Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

. Mục tiêu: Giúp HS nhận diện được nhiều hình ảnh về trường tiểu học, về các hoạt động, vui chơi của HS ở trường tiểu học

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh có trong danh sách; gợi ý cụ thể để các em biết cách quan sát tranh/ảnh với các câu hỏi như:

+Bức tranh này có đẹp không? Em thấy những gì trong bức tranh này?

+ Em thích những gì có trong các bức tranh?

+ Vào học lớp 1 rồi, em cũng sẽ được tham gia nhiều hoạt động như các bạn trong tranh. Em có muốn được tham gia hoạt động với các bạn không? Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?

-Sau đó, GV có thể đặt cho HS các câu hỏi như:

+ Trường tiểu học mới của em có gì khác với trường mẫu giáo mà em đã học?

+ Em thích nơi nào nhất trường?

c. Kết luận: HS quan sát trường học và các hoạt động học tập, vui chơi ở nhà trường. Qua đó, các em bước đầu có hiểu biết về trường tiểu học của mình. Trường tiểu học khác xa với trường mẫu giáo các em học trước

đây, có nhiều phòng học, phòng chức năng và nhiều hoạt động học tập, vui chơi đa dạng

Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc

a) Mục tiêu: Giúp HS tập luyện cách chia sẻ với bạn bè về những điều mà em biết được qua hoạt động thứ nhất hoặc trước đó em đã được biết về trường tiểu học

 

doc 20 trang thuong95 4810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 1 
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
BÀI : TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM
Ngày: 09 - 09 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Làm quen với trường học mới, trường tiểu học
- Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường
- Vui vẻ, phấn khởi, có hứng thú với các hoạt động tập thể ở môi trường học mới 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh về ngôi trường tiểu học
- Những hình ảnh có ý nghĩa truyền thống của trường tiểu học – nơi HS bắt đầu đến trường
- Các dụng cụ vui chơi tuỳ thuộc vào trò chơi GV lựa chọn
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Tham quan trường học
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận diện được nhiều hình ảnh về trường tiểu học, về các hoạt động, vui chơi của HS ở trường tiểu học
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh có trong danh sách; gợi ý cụ thể để các em biết cách quan sát tranh/ảnh với các câu hỏi như:
+Bức tranh này có đẹp không? Em thấy những gì trong bức tranh này?
+ Em thích những gì có trong các bức tranh?
+ Vào học lớp 1 rồi, em cũng sẽ được tham gia nhiều hoạt động như các bạn trong tranh. Em có muốn được tham gia hoạt động với các bạn không? Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?
-Sau đó, GV có thể đặt cho HS các câu hỏi như:
+ Trường tiểu học mới của em có gì khác với trường mẫu giáo mà em đã học?
+ Em thích nơi nào nhất trường?
c. Kết luận: HS quan sát trường học và các hoạt động học tập, vui chơi ở nhà trường. Qua đó, các em bước đầu có hiểu biết về trường tiểu học của mình. Trường tiểu học khác xa với trường mẫu giáo các em học trước
đây, có nhiều phòng học, phòng chức năng và nhiều hoạt động học tập, vui chơi đa dạng
Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc
a) Mục tiêu: Giúp HS tập luyện cách chia sẻ với bạn bè về những điều mà em biết được qua hoạt động thứ nhất hoặc trước đó em đã được biết về trường tiểu học
b) Cách tiến hành
- GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ những bàn/cặp đôi HS còn đang lúng túng
c) Kết luận
- HS rèn luyện kĩ năng làm việc tập thể hoặc theo nhóm trong các hoạt động chung của lớp
- HS biết cách chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình
Hoạt động 3: Trò chơi “ cùng về đích”
a) Mục tiêu: Giúp HS biết cách cùng vui chơi với nhau qua việc chơi các trò chơi của HS tiểu học
b)Cách tiến hành
- GV giới thiệu trò chơi, phổ biến luật chơi, hướng dẫn HS làm mẫu. HS làm thử theo hướng dẫn của HS
- Luật chơi:
+ Mỗi đội chơi có 5 em xếp thành hàng dọc, nắm tay nhau. Các đội đứng vào vị trí xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh “Xuất phát”, các đội bắt đầu di chuyển. Đội nào về đích trước mà vẫn giữ nguyên hàng (không em nào bị tuột tay) thì đội đó thắng cuộc
+ GV theo dõi, quan sát, động viên, giúp đỡ những đội chơi còn lúng túng
c) Kết luận
HS làm quen được với nhau thông qua trò chơi tập thể, qua đó các em biết được những trò chơi của HS tiểu học
HS quan sát tranh, thảo luận nhóm
HS đi tham quan trường: khu lớp học, phòng máy tính, sân tập thể dục, phòng ăn, thư viện.
HS chia sẻ theo bàn, theo từng cặp đôi về những điều mà các em nhận biết được sau khi được tham quan trường học hoặc xem ảnh GV giới thiệu
HS làm thử theo hướng dẫn của HS
HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV và làm theo đúng luật chới. Các em nhắc nhở và giúp đỡ nhau thực hiện trò chơi thật vui vẻ. 
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 1 
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
BÀI : CÁC BẠN CỦA EM
HỘI THI HÀM RĂNG ĐẸP 
Ngày: 11 - 09 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- HS bước đầu giới thiệu bản thân và làm quen với một số bạn mới trong lớp
- Giúp HS hiểu và kể được 3 thói quen tốt cho răng: Hạn chế ăn bánh kẹo; Chải răng sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ; Khám răng định kỳ
-HS nhận thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong tuần vừa qua, duy trì những việc tốt đã đạt được và có biện pháp khắc phục những tồn tại của cá nhân và tập thể.
-Nắm được những việc làm của tuần tới của mình và của lớp.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài hát, Trò chơi 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động 1: giới thiệu bản thân và làm quen với một số bạn mới
- GV ổn định và sắp xếp, đổi lại chỗ ngồi của các HS trong lớp (nếu cần)
- Tổ chức cho HS từng bàn giới thiệu và làm quen với nhau. GV có thể gợi ý một số câu hỏi: Tên bạn là gì? Nhà bạn ở đâu? Bạn thường tham gia những hoạt động nào ngoài giờ học? Bạn đã biết những bạn nào trong lớp?
- Một số cặp HS lên trước lớp giới thiệu về bản thân
- GV nhận xét và nhấn mạnh với HS về việc làm quen với các hoạt động học tập, vui chơi và thân thiện, đoàn kết với các bạn khi ở trường
2/ Hoạt động 2: Kể chuyện Hội thi hàm răng đẹp
GV phát tranh đã cắt rời cho các nhóm
GV kể chuyện Hội thi hàm răng đẹp
- Các hình thức trong bài học hôm nay giúp chúng ta nhớ đến những việc làm nào có thói quen xấu cho răng
3/ Hoạt động 3: Sơ kết tuần 01:
+ Về học tập: Nhắc nhở những HS tiếp tục thực hiện tốt các bài tập về nhà mà GV giao cho. Khen ngợi những HS có sự tiến bộ trong học tập. Khen ngợi những HS viết chữ đẹp, tập vở sạch sẽ.
 + Về chuyên cần: Nhắc nhở HS còn đi học trễ.
 + Về nề nếp, trật tự: Nhắc HS không xả rác, không vẽ bậy lên tường, lên bàn, không phá hoa trang trí trong lớp học.
Kế hoạch tuần 02: 
-GV nêu những công việc của tuần tới:
-GV giải thích nhiệm vụ , phân công cụ thể từng cá nhân , từng tổ, ban cán sự lớp ..để giao trách nhiệm và nhác nhở các em cố gắng hoàn nhiệm vụ được giao, đúng thời gian.
- Nhắc nhở HS giữ gìn sách, vở sạch đẹp và rèn chữ viết ở nhà, đem tập vở dụng cụ học tập đầy đủ.
- Tăng cường giáo dục HS đi học đúng giờ và mặc đồng phục đúng qui định. 
- Giáo dục HS về ý thức học tập và vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Nhắc học sinh trực nhật đúng giờ. Vệ sinh thân thể
- Chuẩn bị ĐDHT đầy đủ trước khi đi học.
- Trật tự, trong giờ học chú ý nghe giảng bài.
HS hát vui
HS từng bàn giới thiệu và làm quen với nhau
- Mình tên là ..
- Nhà mình ở .
- Ngoài giờ học mình thường ..
- Mình đã biết tên của bạn 
HS chia sẻ theo bàn, theo từng cặp đôi giới thiệu về bản thân
Các nhóm xếp tranh thành tập truyện và quan sát tranh.
- HS nhìn tranh để kể chuyện.
Lắng nghe – bổ sung
- Nghĩ thế nào về câu nói chải răng ít lần mà cẩn thận?
- Thế nào là ăn thức ăn ngọt một cách giới hạn?
- Khi nào đi khám răng định kỳ?
Dùng fluor trong kem đánh răng trong nước súc miệng.
HS nhận xét các mặt như sau: chuyên cần, học tập, tác phong đạo đức, thể dục, vệ sinh, truy bài, các việc khác ..
-HS trong lớp bổ sung để thống nhất các ý kiến chung.
Cả lớp lắng nghe
HS lắng nghe và rút kinh nghiệm nếu có tồn tại.
HS chú ý nghe GV nói.
HS bổ sung hoặc đề xuất ý kiến
HS nêu công việc chính
HS lắng nghe.
HS nêu thắc mắc nếu có 
 Ngày tháng 9 năm 2020
 TTTCM GIÁO VIÊN
	 Phan Kim Huệ Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 2 
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
BÀI : LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI
Ngày: 16 - 09 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nhanh chóng làm quen với các bạn học mới ở lớp 1 và ở trường tiểu học
- Biết trò chuyện, trao đổi với các bạn cùng lớp về cảm xúc của bản thân mình.
- Phấn khởi, mạnh dạn, tự tin khi làm quen, trò chuyện cùng các bạn trong lớp
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh về khung cảnh buổi gặp gỡ của HS lớp 1 với các HS trong trường tiểu học
- Những bông hoa và những món quà nhỏ phục vụ cho các hoạt động 1 và 2
- Lựa chọn một số bài hát phù hợp với HS lớp 1
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu và làm quen
a) Mục tiêu: Giúp HS làm quen, tìm hiểu về nhau và gắn mối quan hệ bạn bè trong lớp học
b) Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Giới thiệu cà làm quen”. HS đứng thành vòng tròn, GV làm mẫu: cầm một bông hoa giới thiệu về mình (họ tên, tuổi, sở thích, thói quen). Sau đó, GV mời em lớp trưởng tự giới thiệu về bản thân mình rồi tặng hoa cho bạn khác
 Sau đó GV có thể gọi bất kì một HS nào đó và yêu cầu em nói tên bạn bên cạnh hoặc tên bạn lớp trưởng hay tên cô giáo
c) Kết luận: Trong lớp có nhiều bạn với những đặc điểm, tính cách, sở thích khác nhau. Việc tìm hiểu về cô giáo và các bạn trong cả lớp qua các hoạt động tự giới thiệu và nhận diện nhau giúp HS tự tin trước tập thể, bước đầu tạo những gắn kết trong mối quan hệ bạn bè
Hoạt động 2: Tìm bạn cùng sở thích
a) Mục tiêu: Giúp HS biết cách chia sẻ, thể hiện sở thích của bản thân để kết bạn cùng sở thích
b) Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Tìm bạn cùng sở thích” như sau:
- GV hỏi để tìm đại diện một vài em với các sở thích khác nhau như: thích hát, thích múa, thích đá bóng, thích nhảy dây. GV nêu hiệu lệnh “Hãy về với bạn cùng sở thích với mình”. HS tự động di chuyển về phía bạn có cùng sở thích
- GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ HS còn đang lúng túng chưa biết chọn bạn nào
c) Kết luận: HS bước đầu biết thể hiện sở thích của mình khi tham gia vào hoạt động này và tìm được những người bạn có sở thích giống mình để cùng chia sẻ
HS tham gia hoạt động “Giới thiệu cà làm quen”. HS đứng thành 2 vòng tròn giới thiệu về họ tên, tuổi, sở thích, thói quen sau đó mời bạn khác
- Trò chơi cứ thế tiếp diễn cho đến khi hết lượt HS trong lớp
HS đi tham gia hoạt động “Tìm bạn cùng sở thích” 
HS cùng nhau đứng để thực hiện hoạt động.
HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV và làm theo đúng luật chới. Các em nhắc nhở và giúp đỡ nhau thực hiện trò chơi thật vui vẻ. 
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 2 
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
BÀI : HÁT VỀ TÌNH BẠN
ĐỘI MŨ BẢO HIỂM
Ngày: 18 - 09 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Tự đánh giá việc thực hiện phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”, Yêu quý, đoàn kết với bạn bè
- Qua câu chuyện giúp trẻ tiếp cận những kỹ năng sống cơ bản cần thiết nhất. Nhận biết tham gia giao thông ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. Trẻ có ý thức nhắc nhở bản thân, người thân trong gia đình, bạn bè khi ngồi trên xe gắn máy phải đội nón bảo hiểm. 
-HS nhận thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong tuần vừa qua, duy trì những việc tốt đã đạt được và có biện pháp khắc phục những tồn tại của cá nhân và tập thể.
-Nắm được những việc làm của tuần tới của mình và của lớp.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài hát, Trò chơi 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động 1: Ổn định
(1) Nhận xét, đánh giá việc thực hiện phong trào “Đôi bạn cùng tiến” của lớp:
- GV tổ chức cho HS trao đổi cặp đôi và chia sẻ trước lớp về những việc bản thân đã làm được và những mong muốn tiếp tục thực hiện những việc làm đúng để cùng giúp đỡ nhau học tập
- Tuyên dương những tấm gương đôi bạn cùng tiến ở trong lớp
- GV lựa chọn và chuẩn bị một số video, đĩa nhạc về một số bài hát tình bạn. 
2/ Hoạt động 2: Giáo viên kể câu chuyện: Lỗi tại ai
Chuyện gì đã xảy ra cho bạn nhỏ? Trong tình huống đó bạn nhỏ đã làm gì để giữ an toàn cho bản thân mình?
- Yêu cầu HS thực hành đội mũ bảo hiểm đúng
* Dặn dò: Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy.
3/ Hoạt động 3: Sơ kết tuần 02:
- GV nhận xét chung về tình hình của lớp trong tuần .
+ Về học tập: Nhắc nhở những HS tiếp tục thực hiện tốt các bài tập về nhà mà GV giao cho. Khen ngợi những HS có sự tiến bộ trong học tập. Khen ngợi những HS viết chữ đẹp, tập vở sạch sẽ.
 + Về chuyên cần: Nhắc nhở HS còn đi học trễ.
 + Về nề nếp, trật tự: Nhắc HS không xả rác, không vẽ bậy lên tường, lên bàn, không phá hoa trang trí trong lớp học.
Kế hoạch tuần 03: 
-GV nêu những công việc của tuần tới:
-GV giải thích nhiệm vụ , phân công cụ thể từng cá nhân , từng tổ, ban cán sự lớp ..để giao trách nhiệm và nhác nhở các em cố gắng hoàn nhiệm vụ được giao, đúng thời gian.
- Nhắc nhở HS giữ gìn sách, vở sạch đẹp và rèn chữ viết ở nhà, đem tập vở dụng cụ học tập đầy đủ.
- Tăng cường giáo dục HS đi học đúng giờ và mặc đồng phục đúng qui định. 
- Giáo dục HS về ý thức học tập và vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Nhắc học sinh trực nhật đúng giờ. Vệ sinh thân thể
- Chuẩn bị ĐDHT đầy đủ trước khi đi học.
- Trật tự, trong giờ học chú ý nghe giảng bài.
HS hát vui
HS trao đổi cặp đôi và chia sẻ trước lớp về những việc bản thân đã làm được và những mong muốn tiếp tục thực hiện những việc làm đúng để cùng giúp đỡ nhau học tập
- Tổ chức cho HS hát tập thể hoặc có thể thi hát và biểu diễn giữa các tổ, nhóm
- Một số học sinh trình bày trước lớp.
- Rút bài học cho bản thân.
- HS thực hiện
HS nhận xét các mặt như: chuyên cần, học tập, tác phong đạo đức, thể dục, vệ sinh, truy bài, các việc khác ..
-HS trong lớp bổ sung để thống nhất các ý kiến chung.
Cả lớp lắng nghe
HS lắng nghe và rút kinh nghiệm nếu có tồn tại.
HS chú ý nghe GV nói.
HS bổ sung hoặc đề xuất ý kiến
HS nêu công việc chính
HS lắng nghe.
HS nêu thắc mắc nếu có 
 Ngày tháng 9 năm 2020
 TTTCM GIÁO VIÊN
	 Phan Kim Huệ Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 3 
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
BÀI : MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG
Ngày: 23 - 09 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vuichơi.
- Bước đầu hình thành được một số thói quen tự phục vụ bản thân khi ởtrường.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh ảnh về các hoạt động học tập và vui chơi của HS trong trường học
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Trò chơi “Kết bạn”
a)Mục tiêu: HS nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vuichơi.
b)Cách tiếnhành:
- GV phổ biến luật chơi: HS các nhóm đứng theo vòng tròn, một bạn làm quản trò đứng ở giữa vòng tròn. Khi quản trò hô: “Kết bạn, kết bạn”, các HS xung quanh sẽ đáp “Kết mấy? Kết mấy?”. Lúc đó, quản trò có thể nêu số lượng tuỳ thích, ví dụ: “kết đôi, kết đôi”; “kết ba, kết ba” Ngay lập tức sau khi quản trò hô, các bạn HS trong nhóm sẽ chạy vào với nhau để tạo thành các nhóm có số người như quản trò yêu cầu. Bạn nào không có nhóm sẽ là người thua cuộc.
- Em có vui khi tham gia trò chơi này không? Em có bị thua cuộc lần nào không? Khi các bạn đều có nhóm kết bạn mà em không có thì em có cảm xúc như thế nào? Khi có bạn ở trường, em và bạn có thể cùng nhau làm những việc gì?...)
c)Kết luận: Khi ở trường, em và bạn cùng nhau tham gia nhiều hoạt động khác nhau như: cùng nhau thảo luận nhóm để học tập trong các tiết học, giúp đỡ nhau khi gặp bài khó, cùng nhau tham gia các trò chơi trong các giờ nghỉ giữa giờ. Có bạn, chúng em học tốt hơn, có bạn, chúng em sẽ vui hơn.
Hoạt động 2: Quan sát và liên hệ, chia sẻ về các hoạt động tự phục vụ khi ở trường
a)Mục tiêu: Liên hệ và tự đánh gía những việc bản thân đã thực hiện khi ở trường. Học sinh hình thành các cảm xúc tích cực và bày tỏ ý kiến về việc tham gia các hoạt động tự phục vụ khi ở trường.
b)Cách tiến hành:
Các bạn trong tranh đang tham gia những hoạt động nào? Hoạt động đó mang lại ích lợi gì?
+ Ở trường, em và các bạn được tham gia những hoạt động nào?
+ Em đã tự làm được những việc gì khi ở trường?
+ Việc làm đó của em mang lại ích lợi gì?
c)Kếtluận: Khi ở trường, các em nên tự thực hiện những việc như: sắp xếp, dọn đồ ăn trước và sau khi ăn; gấp và cất chăn gối sau khi ngủ trưa; vứt, nhặt rác để giúp sân trường sạch hơn; cất xếp ghế sau khi chào cờ và hoạt động tập thể; uống nước và vệ sinh cá nhân; 
HS Thực hiện trò chơi Kết bạn
Làm việc cả lớp
HS trả lời câu hỏi để nêu được cảm nhận sau khi tham gia trò chơi
- HS quan sát các tranh và trả lời một số câu hỏi:
Làm việc theo nhóm 
- Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi
- HS bày tỏ ý kiến;
HS lắng nghe
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 3 
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
BÀI : CHIA SẺ VIỆC THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG Ở CỔNG TRƯỜNG
BÁC CHỈ MUỐN CÁC CHÁU ĐƯỢC HỌC HÀNH
Ngày: 25 - 09 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- HS tự liên hệ và đánh giá về những việc bản thân và các bạn trong lớp đã làm được để tham gia xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông”.
- HS nhận thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong tuần vừa qua, duy trì những việc tốt đã đạt được và có biện pháp khắc phục những tồn tại của cá nhân và tập thể.
- Nắm được những việc làm của tuần tới của mình và của lớp.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài hát, Trò chơi 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động 1: Ổn định GV tổ chức cho HS tham gia một số hoạt động như:
- Chơi các trò chơi: thi nhận biết nhanh về các biển báo giao thông đường bộ;
thi sắm vai tham gia giao thông; sắm vai xử lí các tình huống khi tham gia giao thông đường bộ 
- Thảo luận và chia sẻ cặp đôi và toàn lớp 
- Múa hát theo chủ đề An toàn giao thông.
2/ Hoạt động 2: Kể chuyện Đạo đức Bác Hồ
GV đọc đoạn văn “Bác chỉ muốn các cháu được học hành.” ( Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 1/ tr.4)
+ Trong câu chuyện này, vì sao bạn gái không ăn kẹo Bác cho?
+ Câu chuyện cho chúng ta bài học gì ?
Hãy kể cho cô và các bạn nghe về niềm vui của em khi được đến trường.
- Em mong ước điều gì từ cô và các bạn
3/ Hoạt động 3: Sơ kết tuần 03:
- GV nhận xét chung về tình hình của lớp trong tuần .
+ Về học tập: Nhắc nhở những HS tiếp tục thực hiện tốt các bài tập về nhà mà GV giao cho. Khen ngợi những HS có sự tiến bộ trong học tập. Khen ngợi những HS viết chữ đẹp, tập vở sạch sẽ.
 + Về chuyên cần: Nhắc nhở HS còn đi học trễ.
 + Về nề nếp, trật tự: Nhắc HS không xả rác, không vẽ bậy lên tường, lên bàn, không phá hoa trang trí trong lớp học.
Kế hoạch tuần 04: 
-GV nêu những công việc của tuần tới:
-GV giải thích nhiệm vụ , phân công cụ thể từng cá nhân , từng tổ, ban cán sự lớp ..để giao trách nhiệm và nhác nhở các em cố gắng hoàn nhiệm vụ được giao, đúng thời gian.
- Nhắc nhở HS giữ gìn sách, vở sạch đẹp và rèn chữ viết ở nhà, đem tập vở dụng cụ học tập đầy đủ.
- Tăng cường giáo dục HS đi học đúng giờ và mặc đồng phục đúng qui định. 
- Giáo dục HS về ý thức học tập và vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Nhắc học sinh trực nhật đúng giờ. Vệ sinh thân thể
HS hát vui
- Chơi các trò chơi: thi nhận biết nhanh về các biển báo giao thông đường bộ;
thi sắm vai tham gia giao thông; sắm vai xử lí các tình huống khi tham gia giao thông đường bộ 
Thảo luận và chia sẻ về: những việc mà bản thân đã chứng kiến, quan sát được về tình huống không an toàn khi tham gia giao thông; những việc mà bản thân đã thực hiện khi tham gia phong trào Cổng trường an toàn giao thông; những lời khuyên tới các bạn trong lớp để tham gia giao thông an toàn .
HS lắng nghe
- HS trả lời cá nhân
- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi
-Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- HS trả lời cá nhân
HS nhận xét các mặt như: chuyên cần, học tập, tác phong đạo đức, thể dục, vệ sinh, truy bài, các việc khác ..
-HS trong lớp bổ sung để thống nhất các ý kiến chung.
Cả lớp lắng nghe
HS lắng nghe và rút kinh nghiệm nếu có tồn tại.
HS chú ý nghe GV nói.
HS bổ sung hoặc đề xuất ý kiến
HS nêu công việc chính
HS lắng nghe.
HS nêu thắc mắc nếu có 
 Ngày tháng 9 năm 2020
 TTTCM GIÁO VIÊN
	 Phan Kim Huệ Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 4 
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
BÀI : AN TOÀN KHI VUI CHƠI
Ngày: 30 - 09 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi vui chơi
- Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia vui chơi
- Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi và tự bảo vệ bản thân, thể hiện cách ứng xử phù hợp khi tham gia vui chơi an toàn
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số vật dụng để HS tham gia trò chơi: 1 quả bóng nhựa để chơi chuyền bóng, 1 chiếc khăn để chơi trò Bịt mắt bắt dê; các bông hoa có dán ảnh hoặc ghi tên những trò chơi an toàn và không an toàn
- Thẻ mặt cười, mặt mếu
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Cùng vui chơi
a. Mục tiêu: HS khởi động tạo tâm thế vào hoạt động, bộc lộ cảm xúc và hành vi khi tham gia các trò chơi.
- HS liên hệ vè kể tên những hoạt động vui chơi khi ở trường
	b. Cách tiến hành
- Mỗi nhóm HS tự chọn một trò chơi để cùng nhau tham gia: trò chơi chuyền bóng, trò chơi bịt mắt bắt dê, trò chơi thả đỉa ba ba
	+ Bạn vừa tham gia trò chơi nào?
	+ Khi tham gia trò chơi, bạn cảm thấy như thế nào?
	+ Theo bạn, nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao trò chơi đó?
- GV nhận xét chung và đặt câu hỏi:
	+ Ngoài những trò chơi vừa được tham gia, các em còn tham gia các trò chơi nào khác?
	+ Những trò chơi nào chúng ta nên chơi ở trường? Vì sao?
	c. Kết luận: Có rất nhiều trò chơi khác nhau, vui chơi giúp chúng ta giải toả căng thẳng, mệt mỏi. 
Hoạt động 2: Quan sát tranh và chọn☺
	a. Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi vui chơi ở trường
	b. Cách tiến hành
- HS quan sát các hình từ 1-4 trong SGK trang 13 và thảo luận cặp đôi:
	+ Các bạn trong mỗi tranh đang tham gia trò chơi gì?
	+ Em có đồng tình với các bạn trong tranh không? Vì sao?
	+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo an toàn khi vui chơi?
- GV có thể đặt câu hỏi để HS liên hệ thêm về bản thân: Em đã từng tham gia trò chơi giống bạn chưa? Nếu em có mặt ở đó, em sẽ nói với các bạn điều gì?
	c. Kết luận: Khi tham gia trò chơi, em nên lưu ý: chọn chỗ chơi an toàn, không chơi vỉa hè, lòng đường; tránh chạy nhảy quá nhanh có thể gây ngã, bị thường; không nên chơi dưới trời nắng to hoặc trời mưa vì có thể bị ốm
Hoạt động 3: Thực hành cam kết “ Vui chơi an toàn”
	a. Mục tiêu: HS liên hệ bản thân, thực hành làm cam kết lựa chọn và tham gia những trò chơi an toàn
	b. Cách tiến hành
	Cá nhân chọn bông hoa vui chơi an toàn:
- GV giới thiệu bảng “Cam kết vui chơi an toàn” được làm bằng tờ giấy 
- GV trưng bày bảng “Cam kết vui chơi an toàn” ở cuối lớp hoặc treo ở tường hoặc bên ngoài hành lang của lớp học
HS thực hiện trò chơi 
HS tham gia trò chơi và chia sẻ cảm xúc của bản thân sau khi tham gia trò chơi:
Thảo luận cặp đôi:
- HS tạo thành các cặp đôi
- Các cặp HS chia sẻ theo các câu hỏi gợi ý
Làm việc cả lớp:
- 2 đến 3 HS lên chia sẻ trước lớp
HS quan sát các hình từ 1-4 trong SGK trang 13 và thảo luận cặp đôi.
Chọn mặt cười dưới trò chơi em đồng tình và chọn mặt mếu dưới trò chơi em không đồng tình
HS lắng nghe
HS quan sát và lựa chọn những bông hoa vui chơi an toàn mà bản thân sẽ thực hiện sau bài học
	Cả lớp cùng làm bảng “Cam kết vui chơi an toàn”
Từng HS dán những bông hoa đã chọn về những việc sẽ làm để vui chơi an toàn lên bảng cam kết
	Trưng bày và giới thiệu về bảng “Cam kết vui chơi an toàn”
- Một số HS lên thuyết trình về bông hoa vui chơi an toàn của mình
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 4 
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
BÀI : CHIA SẺ ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ “ TRƯỜNG TIỂU HỌC”
EM YÊU CƠ THỂ
Ngày: 01 - 10 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Quan sát và chia sẻ trước lớp về những hoạt động và cảm xúc của bản thân trong ngày tết trung thu
- Tự nhận xét và đánh giá bản thân về những điều đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề “Trường tiểu học”
- Học sinh biết bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu các em không thích.
- HS nhận thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong tuần vừa qua, duy trì những việc tốt đã đạt được và có biện pháp khắc phục những tồn tại của cá nhân và tập thể.
- Nắm được những việc làm của tuần tới của mình và của lớp.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài hát, Trò chơi 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động 1: Ổn định 
- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, sau đó chia sẻ trước lớp 
- Giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi: Em thích hoạt động nào nhất trong chủ đề này? Tại sao? Sau chủ đề này, em đã làm được điều gì? Em thích những nơi nào trong trường học? Em đã làm gì để giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp? Em đã làm gì để vui chơi an toàn?
2/ Hoạt động 2: Giới thiệu giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể
- Giới tính được hình thành khi còn nằm trong bụng mẹ.
- Hãy kể tên một số điểm đáng yêu trên cơ thể em.
- Khi đi tắm biển hay đi bơi ở hồ bơi bộ phận nào trên cơ thể cần phải che kín?
- Không một ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của em, trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố mẹ. Tuy nhiên, bác sĩ y tá cần phải mặc đồng phục và đang trong giờ khám chữa bệnh, phải giải thích được cho con là họ cần chạm vào để làm gì và cần có sự đồng ý của con.
- Chơi trò chơi ô chữ
Vùng nào khác biệt gái trai
Mẹ khuyên bé phải hằng ngày vệ sinh?
Hãy chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống
Em cần làm gì để cơ thể khỏe mạnh?
3/ Hoạt động 3: Sơ kết tuần 04:
- GV nhận xét chung về tình hình của lớp trong tuần .
+ Về học tập: Nhắc nhở những HS tiếp tục thực hiện tốt các bài tập về nhà mà GV giao cho. Khen ngợi những HS có sự tiến bộ trong học tập. Khen ngợi những HS viết chữ đẹp, tập vở sạch sẽ.
 + Về chuyên cần: Nhắc nhở HS còn đi học trễ.
 + Về nề nếp, trật tự: Nhắc HS không xả rác, không vẽ bậy lên tường, lên bàn, không phá hoa trang trí trong lớp học.
 Kế hoạch tuần 05: 
-GV nêu những công việc của tuần tới:
-GV giải thích nhiệm vụ , phân công cụ thể từng cá nhân , từng tổ, ban cán sự lớp ..để giao trách nhiệm và nhác nhở các em cố gắng hoàn nhiệm vụ được giao, đúng thời gian.
- Nhắc nhở HS giữ gìn sách, vở sạch đẹp và rèn chữ viết ở nhà, đem tập vở dụng cụ học tập đầy đủ.
- Tăng cường giáo dục HS đi học đúng giờ và mặc đồng phục đúng qui định. 
- Giáo dục HS về ý thức học tập và vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Nhắc học sinh trực nhật đúng giờ. Vệ sinh thân thể
HS hát vui
- HS thảo luận cặp đôi, sau đó chia sẻ trước lớp về những hoạt động và cảm xúc của HS khi tham gia lễ hội tết Trung thu 
HS tự đánh giá những điều đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề “ Trường tiểu học”. 
Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe và giải đố
- Vùng nhạy cảm
Quần lót có tác dụng BẢO VỆ, nâng đỡ, che chắn VÙNG KÍN của chúng ta, giúp ta không bị nhiễm khuẩn và VA CHẠM, giúp ta cảm thấy THOẢI MÁI và tự tin hơn trong mọi hoạt động
 Học sinh trả lời
HS nhận xét các mặt như: chuyên cần, học tập, tác phong đạo đức, thể dục, vệ sinh, truy bài, các việc khác ..
-HS trong lớp bổ sung để thống nhất các ý kiến chung.
Cả lớp lắng nghe
HS lắng nghe và rút kinh nghiệm nếu có tồn tại.
HS chú ý nghe GV nói.
HS bổ sung hoặc đề xuất ý kiến
HS nêu công việc chính
HS lắng nghe.
HS nêu thắc mắc nếu có 
 Ngày tháng 9 năm 2020
 TTTCM GIÁO VIÊN
	 Phan Kim Huệ Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 5 
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
BÀI : AI CŨNG CÓ ĐIỂM ĐÁNG YÊU
Ngày: 07 - 10 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Mô tả được đặc điểm bên ngoài và bước đầu nêu được đặc điểm tính cách, thói quen của bản thân
- Nêu được mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài và các nét tính cách riêng cần được tôn trọng
- Yêu quý bản thân và tôn trọng đặc điểm bên ngoài, tính cách, thói quen cảu người khác; thể hiện cảm xúc vui vẻ, thân thiện với bạn bè xung quanh
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh/tấm bìa vẽ trang phục. Giấy A4, màu, bút vẽ. Các bức ảnh của các nhân HS và gia đình
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu về những điểm đáng yêu của em
	a. Mục tiêu:HS mô tả được đặc điểm bên ngoài và bước đầu nêu được đặc điểm tính cách, thói quen của bản thân
	b. Cách tiến hành
	c. Kết luận:Ai cũng có những điểm đáng yêu và đáng tự hào: có người đáng yêu về ngoại hình, có người đáng yêu về tính cách, thói quen
Hoạt động 2: Nói về những điểm đáng yêu của bạn
	a) Mục tiêu: HS nêu được và hiểu rằng mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài và các nét tính cách riếng cần được tôn trọng
	b) Cách tiến hành
	+ Bạn của em tên gì?
	+ Bạn có đặc điểm như thế nào về ngoại hình, tính cách, thói quen?
	+ Em yêu quý đặc điểm nào nhất của bạn mình
	c) Kết luận:Mỗi người đều có những đặc điểm bên ngoài: hình dáng, nét mặt, cử chỉ riêng, không giống với người khác. Chúng ta cần yêu quý bản thân và tôn trọng sự khác biệt đó
Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng HS ở các địa phương khác nhau mà GV có thể tổ chức tách hoặc gộp hoạt động 1 và hoạt động 2
Hoạt động 3: Trò chơi “Đoán tên bạn”
	a) Mục tiêu: HS thể hiện sự yêu quý, tôn trọng đặc điểm bên ngoài, tính cách, thói quen của các bạn; thể hiện cảm xúc vui vẻ, thân thiện với bạn bè xung quanh
b) Cách tiến hành
- GV phổ biến luật chơi: Từng bạn lên tham gia trò chơi và quay mặt xuống lớp. GV ghi tên một bạn bất kì trong lớp lên bảng. Các bạn bên dưới sẽ gợi ý bằng cách nêu những đặc điểm bên ngoài, tính cách hoặc thói quen của bạn có tên trên bảng. 
	c) Kết luận: Ai cũng có những điểm đáng yêu và cần được tôn trọng. EM hãy yêu quý bản thân và yêu quý, vui vẻ với các bạn trong lớp
Từng HS quay sang bạn ngồi cạnh và giới thiệu cho bạn nghe về ít nhất một đặc điểm bên ngoài hoặc tính cách, thói quen của bản thân mà mình cảm thấy đáng yêu nhất
- Một số HS lên chia sẻ trước lớp về những điểm đáng yêu của mình
- HS nhớ về những đặc điểm bên ngoài và tính cách, thói quen cảu một người bạn mà em yêu quý (có thể trong lớp học hoặc ngoài lớp học của em)
- Thảo luận cặp đôi với bạn bên cạnh theo gợi ý:
HS lên tham gia chơi sẽ phải đoán và chỉ ra bạn được cô giáo ghi tên là bạn nào trong lớp
- HS tham gia chơi trò chơi 
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 5 
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
BÀI : TRÌNH DIỄN TÀI NĂNG CỦA EM
HỘI THI HÀM RĂNG ĐẸP
Ngày: 09 - 10 - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Bước đầu nhận biết và thể hiện được khả năng của mình trước các bạn
- Vui vẻ, tự tin tham gia và ửng hộ các bạn khác tham gia cuộc thi
- Giúp HS hiểu và kể được 3 thói quen tốt cho răng: Hạn chế ăn bánh kẹo; Chải răng sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ; Khám răng định kỳ.
- HS nhận thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong tuần vừa qua, duy trì những việc tốt đã đạt được và có biện pháp khắ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_canh_dieu_tuan_1_den_5_n.doc