Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4E - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân (Có đáp án)
1. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút:
GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau:
Hình dáng của nước
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4E - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD VÀ ĐT HOÀI NHƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀI TÂN Họ và tên: Lớp: 4 E Thứ ngày tháng năm 2019 BÀI KTĐK GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2018 – 2019 MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 (Thời gian làm bài: 40 phút) Đọc tiếng: .. Đọc thầm: .. Điểm đọc Nhận xét của giáo viên .. . . .. I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 19 đến Tuần 27 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 2) do HS bốc thăm. - Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. 2- Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Em hãy đọc thầm bài văn sau: HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ. - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu: - Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy: - Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà. Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: - Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: - Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Lê Ngọc Huyền Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng . - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1:(0,5đ) Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? A. Tác dụng của nước. B. Hình dáng của nước. C. Mùi vị của nước. D. Màu sắc của nước Câu 2: (0,5đ) Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? A. Nước có hình chiếccốc B. Nước có hình cáibát C. Nước có hình của vật chứanó. D. Nước có hình cái chai Câu 3: (0,5đ) Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểuđược điều gì về hình dáng của nước? A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó. B.Nước có hình dáng nhất định. C.Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí. Câu 4: (0,5đ) Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt? A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình. B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác. C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận. D. Cả ba ý trên. Câu 5: (1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ỏ cột B cho phù hợp. A B Màn đêm đã buông xuống. Câu kể Ai làm gì? Hóa ra là như vậy. Câu kể Ai thế nào? Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Câu khiến. Các cháu đừng cãi nhau nữa. Câu kể Ai là gì? Câu 6:(0,5đ) Dấu gạch ngang trong câu :- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? có tác dụng gì? Đánh dấu phần chú thích trong câu. B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. D. Cả ba ý trên. Câu 7:(0,5đ) Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kều chưabao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc.....................à? A. nhỏ xinh B. xinh xinh C. xinh tươi D. xinh xắn Câu 8:(1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì? Bác Tủ Gỗ . Câu 9:(1 điểm)Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: Nam học bài. - Câu hỏi: . - Câu khiến: Câu 10: (1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác em cần lưu ý điều gì? Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình. .. PHÒNG GD&ĐT HOÀI NHƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀI TÂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 (Đề kiểm tra viết – Thời gian làm bài: 50 phút) Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút: GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau: Hình dáng của nước Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: - Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: - Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích nhất. PHÒNG GD&ĐT HOÀI NHƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀI TÂN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KTĐK GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2018– 2019 Môn: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: 3 điểm (Đánh giá theo hướng dẫn KTĐK HKII môn TV4) Tiêu chí Điểm * Đọc đúng tiếng, đúng từ; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa - Đọc sai từ 2 - 3 tiếng, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ - Đọc sai từ 4 tiếng trở lên, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên 0,5 Điểm 0,25 Điểm 0,25 Điểm * Biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm của bài - Nhấn giọng chưa đúng ở các từ gợi tả gợi cảm của bài - Chưa biết nhấn giọng 0,5 Điểm 0,25 Điểm 0,25 Điểm * Giọng đọc bước đầu có biểu cảm - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm - Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm 0,5 Điểm 0,25 Điểm 0,25 Điểm * Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu - Đọc quá 1 phút- 2 phút - Đọc quá 2 phút 0,5 Điểm 0,25 Điểm 0,25 Điểm * Trả lời đúng ý câu hỏi - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng - Trả lời sai hoặc không trả lời được 1 Điểm 0,5 Điểm 0 Điểm 2- Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C A D B C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0,5 0,5 1 1 1 Câu 5: (1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ỏ cột B cho phù hợp. A B Màn đêm đã buông xuống. Câu kể Ai làm gì? Hóa ra là như vậy. Câu kể Ai thế nào? Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Câu khiến Các cháu đừng cãi nhau nữa. Câu kể Ai là gì? Câu 8:(1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì? Bác Tủ Gỗ giảng giải để các bạn hiểu về hình dạng của nước. Hoặc: Bác Tủ Gỗnói ( phân tích) để các bạn hiểu về hình dạng của nước. Câu 9:(1đ) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: Nam học bài. - Câu hỏi: Nam học bài phải không? - Câu khiến: Nam hãy học bài đi! HS đặt câu đúng theo cách khác cho điểm tương đương. Câu 10: (1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ như thế nào? Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình. Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ bình tĩnh, tôn trọng ý kiến của người khác. Hoặc : Cần có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận . II/ KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút: Bài " Hình dáng của nước" đoạn ( Từ : Chai Nhựa gần đấy hết) - Tốc độ đạt yêu cầu: chữ viết rõ ràng; Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm - Viết đúng chính tả: 1 điểm ( Mắc lỗi chính tả trong bài như: Viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định: trừ 0,25 đ/ lỗi. Trong một bài viết, các lỗi giống nhau chỉ tính là một lỗi và trừ một lần điểm.) 2. Tập làm văn: (8 điểm) - 40 phút: STT Điểm thành phần Mức điểm 1 Mở bài Giới thiệu cây định tả: Cây gì? trồng ở đâu? Cây đó có gì đặc biệt với em. 1điểm 2 Thân bài - Miêu tả được các đặc điểm của một cây theo trình tự hợp lí, lô gic, câu văn có hình ảnh - Thể hiện rõ được sự gắn bó, cảm xúc tự nhiên với cây. - ích lợi của cây. 4 điểm 3 Kết bài Nêu cảm nghĩ về cây vừa tả, yêu mến, cách chăm sóc, bảo vệ 1điểm 4 Chữ viết, chính tả Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng 0,5 điểm 5 Dùng từ, đặt câu Từ, câu phù hợp, có hình ảnh 0,5điểm 6 Sáng tạo - Bài viết có ý độc đáo - Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật. 1điểm Tùy từng mức độ của học sinh, GV cho điểm từ 8 -7,5 – 6 - 6,5 - 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 - 3,5 - 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_4e_nam.docx