Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 4: Gọn gàng, ngăn nắp (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 4: Gọn gàng, ngăn nắp (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: QST và nhận xét hành vi theo những câu hỏi sau:

+ Bạn nào sống gọn gàng, ngăn nắp?

+ Bạn nào chưa gọn gàng, ngăn nắp? Vì sao?

+ Nếu em là bạn trong tranh, em sẽ làm gì?

- GV nêu nội dung các bức tranh:

GV kết luận:Trong học tập và sinh hoạt, em cần gọn gàng, ngăn nắp. Việc gọn gàng, ngăn nắp giúp em tiết kiệm thời gian khi tìm đồ dùng, không làm phiền đến người khác, giữ đồ dùng thêm bền đẹp.

Hoạt động 2: Hướng dẫn dọn phòng

Mục tiêu: HS biết cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

- HS được phát triển năng lực hợp tác với bạn.

Cách tiến hành:

GV mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi sắp xếp căn phòng gọn gàng, ngăn nắp.

Hoạt động 3: Tự liên hệ

Mục tiêu: HS biết đánh giá việc thực hiện các hành vi gọn gàng, ngăn nắp của bản thân và có ý thức điều chỉnh hành vi sống gọn gàng, ngăn nắp.

 

doc 2 trang thuong95 18302
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Cánh diều) - Tuần 4: Gọn gàng, ngăn nắp (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 4 
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI : GỌN GÀNG, NGĂN NẮP - Tiết 2
Ngày: - - 2020
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:
- Nêu được một số biểu hiện của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt. 
- Biết ý nghĩa của gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt. 
- Thực hiện được hành vi gọn gàng, ngăn nắp nơi ở, nơi học. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK, SGV, hình ảnh
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
C. Luyện tập
Hoạt động 1: Nhận xét hành vi
Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt. 
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán. 
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: QST và nhận xét hành vi theo những câu hỏi sau:
+ Bạn nào sống gọn gàng, ngăn nắp?
+ Bạn nào chưa gọn gàng, ngăn nắp? Vì sao?
+ Nếu em là bạn trong tranh, em sẽ làm gì?
- GV nêu nội dung các bức tranh:
GV kết luận:Trong học tập và sinh hoạt, em cần gọn gàng, ngăn nắp. Việc gọn gàng, ngăn nắp giúp em tiết kiệm thời gian khi tìm đồ dùng, không làm phiền đến người khác, giữ đồ dùng thêm bền đẹp. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn dọn phòng
Mục tiêu: HS biết cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp. 
- HS được phát triển năng lực hợp tác với bạn. 
Cách tiến hành:
GV mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi sắp xếp căn phòng gọn gàng, ngăn nắp. 
Hoạt động 3: Tự liên hệ
Mục tiêu: HS biết đánh giá việc thực hiện các hành vi gọn gàng, ngăn nắp của bản thân và có ý thức điều chỉnh hành vi sống gọn gàng, ngăn nắp. 
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán. 
Cách tiến hành:
- GV khen những HS đã luôn gọn gàng, ngăn nắp trong học tập, sinh hoạt và nhắc nhở cả lớp cùng thực hiện. 
D. Vận dụng
*Vận dụng sau giờ học: 
- HS thực hiện tự gấp, cất chăn, chiếu, gối vào đúng chỗ sau giờ ngủ trưa. 
- Thực hành sắp xếp đồ dùng học tập trên bàn học ở nhà
E. Tổng kết bài học
- GV kết luận: Em cần gọn gàng, ngăn nắp ở chỗ học, chỗ chơi. 
- GV đánh giá sự tham gia học tập của HS trong giờ học
HS: QST và nhận xét hành vi theo những câu hỏi
- HS thảo luận theo nhóm. Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
HS làm việc theo nhóm: Quan sát tranh và tìm cách sắp xếp đồ dùng cho gọn gàng, hợp lí. 
- Các nhóm HS cùng nhau thảo luận và sắp xếp lại căn phòng. 
- Một số nhóm trình bày cách sắp xếp căn phòng. Các nhóm khác nhận xét kết quả sắp xếp căn phòng.
HS chia sẻ trong nhóm đôi theo gợi ý sau:
+ Bạn đã làm được những việc gì để nơi ở gọn gàng, ngăn nắp?
+ Bạn đã làm được những việc gì để nơi học gọn gàng, ngăn nắp?
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi sắp xếp nơi ở, nơi học gọn gàng, ngăn nắp?
HS làm việc theo nhóm đôi. Một sổ nhóm HS chia sẻ trước lớp.
*Vận dụng trong giờ học: Thực hành sắp xếp đồ dùng học tập trên bàn học, trong cặp sách. 
HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?
 GIÁO VIÊN
	 	 Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_1_canh_dieu_tuan_4_gon_gang_ngan_nap_tie.doc