Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 5: Nét gấp khúc, nét xoắn ốc - Đỗ Thị Lâm Hằng

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 5: Nét gấp khúc, nét xoắn ốc - Đỗ Thị Lâm Hằng

Hoạt động 1. Quan sát, nhận biết.

1.1. Tìm hiểu nét gấp khúc, nét xoắn ốc

- Tổ chức HS theo nhóm học tập, yêu cầu:

+ Quan sát trang 23 SGK Mĩ thuật 1 và hình ảnh do GV chuẩn bị( nếu có)

+ Thảo luận, nêu đặc điểm của mỗi kiểu nét.

+ Yêu cầu HS dùng tay vẽ trên không hai kiểu nét này. Hỏi HS hai kiểu nét này khác nhau như thế nào?

- GV nhận xét

1.2. Quan sát nhận biết nét gấp khúc, nét xoắn ốc:

– Cho HS làm việc nhóm, yêu cầu:

+ Quan sát hình minh họa trang 24, 25 SGK và hình ảnh, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật do GV, HS chuẩn bị (nếu có).

+ Nêu biểu hiện của nét gấp khúc, nét xoắn ốc ở các hình ảnh trực quan.

- GV giới thiệu tác phẩm : “ Cây đời” của họa sĩ Cờ - lim, chất liệu sơn dầu.

+ Giới thiệu tác giả: Họa sĩ Cờ - lim (Gustav Klim)(1862- 1918) là người Áo. Ông là người rất thích sử dụng nét xoắn ốc để sáng tạo các tác phẩm mĩ thuật.

+ .GV gợi mở, nêu câu hỏi giúp HS nhận ra nét xoắn ốc được họa sĩ sử dụng.

– Giới thiệu thêm một số sản phẩm, tác phẩm khác, ví dụ:

+ Một số sản phẩm của họa sĩ Cờ - lim.

+ Một số sản phẩm, tác phẩm khác.

- Yêu cầu HS tìm các kiểu nét này ở xung quanh: trong lớp, trong trường, nơi công cộng,

 

docx 6 trang thuong95 16670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 5: Nét gấp khúc, nét xoắn ốc - Đỗ Thị Lâm Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 1
Ngày dạy :Tuần 9,10
GV:Đỗ Thị Lâm Hằng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: MĨ THUẬT 
 Chủ đề 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT 
Bài 5: Nét gấp khúc, nét xoắn ốc (2 tiết)
I. Mục tiêu bài học.
1. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng cho Hs các phẩm chất như: chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật, thông qua một số biểu hiện và hoạt động chủ yếu sau:
Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu, phục vụ học tập.
Biết thu gom giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,...
Có ý thức bảo quản sản phẩm mĩ thuật của mình, của bạn; tôn trọng sản phẩm của bạn bè và người khác tạo ra.
2. Năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
.Năng lực mĩ thuật
Nhận biết được nét gấn khúc, nét xoắn ốc; biết vận dụng các nét đó để tạo sản phẩm theo ý thích.
 - Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
.Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để thực hành, sáng tạo; tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và nhận xét sản phẩm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, giấy màu, họa phẩm để tạo nên sản phẩm.
.Năng lực đặc thù khác
Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét, sản phẩm.
Năng lực thể chất: vận dụng sự khéo léo của bàn tay để thực hiện các thao tác như: cuộn, gấp, uốn, 
 II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên.
Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, bìa giấy, 
Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút chì, hình ảnh trực quan; hình ảnh minh họa. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có).
III. Nội dung các hoạt động dạy học.
 1, Tổ chức lớp (3 phút)
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
 - Giới thiệu bài: GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức”.
 - Nhiệm vụ: mỗi HS trong nhóm vẽ kiểu nét gấp khúc, nét xoắn ốc đã biết hoặc theo ý thích, trí tưởng tượng bằng công cụ, họa phẩm sẵn có.
 - Yêu cầu kết quả: sản phẩm của mỗi nhóm bao gồm các nét gấp khúc, nét xoắn ốc khác nhau.
 - Đánh giá: Mức độ tham gia của cá nhân, tốc độ làm việc, hiệu quả sản phẩm, 
 - Gv chốt ý giới thiệu tựa bài.
 2, Bài mới.
Thời gian
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học.
Phương tiện 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5 phút
17phút.
5 phút
4 phút
1 phút
Hoạt động 1. Quan sát, nhận biết.
Tìm hiểu nét gấp khúc, nét xoắn ốc
- Tổ chức HS theo nhóm học tập, yêu cầu:
+ Quan sát trang 23 SGK Mĩ thuật 1 và hình ảnh do GV chuẩn bị( nếu có)
+ Thảo luận, nêu đặc điểm của mỗi kiểu nét.
+ Yêu cầu HS dùng tay vẽ trên không hai kiểu nét này. Hỏi HS hai kiểu nét này khác nhau như thế nào?
- GV nhận xét
1.2. Quan sát nhận biết nét gấp khúc, nét xoắn ốc:
– Cho HS làm việc nhóm, yêu cầu:
+ Quan sát hình minh họa trang 24, 25 SGK và hình ảnh, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật do GV, HS chuẩn bị (nếu có).
+ Nêu biểu hiện của nét gấp khúc, nét xoắn ốc ở các hình ảnh trực quan.
- GV giới thiệu tác phẩm : “ Cây đời” của họa sĩ Cờ - lim, chất liệu sơn dầu.
+ Giới thiệu tác giả: Họa sĩ Cờ - lim (Gustav Klim)(1862- 1918) là người Áo. Ông là người rất thích sử dụng nét xoắn ốc để sáng tạo các tác phẩm mĩ thuật.
+ .GV gợi mở, nêu câu hỏi giúp HS nhận ra nét xoắn ốc được họa sĩ sử dụng.
– Giới thiệu thêm một số sản phẩm, tác phẩm khác, ví dụ:
+ Một số sản phẩm của họa sĩ Cờ - lim.
+ Một số sản phẩm, tác phẩm khác.
- Yêu cầu HS tìm các kiểu nét này ở xung quanh: trong lớp, trong trường, nơi công cộng, 
– GV tóm tắt nội dung quan sát: nét gấp khúc, nét xoắn ốc có thể tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
2/ Thực hành, sáng tạo
2.1. Tìm hiểu cách tạo nét gấp khúc, nét xoắn ốc. 
- Tổ chức HS làm việc nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Quan sát hình minh họa trang 26 SGK và hình ảnh do GV chuẩn bị (nếu có)
+ Nêu thứ tự các bước thực hành tạo nét gấp khúc, nét xoắn ốc từ giấy.
- GV tổng hợp , thị phạm hướng dẫn và giảng giải các thao tác, kết hợp tương tác với HS:
+ Chọn giấy màu để tạo màu cho nét.
+ Thực hiện các thao tác: vẽ/ kẻ, xé cuộn, dán, uốn, để tạo nét gấp khúc, xoắn ốc.
2.2. Thực hành và thảo luận.
a/ Tổ chức cho GS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm.
- Giao nhiệm vụ cho HS:
+ Mỗi cá nhân tạo nét gấp khúc, nét xoắn ốc cho riêng mình.
+ Mỗi thành viên quan sát các bạn trong nhóm và cùng trao đổi trong thực hành.
- Quan sát HS thực hành và cách giải quyết tình huống. Ví dụ:
+ Hướng dẫn HS cách gấp, xé, cuộn, cắt, dán.. giấy; cách sử dụng kéo an toàn, đảm bảo vệ sinh trang phục, bàn ghế, lớp học.
+ Khích lệ HS quan sát, học hỏi kinh nghiệm và trao đổi, nhận xét, nêu câu hỏi, trong thực hành.
b/ Tổ chức cho HS làm việc nhóm và thảo luận.
- Giao nhiệm vụ : Tạo sản phẩm nhóm từ các sản phẩm của mỗi cá nhân.
- Gợi HS một số cách tạo sản phẩm nhóm, gợi ý nhóm Hs chia sẻ sự lựa chọn cách sắp xếp tạo sản phẩm của nhóm.
- Gợi mở các nhóm HS trao đổi vận dụng sản phẩm.
Hoạt động 3: Trung bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ
– Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm: 
– Hướng dẫn HS quan sát sản phẩm , gợi mở HS nội dung trao đổi, chia sẻ, cảm nhận về quá trình học tập, thực hành, thảo luận. 
+ Em thích sản phẩm nào của bạn nào/ nhóm nào?
+ Có những sản phẩm nào ở các sản phẩm?
+ Trong các sản phẩm trưng bày, nét nào do em tạo ra?
+ Em và các bạn tạo sản phẩm của nhóm như thế nào?
- Gv đánh giá kết quả.
+ Kích thích HS tự đánh giá vâ liên hệ vận dụng.
+ Gợi mở HS liên tưởng sáng tạo các sản phẩm khác với hai kiểu nét đã học.
+ Nhận xét mức độ thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.
Hoạt động 4: Tổng kết tiết học
– Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn.
– Dặn dò. Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị.
- HS quan sát.
- Tạo sản phẩm nhóm.
- HS nhắc lại tựa bài.
– Thảo luận nhóm 6 HS.
– Đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm 4 HS
– Quan sát, trả lời câu hỏi của GV.(Sử dụng chấm để tạo hình bông hoa hướng dương trong tranh. Nhận xét câu trả lời của bạn.
– Đại diện nhóm HS trả lời.( nét xoắn ốc được sử dụng để thể hiện tán lá cây). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Quan sát, lắng nghe.
–HS tìm và kể.
– Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm
– Đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện
– Tập đặt câu hỏi cho bạn, trả lời, thảo luận, chia sẻ trong thực hành.
– Vị trí ngồi thực hành theo cơ cấu nhóm: 6 HS
– Tập đặt câu hỏi cho bạn, trả lời, thảo luận, chia sẻ trong thực hành.
– Trưng bày sản phẩm theo nhóm
– Giới thiệu sản phẩm của mình
– Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình/của bạn
– Lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ.
- HS lắng nghe.
Máy chiếu
Tranh 
Máy chiếu
Máy chiếu
Tranh 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_canh_dieu_bai_5_net_gap_khuc_net_xoan.docx