minh họa.
+ Nêu hình dạng màu sắc của các chấm ở mỗi hình ảnh.
– Tóm tắt nội dung trả lời của các nhóm HS, kết hợp giới thiệu thêm thông tin về: con sao biển; con hươu sao; trang phục váy.
–Gợi mở HS quan sát lớp học để tìm chấm.
– Giới thiệu một số hình ảnh có hình chấm và gợi mở HS kể tên, đọc tên màu sắc của các chấm.
1.2. Tổ chức HS tìm chấm ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật:
– GV giới thiệu các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, kết hợp tương tác với HS.
+ Bức tranh “ Hoa hướng dương” của bạn Đình Quang.
+ Bức tranh “ Chiều chủ nhật trên đảo Grăn- đơ Da- tơ”(trích đoạn) của họa sĩ Sơ- rát (Georges Pierre Seurat). Yêu cầu HS: thảo luận, giới thiệu một số hình ảnh được tạo từ chấm.
. GV giới thiệu họa sĩ Sơ- rát (1859- 1891): Là người Pháp, ông là người rất thích sử dụng chấm để sáng tạo các tác phẩm mĩ thuật.
.GV gợi mở, nêu câu hỏi giúp HS nhận ra chấm được họa sĩ sử dụng.
– Tóm tắt nội dung HS chia sẻ, kết hợp giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm và họa sĩ Sơ- rát.
– Giới thiệu thêm một số bức tranh của HS, họa sĩ.
– GV tóm tắt nội dung quan sát, 
+ Trong thiên nhiên, trong cuộc sống có nhiều hình ảnh biểu hiện chấm.
+ Có thể sử dụng các chấm để tạo các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật hoặc trang trí làm đẹp cho các đồ dùng, đồ vật theo ý thích.
 GV sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, gợi mở,.. để kích thích HS tham gia thực hành, sáng tạo.
2/ Thực hành, sáng tạo
2.1. Tìm hiểu cách tạo chấm và sử dụng chấm để tạo nét, tạo hình.
* Tổ chức HS tìm hiểu cách tạo chấm
– Hướng dẫn HS quan sát một số cách tạo chấm (trang 16, SGK) và trả lời câu hỏi trong SGK.
– Giới thiệu cách tạo chấm, kết hợp thị phạm, giảng giải và tương tác với HS.
– Gợi nhắc HS: Có thể tạo chấm bằng các cách khác nhau.
– Tổ chức HS tạo chấm và thể hiện trên vở Thực hành Mĩ thuật (trang 8).
* Tổ chức HS tìm hiểu sử dụng chấm để tạo nét, tạo hình
– Tổ chức HS quan sát và gợi mở nhận ra các chấm sắp xếp tạo nét tạo hình trong SGK trang 16 và hình ảnh do GV chuẩn bị và yêu cầu HS nhận ra cách sắp xếp
+ Chấm tạo nét xoắn ốc,
+ Chấm tạo nét lượn sóng,
+ Nét tạo hình tròn.
–Gợi mở rõ hơn cách tạo nét, tạo hình từ chấm.
+ Nét lượn sóng, nét xoắn ốc
+ Hình tròn
–GV giới thiệu thêm cách tạo chấm bằng cách vẽ hoặc in các vật có hình dạng khác nhau.
2.2. Thực hành, sáng tạo
– Bố trí HS ngồi theo nhóm (6HS).
– Giao nhiệm vụ cho HS: Sử dụng chấm để tạo nét hoặc hình theo ý thích.
– Lưu ý HS: lựa chọn màu vẽ hoặc giấy màu để thực hành sử dụng chấm tạo nét hoặc hình; có thể tạo chấm có kích thước, màu sắc theo ý thích.
– Quan sát, hướng dẫn và có thể hỗ trợ HS thực hành.
– Gợi mở nội dung HS trao đổi/thảo luận trong thực hành.
3/ Cảm nhận, chia sẻ
– Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm
– Gợi mở HS giới thiệu:
+ Tên nét hoặc hình đã tạo được bằng chấm
+ Màu sắc, kích thước của các chấm ở sản phẩm.
+ Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm.
Hoạt động 4: Tổng kết tiết học
– Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn.
– Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Tổ trưởng báo cáo phần chuẩn bị.
GV gọi 3 em lần lượt nêu tên một số màu mà GV yêu cầu.
HS quan sát.
HS trả lời
HS nhắc lại tựa bài.
– Thảo luận nhóm 6 HS.
– Thảo luận: Tìm chấm ở các hình ảnh trang 14 theo gợi mở của GV
– Đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
– Quan sát lớp học, tìm chấm.
–Quan sát, đọc tên một số màu sắc của chấm trên đồ vật.
– Quan sát, trả lời câu hỏi của GV.(Sử dụng chấm để tạo hình bông hoa hướng dương trong tranh. Nhận xét câu trả lời của bạn.
– Thảo luận: nhóm 4 HS
– Đại diện nhóm HS trả lời.( Chấm được sử dụng để thể hiện tán lá cây, thảm cỏ, mặt đất, trang phục (váy, mũ, áo ), con vật, trong bức tranh.). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Quan sát, lắng nghe.
– Quan sát, trả lời..
– Lắng nghe.
– Quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
– Quan sát
– Một số HS tham gia cùng GV
– HS tạo chấm
– Quan sát hình ảnh SGK, trang 16.
– Suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.
–Lắng nghe.
– Vị trí ngồi thực hành theo cơ cấu nhóm: 6 HS
– Tạo sản phẩm cá nhân
– Tập đặt câu hỏi cho bạn, trả lời, thảo luận, chia sẻ trong thực hành.
– Trưng bày sản phẩm theo nhóm
– Giới thiệu sản phẩm của mình
– Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình/của bạn
– Lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học
– Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học.
– Giới thiệu nội dung tiết học.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết
Tổ chức HS quan sát, tìm hiểu một số sản phẩm được tạo nên từ chấm bằng các chất liệu, vật liệu khác nhau và chia sẻ cảm nhận.
Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm
Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm và thảo luận:
– Số HS trong mỗi nhóm: 6 HS.
– Chuẩn bị: 5 hình ảnh vẽ bằng nét; nội dung hình ảnh: Cây hoa, quả, con vật, mặt trời, hình tròn, 
– Sử dụng mỗi hình ảnh làm phần quà cho mỗi nhóm HS.
– Giao nhiệm vụ:
+ Lựa chọn chất liệu để thực hành
+ Tạo chấm và sắp xếp chấm thể hiện hình ảnh, kết hợp trao đổi về sản phẩm trong thực hành.
– Gợi ý HS thực hiện: Có thể sử dụng các chấm kích thước giống nhau/khác nhau? Có thể tạo chấm có màu sắc giống nhau/ khác nhau.
– Quan sát các nhóm, mỗi nhóm HS; gợi mở nội dung trao đổi, thảo luận, chia sẻ trong thực hành.
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
– Tổ chức Hs trưng bày sản phẩm
– Gợi ý nội dung HS thảo luận, nhận xét, chia sẻ cảm nhận: Tên sản phẩm của nhóm, cách sử dụng vật liêu/chất liệu, bày tỏ cảm xúc về sản phẩm,...
– GV nhận xét tiết học, gợi mở HS ý tưởng vận dụng sản phẩm.
Hoạt động 4: Vận dụng
– Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trang 17, SGK
– Gợi mở HS có thể tạo sản phẩm khác từ chấm.
– Khích lệ HS thực hành (nếu HS thích).
Hoạt động 5: Tổng kết bài học
– Tóm tắt nội dung chính của bài học
– Nhận xét kết quả học tập
– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo.
– Suy nghĩ, chia sẻ
– Lắng nghe, nhận xét, có thể bổ sung.
Quan sát, suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận.
– Thảo luận nhóm:
+ Chọn vật liệu, chất liệu để thực hành
+ Chia sẻ, trao đổi trong thực hành.
– Tạo sản phẩm nhóm
– Tập đặt câu hỏi cho bạn và trả lời câu hỏi của bạn trong nhóm.
– Trưng bày sản phẩm nhóm
– Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm nhóm.
– Quan sát, lắng nghe
– Chia sẻ mong muốn thực hành (nếu thích)
– Lắng nghe
– Chia sẻ cảm nhận về bài học.
CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT
BÀI 4: NÉT THẲNG, NÉT CONG (2 tiết)
I. Mục tiêu bài học
1. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS các phảm chất như chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, thông qua một số biểu hiện cụ thể sau:
Yêu thích cái đẹp thông qua biểu hiện sự đa dạng của nét trong tự nhiên, cuộc sống và tác phẩm mĩ thuật.
Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu, phục vụ học tập, tự giác tham gia hoạt động học tập.
Không tự tiện lấy đò dùng học tập của bạn; chia sẻ ý kiến theo đúng cảm nhận của mình.
Biết giữ vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
2. Năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
2.1 Năng lực mĩ thuật
 - Nhận biết nét thẳng, nét cong và sự khác nhau của chúng.
 - Tạo được sản phẩm đơn giản bằng nét thẳng , nét cong.
 - Bước đầu chia sẻ được nhận biết về nét thẳng, nét cong ở đối tượng thẩm mĩ và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động trong hoạt động học.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, họa phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm. 
Năng lực đặc thù khác
Năng lực ngôn ngữ:thông qua trao đổi, thảo luận theo chủ đề.
Năng lực thể chất: thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay.
II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên
1/ Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; đồ dùng, vật liêu như mục Chuẩn bị trang 18 SGK, màu vẽ, vật liệu dạng sợi, que tính, sợi dây, 
2/ Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; phương tiện, họa cụ, họa phẩm, và vật liệu dạng que ( que tính, thước kẻ, que diêm, ), dạng sơi, giấy màu, Đồ dùng trực quan các dạng hình kỉ hà, hình nét cong đơn giản.
- Hình minh họa trang 21
- Một số bức tranh, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật sử dụng nét thẳng, nét cong.
III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu
Phương pháp dạy học: Pháp vấn/ đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vần đề, trò chơi, thực hành, gợi mở, 
Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, 
Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị đồ dùng, vật dụng cho bài học.
Kiểm tra bài cũ 
Hoạt động 2: Khởi động, giới thiệu bài học.
GV giới thiệu một số đồ dùng, sản phẩm, tác phẩm thông qua đồ dùng dạy học. 
GV dùng dây nhảy trong môn thể dục kéo thẳng và uốn/để chùng cho cong xuống. GV kết luận nét cong/ thẳng được tạo ra từ một thứ. Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu về nét thẳng, nét cong.
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá Những điều mới mẻ.
1/Quan sát, nhận biết
- GV đưa ra một số hình ảnh và gợi ý quan sát, ví dụ: Cô muốn tìm nét thẳng/ cong, bạn nào nhìn thấy nào?..
- Đặt các câu hỏi liên quan đến hình ảnh trong bài học (phần quan sát- nhận biết) theo dạng phát vấn/ hỏi- đáp:
+ Nét cong trong hình ở chỗ nào?
+ Em có nhìn thấy những nét cong khác không?
+ Ai có thể chỉ ra một vài nét thẳng?
+ Xung quanh em có nét thẳng không?
2/ Thực hành, sáng tạo
2.1. Tìm hiểu cách thực hành, sáng tạo. 
- Cho HS quan sát các hình trang 21
+ Em thấy hình vẽ gì?
+ Hình đó được tạo bằng nét thẳng hay nét cong?
- Tổ chức HS trao đổi và phát biểu về cách vẽ các hình bằng nét thẳng, nét cong đơn giản.
- Hướng dẫn HS cách cầm bút, cách vẽ được đường thẳng không dùng thước kẻ; cách vẽ nhiều nét phác để có một đường như ý muốn.
- Gợi mở HS tạo hình sản phẩm với que thẳng.
 2.2. Thực hành, sáng tạo
– Bố trí HS ngồi theo nhóm (6HS).
– Giao nhiệm vụ cho HS: Sáng tạo các hình ảnh bằng nét thẳng, nét cong. GV hướng dẫn dùng một loại nét trước, không phối hợp nét. 
– Lưu ý HS có thể tạo hình với một loại nét thẳng, nét cong hoặc có thể kết hợp cả hai kiểu nét.
– Quan sát, hướng dẫn và có 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_1_canh_dieu_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.doc