Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 2: Màu sắc quanh em - Năm học 2020-2021
1. Học sinh:
- SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1;
- Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1.
- Các sản phẩm khác nhau có màu sắc phong phú.
2. Giáo viên:
- Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1.
- Minh họa giới thiệu cách sử dụng một số loại màu vẽ thông dụng.
- Phương tiện, họa phẩm chủ yếu là màu vẽ, giấy màu và đất nặn nhiều màu.
- Chuẩn bị tốt các nội dụng về màu sắc và ý nghĩa của nó.
- Một số bức tranh rõ màu chủ đạo, màu sắc khác nhau.
III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu
1. Phương pháp dạy học: nêu và giải quyết vấn đề, hướng dẫn thực hành, gợi mở, tích hợp.
2. Kĩ thuật dạy học: Bể cá, động não.
3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
Hoạt động 1: Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số và chuẩn bị bài học của học sinh
Hoạt động 2: Khởi động, giới thiệu bài học.
Gv cho hs nghe bài hát Những cây bút chì màu.
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá Những điều mới mẻ
CHỦ ĐỀ 2: MÀU SẮC VÀ CHẤM BÀI 2: MÀU SẮC QUANH EM (2 tiết) I. Mục tiêu bài học 1. Phẩm chất Bài học góp phần hình thành và phát triển ở HS nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực . , thông qua một số biểu hiện cụ thể sau: - Yêu thiên nhiên, yêu thích nét đẹp của màu sắc. - Biết chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập, tham gia các hoạt động nhóm.Trung thực trong nhận xét, chia sẻ, thảo luận. - Không tự tiện sử dụng màu sắc, họa phẩm, của bạn. - Biết giữ vệ sinh lớp học, ý thức bảo quản đồ dùng học tập, trân trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật của mình, của mọi người. 2. Năng lực Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau: . Năng lực mĩ thuật - Nhận biết và gọi tên được một số màu sắc quen thuộc; biết cách sử dụng một số loại màu thông dụng; bước đầu biết được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - Sử dụng màu sắc ở mức độ đơn giản. Tạo được sản phẩm với màu sắc theo ý thích. - Phân biệt được một số loại màu vẽ và cách sử dụng. Bước đầu chia sẻ được cảm nhận về màu sắc ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và liên hệ cuộc sống. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự giác thự hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận, nhận xét, phát biểu về các nội dung của bài học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, nhận rasuwj khcs nhau của màu sắc. Năng lực đặc thù khác - Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng được ngôn ngữ diễn tả về màu sắc theo cảm nhận. - Năng lực khoa học: biết được trong tự nhiên và cuộc sống có nhiều màu sắc khác nhau. - Năng lực thể chất: Biểu hiện ở hoạt động tay trong các kĩ năng thao tác, sử dụng công cụ bằng tay như sử dụng kéo, hoạt động vận động. II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên 1. Học sinh: - SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; - Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1. - Các sản phẩm khác nhau có màu sắc phong phú. 2. Giáo viên: - Các đồ dùng cần thiết như gợi ý trong bài 1 SGK Mĩ thuật 1. - Minh họa giới thiệu cách sử dụng một số loại màu vẽ thông dụng. - Phương tiện, họa phẩm chủ yếu là màu vẽ, giấy màu và đất nặn nhiều màu. - Chuẩn bị tốt các nội dụng về màu sắc và ý nghĩa của nó. - Một số bức tranh rõ màu chủ đạo, màu sắc khác nhau. III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu 1. Phương pháp dạy học: nêu và giải quyết vấn đề, hướng dẫn thực hành, gợi mở, tích hợp. 2. Kĩ thuật dạy học: Bể cá, động não. 3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiết 1 Hoạt động 1: Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số và chuẩn bị bài học của học sinh Hoạt động 2: Khởi động, giới thiệu bài học. Gv cho hs nghe bài hát Những cây bút chì màu. Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá Những điều mới mẻ 1/Quan sát, nhận biết Tổ chức HS tìm chấm ở một số hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống. – Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh SGK và yêu cầu HS gọi tên các màu ở trang 8,9. + Quả, cây ở trang 8 có màu gì? + Em có nhìn thấy quả này có màu khác không? Đây là màu gì? ? Lá bàng có màu gì? Quả cà chua có màu gì? Gv chỉ cho hs sự khác nhau của thời điểm (Quả chín, quả xanh) Gv dùng vật thật để giới thiệu. b. Tổ chức HS tìm hiểu màu sắc ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật: - Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú và trong các tác phẩm và sản phẩm Mĩ thuật cũng vậy ( Gv sử dụng học liệu điện tử để giới thiệu) + Hãy gọi tên các màu mà em nhìn thấy trong tác phẩm Mĩ thuật. ? Bạn nào có thể nhớ lại và kể cho cô và các bạn biết một số màu chính trong bảy sắc cầu vồng không? – Giới thiệu thêm một số bức tranh của HS. – GV tóm tắt nội dung quan sát, + Trong thiên nhiên, trong cuộc sống có nhiều màu sắc , màu sắc làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên vui hơn tươi đẹp hơn. + Có thể sử dụng màu sắc để tạo các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật hoặc trang trí làm đẹp cho các đồ dùng, đồ vật. GV sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, gợi mở,.. để kích thích HS tham gia thực hành, sáng tạo. 2/ Thực hành, sáng tạo a. Tìm hiểu cách thực hành sáng tạo * Tổ chức HS tìm hiểu cách sử dụng bút ( cầm bút) và bảo quản màu. – Hướng dẫn HS cách sử dụng màu và minh họa,giải thích. – Giới thiệu cách vẽ màu kết hợp thị phạm, giảng giải và tương tác với HS. – Gợi nhắc HS: + Màu sáp dễ gãy nên cần vẽ nhẹ tay, có thể chồng màu nhiều lần. + Màu dạ cần tránh việc vẽ lên mảng màu còn ướt vì sẽ làm bẩn đầu bút. GV giới thiệu thêm cách tạo màu bằng cách vẽ hoặc in các vật có hình dạng khác nhau. b. Thực hành, sáng tạo – Bố trí HS ngồi theo nhóm (4HS). – Giao nhiệm vụ cho HS: Sử dụng màu sắc để tạo hình theo ý thích. – Lưu ý HS: Lựa chọn màu vẽ hoặc giấy màu , hoặc đất nặn. – Quan sát, hướng dẫn và có thể hỗ trợ HS thực hành. – Gợi mở nội dung HS trao đổi/thảo luận trong thực hành. 3/ Cảm nhận, chia sẻ – Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm – Gợi mở HS giới thiệu: + Tên sản phẩm + Màu sắc, chất liệu ở sản phẩm. + Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm. Hs Trưng bày sản phẩm theo nhóm Hoạt động 4: Tổng kết tiết học – Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn. – Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị. Tiết 2 Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học Gv tổ chức trò chơi Ai nhanh ai khéo. + Phổ biến luật chơi, Hs chơi trên nền nhạc. Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu nội dung Vận dụng. Yêu cầu HS quan sát các tranh trang 13 SGK . Cho HS trả lời một số câu hỏi: + Em nhìn thấy gì trong tranh? + Các màu sắc có trên tín hiệu đèn? + Lần lượt các hình người bên dưới đang làm gì? + Em hãy tìm các hình ảnh bên dưới phù hợp với tín hiệu đèn giao thông? + Khi tín hiệu đèn giao thông có màu đỏ, chúng ta phải làm gì? + Khi tín hiệu đèn giao thông có màu vàng, chúng ta phải làm gì? + Khi tín hiệu đèn giao thông có màu xanh, chúng ta phải làm gì? HS vận dụng hiểu biết suy đoán, trả lời. HS khác nhận xét bổ sung. GV chốt lại: + Màu sắc để làm đẹp hơn cho cuộc sống. + Liên hệ màu sắc để nhận biết tín hiệu giao thông. Hoạt động 3: Tổng kết bài học. GV chốt lại: + Màu sắc có ở xung quanh ta. + Một số loại màu vẽ thông dụng. + Những đồ dùng vẽ màu, vật liệu môn mĩ thuật có màu. Tên gọi một số màu sắc quen thuộc. + Những ý nghĩa cơ bản ban đầu của màu sắc trong môn Mĩ thuật và trong cuộc sống. Gợi mở: Em nào có thể sử dụng tiếng Anh để nói tên một số màu? HS thực hiện. Cho HS chơi trò chơi đèn giao thông. Gợi ý: + Đèn giao thông có mấy màu? + Màu nào các phương tiện được di chuyển? Màu nào các phương tiện giao thông phải dừng lại? + Chơi trò chơi, ai làm sai sẽ bị phạt múa bài Một con vịt. HS tham gia trò chơi. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo. – Tóm tắt nội dung chính của bài học – Nhận xét kết quả học tập – Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo: xem trước bài 3 SGK, chuẩn bị các đồ dùng, vật liệu theo yêu cầu ở mục chuẩn bị trong Bài 3, trang 14 SGK.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_1_canh_dieu_bai_2_mau_sac_quanh_em_nam.docx