Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 10: Lời nói đẹp

Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 10: Lời nói đẹp

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Biết và thực hiện được cách nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và cảm nhận được ý nghĩa của lời nói lịch sự ấy.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt được các nói lời đề nghị lịch sự với lời ra lệnh và đòi hỏi.

- Phát triển được kĩ năng giao tiếp.

3. Thái độ:

- Kết nối cảm xúc giữa mình và mọi người.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: SGK, Thẻ từ

- Học sinh: SGK

 

docx 7 trang hoaithuqn72 13550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Bài 10: Lời nói đẹp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐỀ
Bài 10: LỜI NÓI ĐẸP
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
Kiến thức:
- Biết và thực hiện được cách nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và cảm nhận được ý nghĩa của lời nói lịch sự ấy.
Kỹ năng:
- Phân biệt được các nói lời đề nghị lịch sự với lời ra lệnh và đòi hỏi.
- Phát triển được kĩ năng giao tiếp.
Thái độ:
- Kết nối cảm xúc giữa mình và mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, Thẻ từ
- Học sinh: SGK
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của cô
TG
Hoạt động của trò
I. KHỞI ĐỘNG
5p
Trò chơi: Xin mời
- Giải thích luật chơi: 
+ Khi GV nói "xin mời" kèm theo yêu cầu 1 hành động thì HS làm theo.
+ Nếu GV chỉ nói tên hành động mà không có từ xin mời thì HS không làm gì.
+ Bạn nào phạm quy sẽ chịu hình phạt khi trò chơi kết thúc.
- Tổ chức cho HS chơi.
+ Xin mời cả lớp đứng lên.
+ Cả lớp đứng lên.
+ ....
- Nhận xét, đánh giá.
- Dẫn dắt chủ đề: Xin mời là từ thường dùng của một người lịch sự. Hôm nay, chúng ta sẽ đến vương quốc của những người lịch sự nhé!
- Lắng nghe.
- Tham gia trò chơi.
+ Đứng lên.
+ Không làm.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
II. BÀI MỚI:
1. Khám phá chủ đề:
Đi tìm "Câu thần chú"
- GV kể câu chuyện: 
CÂU THẦN CHÚ
Có một cụ già đang ngồi nghỉ trên ghế đá. một cậu bé từ đâu chạy đến, nói:
- Ông ngồi dịch vào!
Mặt câu bé đang đỏ gay, có vẻ tức tối. Cụ già dịch vào cho cậu bé ngồi rồi hỏi:
- Cháu có chuyện bực mình phải không?
Cậu bé trả lời, giọng tức tối:
- Cháu tức chị gái cháu lắm, mượn có mỗi cái bút màu cũng không cho mượn. Cháu cũng giận cả anh trai cháu nữa. Anh ấy đi chơi pa-tanh không cho cháu đi cùng. Cả bà cháu cũng không cho cháu ăn bánh bà làm. Ai cũng ghét cháu.
- Cháu đã nói thế nào với họ? - Cụ già hỏi.
Cháu bảo: "Chị Mai, đưa em cái bút màu đỏ!", "Anh Hùng, anh phải cho em đi thả diều cùng không thì em mách mẹ là anh đi chơi suốt ngày thứ bảy đấy!"
- Thế cháu nói thế nào với bà?
- Còn thế nào nữa ạ, cháu nói: "Bà đưa cháu miếng bánh!". Thế mà bà không cho. Đấy ông xem, ai cũng ghét cháu.
- Cụ già mỉm cười, bảo:
- Đó là vì cháu không biết những câu thần chú đấy. Có những câu thần chú khiến ai cũng sẵn sàng làm điều ta muốn.
- Ồ, đó là câu gì thế hả ông?
Cụ già ghé tại cậu bé, thì thầm câu thần chú. Cụ dặn thêm: "Khi nói câu thần chú này với một người, cháu phải nói bằng giọng nhẹ nhàng chứ không được nói to như quát. Có thế thì câu thần chú này mới hiệu nghiệm nhé!"
Cậu bé vội học thuộc câu thần chú và về nói với bà, với chị, với anh. Kì diệu thay, chị gái cho cậu mượn bút màu, anh trai rủ cậu đi chơi pa-tanh, bà cũng cho cậu ngay một chiếc bánh nóng hổi.
(V. Oseeva)
- Hỏi: Các em biết câu thần chú đó là gì không?
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết luận kết hợp thẻ từ: Như vậy, "câu thần chú" có những từ là "Ơi" "Ạ" "VỚI" LÀM ƠN" và phải nói với giọng nhẹ nhàng lịch sự.
- Mời HS tiếp tục xử lý tình huống:
+ TH1: Cậu bé muốn anh trai cho đi chơi pa-tanh cùng. Ban đầu, cậu nói: "Anh Hùng, anh phải cho em đi thả diều cùng, không thì em mách mẹ là anh đi chơi suốt cả ngày thứ bảy đấy!" Anh không cho đi. Lần sau cậu ấy nói thế nào?
+ TH2: Lúc đầu, khi muốn ăn ánh, cậu bé nói với bà: "Bà đưa cháu miếng bánh!". Vậy phải nói thế nào?
+TH3: Cậu bé muốn ngồi xuống ghế đá. Cậu nói với cụ già: "Ông ngồi dịch vào!" Đúng ra phải nói thế nào mới là lịch sự?
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết luận: Mỗi chúng ta đều có thể mang đến niềm vui, cảm giác dễ chịu cho mọi người nhờ "Câu thần chú" của một người lịch sự.
2. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
Xử lí tình huống:
- Đề nghị HS lắng nghe TH và giơ tay nếu có phương án xử lý.
+ Muốn xin mẹ đi chơi cùng bạn, em sẽ nói gì?
+ Bạn bè bố mẹ đến chơi va tặng em quà, em sẽ làm gì, nói gì?
+ Khi muốn mượn một cuốn sách của anh/chị, em sẽ nói gì?
+ Trên xe buýt, em muốn xuống bến tới, muốn nhờ những cô bác đứng trước cho em đi qua, em sẽ nói gì?
+ Muốn mời bà uống nước, em sẽ nói thế nào?
- Mời HS nhanh tay nhất TL.
- Nhận xét đánh giá.
- Kết luận: Những từ "ơi", "ạ", "làm ơn", "với" là những "thần chú" giúp em thể hiện sự tôn trọng người khác, giúp em trở thành người lịch sự.
- Đưa thẻ từ và yêu cầu HS đọc đồng thanh: LỊCH SỰ
3. Cam kết hành động:
- Đề nghị HS sử dụng các từ thần chú ở nhà, khi cần nhờ hay đề nghị. Dùng vòng tay nhắc việc, viết; ơi, ạ, làm ơn, với ạ,...
- HS lắng nghe.
- 4 -5 HS TLCH:
+ Chị Mai ơi, cho em mượn bút màu đỏ với!
+ Chị Mai ơi, cho em mượn bút màu đỏ với ạ!
+ Chị Mai ơi, cho em mượn bút màu đỏ ạ!
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Xử lý TH:
+ Anh Hùng cho em đi cùng với ạ!
+ Bà làm ơn cho cháu miếng bánh với! Bà cho cháu miếng bánh với ạ!.
+ Ông làm ơn ngồi dịch vào ạ!/ Ông ngồi dịch vào cho cháu ngồi với ạ!.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HSTL
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc 
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Tiết học hôm nay, chúng ta học được điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò, chuẩn bị bài sau.
5p
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
Kiến thức:
- Biết và thực hiện được cách nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và cảm nhận được ý nghĩa của lời nói lịch sự ấy.
- Thấy được ưu, khuyết điểm của tuần 10.Từ đó đề ra phương hướng phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ tuần 11.
Kỹ năng:
- HS chia sẻ được cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước.
Thái độ:
- Kết nối cảm xúc giữa mình và mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, Lời bài hát "Con chim vành khuyên"
- Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của cô
TG
Hoạt động của trò
I. KHỞI ĐỘNG:
- Yêu cầu HS hát Cả nhà thương nhau
- Hỏi: Sau tiết học trước, em đã sử dụng câu thần chú như thế nào? 
- Dẫn dắt vào bài ngày hôm nay.
5p
- Hát
- HS TL
- Lắng nghe
II. BÀI MỚI:
1. Tổng kết tuần 10:
a. Sơ kết tuần 10
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 11.
- GV nhận xét chung các HĐ trong tuần
* Ưu điểm: + Nền nếp: ......................................................
 + Học tập: ......................................................
 + Các hoạt động khác: ......................................................
* Tån t¹i: ......................................................
b. Phương hướng tuần 11
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh 
trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước:
- Mời HS ngồi theo tổ thành vòng tròn và kể cho nhau nghe về việc mình sử dụng các từ "thần chú" thế nào để có lời nói đẹp.
- Mời HS chia sẻ trước lớp.
- Đánh giá, nhận xét, khen ngợi HS
3. Hoạt động nhóm: Cùng hát bài "Con chim vành khuyên"
- GV bật nhạc và cùng hát với HS
- GV đặt câu hỏi thảo luận:
+ Ngoài những từ "thần chú" mình đã nói với nhau ở tiết trải nghiệm trước, còn những từ, những câu nào giúp ta trở thành người lịch sự?
+ Có phải chỉ cần dùng từ "thần chú" là trở thành người lịch sự hay còn cần để ý đến cách nói, giọng điệu của lời nói, thái độ của người nói.
+ Em thích trở thành người lịch sự hay người bất lịch sự.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết luận: Có rất nhiều câu, nhiều từ "thần chú" giúp ta trở thành người lịch sự trong cuộc sống. Em có thể lưạ chọn trở thành người lịch sự hay bất lịch sự, nhưng là người lịch sự sẽ dễ chịu hơn.
4. Tổng kết và vĩ thanh:
- Yêu cầu HS vẽ và trang trí ra giấy huy hiệu "Người lịch sự" để tặng cho người nào em thấy thường thể hiện lịch sự trong cuộc sống.
- Lần lượt từng tổ trưởng báo cáo tình hình tổ mình theo các nội dung sau: 
+ Rèn luyện đạo đức
+ Học tập
+ Nền nếp truy bài
+ TD, HĐTN
- HS nghe, bổ sung ý kiến 
- HS nghe để thực hiện KH tuần 11
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS hát.
- HS thảo luận.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Tiết học hôm nay, chúng ta học được điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò, chuẩn bị bài sau.
5p
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_1_bai_10_loi_noi_dep.docx