Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Nhị

Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Nhị

Chủ đề 1: ÂM THANH KÌ DIỆU

 Tiết 1: - Thường thức âm nhạc: ÂM THANH KÌ DIỆU

 - Học hát: VÀO RỪNG HOA

 (Nhạc và lời: Việt Anh)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phẩm chất:

- Học sinh cảm nhận được âm thanh, cảnh đẹp và hình ảnh các bạn nhỏ cùng vui chơi trong rừng hoa.

- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, cây cối ở gia đình và nơi công cộng.

2. Năng lực:

- Nói được tên bài hát, bước đầu thuộc lời ca, hát với giọng tự nhiên đúng theo giai điệu của bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh).

- Bước đầu hát kết hợp vỗ tay theo phách ở hình thức đồng ca, tốp ca kết hợp với nhạc đệm.

- Nhận biết được âm thanh tự nhiên và âm thanh âm nhạc qua nhạc cụ sáo trúc. Bước đầu biết quan sát, lắng nghe, nhận xét và tương tác với giáo viên để khám phá nội dung câu chuyện Khu rừng kì diệu, biết thể hiện các âm thanh to - nhỏ theo yêu cầu của trò chơi cùng với nhóm/ cặp đôi.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Trình chiếu Powerpoint/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.

- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.

- Chuẩn bị một số chất liệu như: giấy, ly. Muỗng,

2. Học sinh: - SGK Âm nhạc 1.

 - Vở bài tập âm nhạc 1.

 - Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).

 

doc 121 trang Kiều Đức Anh 26/05/2022 5461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Nhị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thời gian thực hiện: ngày tháng .năm 2021
 Chủ đề 1: ÂM THANH KÌ DIỆU
 Tiết 1: - Thường thức âm nhạc: ÂM THANH KÌ DIỆU
 - Học hát: VÀO RỪNG HOA
 (Nhạc và lời: Việt Anh)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất:
- Học sinh cảm nhận được âm thanh, cảnh đẹp và hình ảnh các bạn nhỏ cùng vui chơi trong rừng hoa.
- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, cây cối ở gia đình và nơi công cộng.
2. Năng lực:
- Nói được tên bài hát, bước đầu thuộc lời ca, hát với giọng tự nhiên đúng theo giai điệu của bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh). 
- Bước đầu hát kết hợp vỗ tay theo phách ở hình thức đồng ca, tốp ca kết hợp với nhạc đệm.
- Nhận biết được âm thanh tự nhiên và âm thanh âm nhạc qua nhạc cụ sáo trúc. Bước đầu biết quan sát, lắng nghe, nhận xét và tương tác với giáo viên để khám phá nội dung câu chuyện Khu rừng kì diệu, biết thể hiện các âm thanh to - nhỏ theo yêu cầu của trò chơi cùng với nhóm/ cặp đôi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Trình chiếu Powerpoint/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.
- Chuẩn bị một số chất liệu như: giấy, ly. Muỗng, 
2. Học sinh: - SGK Âm nhạc 1.
 - Vở bài tập âm nhạc 1.
 - Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Khởi động:
- Tạo các loại âm thanh bắng các nhạc cụ tự chế: giấy, ly, muỗng, bàn học.
- Mô tả các chất liệu khác nhau để dẫn dắt vào câu chuyện Âm thanh kì diệu.
- GV thực hiện và đặt câu hỏi: Âm thanh phát ra từ đâu?
- GV tổng hợp lại các âm thanh và giới thiệu vào câu chuyện.
2. Hoạt động 2: Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu
A.Tìm hiểu câu chuyện:
- Hướng dẫn HS quan sát 4 bức tranh và cùng trao đổi nội dung câu chuyện.
- GV gợi ý tranh 1 có mấy nhân vật.
- GV giới thiệu tên 3 bạn: Đô, rê, mi và cô giáo khóa son.
- GV gợi ý tranh 2 cho HS nhận xét cảnh vật trong bức tranh và con đường đến khu rừng kì diệu.
- GV cho HS khám phá, trải nghiệm âm thanh trong khu rừng như: tiếng suối, các con vật.
- GV cho HS nghe tiếng sáo trúc và hướng dẫn HS quan sát nhân vật chú bé thổi sáo.
- GV đưa ra nhận xét: Tiếng sáo trúc du dương, réo rắt tạo cho chúng ta tưởng tượng cảnh yên bình của đồng quê Việt Nam.
- GV chốt: Những âm thanh trong khu rừng kì diệu tạo thành bản nhạc lôi cuốn và hấp dẫn.
b. Cảm thụ và thể hiện:
- Cho HS làm việc nhóm 4: Thể hiện các âm thanh to nhỏ: 
+ Tiếng suối chảy mạnh: ào ào ào.
+ Tiếng suối chảy hiền hòa: róc rách, róc rách.
+ Tiếng mưa to: rào rào rào rào.
+ Tiếng mưa nhỏ: Tí tách, tí tách.
- GV chia nhóm và yêu cầu HS làm việc nhóm 4. GV hướng dẫn cách thể hiện một vài âm thanh.
- Cho đại diện/ các nhóm đứng lên thể hiện âm thanh to, nhỏ.
3. Hoạt động 3: Học hát:Vào rừng hoa 
* Giới thiệu và nghe hát mẫu:
- Cho HS xem bức tranh, giới thiệu bài.
- Giới thiệu: Trong rừng có rất nhiều loài hoa đẹp, có nhiều tiếng chim hót hay. Hôm nay chúng ta cùng vào rừng nghe chim hót và hái hoa qua bài hát “Vào rừng hoa” của nhạc sĩ Việt Anh nhé.
- GV hát mẫu hoặc mở bài hát mẫu cho HS nghe.
* Đọc lời ca:
- GV chia câu bài hát chia thành 6 câu hát ngắn và đọc lời ca theo tiết tấu.
 *Tập hát:
- Hướng dẫn hát từng câu.
- GV hát mẫu và đánh giai điệu từng câu hướng dẫn học sinh hát.
- Gv dạy hát nối tiếp, móc xích cả bài.
- Luyện tập sửa sai cả bài.
- GV cho sinh hát theo nhóm, tổ, cá nhân.
- HS nhận xét- GV nhận xét chung
* Hát với nhạc đệm:
- Hát kết hợp vỗ tay theo phách.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách:
- GV hát vỗ tay mẫu.
- Hướng dẫn HS hát vỗ tay theo phách.
- GV cho HS luyện hát đồng thanh kết hợp gõ đệm theo phách.
* Hát với nhạc đệm.
- GV cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo nhạc đệm.
- GV cho HS luyện hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: Hát dãy – tổ – cá nhân.
- GV khuyến khích HS nhận xét và sửa sai (nếu cần)
- GV nhận xét, khen ngợi và động viên HS tập luyện thêm, kể về nội dung học hát cho người thân.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài hát.
 GV đặt câu hỏi: 
+ Các bạn nhỏ đi đâu? (các bạn nhỏ vào rừng hoa).
+ Các bạn nhìn và nghe thấy những gì? (thấy hoa và nghe tiếng chim hót).
+ Trong bài hát các bạn nhỏ đang cùng nhau làm gỉ? ( vào rừng dạo chơi, ngắm hoa , hái hoa).
+ Các bạn nhỏ nghe thấy âm thanh nào trong rừng hoa? (nghe tiếng chim).
- GV giáo dục HS: Qua nội dung bài hát tác giả muốn nhắc nhở chúng ta đi đến rừng hoa, công viên hay ở nhà chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ cây cối không ngắt hoa, bẻ cành.
 Củng cố- dặn dò:
- HS về nhà ôn lại bài hát Vào rừng hoa .
- HS nghe , cảm nhận và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS xem tranh và nhận xét.
- HS khám phá cảm nhận, thể hiện tiếng suối, con vật.
- HS nghe, quan sát và tương tác với giáo viên.
- HS nghe, cảm nhận và ghi nhớ.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS làm việc nhóm tập thể hiện âm thanh to, nhỏ.
- HS thể hiên âm thanh to, nhỏ.
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- HS lắng nghe.
- HS nghe.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
- HS hát vỗ tay theo phách theo hướng dẫn của GV.
- HS theo dõi.
- HS hát và vỗ tay theo phách.
- HS luyện hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm.
- HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách với nhạc đệm.
- HS hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: dãy – tổ – cá nhân.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS nghe và trả lời.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS ghi nhớ.
 *----------*----------*----------*-----------*------------*---------*
 Thời gian thực hiện: ngày tháng .năm 2021
 Chủ đề 1: ÂM THANH KÌ DIỆU
 Tiết 2: - Ôn tập bài hát:VÀO RỪNG HOA
 - Đọc nhạc: BẬC THANG ĐÔ – RÊ - MI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất:
- Biết lắng nghe, bước đầu biết điều chỉnh giọng nói to - nhỏ phù hợp với yêu cầu của bài học và một vài tình huống thường gặp trong giao tiếp, sinh hoạt ở gia đình và cộng đồng.
2. Năng lực:
- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh).
- Bước đầu biết hát kết hợp vỗ tay/ gõ theo nhịp/ vận động theo nhịp điệu cùng với nhạc đệm ở hình thức tốp ca, song ca, đơn ca, ...
- Nhớ tên 3 nốt Đô - Rê - Mi và kí hiệu bàn tay. Bước đầu nghe, cảm nhận cao độ và trường độ và đọc theo file âm thanh bài đọc nhạc: Bậc thang Đô - Rê – Mi.
- Phân biệt được yếu tố to – nhỏ, bước đầu thể hiện được trong nội dung đọc nhạc và trò chơi âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Trình chiếu Power Point/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.
- Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
 - Vở bài tập âm nhạc 1.
 - Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát :Vào rừng hoa 
* Khởi động:
- Đưa tranh và đàn giai điệu 1 câu hát trong bài hát Vào rừng hoa.
- GV cho HS quan sát tranh và nghe giai điệu đàn. 
? Bức tranh và câu nhạc đó gợi cho chúng ta nhớ đến bài hát nào đã học?
- GV nhận xét .
- GV cho HS nghe lại bài hát mẫu.
- GV cho HS ôn hát lại bài hát kết hợp với gõ đệm theo phách.
- GV cho HS trình bày theo nhóm, tổ, cá nhân.
- HS nhận xét- gv nhận xét chung.
*Hướng dẫn hát kết hợp vỗ tay - gõ đệm theo nhịp.
- GV hát và đệm mẫu, cho HS thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhận.
- HS nhận xét , Gv nhận xét chung.
2.Hoạt động 2: Đọc nhạc: Bậc thang Đô – Rê – Mi
* Đọc tên nốt.
- GV cho HS xem 3 bạn Đô, Rê, Mi đứng trên bậc thang và hỏi: 
+ Bạn Đô đứng trên bậc như thế nào cao hay thấp?
+ Bạn rê đứng trên bậc như thế nào?
+ Bạn Mi đứng trên bậc thang như thế nào?
- GV chốt: Vậy bạn Đô đứng thấp nhất, rồi đến bạn Rê và đứng cao nhất là bạn Mi.
- GV đàn từng nốt nhạc cho HS nghe.
- GV cho HS đọc theo đàn từng đoạn ngắn (chia 4 đoạn ngắn)
- GV cho HS luyện đọc theo: dãy – tổ – cá nhân.
- GV nhận xét .
3. Hoạt động 3 :Vận dụng – Sáng tạo: To – Nhỏ 
- Trò chơi sắm vai thể hiện giọng nói to nhỏ.
- GV hướng dẫn HS sắm vai bạn Thỏ và bác Gấu
- Cho HS thực hiện sắm vai Bác Gấu và Thỏ.
- GV nhận xét.
* Trò chơi đọc nốt nhạc to, nhỏ.
- GV hướng dẫn chỉ vào nốt nhạc to thì đọc to, chỉ vào nốt nhạc nhỏ thì đọc nhỏ.
- GV cho HS đọc bằng nhiều hình thức cá nhân, nhóm,tổ thực hiện.
- GV chỉ lần lượt cho HS đọc, có thể chỉ tự do cho HS đọc.
- GV cho dãy, nhóm thi đua nhau đọc xem dãy, nhóm nào thể hiện tốt hơn.
- GV nhận xét tuyên dương.
 4. Hoạt động 4: Củng cố:
- GV hướng dẫn HS tô màu theo ý thích vào bông hoa nốt nhạc ở bài tập 2 trong vở bài tập.
- Đọc lại bài đọc nhạc Bậc thang Đô – Rê – Mi và vỗ tay theo hình bài tập 5 trong vở bài tập.
-
 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS nghe lại bài hát.
- HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo phách.
- HS lên hát theo yêu cầu của GV.
- HS nghe .
- HS hát vỗ tay theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện.
- HS nghe.
- HS nghe và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS nghe và thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hành tô màu.
- HS thực hiện.
 *----------*----------*----------*-----------*------------*---------*
 Thời gian thực hiện: ngày tháng .năm 2021
 Chủ đề 1: ÂM THANH KÌ DIỆU
 Tiết 3:- Ôn tập bài hát: VÀO RỪNG HOA
 - Ôn tập đọc nhạc: BẬC THANG ĐÔ – RÊ - MI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất:
- Biết phối hợp khi tham gia các hoạt động với nhóm/ cặp đôi theo yêu cầu của bài học.
2. Năng lực:
- Hát thuộc, rõ lời đúng theo giai điệu bài hát Vào rừng hoa. 
- Bước đầu biết hát vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu ở hình thức: đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca kết hợp vận động theo nhịp điệu cùng với nhạc đệm bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh).
- Đọc được bài đọc nhạc Bậc thang Đô- Rê- Mi theo file nhạc đệm, bước đầu chủ động trong phối hợp với nhóm/ cặp đôi.
- Bước đầu biết lắng nghe, nhận xét và biết điều chỉnh âm lượng to- nhỏ khi hát, khi đọc nhạc. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Trình chiếu Power Point/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.
- Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở bài tập.
- Thanh phách, song loan, nhạc cụ tự chế 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát:
Vào rừng hoa
* Khởi động giọng.
- Đàn và bắt nhịp cho học sinh luyện thanh theo mẫu âm “la”.
- GV nhận xét .
* Hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo tiết tấu.
- GV hướng dẫn và cho HS hát kết hợp với vỗ̃ đệm theo tiết tấu lời ca:
- Gv chia tổ, nhóm, cá nhân thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
- GV nhận xét- tuyên dương..
* Đọc nhạc kết hợp với vận động theo nhịp.
- Hướng dẫn HS đọc nhạc vận động theo nhịp điệu.
- Gv hướng dẫn động tác từng câu:
Câu 1: Nhún chân và nghiêng bên phải, bên trái
Câu 2 : tương tự câu 1.
Câu 3: Vỗ tay bên trái bên phải và ngược lại.
Câu 4 : Tương tự câu 3 cho đến hết bài.
- GV cho HS thể hiện đọc nhạc nhún chân, vỗ tay theo hình thức: đồng ca, dãy, tổ, cá nhân. 
- HS nhận xét- GV nhận xét chung.
* Gv đệm đàn cho học sinh vận động theo nhạc toàn bài.
* Hát kết hợp bộ gõ cơ thể:
- GV hướng dẫn động tác từng câu hát sau đó cho học sinh thực hiện.
Câu 1: Cầm tay nhau cùng đi chơi
Câu 2: Đi khắp nơi hái bông hoa tươi
Câu 3: Vào đây chơi rừng hoa tươi
Câu 4: Chim líu lo hót nghe vui vui
- Gv cho học sinh thực hiện, luyện tập.
- Gv nhận xét.
2. Hoạt động 2: Ôn tập đọc nhạc: Bậc thang Đô – Rê – Mi.
- Cho HS đọc nốt nhạc theo kí hiệu bàn tay.
- GV cho HS đồng thanh thực hiện.
- GV cho tổ, nhóm, cá nhân thực hiện. 
- HS nhận xét- Gv nhận xét chung.
* Củng cố:
- GV cho HS hát lại bài hát Vào rừng hoa.
- Cho HS đọc lại thang âm Đô - rê - mi.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài đã học.
- HS luyện thanh.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét- lắng nghe.
- HS thực hiện.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
-HS ghi nhớ.
 *----------*----------*----------*-----------*------------*---------*
 Thời gian thực hiện: ngày tháng .năm 2021
 Chủ đề 1: ÂM THANH KÌ DIỆU
 Tiết 4: - Ôn tập bài hát: VÀO RỪNG HOA
 -Phân biệt âm thanh : To - Nhỏ.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất:
 Nhớ tên bài hát, biết hát đúng theo giai điệu lời ca bài hát Vào rừ̀ng hoa (nhạc và lời: Việt Anh). 
2. Năng lực:
-Bước đầu biết lắng nghe, phối hợp và thể hiện sắc thái to- nhỏ trong khi hát; Tích cực thể hiện ở các hình thức đồng ca, tốp ca, đơn ca kết hợp với vỗ tay/ vận động theo nhịp điệu theo ý thích cùng với nhạc đệm.
- Đọc được bài đọc nhạc: Bậc thang Đô - Rê – Mi với nhạc đệm và kết hợp vận động theo nhịp .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Trình chiếu Power Point/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.
- Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
2. Học sinh :
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan, nhạc cụ tự chế nếu có.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:* Khởi động. 
- Cho học sinh hát bài hát Vào rừng hoa vận động theo nhạc.
 2. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát:Vào rừng hoa
* Luyện tập và thực hành:
- GV cho HS hát bài hát Vào rừng hoa thể hiện sắc thái to, nhỏ như tiết học trước.
- Gv đệm dàn cho HS hát theo hình thức:
 Tổ, nhóm , cá nhân thực hiện.
- HS nhận xét- GV nhận xét chung.
* Hát kết hợp vỗ tay theo phách:
- GV hát mẫu kết hợp vỗ tay theo phách.
Ví dụ: Cầm tay nhau cùng đi chơi
 x x x x
 Đi khắp nơi hái bông hoa tươi 
 X x x x 
- GV cho cá nhân thực hiện hát kết hợp vỗ tay theo phách.
- HS nhận xét- GV nhận xét chung.
* Hát kết hợp bộ gõ cơ thể:
- GV hướng dẫn động tác từng câu hát sau đó cho học sinh thực hiện.
Câu 1: Cầm tay nhau cùng đi chơi
Câu 2: Đi khắp nơi hái bông hoa tươi 
- Gv cho học sinh thực hiện, luyện tập.
- Gv nhận xét.
3.Hoạt động 3: Ôn đọc nhạc: Bậc thang Đô – Rê – Mi
 * Khởi động:
- Trò chơi: “Phím đàn vui nhộn”
- Gọi 3 HS mang tên Đô – Rê - Mi lên bảng và yêu cầu khi GV đọc đến tên nốt nào thì người đó nhún 1 cái. 
* GV đọc giai điệu của bài Bậc thang Đô – Rê – Mi để HS hình dung lại giai điệu.
- GV nhận xét và tuyên dương.
4. Hoạt động 4: Vận dụng – Sáng tạo:
To – nhỏ
- Đọc nhạc và thể hiện to nhỏ theo ý thích.
- GV hướng dẫn HS có thể đọc to câu nhạc 1, câu nhạc 2 đọc nhỏ.
- GV cho HS đọc.
Vd: Các nốt nhạc 1,3,5,6 đọc to hơn các nốt còn lại.
- GV cho một vài nhóm lên thể hiện đọc nhạc to nhỏ theo nhóm 
- GV nhận xét .
- GV cho một vài em lên đọc nhạc thể hiện đọc to nhỏ theo ý thích. 
- HS nhận xét- Gv nhận xét chung.
* Củng cố:
- GV yêu cầu HS đọc tên các nốt nhạc ở bài tập 6 trong vở bài tập.
- Quan sát tranh ở bài tập 7 và thực hiện theo các yêu cầu.
* GV khuyến khích HS về nhà chia sẻ và thể hiện bài hát/ bài đọc nhạc hoặc kể về nội dung câu chuyện cho người thân cùng nghe.
- HS hát vận động theo nhạc
- HS thực hiện.
- Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét và lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS nghe hướng dẫn và chơi trò chơi.
- HS lắng nghe và hình dung lại giai điệu.
- HS lắng nghe.
- HS lên đọc nhạc to nhỏ .
- HS nghe.
- HS thực hiện
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện. 
- HS lắng nghe.
- HS làm bài tập.
- HS ghi nhớ.
 Thời gian thực hiện: Ngày 11 đến 16 tháng 10 năm2021
Chủ đề 2: TUẦN 5: VIỆT NAM YÊU THƯƠNG
Tiết 5:- Học hát: TỔ QUỐC TA
 (Nhạc và lời : Mộng Lân)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất:
- Học sinh cảm nhận được những cảnh đẹp có trong bài hát Tổ quốc ta.
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước , yêu thiên nhiên và con người Việt Nam .
2. Năng lực chung:
- Nói được tên bài hát, bước đầu hát rõ lời ca, hát với giọng tự nhiên đúng theo giai điệu của bài hát. 
- Bước đầu hát kết hợp vỗ tay theo phách ở hình thức đồng ca, tốp ca kết hợp với nhạc đệm.
- Nhận biết được âm thanh cao - thấp khi nghe nhạc thông qua trò chơi âm nhạc .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Trình chiếu Powerpoint/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Tổ quốc ta..
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: * Khởi động: 
- Kể về những chuyến tham quan, dã ngoại, về quê . .
- GV khơi gợi và trò chuyện đặt câu hỏi : Em đã được đi tham quan, dã ngoại ở những đâu?
2. Hoạt động 2: Khám Phá
a .Giới thiệu và nghe hát mẫu:
- Hướng dẫn HS quan sát bức tranh
- GV hướng dẫn HS xem tranh và nhận xét về phong cảnh có trong bức tranh?
- GV đặt câu hỏi : Em đã biết và đến thăm được nơi nào giống như phong cảnh trong bức tranh ?
- Nghe hát mẫu.
- GV đàn và hát mẫu bài hát qua 1 lần.
- GV đàn giai điệu qua 1 lần và yêu cầu HS nhẩm theo.
b. Đọc lời ca:
- Hướng dẫn đọc lời ca.
- GV chia bài hát thành 4 câu, đọc từng câu.
+ Câu 1: Tổ quốc ta , rộng bao la.
+ Câu 2: Ngàn đất đai phì nhiêu đồng lúa xanh mởn mơ.
+ Câu 3: Rừng núi cao, biển xanh xanh.
+ Câu 4: Tổ quốc ta đẹp sao dải đất Bắc Nam nối liền.
- GV đọc mẫu và bắt nhịp cho HS đọc từng câu.
- GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
c Tập hát:
- Hướng dẫn hát từng câu.
- GV đàn giai điệu từng câu hát, tập cho HS hát theo lối móc xích
- GV đàn và hát mẫu câu 1, 1,2 lần và bắt nhịp cho HS hát theo.
* lưu ý: khi hát ca từ “đồng lúa xanh mởn mơ”có quãng nhảy nên GV hát chậm, rõ quãng nhảy cho HS tập hát chậm và tăng tốc lần.
- Tập hát câu 2.
- Hát móc xích câu 1 + 2.
- Tập hát câu 3.
- Tập hát câu 4.
- Hát móc xích câu 3 + 4.
- GV nghe và sửa lỗi về phát âm và giai điệu quãng nhảy cho HS. 
- GV hướng dẫn HS hát cả bài.
- GV đặt câu hỏi: 
+ Qua bài hát , các em thấy Tổ quốc mình có những cảnh đẹp gì ?
+ Có hình ảnh nào gần gũi với quê hương em ?
* Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài hát.
- Giáo dục HS qua nội dung bài hát.: Qua nội dung bài hát tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta hãy yêu mến quê hương, đất nước , con người Việt Nam chúng ta.
* Hát với nhạc đệm: Hát kết hợp vỗ tay theo phách.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách:
Câu 1: Gõ mạnh – nhẹ theo bông hoa.
- GV hát vỗ tay mẫu.
- Hướng dẫn HS hát vỗ tay theo phách.
- GV cho HS luyện hát đồng thanh kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hát với nhạc đệm.
- GV cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo nhạc đệm.
- GV cho HS luyện hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: Hát dãy – tổ – cá nhân.
- GV khuyến khích HS nhận xét và sửa sai (nếu cần)
- GV nhận xét, khen ngợi và động viên HS tập luyện thêm, kể về nội dung học hát cho người thân.
3. Hoạt động 3:Vận dụng – sáng tạo : Cao- Thấp
- Trò chơi đóng vai Ông Đồ và cô Lá
- GV hướng dẫn HS đóng vai Ông Đồ và cô Lá 
- GV cho 2 em lên đóng vai giọng nói của ông Đồ (già nên giọng nói trầm ), Cô Lá (trẻ nên giọng nói cao vút, lánh lót).
- GV nhận xét – khen.
* Nghe và nhắc lại âm thanh bằng âm “la”
- Nghe và nhắc lại cao độ của nốt Đô – Son bằng âm “la”
- GV cho Hs nghe và nhắc lại độ cao của nốt Đô và nốt Son bằng âm “la”
- GV hướng dẫn: chỉ vào nốt Son thì đọc cao, chỉ vào nốt Đô thì đọc thấp .
- GV cho cả lớp đọc, một vài HS đọc.
- GV chỉ lần lượt cho HS đọc, chỉ tùy hứng cho HS đọc.
- GV cho dãy, nhóm thi đua nhau đọc xem dãy, nhóm nào thể hiện tốt hơn.
- Nghe và nhận biết âm thanh cao – thấp.
- GV đàn hai nốt Đô – Son và cho HS nhận biết độ cao – thấp kết hợp với động tác phụ họa theo.
+ Đọc Đô tay để lên bàn.
+ Đọc Son tay để lên đầu.
- GV cho HS thực hiện bằng nhiều hình thức cả lớp, nhóm, cá nhân.
4 Hoạt động 4: Củng cố:
- Yêu cầu HS quan sát tranh và hát câu hát phù hợp trong bài Tổ quốc ta ở bài tập 3 trang 9 vở bài tập.
- Dặn dò HS về học bài và chuẩn bị bài mới.
- Học sinh trả lời.
- HS nghe và và trả lời.
- HS xem tranh và nhận xét.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và cảm nhận.
- HS nhẩm theo.
- HS chú ý 
- HS đọc lời ca.
- HS thực hiện.
- HS nghe và hát theo
- HS thực hiện 
- HS lưu ý
- HS hát câu 2.
- HS hát câu 1 + 2.
- HS hát câu 3.
- HS hát câu 4.
- HS hát câu 3 + 4.
- HS nghe và sửa sai (nếu có)
HS thực hiện.
- HS trả lời theo yêu cầu.
- HS trả lời (có rừng, núi , biển, đồng bằng..)
- HS trả lời theo sự gợi ý của GV.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS hát vỗ tay theo phách theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
- HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách với nhạc đệm.
- HS hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: dãy – tổ – cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS quan sát đóng vai.
- HS nghe và thực hiện. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc nốt nhạc cao- thấp theo chỉ định.
- HS cả lớp đọc, đọc cá nhân.
- HS luôn phiên đọc nốt nhạc cao- thấp .
- HS thực hiện.
- HS nghe và thực hiện theo.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
*--------*------------*------------------*------------*
 Thời gian thực hiện: Ngày18 đến 23 tháng 10 năm 2021
 Chủ đề 2: TUẦN 6: VIỆT NAM YÊU THƯƠNG
 Tiết 6: - Ôn tập bài hát : TỔ QUỐC TA
 (Nhạc và lời : Mộng Lân)
 - Nhạc cụ : TRỐNG CON
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh ý thức quý trọng và gìn giữ nhạc cụ dân tộc.
2. Năng lực:
 - Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Tổ quốc ta. Bước đầu thể hiện được tính chất khoan thai, ngợi ca của giai điệu khi hát.
 - Biết hát kết hợp vận động theo nhịp điệu của bài hát.
 - Biết hát bằng nhiều hình thức Đơn ca, song ca, tốp ca, ...
- Biết tên các bộ phận của Trống con và bước đầu biết gõ đệm trống con cho bài hát Tổ quốc ta.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Trình chiếu Powerpoint/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Tổ quốc ta..
- Trống con
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
- Trống con.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát:Tổ quốc ta
 * Khởi động:
- Đưa tranh và đàn giai điệu 1 câu hát trong bài hát Tổ quốc ta .
- GV hỏi: Các em quan sát tranh và nghe giai điệu cô đàn. Bức tranh và câu nhạc đó gợi cho chúng ta nhớ đến bài hát nào đã học?
- GV cho HS nghe lại bài hát mẫu.
- GV cho HS hát lại bài hát theo nhạc đệm.
- GV cho HS ôn hát lại bài hát kết hợp với gõ đệm theo phách.
- GV cho HS lên hát song ca, đơn ca.
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, khen ngợi động viên/ sửa sai/ chốt các ý kiến của HS.
 - Hướng dẫn hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo nhịp.
- GV hướng dẫn hát vỗ tay, gõ đệm theo nhịp: 
- GV hát và vỗ tay mẫu theo nhịp.
- GV cho HS hát vỗ tay theo nhịp.
- GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- GV cho HS luyện thực hành theo dãy – tổ – cá nhân kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- GV chia nhóm HS theo khả năng để giao nhiệm vụ phù hợp hoặc hỗ trợ HS tiếp thu kiến thức bài học.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét - khen ngợi và sửa sai cho HS ( nếu cần)
- GV hướng dẫn HS hát nhún chân vỗ tay theo nhịp.
- GV hướng dẫn cách nhún chân: chân trái bước sang trái chụm chân phải và nhún, sau đó chân phải bước sang phải chân trái chụm và nhún. (GV hướng dẫn sau đó quy định đếm 1 thì cả lớp bước chân sang trái và nhún, đếm 2 cả lớp bước sang phải và nhún đến khi các em bước được).
- GV cho HS kết hợp hát và nhún chân, vỗ tay theo nhịp.
- GV cho 1 nhóm 3 em lên biểu diễn trước lớp.
- GV khuyến khích HS đưa ra các cách thể hiện vận động minh họa khác.
- GV khuyến khích HS thể hiện các ý tưởng mới( nếu có)
- GV nhận xét – sửa sai –khen.
- GV cho HS nhận xét giai điệu bài hát vui hay buồn.
- GV nhận xét – khen ngợi, động viên, khuyến khích HS tự tập luyện thêm.
2. Hoạt động 2: Nhạc cụ : Trống con
*Giới thiệu về trống con
- GV cho HS xem hình ảnh trống con và đặt câu hỏi : 
+ Tên gọi của vật là gì ? Nó có hình dạng thế nào ? màu sắc ? âm thanh ra sao ?....
- Gv giới thiệu : tên là Trống con, nó có dạng hình tròn như quả bí ngô, mặt trống thường làm bằng da bò , thân trống được làm bằng gỗ , .để đánh được trống ta cần 1 cái dùi ,. 
- GV giới thiệu dùi trống , hướng dẫn Hs cách cầm dùi : đánh trên mặt trống, đánh vào thân trống , mở dùi trống 
* Gõ theo hình tiết tấu
- GV gõ mẫu nhạc cụ trống con
- GV hướng dẫn HS tập gõ theo hình tiết tấu ở SGK trang 14
- GV lưu ý sữa sai.
* Gõ đệm cho bài hát Tổ quốc ta
- GV hướng dẫn cho HS gõ đệm trống con cho bài Tổ quốc ta
- GV yêu cầu HS hát và vỗ tay theo hình tiết tấu (2-3 lần) và giải thích cho HS hiểu: gõ trống đệm theo hình tiết tấu thay cho tiếng vỗ tay.
- Yêu cầu HS đọc lời ca và gõ trống đệm vào các vị trí như vỗ tay.
- GV hướng dẫn HS gõ trống theo nhịp, có thể yêu cầu HS gõ trống to- nhỏ.
- Chú ý sửa sai cho HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV Nhận xét, đánh giá.
- Liên hệ giáo dục:- Giáo dục học sinh về ý thức quý trọng và gìn giữ các loại nhạc cụ dân tộc, 
trong đó có “Trống con”.
Hoạt động 3: Củng cố:
- GV yêu cầu HS hát và gõ đệm bằng trống con hoặc nhạc cụ tự chế cho bài hát Tổ quốc ta ở bài tập 2 trang 9 Vở bài tập.
- Hãy mô tả và nói về cách gõ nhạc cụ Trống con theo bài tập 5 trang 10 vở bài tập.
- Dặn dò HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới cho tiết hôm sau.
- HS trả lời.
- HS nghe lại bài hát.
- HS hát bài hát theo nhạc đệm.
- HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo phách.
- HS lên hát theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- HS hát vỗ tay theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe và theo dõi.
- HS hát vỗ tay theo nhịp.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- HS hát theo hướng dẫn của GV.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nghe GV hướng dẫn và ghi nhớ.
- HS hát kết hợp nhún chân vỗ tay theo nhịp.
- HS lên biểu diễn.
- HS nghe.
- HS nhận xét giai điệu bài hát.
- HS nghe.
- HS quan sát trả lời
- HS quan sát SGK/ Power Point nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý làm theo 
- HS lưu ý và sửa sai (nếu có).
- HS nghe hướng dẫn và thực hiện.
- HS thực hiện .
- HS thực hiện theo sự chỉ dẫn của GV.
- HS thực hiện .
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có).
- HS nhận xét
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thực hiện
- HS trả lời theo hiểu biết.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
*---------*---------*----------*----------*------*
 Thời gian thực hiện: Ngày 25 đến 30 tháng 10 năm 2021
Chủ đề 2: TUẦN 7: VIỆT NAM YÊU THƯƠNG
 Tiết 7:- Nghe nhạc: Bài hát: QUỐC CA
 - Ôn tập nhạc cụ: TRỐNG CON
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất:
- Cảm nhận được không khí trang nghiêm khi chào cờ và nghe bài hát Quốc ca.
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu con người Việt Nam. Biết nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc.
2. Năng lực:
- Biết sơ lược về bài hát Quốc ca.
- Bước đầu cảm thụ và gõ đệm theo khi nghe bài hát Quốc ca.
- Gõ đệm theo nhịp được bài hát Tổ quốc ta bằng trống con.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Trình chiếu Powerpoint/Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
- Đĩa CD/ file mp3 bài hát Quốc ca.
- Nhạc cụ Trống con.
2. Học sinh:
-SGK Âm nhạc 1.
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan trống con hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết dạy.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: * Khởi động:
- Gv cho HS vận động theo nhạc bài Vào rừng hoa.
2. Hoạt động 2: Nghe nhạc: Bài hát Quốc ca
- Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
- GV cho học sinh nge giai điệu và gợi mở cho HS đoán tên.
? Đây là bài hát được sử dụng trong giờ chào cờ mỗi sáng thứ 2 hàng tuần.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
a. Giới thiệu.
- Quốc ca nguyên là một bài hát Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác và được chọn làm Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Trong lễ chào cờ có hát hoặc mở nhạc bài hát Quốc ca, tất cả mọi người phải đứng thẳng, nghiêm trang hướng về Quốc kì.
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có).
b. Nghe bài hát
- GV hướng dẫn HS nghe bài hát trên CD hát mẫu/ file tư liệu lần 1.
? Cảm nhận về giai điệu khi nghe bài hát?
? Tư thế đứng hát Quốc ca như thế nào?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – kết luận.
- GV cho HS nghe một lần nữa và hướng dẫn HS thực hiện nghi thức nghiêm trang khi hát
* Cảm thụ và thể hiện
- GV làm mẫu và hướng dẫn học sinh nghe nhạc kết hợp gõ đệm theo phách bài hát Quốc ca.
+ Hướng dẫn và điều khiển để các nhóm luân phiên gõ đệm cho các câu.
? Cảm nhận khi tham dự lễ chào cờ đầu tuần?
- Yêu cầu HS nhận xét bạn.
- GV nhận xét – kết luận
- Liên hệ giáo dục.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, yêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.doc