Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm

BÀI 1: LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI

I. MỤC TIÊU:

HS có khả năng:

- Biết cách bắt chuyện với bạn mới gặp;

- Biết giới thiệu về bản thân;

- Tự tin, cởi mở trong giao tiếp với bạn mới ở trường và nơi ở;

- Rèn kĩ năng lắng nghe và kĩ năng diễn đạt suy nghĩ;

- Hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực.

II. CHUẨN BỊ:

a) Đối với GV.

- Băng/ đĩa bài hát: Chào người bạn mới đến (sáng tác: Lương Bằng Vinh), Tìm bạn thân (sáng tác: Việt Anh), Con chim vành khuyên (sáng tác: Hoàng vân)

b) Đối với HS: Nhớ lại những điều cần biết cần nói, cần làm khi gặp bạn mới.

III. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

1. Khởi động.

- GV tổ chức cho HS hát các bài hát: Chào người bạn mới đến, Tìm bạn thân, Con chim vành khuyên.

- GV nêu câu hỏi: Khi gặp những người bạn mới, chúng ta nên làm gì?

2. Khám phá – kết nối: Tìm hiểu cách làm quen với bạn mới.

- GV nêu câu hỏi: Khi gặp những người bạn mới trong lớp, trong trường em đã làm quen với các bạn như thế nào?

- HS trả lời.

- GV yêu cầu HS xem lần lượt từng tranh 1, 2, 3 trong SGK và HS yêu cầu HS trả lời:

+ Xem tranh 2 bạn sẽ nói gì khi giới thiệu về bản thân?

+ Xem tranh 3 Khi hỏi thông tin về bạn?

- HS quan sát tranh và hoạt động cá nhân, trả lời. HS sinh khác lắng nghe, bổ sung nếu cần.

- GV nhận xét, bổ sung, điều chỉnh nội dung giao tiếp tương ứng với từng tranh và kết nối để các em biết được nội dung các bước làm quen.

- Gv yêu cầu một số HS nhắc lại:

+ Cách bắt chuyện với bạn mới gặp: nói lời chào với nụ cười thân thiện.

+ Giới thiệu về bản thân với bạn gồm những thông tin về: tên, lớp, trường, sở thích của bản thân, . có thể thêm tên cô giáo, địa chỉ nhà, .

+ Tìm hiểu thông tin về bạn: tên bạn, tuổi, trường, lớp. tên cô giáo, địa chỉ nhà, sở thích của bạn, .

- GV chốt: Khí làm quen với bạn mới cần theo các bước sau:

1/ Chào hỏi.

2/ Giới thiệu bản thân.

3/ Hỏi về bạn.

3. Thực hành: Sắm vai thực hành làm quen với bạn mới.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2 trong SGK để nhận diên nơi hai bạn làm quen.

- Hoạt động nhóm đôi, cùng đóng vai làm quen với nhau theo các bước ở phần khám phá – kết nối.

+ Nói lời chào với bạn.

+ Giới thiệu về bản thân mình.

+ Hỏi thông tin về bạn.

- GV quan sát.

- Đại diện một số nhóm lên sắm vai và chia sẻ trước lớp.

- GV lưu ý: Tên của mỗi bạn đều có ý nghĩa và yêu cầu HS tìm hiểu ý nghĩa tên và ghi nhớ tên bạn.

- HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Vận dụng: Làm quen với bạn em gặp và ở nơi em sống.

- GV yêu cầu HS sắm vai thể hiện tình huống 1 hoặc tất cả 3 tình huống.

- Yêu cầu HS quan sát, lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Về nhà thực hành làm quen với các bạn gặp trong trường, gặp trên đường hoặc nơi em sinh sống với những bạn mới gặp.

 

docx 78 trang Kiều Đức Anh 7421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 
LỄ KHAI GIẢNG
MỤC TIÊU: 
Nhận biết được ngày khai giảng là ngày đầu tiên của năm học mới;
Tự tin tham gia lễ khai giảng và cảm thấy vui, hạnh phúc khi được thầy cô và các anh chị chào đón;
Biết yêu trường, yêu lớp;
Rèn kĩ năng hợp tác trong hoạt động; tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết nắng nghe.
CHUẨN BỊ:
Đối vơi nhà trường:
Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
Quốc kì, hoa, cờ cầm tay, cờ đuôi nheo, ảnh Bác Hồ, trống nghi thức;
Giấy mời đại biểu;
Thành lập Ban tổ chức ngày lễ khai giảng: ban chỉ ủy, BGH và trưởng các đoàn thể;
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Tổ chức, triển khai hoạt động;
Kịch bản chương trình lễ khai giảng.
Đối với giáo viên: 
TPT: Thành lập đội nghi lễ; đội trống, đội cờ và tập dượt các bài trống nghi thức theo quy định của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
GV Âm nhạc: Chuẩn bị nhạc chào đón HS lớp 1 và chương trình văn nghệ chào mừng; ba hoặc bốn tiết mục (tùy theo yêu cầu của trường), khuyến khích có tiết mục văn nghệ của lớp 1;
GV thể dục: Cùng TPT, chi đoàn Gv tổ chức phần hội.
GV mĩ thuật: Trang tri khánh tiết (phông, quang cảnh chung ngày khai giảng);
GVCN: nhắc nhở, đôn đốc lớp chuẩn bị tinh thần, tranh phục, cờ hoa cho khai giảng.
Đối với HS:
Mặc đồng phục, đội viên đeo khăn quàng đỏ, HS lớp 1 chuẩn bị cờ, hoa theo quy định của trường. Đội nghi thức chuẩn quần áo theo quy định Đội.
CÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Lễ đón HS lớp 1 (HS tiến vào trong tiếng nhạc).
HS lớp 1 được tập trung ở địa điểm thuận lợi cho việc di chuyển, tự tin, tay cầm cờ hoa, đi theo thứ tự, GVCN bắt tay HS đứng đầu, tiếp theo các anh chị lớp trên dắt tay các em đi theo nền nhạc. Khi người dẫn chương trình giới thiệu tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm, GVCN cùng các anh chị dẫn các em tiến vào sân qua lễ đài HS vẫy cờ hoa, rồi về vị trí ngồi dự lễ khai giảng;
HS toàn trường vỗ tay, múa hát theo nhạc để đón chào các em cho đến khi lớp cuối cùng ngồi vào vị trí.
Hoạt động 2: Phần lễ.
Chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca, hô đáp khẩu hiệu Đội.
Tuyên bố lí do.
Giới thiệu đại biểu tham dự.
Dẫn chương trình mời đại diện cán bộ địa phương (hoặc nhà trường) lên đọc thư của lãnh đạo Nhà nước, của Bộ, Ban, Ngành, ... gửi GV và HS nhân ngày khai trường.
Hiệu trưởng nhà trường tuyên bố khai giảng và đánh trống khai trường.
Sau trống khai trường, đại diện GV và HS hưởng ứng thi đua năm học mới:
+ Đại diện GV hưởng ứng thi đua.
+ Đại diện HS lớp 1 chia sẻ cảm xúc khi được vào lớp 1 và lời hứa chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy, cô giáo, anh chị phụ trách.
Hoạt động 3: Phần hội.
Văn nghệ chào mừng. Toàn trường hưởng ứng, động viên, vỗ tay khích lệ các HS biểu diễn văn nghệ.
Tổ chức trò chơi, múa hát tập thể, dân vũ, ...
Hoạt động 4: Bế mạc lễ khai giảng.
Đại diện BGH nói lời cảm ơn các đại biểu đã đã dự và tuyên bố bế mạc.
GV phụ trách cùng lớp trực tuần làm nhiệm vụ sau khai giảng.
HS vào lớp hoặc nghỉ theo sự điều khiển của GV.
_________________________________________
BÀI 1: LÀM QUEN VỚI BẠN MỚI
MỤC TIÊU:
HS có khả năng: 
Biết cách bắt chuyện với bạn mới gặp;
Biết giới thiệu về bản thân;
Tự tin, cởi mở trong giao tiếp với bạn mới ở trường và nơi ở;
Rèn kĩ năng lắng nghe và kĩ năng diễn đạt suy nghĩ;
Hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực.
CHUẨN BỊ:
Đối với GV.
Băng/ đĩa bài hát: Chào người bạn mới đến (sáng tác: Lương Bằng Vinh), Tìm bạn thân (sáng tác: Việt Anh), Con chim vành khuyên (sáng tác: Hoàng vân)
Đối với HS: Nhớ lại những điều cần biết cần nói, cần làm khi gặp bạn mới.
GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
Khởi động.
GV tổ chức cho HS hát các bài hát: Chào người bạn mới đến, Tìm bạn thân, Con chim vành khuyên.
GV nêu câu hỏi: Khi gặp những người bạn mới, chúng ta nên làm gì?
Khám phá – kết nối: Tìm hiểu cách làm quen với bạn mới.
GV nêu câu hỏi: Khi gặp những người bạn mới trong lớp, trong trường em đã làm quen với các bạn như thế nào?
HS trả lời.
GV yêu cầu HS xem lần lượt từng tranh 1, 2, 3 trong SGK và HS yêu cầu HS trả lời:
+ Xem tranh 2 bạn sẽ nói gì khi giới thiệu về bản thân?
+ Xem tranh 3 Khi hỏi thông tin về bạn? 
HS quan sát tranh và hoạt động cá nhân, trả lời. HS sinh khác lắng nghe, bổ sung nếu cần.
GV nhận xét, bổ sung, điều chỉnh nội dung giao tiếp tương ứng với từng tranh và kết nối để các em biết được nội dung các bước làm quen.
Gv yêu cầu một số HS nhắc lại:
+ Cách bắt chuyện với bạn mới gặp: nói lời chào với nụ cười thân thiện.
+ Giới thiệu về bản thân với bạn gồm những thông tin về: tên, lớp, trường, sở thích của bản thân, ... có thể thêm tên cô giáo, địa chỉ nhà, ...
+ Tìm hiểu thông tin về bạn: tên bạn, tuổi, trường, lớp. tên cô giáo, địa chỉ nhà, sở thích của bạn, ...
GV chốt: Khí làm quen với bạn mới cần theo các bước sau:
1/ Chào hỏi.
2/ Giới thiệu bản thân.
3/ Hỏi về bạn.
Thực hành: Sắm vai thực hành làm quen với bạn mới.
GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2 trong SGK để nhận diên nơi hai bạn làm quen.
Hoạt động nhóm đôi, cùng đóng vai làm quen với nhau theo các bước ở phần khám phá – kết nối.
+ Nói lời chào với bạn.
+ Giới thiệu về bản thân mình.
+ Hỏi thông tin về bạn.
GV quan sát.
Đại diện một số nhóm lên sắm vai và chia sẻ trước lớp.
GV lưu ý: Tên của mỗi bạn đều có ý nghĩa và yêu cầu HS tìm hiểu ý nghĩa tên và ghi nhớ tên bạn.
HS khác lắng nghe, nhận xét.
GV nhận xét, tuyên dương.
Vận dụng: Làm quen với bạn em gặp và ở nơi em sống.
GV yêu cầu HS sắm vai thể hiện tình huống 1 hoặc tất cả 3 tình huống.
Yêu cầu HS quan sát, lắng nghe, nhận xét.
GV nhận xét, tuyên dương.
Về nhà thực hành làm quen với các bạn gặp trong trường, gặp trên đường hoặc nơi em sinh sống với những bạn mới gặp.
___________________________________________
SINH HOẠT TUẦN 1
SƠ KẾT TUẦN VÀ THẢO LUẬN KẾ HOẠCH TUẦN SAU:
GV thực hiện kết hợp hướng dẫn cán bộ lớp, tổ trưởng để các em dần thực hiện.
Các tổ trưởng nhận xét, Lớp trưởng tổng kết nền nếp ra vào lớp, học tập trong tuần qua.
GV nhận xét tuần 1 về nề nếp đi học, xếp hàng, học tập của HS.
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ “KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI BẠN EM ĐÃ LÀM QUEN”
GV yêu cầu HS xung phong kể xem đã làm quen được với bao nhiêu bạn và những thông tin cụ thể về từng người mà mình làm quen.
GV yêu cầu các bạn lắng nghe và có thể hỏi lại.
GV khích lệ các bạn nhút nhát, chưa tự tin tham gia chia sẻ.
GV khen ngợi các em đã vận dụng tốt kĩ năng làm quen với bạn mới.
ĐÁNH GIÁ:
Cá nhân tự đánh giá.
Gv hướng dẫn HS tự đánh giá theo các mức độ dưới đây:
Tốt: Thực hiện thường xuyên tất cả cá yêu cầu sau:
+ Chủ động chào hỏi các bạn mới gặp.
+ Tự giới thiệu được bản thân.
+ Hỏi được thông tin về bạn.
+ Tự tin khi nói chuyện với bạn.
Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên.
Cần cố gắng: Chưa thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên.
Đánh giá theo tổ/ nhóm.
GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để cách thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung:
Có sáng tạo trong khi thực hành hay không;
Có kết hợp được thái độ thân thiện, cởi mở và lời nói phù hợp khi thực hành làm quen với bạn hay không;
Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, ... hay không.
c. Đánh giá chung của GV
Gv dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/ nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.
________________________________________________________________
TUẦN 2
TÌM HIỂU NỘI NHÀ TRƯỜNG
MỤC TIÊU:
HS có khả năng:
Biết được những yêu cầu cơ bản được quy định trong nội quy của nhà trường;
Có ý thức trách nhiệm, kỉ luật và hành vi thực hiện tốt nội quy;
Cam kết thực hiện nội quy nhà trường;
Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng thuyết trình, tự giác tham gia các hoạt động, ...
CHUẨN BỊ.
Đối với GV.
Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
Văn nghệ: Phân công ba lớp chuẩn bị ba tiết mục với nội dung hát, múa về mái trường, thầy cô, bạn bè.
Đối với HS.
HS lớp 1 tìm hiểu nội quy nhà trường.
HS được phân công tập luyện các tiểu phẩm về nội dung đề cập đến những quy định khó thực hiện trong nội quy nhà trường;
HS được phân công các tiết mục văn nghệ tích cực luyện tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Chào cờ.
Liên đội trưởng điều khiển lễ chào cờ.
Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
TPT và đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc của tuần mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội quy nhà trường.
Khởi động:
Toàn trường hát bài Em yêu trường em (sáng tác: Hoàng Vân) hoặc bài hát truyền thống của trường.
GV dẫn dắt vào hoạt động.
* Bước 1: Tiểu phẩm “Thực hiện nội quy nhà trường”.
- Biểu diễn tiểu phẩm đã chuẩn bị.
- HS theo dõi tiểu phẩm.	
* Bước 2: Phổ biến và cam kết thực hiện nội quy nhà trường trong năm học mới.
- Đại diện BGH nhà trường lên phổ biến nội quy nhà trường trong năm học mới, trong đó nhấn mạnh những điều không thay đổi, bổ sung những điều mới hoặc thay đổi; lưu ý những điều HS dễ vi phạm để các em tránh.
- Cả trường chú ý lắng nghe.
- Đại diện các lớp cam kết thực hiện nội quy nhà trường.
* Bước 3: Văn nghệ.
 - HS dẫn chương trình mời các lớp đã chuẩn bị văn nghệ lên biểu diễn. Cả trường cổ vũ, động viên.
- HS biểu diễn văn nghệ.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
Gv nhận xét tinh thần, thái độ chuẩn bị và tham gia hoạt động của các lớp.
HS cùng thảo luận biện pháp thực hiện nội quy nhà trường.
___________________________________________
BÀI 2: NHỮNG VIỆC NÊN LÀM TRONG GIỜ HỌC, GIỜ CHƠI 
MỤC TIÊU:
HS có khả năng:
Nêu được những việc nên, không nên làm trong giờ học, giờ chơi.
Rèn kĩ năng kiên định, từ chối thực hiện những việc nên làm trong giờ học và giờ chơi.
Bước đầu rèn kĩ năng thuyết phục từ bổ ý định thực hiện những việc nên làm trong giờ học và giờ chơi.
Hình thành phẩm chất, trách nhiệm.
CHUẨN BỊ:
Đối với GV:
Một số hình ảnh về những hành vi nên và không nên làm trong giờ học;
Một số hình ảnh hoặc thẻ chữ về những hành vi nên và không nên làm trong giờ chơi;
Một số tình huống phù hợp với thực tế để có thể thay thế các tình huống được gợi ý trowng hoạt động 4;
Bài thơ Chuyện ở lớp (Sáng tác: Tô Hoài).
Một quả bóng nhỏ;
Máy tính và máy chiếu để trình chiếu tranh ảnh nếu có.
Đối với HS:
Nhớ lại những điều đã học về việc thực hiện nội quy trường, lớp ở các bài trước và ở môn Đạo đức;
Thẻ có hai mặt: mặt xanh/ mặt cười và mặt đỏ/ mặt mếu
CÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Khởi động:
GV tổ chức trò chơi “Bắn tên”
GV hướng dẫn cách chơi: GV hô bắn tên bắn tên, học sinh hô “tên ai, tên ai” GV hô tên em nào thì em đó nhắc lại một điều quy định trong “Nội quy nhà trường”, “Nội quy tự quản của lớp”.
Khám phá – kết nối:
Hoạt động 1: Chỉ ra những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi:
GV đưa tranh yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận cùng bạn để xác định việc nên làm trong giờ học và việc nên làm trong giờ chơi.
Đại diện nhomg trình bày.
Dưới lớp lắng nghe, bổ sung, điều chỉnh.
GV nhận xét, tuyên dương và chốt: Tranh số 1 và 3 là những việc nên làm trong giờ học; tranh số 2 và số 4 là những việc nên làm trong giờ chơi.
Hoạt động 2: Kể thêm những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi mà em biết:
GV yêu cầu HS bổ sung những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi mà các em biết.
GV chuẩn bị bảng phụ bảng theo mẫu
TT
Những việc nên làm trong giờ học
Những việc nên làm trong giờ chơi
1
2
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân.
Gọi đại diện một vài HS nêu ý kiến của mình rồi GV ghi lại vào bảng.
GV nhận xét, tuyên dương và chốt lại:
TT
Những việc nên làm trong giờ học
Những việc nên làm trong giờ chơi
1
Trật tự
Sử dụng thời gian chơi hữu ích
2
Tập trung, lắng nghe thầy/ cô giảng bài
Chơi hòa đồng, không phân biệt
3
Lắng nghe ý kiến phát biểu
Chơi các trò chơi lành mạnh
4
Thực hiện yêu cầu của thầy/ cô
Chơi các trò chơi an toàn
5
Tích cực tham gia các hoạt động
Chơi những nơi an toàn như sân trường, hành lang lớp học, ...
6
Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài
Giao tiếp lịch sự
7
Ngồi học đúng tư thế
Giữ vệ sinh chung, vứt rác đúng nơi quy định.
8
Vào lớp đúng giờ
GV có thể sử dụng sơ đồ tư duy để thể hiện những việc nên làm trong giờ học và giờ chơi.
GV kiểm tra việc HS làm được thông qua việc giơ thẻ, thẻ mặt cười màu xanh với những việc mình thực hiện được, giơ thẻ mặt mếu màu đỏ với những việc mình chưa làm được.
GV nhắc nhở HS cần chú ý hơn để thực hiện tốt những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi trong tuần.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét chung tiết học.
Nhắc nhở HS thực hiện tốt những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi trong tuần để cuối tuần tổng kết, đánh giá.
_______________________________________
SINH HOẠT LỚP 
MỤC TIÊU:
HS có khả năng:
Nêu được những việc nên, không nên làm trong giờ học, giờ chơi.
Rèn kĩ năng kiên định, từ chối thực hiện những việc nên làm trong giờ học và giờ chơi.
Bước đầu rèn kĩ năng thuyết phục từ bổ ý định thực hiện những việc nên làm trong giờ học và giờ chơi.
Hình thành phẩm chất, trách nhiệm.
CHUẨN BỊ:
Đối với GV:
Một số hình ảnh về những hành vi nên và không nên làm trong giờ học;
Một số hình ảnh hoặc thẻ chữ về những hành vi nên và không nên làm trong giờ chơi;
Một số tình huống phù hợp với thực tế để có thể thay thế các tình huống được gợi ý trowng hoạt động 4;
Bài thơ Chuyện ở lớp (Sáng tác: Tô Hoài).
Một quả bóng nhỏ;
Máy tính và máy chiếu để trình chiếu tranh ảnh nếu có.
Đối với HS:
Nhớ lại những điều đã học về việc thực hiện nội quy trường, lớp ở các bài trước và ở môn Đạo đức;
Thẻ có hai mặt: mặt xanh/ mặt cười và mặt đỏ/ mặt mếu
CÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau:
Lớp trưởng điều kiển hoạt động.
Các tổ trưởng lên nhận xét thi đua của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng lên nhận xét thi đua các tổ.
GVCN nhận xét, bổ sung và triển khai công tác tuần mới.
Tổ chức sinh hoạt theo chủ đề.
GV yêu cầu HS kể những việc đã có cố gắng thực hiện nội quy của trường, lớp.
Một số HS chia sẻ trước lớp.
GV nhận xét, khen ngợi các em đã chia sẻ và có cố gắng thực hiện nội quy của trường, lớp.
GV dạy HS hát một số bài hát về trường.
Đánh giá hoạt động những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi trong tuần.
Cá nhân tự đánh giá.
GV hướng dẫn HS tự đánh giá em nhận biết được những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi theo các mức độ:
Tốt: Thực hiện thường xuyên được tất cả các yêu cầu trong hoạt động 2 của tiết trước.
Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng chưa thường xuyên.
Cần cố gắng: Chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, chưa thể hiện rõ, chưa thường xuyên.
b) Đánh giá theo tổ/ nhóm:
- GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung trên và thái độ tham gia các hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, ... hay không.
c) Đánh giá chung của GV:
- GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/ nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.
__________________________________________________________________
TUẦN 3
BÀI 1: NÓI LỜI HAY – LÀM VIỆC TỐT
MỤC TIÊU:
HS có khả năng:
Hiểu được ý nghĩa và biết được yêu cầu của: “Nói lời hay, làm việc tốt”;
Đưa ra được cách ứng xử đúng và đẹp trong một số tình huống (biết nói lời hay, ứng xử có ý nghĩa với bạn bè, thầy cô, người thân và những người xung quanh);
Kể được những việc làm tốt giúp đỡ gia đình, bạn bèm thầy cô và những người gặp khó khăn; việc làm tốt bảo vệ trường lớp xanh, sạch, đẹp;
Thực hiện: “Nói lời hay, làm việc tốt” ở mọi nơi.
CHUẨN BỊ:
Đối với GV TPT
Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
Kịch bản chương trình;
Luyện tập cho HS dẫn chương trình.
Đối với HS:
Chuẩn bị những câu trả lời thể hiện nói lời hay, làm việc tốt trong các tình huống của cuộc sống.
CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Chào cờ:
Liên đội trưởng điều khiển lễ chào cờ.
Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
TPT và đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc của tuần mới.
Hoạt động 2: Hỏi nhanh – đáp gọn (tình huống có thể thay đồi tùy từng trường).
HS dẫn chương trình kết nối: “Chugs ta đã biết giữ vẻ bên ngoài, sạch, đẹp; nếu chúng ta biết nói lời hay, làm việc tốt nữa thì chúng ta có một vẻ đẹp toàn diện cả bên trong lẫn bên ngoài”.
HS nêu các câu hỏi, tình huống mời các bạn trả lời – trả lời đúng sẽ được nhận một món quà.
+ Khi vào trường gặp bác bảo vệ, em sẽ nói gì?
+ Bạn An bị đau bụng em sẽ nói gì?
+ Giờ ra chơi, có bạn lớp khác trêu em, em sẽ nói gì với bạn?
+ Cô giáo khen em học tập tiến bộ, em sẽ nói lời gì với cô?
+ Nếu thấy hai bạn đang cãi nhau ngoài sân trường em nói gì với các bạn?
+ Bà bị đâu chân, đi học về em thấy bà đang cố gắng đi, em sẽ nói gì và làm gì giúp bà.
+ Giờ sinh hoạt Sao, em bị đau bụng, chị phụ trách đưa em lên phòng y tế, em sẽ nói gì với chị?
+ Giờ chơi, bạn của em không may bị ngã, lúc đó em sẽ làm gì?
+ Nhìn thấy một số bạn vứt rác không đúng chỗ, em sẽ nói gì?
+ Đi siêu thị cùng bố mẹ, Hoa nhặt được tiền của ai đánh rơi. Nếu em là Hoa em sẽ làm gì?
.....
Tùy vào thời gian, có thể hỏi thêm một số câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh nhà trường.
GV TPT tổng kết.
Đánh giá:
GV cầu HS toàn trường nói về thu hoạch và cảm xúc của em sau hoạt động.
HS chia sẻ ý kiến.
GV nhận xét, phân tích và kết luận: Làm việc tốt hàng ngày là em đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
Hoạt động nối tiếp:
GV dặn dò HS thực hiện các việc làm tốt hàng ngày ở nhà, ở trường.
HS khối 1 kết hợp với chủ đề: “Những việc làm trong giờ học, giờ chơi” để thực hiện.
____________________________________
BÀI 2: NHỮNG VIỆC NÊN LÀM TRONG GIỜ HỌC, GIỜ CHƠI (TIẾT 2)
MỤC TIÊU:
HS có khả năng:
Nêu được những việc nên, không nên làm trong giờ học, giờ chơi.
Rèn kĩ năng kiên định, từ chối thực hiện những việc nên làm trong giờ học và giờ chơi.
Bước đầu rèn kĩ năng thuyết phục từ bổ ý định thực hiện những việc nên làm trong giờ học và giờ chơi.
Hình thành phẩm chất, trách nhiệm.
CHUẨN BỊ:
Đối với GV:
Một số hình ảnh về những hành vi nên và không nên làm trong giờ học;
Một số hình ảnh hoặc thẻ chữ về những hành vi nên và không nên làm trong giờ chơi;
Một số tình huống phù hợp với thực tế để có thể thay thế các tình huống được gợi ý trowng hoạt động 4;
Bài thơ Chuyện ở lớp (Sáng tác: Tô Hoài).
Một quả bóng nhỏ;
Máy tính và máy chiếu để trình chiếu tranh ảnh nếu có.
Đối với HS:
Nhớ lại những điều đã học về việc thực hiện nội quy trường, lớp ở các bài trước và ở môn Đạo đức;
Thẻ có hai mặt: mặt xanh/ mặt cười và mặt đỏ/ mặt mếu.
CÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Thực hành: Hoạt động sắm vai xử lí tính huống.
GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 và 2 trong SGK để nhận diện từng tình huống.
HS hoạt động nhóm đôi, cùng phân vai thực hành từ chối không thực hiện những việc không nên làm trong giờ học hoặc giờ chơi.
GV lưu ý chúng ta không chỉ từ chối mà còn khuyên bạn không nên hành động như vậy.
Đại diện nhóm lên thực hiện trước lớp.
Các nhóm khác quan sát và lắng nghe, nhận xét, góp ý.
GV nhận xét, tổng hợp và bổ sung, phân tích , khen ngợi HS và chốt lại: Các em cần từ chối và khuyên nhủ bạn không làm những việc không nên làm trong giờ học, giờ chơi.
Vận dụng: Rèn luyện thay đổi hành vi chưa tích cực.
Bước 1: Xác định hành vi chưa phù hợp trong giờ học, giờ chơi của bản thân và cách khắc phục.
GV yêu cầu HS tự nhận thức/ suy ngẫm xem mình còn có những thói quen chưa phù hợp nào:
+ Trong giờ học.
+ Trong giờ chơi.
+ Cách khắc phục, thay đổi thói quen.
GV khích lệ HS chia sẻ theo nhóm bàn.
Một vài HS chia sẻ trước lớp.
Bước 2: Cam kết thay đổi.
GV yêu cầu HS cam kết thay đổi và từng ngày khắc phục những điều em chưa thực hiện được.
GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch được sau khi tham gia các hoạt động.
_______________________________________________
SINH HOẠT SAO
LÀM QUEN VỚI SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG
Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau:
Lớp trưởng điều kiển hoạt động.
Các tổ trưởng lên nhận xét thi đua của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng lên nhận xét thi đua các tổ.
GVCN nhận xét, bổ sung và triển khai công tác tuần mới.
Tổ chức sinh hoạt theo chủ đề.
Hoạt động 1: hành lập Sao nhi đồng.
Trước giờ sinh hoạt Sao, các anh, chị phụ trách ở khối 4, 5 được Liên đội phân công đến lớp mình phụ trách để tiến hành buổi sinh hoạt đầu tiên.
* Bước 1: Giới thiệu, làm quen.
- GVCN nêu mục đích, ý nghĩa của việc thành lập Sao nhi đồng;
- Giới thiệu các anh chị PTS của lớp (giới thiệu tên, lớp của anh, chị).
- HS vỗ tay đón chào anh, chị.
* Bước 2: Chia lớp thành các sao
- Theo quy đinh của Điều 11 – Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh “mỗi Sao có ít nhất 5 nhi đồng”. Các lớp chia sao theo tổ.
- GV tuyên bố; Mỗi tổ là một Sao;
- GV phân công các anh, chị phụ trách về các Sao.
b. Sinh hoạt Sao buổi đầu tiên.
- Các Sao sinh hoạt độc lập. GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Anh/ chị PTS chọn địa điểm trong sân, hướng dẫn các em ngồi vòng tròn.
- Anh/ chị PTS tự giới thiệu tên, lớp học của mính. Sau đó, lần lượt từng em trong Sao giới thiệu tên, tuổi của mình.
Tổ chức sinh hoạt Sao theo 4 bước.
* Bước 1: Bầu trưởng sao:
- Anh/ chị PTS nêu tiêu chuẩn trưởng sao: ngoan, lễ phép, chăm chỉ, mạnh dạn, chăm phát biểu, nghe lời thầy cô, được các bạn yêu mến.
- Anh/ chị PTS đề nghị các em tự bầu, nêu lí do bầu, sau đó lấy ý kiến bằng cách giơ tay. Em nào được nhiều bạn giơ tay bầu nhất sẽ được làm trưởng sao.
- Lời hứa của trưởng Sao: Sau khi được các bạn bầu, trưởng Sao đứng trước Sao và anh/ chị PTS hứa sẽ cố gắng nhắc nhở các bạn thực hiện đúng nội quy sinh hoạt Sao.
* Bước 2: Đặt tên sao:
- Các thành viên trong nhóm cùng nghĩ ra một tên phù hợp dưới sự gợi ý của các anh chị hoặc GVCN đặt tên cho Sao của mình.
* Bước 3: Học lời hứa của nhi đồng.
Vâng lời Bác Hồ dạy
Em hứa sẵn sàng
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu.
Mở nhạc cho các em tập hát bài Nhanh bước nhanh nhi đồng và Sao vui của em.
* Bước 4: Triển khai chương trình rèn luyện đội viên hạng dự bị.
- GV chủ nhiệm triển khai cụ thể đối với HS lớp 1:
+ Biết tên gọi khác của Bác Hồ; kể được một số câu chuyện thuộc được một bài thơ và một bài hát về Bác Hồ.
+ Thuộc lời hứa của nhi đồng, có ít nhất một việc làm tốt giúp đỡ gia đình hoặc bạn bè.
+ Biết giữ vệ sinh trường, lớp và nơi công cộng; bỏ rác đúng quy định.
+ Nhớ tên Sao và biết được ý nghĩa của tên Sao; thực hiện tốt các yêu cầu của anh, chị PTS.
+ Biết xếp hàng một, hàng đôi, động tác nghỉ, nghiêm; biết ít nhất hai trò chơi trong sinh hoạt Sao, hai bài hát và hai mẩu chuyện của nhi đồng.
Tổng kết:
Anh/ chị PTS nhắc nhở các em về nhà:
+ Ôn lại bài hát Nhanh bước nhanh nhi đồng, Sao vui của em.
+ Học thuộc và thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy.
+ Thực hiện lời hứa của nhi đồng.
+ Dán nội dung rèn luyện theo chuyên hiệu hạng dự bị tại góc học tập, nhờ bố mẹ, anh chị hướng dẫn cách rèn luyện.
Đánh giá:
Cá nhân tự đánh giá.
GV hướng dẫn HS tự đánh giá em xác định những thói quen chưa phù hợp và khắc phục, thay đổi thói quen đó theo các mức độ dưới đây.
Tốt: Thực hiện thường xuyên tất cả các yêu cầu:
+ Xác định được thói quen chưa phù hợp trong giờ học, giờ chơi.
+ Khắc phục, thay đổi thói quen.
Đạt: Thực hiện được các yêu cầu trên, nhưng chưa thường xuyên.
Cần cố gắng: Chưa thực hiện được các yêu cầu trên.
b) Đánh giá theo tổ/ nhóm:
- GV hướng dẫn tổ trưởng/ nhóm trưởng điều hành để các thành viên trong tổ/ nhóm đánh giá lẫn nhau về các nội dung:
+ Xác định được thói quen chưa phù hợp trong giờ học, giờ chơi.
+ Thái độ tham gia hoạt động có tích cực, tự giác, hợp tác, trách nhiệm, ... hay không.
c) Đánh giá chung của GV:
- GV dựa vào quan sát, tự đánh giá của từng cá nhân và đánh giá của các tổ/ nhóm để đưa ra nhận xét, đánh giá chung.
__________________________________________________________________
TUẦN 4
VUI TRUNG THU
MỤC TIÊU:
HS có khả năng:
Được trải nghiệm không khí Tết Trung thu, qua đó thêm yêu thích ngày Tết.
Thể hiện sự sáng tạo trong làm đồ chơi và sự khéo léo trong trình bày mâm cỗ Trung thu;
Hình thành lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, tính kỉ luật;
Rèn kĩ năng hợp tác nhóm và hình thành năng lực giải quyết vấn đề, kĩ năng điều chỉn bản thân, lập kế hoạch và điều chỉnh hoạt động kĩ năng đánh giá hoạt động.
CHUẨN BỊ:
Đối với nhà trường:
Trang trí phông: các hình ảnh liên quan đến Tết Trung thu như: Chú Cuội, Chị Hằng, múa lân – sư tử, đèn ông sao, rước đèn, khóm tre, ...
Số bàn bằng só lớp thi “Bày mâm cỗ Trung thu”. Bàn bày cỗ nên ở vị trí xung quanh sân kháu, nơi tiến hành lễ.
Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.
Đội múa lân, trống (nếu có điều kiện).
Quà tặng cho HS có hoàn cảnh khó khăn.
Đối với GV:
Phân công lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ - các bài hát, múa về Trung thu. Phân công mỗi lớp 5 -7 em tham gia “Bày mâm cỗ Trung thu”.
Danh sách HS có hoàn cảnh khó khăn được nhận quà trung thu.
Chi đoàn GV hỗ trợ GV phụ trách tập múa lân cho HS (nếu có).
BGK chấm cỗ Trung thu: 7 HS và 1 GV làm thư kí tổng hợp điểm;
Đội cờ đỏ, sao đỏ chấm điểm kỉ luật hoạt động tập thể các lớp.
Đối với HS:
Mỗi HS tự làm hoặc chuẩn bị một đồ chơi Trung thu như đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ các con vật, nhân vật yêu thích như thỏ ngọc, cún bông,...
HS tự làm bằng các nguyên liệu sẵn có như giấy màu, bìa, lá, hoa, ...
HS các lớp với sự hỗ trợ của GVCN bày một mâm cỗ Trung thu, phân công HS chuẩn bị các loại quả, bánh kẹo, ... khuyến khích HS nêu ý tưởng và lựa chọn cách trình bày.
CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Rước đèn từ lớp ra sân.
 GV yêu cầu HS xếp hàng ở hành lang lớp học, mỗi HS cầm một đồ chơi Trung thu, nhạc rước đen nổi lên, các lớp lần lượt đi ra sân đứng theo vị trí được phân công. Yêu cầu HS đi thẳng hàng, đúng thư tự, không chen lấn, sô đẩy nhau, vừa đi vừa hát theo nhạc.
Đôi cờ đỏ, sao đỏ chấm điểm, kết thúc phần múa lân báo lại kết quả cho GV phụ trách.
Hoạt động 2: Chào cờ, tuyên bố lí do.
(Nếu Trung thu không trùng ngày thứ 2 thì không tổ chức hoạt động này)
HS điều khiển lễ chào cờ, nhận xét thi đua và phổ biến công việc của tuần mới.
HS dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
Cả trường hát bài về Trung thu.
Hoạt động 3: Tổ chức cuộc thi “Bày mâm cỗ Trung thu”.
Bước 1: Khai mạc cuộc thi “Bày mâm cỗ trung thu”.
GV tổng phụ trách lên tuyên bố khai mạc cuộc thi “Bày mâm cỗ Trung thu”.
Bước 2: Giới thiệu BGK và tiêu chí cuộc thi.
Giới thiệu BGK chấm thi;
Tiêu chí cuộc thi gồm 4 tiêu chí (tùy theo yêu cầu của các trường): Nội dung phong phú; hình thức trình bày hấp dẫn, đẹp mắt; Sáng tạo (ví dụ: làm các con vật từ nguyên liệu thiên nhiên, cắt tỉa hoa trang trí, ...); Tiết kiệm.
Bước 3: Tổ chức cuộc thi trình bày mâm cỗ Trung thu:
Các lớp có HS được phân công trình bày mâm cỗ tiến hành công việc.
Những HS không được phân công tiếp tục theo dõi chương trình trong hoạt động 4.
Hoạt động 4: Văn nghệ và tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn.
Bước 1: Chương trình văn nghệ:
Dẫn chương trình mời đại diện các tiết mục văn nghệ lên biểu diễn.
Cả trường cùng vỗ tay và hát theo, tạo không khí vui vẻ.
Dẫn chương trình nhận xét tiết mục biểu diễn của các bạn.
Diễn tiểu phẩm Chị Hằng đi đâu.
Bước 2: Tặng quà Trung thu cho HS có hoàn cảnh khó khăn.
Gv âm nhạc mở nhạc nền hát về Trung thu, HS dẫn chương trình mời các bạn có hoàn cảnh khó khăn lên sân khấu để nhận quà.
Giới thiệu Thầy/ cô trong ban giám hiệu hoặc đại diện phụ huynh tặng quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn.
Bước 3: Múa lân, sư tử.
Đội múa lân, sư tử biểu diễn: biểu diễn trước toàn trường, đi vòng quanh sân trường tạo không khí náo nhiệt cho ngày hội.
Đánh giá:
Đội trưởng đội cờ đỏ nhận xét phần rước đèn từ trên lớp xuống sân.
GV phụ trách tuyên dương các lớp rước đèn đẹp, nền nếp; nhắc nhở các lớp chưa nền nếp; dặn dò những việc các em nên làm khi tham gia hội vui Trung thu ở lớp, nơi sinh sống.
Hoạt động tiếp nối.
GV kết hợp đại diện PHHS các lớp tổ chức vui Trung thu tại lớp;
Để có không khí vui tươi, các lớp tự trang trí khung cảnh đẹp đón Tết Trung thu;
GVCN hướng dẫn HS tự làm bánh dẻo, bày cỗ Trung thu, tự làm đèn lồng, ...;
Về nhà, HS tự bày cỗ Trung thu cho gia đình hoặc cùng bố mẹ, anh chị bày cỗ.
____________________________________________
BÀI 2: NHỮNG VIỆC NÊN LÀM TRONG GIỜ HỌC, GIỜ CHƠI (TIẾP)
MỤC TIÊU:
HS có khả năng:
Nêu được những việc nên, không nên làm trong giờ học, giờ chơi.
Rèn kĩ năng kiên định, từ chối thực hiện những việc nên làm trong giờ học và giờ chơi.
Bước đầu rèn kĩ năng thuyết phục từ bổ ý định thực hiện những việc nên làm trong giờ học và giờ chơi.
Hình thành phẩm chất, trách nhiệm.
CHUẨN BỊ:
Đối với GV:
Một số hình ảnh về những hành vi nên và không nên làm trong giờ học;
Một số hình ảnh hoặc thẻ chữ về những hành vi nên và không nên làm trong giờ chơi;
Một số tình huống phù hợp với thực tế để có thể thay thế các tình huống được gợi ý trowng hoạt động 4;
Bài thơ Chuyện ở lớp (Sáng tác: Tô Hoài).
Một quả bóng nhỏ;
Máy tính và máy chiếu để trình chiếu tranh ảnh nếu có.
Đối với HS:
Nhớ lại những điều đã học về việc thực hiện nội quy trường, lớp ở các bài trước và ở môn Đạo đức;
Thẻ có hai mặt: mặt xanh/ mặt cười và mặt đỏ/ mặt mếu.
CÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Vận dụng: 
Hoạt động 1: Nhận xét những hành vi đã thay đổi của bản thân.
HS hoạt động nhóm chia sẻ trong nhóm về những điều chưa phù hợp mà mình đã thay đổi được.
HS trong nhóm cùng tích cực lắng nghe, có thể đặt câu hỏi cho bạn nếu chưa rõ về điều bạn chia sẻ.
Trên cơ sở những gì bạn chia sẻ và bằng sự quan sát hàng ngày, đưa ra nhận xét sự thay đổi những hành vi chưa phù hợp của từng bạn trong nhóm.
GV gọi đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về sự thay đổi của các bạn trong nhóm.
GV nhận xét, tuyên dương sự thay đổi của HS.
Hoạt động 2: Chia sẻ những việc làm tích cực em đã thực hiện trong giờ học, giờ chơi.
GV khuyến khích HS, đặc biệt là những em còn nhút nhát, thiếu tự tin đứng lên chia sẻ những việc làm tích cực em đã thực hiện trong giờ học và giờ chơi.
Yêu cầu các bạn trong lớp lắng nghe, tích cực, để học hỏi lẫn nhau và có thể đặt câu cho hỏi cho bạn nếu chưa rõ.
Gv tổng hợp những hành động tích cực của các em, chúc mừng cà khen ngợi những em đã tham gia chia sẻ.
Tổng kết.
GV mời HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia c

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_khoi_1_sach_ket_noi_tri_thuc_v.docx