Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 6: Em là người thật thà - Phạm Hoà

Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 6: Em là người thật thà - Phạm Hoà

I. MỤC TIÊU:

- Em nhận biết được sự cần thiết của thật thà.

- Em biết được ý nghĩa của sự thật thà trong cuộc sống.

- Em thực hiện hành động thể hiện sự trung thực thật thà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình trong SGK.

- VBT Đạo đức 1.

- Video/nhạc bài hảt Bà còng đi chợ.

- Bông hoa giấy các màu ghi các biểu hiện của hoạt động 2

 

doc 8 trang hoaithuqn72 19821
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 6: Em là người thật thà - Phạm Hoà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13,14 GV soạn: Phạm Hoà 
CHỦ ĐỀ 4: THẬT THÀ
BÀI 6: EM LÀ NGƯỜI THẬT THÀ 
MỤC TIÊU:
- Em nhận biết được sự cần thiết của thật thà.
- Em biết được ý nghĩa của sự thật thà trong cuộc sống.
- Em thực hiện hành động thể hiện sự trung thực thật thà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK.
- VBT Đạo đức 1.
- Video/nhạc bài hảt Bà còng đi chợ. 
- Bông hoa giấy các màu ghi các biểu hiện của hoạt động 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ
-GV kiểm tra sự tự giác soạn đồ dùng học tập của HS 
 Nhận xét, tuyên dương
DẠY BÀI MỚI
1. Khởi động. 
 - Cho HS hát và vỗ tay theo nhịp bài “Bà còng đi chợ”.
- GV cho lớp hát vỗ tay theo lời bài hát
- GV khen ngợi HS hát hay, to vang. GV lần lượt hỏi:
+ Các bài hát trên nhắc tới những ai?
+ Hành động nào trong bài hát thể hiện tính thật thà?
+ Trong lớp mình bạn nào đã có hành động thật thà?
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- GV dẫn dắt giới thiệu bài: Các em đã vừa cùng nhau hát vang bài hát Bà còng đi chợ. Để hiểu hơn về ý nghĩa vài, sự cần thiết của sự thật thà, cô trò chúng mình cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 6: Em là người thật thà
2. Khám phá
*Hoạt động 1: Em hãy cho biết đâu là biểu hiện thật thà.
- Yêu cầu HS quan sát các bông hoa đã chuẩn bị.
- GV đọc các thông tin trên các bông hoa, hỏi:
+ Khi con làm vỡ một cái cốc con sẽ nói thật với mẹ hay làm như thế nào? (nói thật)
+ Khi con nhặt được đò của bạn làm rơi, con có trả lại cho bạn không? (Trả lại của rơi)
+Khi con làm rơi bẩn sách của bạn con phải làm gì? (Xin lỗi bạn)
+Khi con mắc lỗi mà đã được bố, mẹ giải thích cho con hiểu thì con phải làm gì? (Sửa lỗi)
+Khi con quên chuẩn bị bút chì con nói dối là không có có được không? (nói dối)
+ Khi con mắc lỗi con có nên đổ lỗi cho bạn không? (đổ lỗi)
+Con rất thích hộp bút của bạn và con đã tự ý lấy hộp bút đó có đúng không? (Tự ý lấy đồ của người khác)
- GV nhận xét các câu trả lời của HS, chốt lại các biểu hiện của tính thật thà cho HS nghe.
- GV hỏi:
+ Khi con làm được các việc thật thà con có thấy vui không?
- GV tuyên dương, chốt: Cần phải trung thực, thật thà, biết nhận lỗi, sửa lỗi để mọi người tin tưởng và yêu mến em hơn.
- GV hỏi mở rộng: Em sẽ luôn thực hiện những việc làm biểu hiện tính thật thà trong cuộc sống hàng ngày không?
*Hoạt động 2: Em hãy kể truyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 26/sgk, hỏi:
+ Tranh 1 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Bạn Mèo ôm trên tay cái gì? Vào nhà bạn thấy trên bàn có gì nào?) 
+ Tranh 2 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Mèo đã làm gì với cốc sữa?)
+ Tranh 3 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Mèo mẹ vào nhà thấy cái cốc không nên đã hỏi mèo con : cái gì?)
+ Tranh 4 vẽ gì? (GV dẫn dắt: Mèo con trả lời mèo mẹ như thế nào?)
- GV nhận xét các câu trả lời của HS, kể lại một lần nữa câu chuyện Cốc sữa ở đâu theo tranh cho HS nghe.
- GV hỏi:
+Các con thấy mèo con đã thật thà chưa?
+Các con có đồng ý với việc làm của mèo con không? Vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- GV gọi 1 nhóm HS lên đóng sân khấu hóa câu chuyện.
- GV tuyên dương, chốt: Mèo con uống cốc sữa nhưng lại nói dối mèo mẹ, mèo con không thật thà, chưa biết nhận lỗi, mèo con không ngoan
*Hoạt động 3: Em hãy cho biết bạn nào có biểu hiện thật thà.
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bức tranh (Trang 27) xem bức tranh vẽ gì.
-GV hỏi: Bạn nào trong tranh thể hiện tính thật thà? 
+ Vì sao em phải thật thà
- GV nhận xét, nhấn mạnh các hành động đúng: biết nhận lỗi và xin lỗi, nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay các em học bài gì?
- Về nhà các em hãy thể hiện những hành động, lời nói thật thà với ông, bà, bố, mẹ, anh, chị em mình nhé
- Nhận xét tiết học.
3’
5’
10’
10’
5’
2’
- HS để đồ dùng lên mặt bàn.
- HS quan sát tranh, nghe nhạc:
- HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp
-HS Lắng nghe và trả lời các câu hỏi của GV
-HS lắng nghe
-HS quan sát, làm việc cá nhân:
-Lắng nghe GV giới thiệu các bông hoa 
- Trả lời các câu hỏi của GV
-Nhận biết được những biểu hiện nên làm
-HS lắng nghe
-HS trả lời:
- HS lắng nghe
- HS trả lời
-HS quan sát, làm việc theo cặp:
+ Tranh 1 vẽ: Bạn mèo con đi đá bóng về thấy trên bàn có cốc sữa.
+ Tranh 2: Bạn mèo con liền cầm cốc sữa lên uống
+ Tranh 3: Mèo mẹ hỏi mèo con: Cốc sữa của em con đâu.
+ Tranh 4: Mèo con trả lời: Con không biết.
-HS lắng nghe
-HS trả lời:
+Mèo con chưa thật thà
+Không đồng ý vì mèo con nói dối, mèo con chưa ngoan
.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
-HS lần lượt nêu:
+ Tranh 1: Bạn nhỏ làm rơi chiếc cốc và bạn đã xin lỗi mẹ
+ Tranh 2: Bạn nam áo xanh giấu ô tô của bạn và nói không thấy ô tô của bạn
-HS trả lời: Bạn trong tranh 1, 
- HS trả lời
-HS lắng nghe
HS nêu lại tên bài học
HS lắng nghe
 Tiết 2
KIỂM TRA BÀI CŨ
-GV kiểm tra các việc làm, lời nói thể hiện sự thật thà
 Nhận xét, tuyên dương
DẠY BÀI MỚI
1. Khởi động. 
 - Cho HS hát và vỗ tay theo nhịp bài “Bà còng đi chợ”.
- GV cho lớp hát vỗ tay theo lời bài hát
- GV khen ngợi HS hát hay, to vang. 
GV dẫn dắt giới thiệu bài: Trong tiết học hôm trước chúng ta đã biết: Trung thực, thật thà , biết nhận lỗi, sữa lỗi để mọi người tin tưởng và yêu mến. Hôm nay các con cùng nhâu luyện tập về tính trung thực, thật thà nhé.
2. Luyện tập
*Hoạt động 1: Em hãy cùng bạn đóng vai tình huống sau.
GV mô tả từng tình huống trong hoạt động
GV chia lớp thành hai nhóm theo tình huống trong hoạt động
Đại diện nhóm chọn tình huống
GV phân vai cho HS
Hỗ trợ lời thoại cho các nhóm
 Gợi mở cách xử lý của từng tình huống:
+Tình huống 1: Trong giờ học một bạn HS quên mang vở
Nếu em là bạn học sinh đó em sẽ làm như thế nào?
Tại sao em cần phải thực hiện như vậy?
+Tình huống 2: Các bạn HS nhặt được hộp bút của bạn nào để quên.
Nếu thấy hộp bút của bạn nào bỏ quên em sẽ làm như thế nào?
Tại sao em lại chọn cách làm như vậy?
GV nhận xét
-GV nhấn mạnh:
+Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người rất dũng cảm, rất đáng khen.
+Đồ dùng không phải của mình, không được tự ý sử dụng. Nếu nhặt được, cần trả lại cho người đánh mất.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay các em học bài gì?
- Về nhà các em hãy thể hiện những hành động, lời nói thật thà với ông, bà, bố, mẹ, anh, chị em mình nhé
- Nhận xét tiết học.
3’
3’
25’
HS nêu những việc làm của mình
HS hát kết hợp vỗ tay
Theo dõi GV dẫn dắt bài
Theo dõi GV mô tả tình huống
Thực hiện theo nhóm (2 nhóm)
Theo dõi GV hỗ trợ lời thoại
Đại diện nhóm trả lời các câu hỏi dẫn dắt của GV
-Thảo luận chuẩn bị đóng vai
-Các nhóm lên đóng vai
-Các bạn nhận xét cách đóng vai của hai nhóm.
-HS lắng nghe
HS nêu lại tên bài học
HS lắng nghe
TUẦN 15 
CHỦ ÐỀ 4: THẬT THÀ
BÀI 6: EM LÀ NGƯỜI THẬT THÀ (3 tiết) 
MỤC TIÊU:
Em nhận biết được sự cần thiết của thật thà.
Em biết được ‎ý nghĩa của sự thật thà trong cuộc sống.
Em thực hiện hành động thể hiện sự trung thực, thật thà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trong SGK.
VBT Đạo đức 1.
Video/nhạc bài hảt về gỉa đình. 
Tranh vẽ, ảnh về gia đình HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 3
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
KỂM TRA BÀI CŨ
- Ổn định lớp, hát.
DẠY BÀI MỚI
1. Khám phá:
*Hoạt động 5: Em hãy cùng bạn đóng vai tình huống sau.
- Mục tiêu: Giúp HS thực hành kiến thức đã học vào tình huống thường gặp trong cuộc sống.
- Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.
 + GV chia lớp thành 2 nhóm, tương ứng với 2 tình huống trong hoạt động.
 + Mỗi nhóm cử 1 đại diện chọn tình huống.
 + Các nhóm thảo luận chọn cách xử lý tình huống được giao. GV đóng vai trò hướng dẫn:
 Phân vai cho HS.
 Hỗ trợ lời thoại cho HS.
 Gợi mở hướng xử lý tình huống.
 + Sau 5 phút thảo luận, GV mời từng nhóm lên đóng vai tình huống.
 + GV nhận xét, nhấn mạnh: Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người rất dũng cảm, rất đáng khen; đồ dùng không phải của mình không được tự ‎ý sử dụng, nếu nhặt được cần trả lại cho người đánh mất.
 + GV có thể cho HS chia sẻ những câu chuyện của chính bản thân các em về việc biết nhận lỗi và sửa lỗi, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất.
2. Vận dụng:
*Hoạt động 6: Em làm gì trong mỗi tình huống sau?
- Mục tiêu: Giúp HS luyện tập những hành động thể hiện tính thật thà trong cuộc sống.
- Cách tổ chức: Hoạt động nhóm đôi.
 + Có thể chia cặp theo vị trí ngồi.
 + GV mô tả từng tình huống và cho HS thời gian suy nghĩ, thảo luận.
 + GV mời HS phát biểu cách xử lý cho từng tình huống.
 + GV nhận xét.
*Hoạt động 7: Em hãy chia sẻ với các bạn về lời nói và hành động thật thà của mình.
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng và rèn luyện tính thật thà trong cuộc sống hằng ngày.
- Cách tổ chức:
 + Tổ chức hoạt động cá nhân tại nhà.
 + Yêu cầu HS kể và thực hiện những lời nói trung thực, thật thà trong cuộc sống.
 3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay các em học bài gì?
- Là bé ngoan em cần nhớ những gì?
- GV chốt: Bé ngoan hãy nhớ “Trung thực thật thà. Được cả mẹ cha, mọi người yêu quý‎.
- Dặn HS làm bài tập trong vở bài tập. Thực hiện những lời nói trung thực, thật thà trong cuộc sống. Tuần sau cô tổng kết hoạt động trước lớp.
- Nhận xét tiết học.
3’
10’
15’
3’
5’
- Cả lớp hát.
- Các nhóm thảo luận tranh 1 và 2 trong BT 5/ trang 27
- HS chọn tình huống, nói nội dung trong tình huống đó.
 + Tình huống 1: Em xin lỗi cô, em quên mang vở ạ.
 + Tình huống 2: Thưa cô hộp bút của bạn nào bỏ quên ạ!
- Từng nhóm lên đóng vai.
- Lắng nghe
- HS chia sẻ. Ví dụ: Em xin lỗi khi làm bạn ngã, em trả lại quyển vở cho bạn để rơi, 
- HS làm việc theo cặp:
+ Tranh 1 vẽ: Khi em lỡ làm vỡ kính nhà bác hàng xóm.
+ Tranh 2: Bạn rủ đi chơi khi em đang xem bài.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện tại nhà theo hướng dẫn của cô giáo.
- Em là người thật thà.
- Trung thực, thật thà.
- HS nhắc lại ghi nhớ.
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_1_bai_6_em_la_nguoi_that_tha_pham_hoa.doc