Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Em giữ sạch đôi tay - Năm học 2020-2021 - Võ Thị Nhật Hà
GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:
+ Bạn nhỏ trong bài hát có bàn tay như thế nào?
+ Cả nhà trong bài hát thương nhau như thế nào?
- GV góp ý đưa ra kết luận: Để có bàn tay thơ, tay xinh em cần giữ đôi bàn tay sạch sẽ hàng ngày.
- GV giới thiệu bài.
2.Khám phá vấn đề
*Mục đích: Giúp HS biết vì sao phải giữ sạch đôi tay; nắm được cách rửa tay đúng cách.
*PP: Quan sát, hỏi đáp, thực hành
Hoạt động 1. Khám phá lợi ích của việc giữ sạch đôi tay
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng
- GV đặt câu hỏi theo tranh:
+ Vì sao em cần giữ sạch đôi tay?
+ Nếu không giữ sạch đôi tay thì điều gì sẽ xảy ra?
- GV khen ngợi nhóm trình bày tốt.
- GV kết luận:
+ Giữ sạch đôi bàn tay giúp em bảo vệ sức khoẻ, luôn khoẻ mạnh và vui vẻ hơn.
TUẦN 1 (Ngày dạy từ ngày 10/09 đến 11/09/2020) ĐẠO ĐỨC (Tiết 1) CHỦ ĐỀ 1: TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN BÀI 1: EM GIỮ SẠCH ĐÔI TAY I. MỤC TIÊU: Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ gìn đôi tay, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: + Nêu được các việc làm để giữ sạch đôi tay + Biết vì sao phải giữ sạch đôi tay + Tự thực hiện vệ sinh đôi bàn tay đúng cách. II. CHUẨN BỊ - GV: + SGK. + Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc. + Máy tính, bài giảng PP (nếu có). - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: *Mục đích: Tạo tâm thế tích cực cho HS và dẫn dắt HS vào bài học. *PP: thực hành, hỏi đáp - GV tổ chức cho cả lớp hát bài “Tay thơm tay ngoan” - GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp: + Bạn nhỏ trong bài hát có bàn tay như thế nào? + Cả nhà trong bài hát thương nhau như thế nào? - GV góp ý đưa ra kết luận: Để có bàn tay thơ, tay xinh em cần giữ đôi bàn tay sạch sẽ hàng ngày. - GV giới thiệu bài. 2.Khám phá vấn đề *Mục đích: Giúp HS biết vì sao phải giữ sạch đôi tay; nắm được cách rửa tay đúng cách. *PP: Quan sát, hỏi đáp, thực hành Hoạt động 1. Khám phá lợi ích của việc giữ sạch đôi tay - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng - GV đặt câu hỏi theo tranh: + Vì sao em cần giữ sạch đôi tay? + Nếu không giữ sạch đôi tay thì điều gì sẽ xảy ra? - GV khen ngợi nhóm trình bày tốt. - GV kết luận: + Giữ sạch đôi bàn tay giúp em bảo vệ sức khoẻ, luôn khoẻ mạnh và vui vẻ hơn. + Nếu không giữ sạch đôi bàn tay sẽ khiến chúng tay bị bẩn, khó chịu, đau bụng, ốm yếu Hoạt động 2. Em giữ sạch đôi tay - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng. - GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và hãy cho biết: Em rửa tay theo các bước như thế nào? - GV nhận xét và đưa ra cách rửa tay đúng: 1/ Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước 2/ Xoa xà phòng vào hai lòng bàn tay 3/ Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết các ngón tay vào kẽ ngón tay 4/ Chà từng ngón tay vào lòng bàn tay 5/ Rửa tay sạch dưới vòi nước 6/ Làm khô tay bằng khăn sạch. - GV mời HS nói lại các bước rửa tay đúng cách. - GV cho HS thực hiện lại bằng động tác tay không. - GV kết luận: Em cần thực hiện đúng các bước rửa tay để có bàn tay sạch sẽ. * GV cho HS nghỉ giải lao 3. Luyện tập *Mục đích: Nêu được các việc làm để giữ sạch đôi tay *PP: Quan sát, thảo luận nhóm Hoạt động 1. Em chọn bạn biết giữ vệ sinh đôi tay - GV yêu cầu HS quan sát tranh. - GV yêu cầu: Hãy quan sát các bức tranh và thảo luận nhóm để lựa chọn bạn đã biết vệ sinh đôi tay. (GV cho HS thể hiện đồng ý giơ mặt cười, không đồng ý giơ mặt mếu) - GV kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh đôi tay của các bạn tranh 1,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 2,4. Hoạt động 2. Em chọn hành động nên làm để giữ vệ sinh đôi tay - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK và hỏi: Hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm để giữ sạch đôi tay? Vì sao? (GV cho HS thể hiện đồng ý giơ mặt cười, không đồng ý giơ mặt mếu) - GV kết luận: Em cần làm theo các hành động ở tranh 1,2,4 để giữ vệ sinh đôi tay, không nên thực hiện theo hành động ở tranh 3. Hoạt động 3. Chia sẻ cùng bạn - GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch đôi tay - GV nhận xét và điều chỉnh cho HS 4. Vận dụng *Mục đích: HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để tự giác thực hiện các việc của mình trong thực tiễn đời sống hàng ngày. *PP: Nêu ý kiến Hoạt động 1. Đưa ra lời khuyên cho bạn - GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì? - GV khen các bạn có lời khuyên hay nhất. - GV Kết luận: Chúng ta cần rửa tay trước khi ăn để bảo vệ sức khoẻ của bản thân Hoạt động 2. Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hàng ngày - GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ đôi tay sạch sẽ. - GV nhận xét và kết luận: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh. - GV đọc thông điệp và cho HS đọc lại. 5. Củng cố - dặn dò - Nhắc lại tên bài. - Vì sao em cần giữ sạch đôi tay? - Dặn dò HS rèn lại các kĩ năng đã học và xem bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS hát theo bài hát. - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS quan sát tranh. - HS trả lời câu hỏi: + Giữ sạch tay để: cơ thể sạch sẽ, không đau bụng, không bị bệnh, + Nếu không giữ sạch đôi tay thì: bốc thức ăn bằng tay bẩn ăn vào sẽ bị đau bụng,.. - HS lắng nghe. - HS quan sát tranh. - HS nêu cách bước rửa tay. - HS nêu. - HS thực hiện rửa tay. - HS lắng nghe. * HS nghỉ giải lao - HS quan sát tranh - HS thực hiện yêu cầu theo nhóm: - Tranh thể hiện bạn biết giữ gìn đôi bàn tay: + Tranh 1: Rửa tay sạch sẽ + Tranh 3: Cắt móng tay sạch sẽ - Tranh thể hiện bạn không biết giữ gìn đôi bàn tay: + Tranh 2: Bạn lau tay bẩn lên quần áo + Tranh 4: Bạn dùng tay ngoáy mũi - HS lắng nghe. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi, giải thích cách chọn của mình: + Những hành động nên làm để giữ sạch đôi tay: + Tranh 1: Rửa tay sạch sẽ. + Tranh 2: Lau sạch tay bằng khăn khô. + Tranh 4: Cắt móng tay sạch sẽ. - Những hành động không nên làm: + Tranh 3: Dùng tay bốc thức ăn. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch đôi tay. - HS quan sát tranh và nêu lời khuyên với bạn: + Bạn cần rửa tay trước khi ăn. + Bạn ơi tay bẩn không nên bốc thức ăn. + Bạn ơi hãy giữ vệ sinh để có cơ thể khỏe mạnh. - HS lắng nghe. - HS tham gia thảo luận. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và đọc lại thông điệp. HS lắng nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_1_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_1_e.docx