Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5D - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân

Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5D - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân

Câu 3: (0.5 điểm) Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?

A. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng.

B. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa.

C. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng.

D. Từng chiếc lá mít vàng ối.

Câu 4: (0.5 điểm) Em hiểu thế nào là nghĩa của từ kéo đá?

A. Là dụng cụ kéo để cắt đồ vật.

B. Là dụng cụ dùng trong may mặc.

C. Là dụng cụ dùng trong chế biến thực phẩm.

D. Là dùng trâu bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.

Câu 5: (0.5 điểm) Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm được xếp vào nhóm từ nào?

A. Từ đồng nhĩa C. Từ trái nghĩa

B. Từ đồng âm khác nghĩa D. Từ nhiều nghĩa

Câu 6: Trong câu nào dưới đây có từ “chín” được dùng với nghĩa gốc?

A. Em suy nghĩ cho chín rồi hẳn nói.

B. Nhìn cô cấy có vẻ chín chắn.

C. Thời cơ đã đến lúc chín muồi.

D. Buồng chuối đốm quả chín vàng.

Câu 7: (1 điểm) Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?

 

doc 7 trang yenhap123 3550
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5D - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HOÀI NHƠN	ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân	Năm học: 2018-2019
MÔN: TIẾNG VIỆT (đọc-hiểu)-LỚP 5D
Thời gian: 35 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên:
 ...
Điểm bằng số:
Điểm bằng chữ:
Nhận xét của giáo viên:
Lớp: 5 ..
Đọc thầm đoạn văn sau:
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
 Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng-những màu vàng rất khác nhau.
Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những đuôi áo nắng, vạt áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa ra là đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.	 TÔ HOÀI
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (0.5 điểm) Sự vật trong bài được tác giả miêu tả có màu vàng xuộm là:
Nắng 	C. Lúa
Tàu lá chuối	D. Bụi mía
Câu 2: (0.5 điểm) Từ chỉ màu vàng nào có trong bài gợi cho em cảm giác rất ngọt?
Vàng lịm	C. Vàng hoe
Vàng tươi	D. Vàng giòn
Câu 3: (0.5 điểm) Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng.
Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa.
Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng.
Từng chiếc lá mít vàng ối.
Câu 4: (0.5 điểm) Em hiểu thế nào là nghĩa của từ kéo đá?
Là dụng cụ kéo để cắt đồ vật.
Là dụng cụ dùng trong may mặc.
Là dụng cụ dùng trong chế biến thực phẩm.
Là dùng trâu bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.
Câu 5: (0.5 điểm) Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm được xếp vào nhóm từ nào?
Từ đồng nhĩa	C. Từ trái nghĩa
Từ đồng âm khác nghĩa	D. Từ nhiều nghĩa
Câu 6: Trong câu nào dưới đây có từ “chín” được dùng với nghĩa gốc?
Em suy nghĩ cho chín rồi hẳn nói.
Nhìn cô cấy có vẻ chín chắn.
Thời cơ đã đến lúc chín muồi.
Buồng chuối đốm quả chín vàng.
Câu 7: (1 điểm) Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Câu 8: (1 điểm) Em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm đối với quê hương của mình?
Câu 9: (1 điểm) Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn.”
Câu 10: (1 điểm) Sử dụng phương pháp nhân hóa để viết lại câu sau cho hay và sinh động: “ Sáng sớm tinh mơ, gà trống nhảy phóc lên đống rơm gáy ò ó o”
PHÒNG GD&ĐT HOÀI NHƠN	ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân	Năm học: 2018-2019
MÔN: TIẾNG VIỆT(ĐỌC-HIỂU)-LỚP 5D
Thời gian: 35 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN A: TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
B
D
A
D
Điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
PHẦN B: TỰ LUẬN
Câu 7: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? (1 điểm)
Phải rất yêu quê hương mới viết được một bài văn tả cảnh ngày mùa trên quê hương hay như thế./ Cảnh ngày mùa được tả rất đẹp thể hiện tình yêu của người viết đối với cảnh, với quê hương.
Câu 8: Em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm đối với quê hương của mình? (1 điểm)
Học sinh nêu được những việc làm tích cực của bản thân để thể hiện tình cảm với quê hương. Chẳng hạn: yêu mến quê hương nên vun vén cho quê hương xanh đẹp, trồng cây xanh, giữ gìn môi trường, cố gắng chăm ngoan, giỏi giang, mang vẻ vang về cho quê hương .
Câu 9:Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn.”
Chủ ngữ: rơm và thóc (0.5 điểm)
Vị ngữ: vàng giòn. (0.5 điểm)
Câu 10: Sử dụng phương pháp nhân hóa để viết lại câu sau cho hay và sinh động: “ Sáng sớm tinh mơ, gà trống nhảy phóc lên đống rơm gáy ò ó o” (1 điểm)
Học sinh biết sử dụng phương pháp nhân hóa để viết lại.Chẳng hạn:Sáng sớm tinh mơ, chú gà trống đã nhảy phóc lên đống rơm cất tiếng hát ò ó o để chào đón bình minh.
PHÒNG GD&ĐT HOÀI NHƠN	ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân	Năm học: 2018-2019
MÔN: TIẾNG VIỆT(phần viết)-LỚP 5D
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: CHÍNH TẢ (2 điểm)
Nghe viết:
	Dòng kinh quê hương
 Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên Dễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.
	Theo Nguyễn Thi
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (8 điểm)
Đề bài: Tả cảnh đẹp ở địa phương em
PHÒNG GD&ĐT HOÀI NHƠN	ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân	Năm học: 2018-2019
MÔN: TIẾNG VIỆT(phần viết)-LỚP 5D
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: CHÍNH TẢ
Giáo viên đọc cho HS viết một đoạn bài: “Dòng kinh quê hương” trong khoảng thời gian 15 phút.
-Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn ( 2 điểm ).
-Bốn lỗi chính tả trong bài viết sai ( sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm .
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN
Đề bài: Tả cảnh đẹp ở địa phương em
Học sinh làm bài trong thời gian 35 phút.
 Bảo đảm các yêu cầu sau được 8 điểm:
- Đúng cấu tạo bài văn tả đồ vật.
- Bài viết không mắc quá 2 lỗi chính tả.
- Bài viết trình bày đẹp, rõ ràng, không tẩy xóa.
- Biết cách dùng từ đặt câu, bài viết có sựu sáng tạo, hình ảnh, ý tưởng hay.
- Độ dài trên 25 dòng.
 - Học sinh viết được bài văn đầy đủ các phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở địa phương. (1 điểm)
Thân bài: Miêu tả cảnh đẹp ở địa phương
Tả bao quát toàn cảnh: (1 điểm)
Tả theo trình tự. (1 điểm)
Có sự sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa (1 điểm)
Thể hiện được tình cảm vào bài. (1 điểm)
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cảnh đẹp ở địa phương. (1 điểm)
Yêu cầu khác: - Viết câu đúng ngữ pháp. ( 1 điểm)
	 - Chữ viết trình bày sạch, câu văn rõ, mạch lạc. (1 điểm) 
 *Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm :7,5-7; 6,5 -6; 5,5-5; 4,5 – 4, 3,5 – 3, 2,5 – 2, 1,5 – 1 – 0,5 điểm.
PHÒNG GD&ĐT HOÀI NHƠN	ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân	Năm học: 2018-2019
	MÔN: TIẾNG VIỆT(phần đọc tiếng)-LỚP 5
Phần Đọc thành tiếng (3 điểm) 
 HS bốc thăm đọc 1 trong các đoạn sau và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung, thời gian đọc 1 phút cho mỗi em:
Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm).
Thư gửi các học sinh
	(Hồ Chí Minh)
“Trong năm học tới đây .kết quả tốt đẹp”
Câu hỏi: Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
Trả lời: Sau Cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng tatheo kịp các nước khác trên toàn cầu.
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
	(Tô Hoài)
“Quanh đó .. là ra đồng ngay” 
Câu hỏi: Những chi tiết nào về thời tiết đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
Trả lời: Những chi tiết: Không còn cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông, hơi tở của đất trời thơm thơm, nhẹ nhẹ. Ngày không nắng, không mưa.
Những người bạn tốt
(Theo Lưu Anh)
“Nhưng những tên cướp đã nhầm ..sai giam ông lại”
Câu hỏi: Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
Trả lời: Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Chúng đã cứu ông.
Kì diệu rừng xanh
	(Theo Nguyễn Phan Hách)
“Sau một hồi len lách .giang sơn vàng rợi”
Câu hỏi: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”
Trả lời: Vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng....

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_5d_nam.doc