Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Sách Chân trời mới) - Tiết 1 đến 4
CHỦ ĐỀ 1: ÂM THANH NGÀY MỚI (4 Tiết)
I. MỤC TIÊU
Trọng tâm: Khám phá và nhận biết được âm thanh khác nhau trong cuộc sống.
- Biết dùng giọng nói để bắt chước âm thanh của sự vật.
- Biết quan sát và thực hiện vận động theo GV.
- Hát được bài hát Tiếng trống trường.
- Sử dụng được thanh phách và vận động cơ thể. Biết gõ đệm cho bài hát Tiếng trống trường.
1. YCCĐ về phẩm chất (PC):
- Yêu quý bạn bè, thầy cô, trường lớp.
- Yêu thiên nhiên, môi trường sống, bảo vệ các con vật có ích.
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng học tập.
2. YCCĐ về năng lực chung (NLC):
- Năng lực giao tiếp, hợp tác và sáng tạo.
- Biết thu thập thông tin từ tình huống, nhận ra các vấn đề đơn giản và đặc câu hỏi. (NLC2)
3. YCCĐ về năng lực âm nhạc (NLĐT):
- Bước đầu biết bắt chước một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống. (NLĐT1)
- Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. (NLĐT2)
- Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên. Hát rõ lời và thuộc bài. (NLĐT3)
- Bước đầu thể hiện mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của GV. (NLĐT4)
- Bước đầu biết sử dụng nhạc cụ đễ đệm cho bài hát. (NLĐT5)
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Tranh minh họa, hình ảnh các sự vật tạo ra âm thanh.
- Đàn phím điện tử, thanh phách.
2. Học sinh:
Sách giáo khoa Âm nhạc 1, thanh phách, bộ gõ cơ thể.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 1: ÂM THANH NGÀY MỚI (4 Tiết) I. MỤC TIÊU Trọng tâm: Khám phá và nhận biết được âm thanh khác nhau trong cuộc sống. - Biết dùng giọng nói để bắt chước âm thanh của sự vật. - Biết quan sát và thực hiện vận động theo GV. - Hát được bài hát Tiếng trống trường. - Sử dụng được thanh phách và vận động cơ thể. Biết gõ đệm cho bài hát Tiếng trống trường. 1. YCCĐ về phẩm chất (PC): - Yêu quý bạn bè, thầy cô, trường lớp. - Yêu thiên nhiên, môi trường sống, bảo vệ các con vật có ích. - Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng học tập. 2. YCCĐ về năng lực chung (NLC): - Năng lực giao tiếp, hợp tác và sáng tạo. - Biết thu thập thông tin từ tình huống, nhận ra các vấn đề đơn giản và đặc câu hỏi. (NLC2) 3. YCCĐ về năng lực âm nhạc (NLĐT): - Bước đầu biết bắt chước một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống. (NLĐT1) - Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. (NLĐT2) - Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên. Hát rõ lời và thuộc bài. (NLĐT3) - Bước đầu thể hiện mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của GV. (NLĐT4) - Bước đầu biết sử dụng nhạc cụ đễ đệm cho bài hát. (NLĐT5) II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Tranh minh họa, hình ảnh các sự vật tạo ra âm thanh. - Đàn phím điện tử, thanh phách. 2. Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc 1, thanh phách, bộ gõ cơ thể. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiết 1: Khám phá, Nghe nhạc 10 phút Phần khởi động: - Giới thiệu bức tranh Buối sáng của sơn ca. - Đặt câu hỏi (có thể gợi ý để HS trả lời): + Nêu tên và chỉ ra những sự vật có trong bức tranh. + Sự vật nào có thể phát ra âm thanh? + Các em có thể tạo ra âm thanh của từng sự vật theo cách riêng của mình không nào? - Nhận xét, tuyên dương theo từng câu trả lời của HS. YCCĐ về NLC: (NLC2) YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5) Quan sát bức tranh và thực hiện tốt các yêu cầu theo sự hướng dẫn của GV - Kể một cách sáng tạo câu chuyện BUỔI SÁNG CỦA SƠN CA (có thể kể theo cách riêng của mỗi GV). - Đặt vài câu hỏi: + Nếu các em là chim sơn ca thì các em sẽ thấy những gì vào buổi sáng sớm? + Các sự vật trong câu chuyện phát ra âm thanh như thế nào? + Các em hãy bắt chước lại âm thanh của các sự vật có trong câu chuyện. - Nhận xét, tuyên dương theo từng câu trả lời của HS. Nghe câu chuyện, cảm nhận hình ảnh, âm thanh có trong câu chuyện, tham gia thực hiện tốt các yêu cầu của GV. 5 phút Phần nội dung cốt lõi HĐ: Nghe nhạc - Giới thiệu bài hát: Quốc ca Việt Nam - Mở video nhạc bài Quốc ca Việt Nam cho HS nghe và xem qua. HS vừa nghe vừa thực hiện các động tác theo nhạc. YCCĐ về NLĐT: (NLĐT2) Chú ý lắng nghe và cảm nhận bài hát 10 phút HĐ: Trò chơi âm nhạc - Tổ chức các trò chơi để HS trải nghiệm về âm thanh. Ví dụ: GV sử dụng: thanh phách, song loan, trống con, HS nghe và thực hành theo. Chú ý hướng dẫn và tham gia trò chơi 5 phút Phần tổng kết HĐ: Củng cố - đánh giá - Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc: Em hãy nhìn tranh và bắt chước âm thanh của các con vật. - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Em có thể tạo ra một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống cùng với một người bạn. Xung phong thực hiện những yêu cầu của GV Tiết 2: Học hát – Tiếng trống trường em Nhạc: Trần Thanh Tùng Lời: thơ Hà Phương Loan 5 phút Phần khởi động - Giới thiệu thêm một số hình ảnh về các loại trống, các hình cơ bản trong cuộc sống hằng ngày - Nên cho HS kết hợp hát với vận động cơ thể hoặc nhạc cụ gõ đơn giản YCCĐ về PC: (PC1) YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5) Chú ý xem tranh để ghi nhớ và bổ sung thêm kiến thức 20 phút Phần nội dung cốt lõi HĐ: Học hát – Tiếng trống trường em - Cho HS nghe và vận động theo nhạc trước khi học hát từng câu với đàn - Chia câu: 4 câu (lưu ý HS hát ngân dài, dấu luyến) + Câu 1: Có cái ... ... như quả đất + Câu 2: Tiếng trống ... ... tới lớp + Câu 3: Có cái ... ... muốn nói + Câu 4: Tiếng trống ... ... đến trường Thực hiện các bước của phương pháp dạy hát YCCĐ về NLC: (NLC1) YCCĐ về NLĐT: (NLĐT3) Thực hiện theo hướng dẫn của GV: cả lớp, dãy – tổ, cá nhân. 5 phút HĐ: Gõ đệm cho bài hát - Tập mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đơn giản và làm mẫu để HS mô phỏng lại cách chơi nhạc cụ thanh phách. - Tập mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đơn giản và làm mẫu để HS mô phỏng lại cách chơi bộ gõ cơ thể. - Mở nhạc, hướng dẫn HS thực hiện gõ đệm cho bài hát. YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5) Thực hiện theo hướng dẫn của GV: cả lớp, dãy – tổ, cá nhân. 5 phút Phần tổng kết HĐ: Củng cố - đánh giá - Thể hiện âm nhạc: Em hãy hát lại bài “Tiếng trống trường em” cùng bạn. - Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc: + Em hãy gõ đệm cho bài hát “Tiếng trống trường em” cùng với nhóm. + Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát “Tiếng trống trường em”. Xung phong thực hiện những yêu cầu của GV Tiết 3: Nhạc cụ 5 phút Phần khởi động - Tổ chức cho HS nghe và vận động cho bài hát “Tiếng trống trường em”. Thực hiện cá nhân, nhóm, tập thể 20 phút Phần nội dung cốt lõi HĐ: Nhạc cụ thanh phách và bộ gõ cơ thể - Giới thiệu thanh phách (mặt phách, song phách) và vận động cơ thể: vỗ tay, vỗ đùi. - Nên sử dụng các âm tiết tấu khi dạy HS thực hiện các mẫu âm (nốt đen đọc là “ta”). - Cần làm mẫu cho HS quan sát trước khi hướng dẫn HS thực hiện các mẫu luyện tập. + Mẫu gõ phách: + Mẫu vận động cơ thể: Ví dụ: với âm hình tiết tấu này, GV đọc thành: ta – ta – ta – um (um: ngậm môi, không phát ra tiếng) - Tổ chức HS thực hành gõ đệm cho bài hát theo từng nhóm để dễ quan sát và sửa lỗi. YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5) Luyện tập chơi nhạc cụ, vận động cơ thể theo hướng dẫn của GV 5 phút HĐ: Thực hành gõ đệm bài “Tiếng trống trường em” - Tập gõ đệm cho HS một câu của bài hát “Tiếng trống trường em” kết hợp với nhạc cụ và bộ gõ cơ thể. - Phân nhóm và thực hiện gõ đệm cho bài hát. YCCĐ về PC: (PC2) Thực hiện theo yêu cầu của GV 5 phút Phần tổng kết HĐ: Củng cố - đánh giá: - Thể hiện âm nhạc: Em hãy gõ đệm bằng thanh phách và bộ gõ cơ thể cho bài hát “Tiếng trống trường em” cùng bạn. - Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc: Em hãy quan sát và thực hiện mẫu gõ tiết tấu sau: - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Em hãy sáng tạo mẫu gõ thanh phách, sau đó đệm hát cùng bạn. Xung phong thực hiện những yêu cầu của GV Tiết 4: Góc âm nhạc của em 5 phút Phần khởi động - Cho HS tham gia trò chơi “Tôi bảo ” - Cho HS hát và gõ đệm theo bài hát “Tiếng trống trường em”. Thực hiện theo yêu cầu của GV: nhóm, cá nhân 15 phút Phần nội dung cốt lõi Thực hành các mẫu âm với: - Luyện tập gõ thanh phách: - Vận động cơ thể: - Tổ chức cho HS thực hành gõ đệm cho bài hát theo từng nhóm để dễ quan sát và sửa lỗi (nếu có). YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5) 5 phút HĐ: Thực hành gõ đệm bài “Tiếng trống trường em” - Phân nhóm và thực hiện gõ đệm cho bài hát: nhóm gõ đệm bằng thanh phách, nhóm vận động cơ thể. - HS sáng tạo múa minh họa cho bài hát. YCCĐ về PC: (PC2) Thực hiện theo yêu cầu của GV, xung phong hát kết hợp múa phụ họa đơn giản. Phần tổng kết HĐ: Củng cố - đánh giá: - Góc âm nhạc của em: Hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK (trang 13) - Có thể đặt thêm một số câu hỏi về phẩm chất và năng lực được thiết kế trong chủ đề nhằm có thêm thông tin về việc lĩnh hội của HS.Chú ý nên hỏi câu hỏi gợi mở với các động từ chỉ mức độ như: Em thích hoạt động học nào nhất? Em có thể làm được hay không? Khi nghe hát Quốc ca, tư thế của em phải thế nào? Tiếng trống trường giục em làm gì?... Châu Phong, ngày ... ... tháng ... ... năm 20...... Tổ trưởng ............................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_am_nhac_lop_1_sach_chan_troi_moi_tiet_1_den_4.docx