Giáo án Tập đọc, Chính tả Lớp 1 - Tuần 33 - Năm học 2014-2015

Giáo án Tập đọc, Chính tả Lớp 1 - Tuần 33 - Năm học 2014-2015

- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:

+ Sau cơn mưa mọi vật thay đổi như thế nào?

+ Những đóa râm bụt? Bầu trời? Mấy đám mây bông?

+ Đàn gà làm gì?

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

- Cho HS xem tranh.

- Giới thiệu bài, ghi tựa.

Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc

a) GV đọc mẫu lần 1: Giọng đọc to, rõ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

b) HS luyện đọc:

- Luyện đọc tiếng, từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.

- GV kết hợp giải nghĩa từ khó

- HD luyện đọc câu

- Luyện đọc đoạn, bài

- Đọc đồng thanh toàn bài một lần

Hoạt động 2: Ôn các vần oang, oac

- Cho HS tìm tiếng trong bài có vần oang.

- Cho HS thi đua giữa các tổ. Tìm tiếng có vần oang, oac ngoài bài.

- Cho HS xem tranh và nêu:

 - Bé ngồi trong khoang thuyền.

 - Chú bộ đội khoác ba lô trên vai.

- Nhận xét, GDHS.

- HD HS nói câu chứa tiếng có vần oang, oac

- Nhận xét, kết luận.

 

doc 14 trang thuong95 2880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc, Chính tả Lớp 1 - Tuần 33 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Cây bàng
(Tiết 1)
I/ Mục đích yêu cầu: 
- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Ôn tập các vần oang, oac. Tìm tiếng và nói câu chứa tiếng có vần oang, oac.
- GD học sinh chăm chỉ luyện đọc đúng, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa.
- SGK.
 III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 
2. KTBC:
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Sau cơn mưa mọi vật thay đổi như thế nào?
+ Những đóa râm bụt? Bầu trời? Mấy đám mây bông?
+ Đàn gà làm gì?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
- Cho HS xem tranh.
- Giới thiệu bài, ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
a) GV đọc mẫu lần 1: Giọng đọc to, rõ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
b) HS luyện đọc:
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít. 
- GV kết hợp giải nghĩa từ khó 
- HD luyện đọc câu
- Luyện đọc đoạn, bài
- Đọc đồng thanh toàn bài một lần
Hoạt động 2: Ôn các vần oang, oac
- Cho HS tìm tiếng trong bài có vần oang. 
- Cho HS thi đua giữa các tổ. Tìm tiếng có vần oang, oac ngoài bài. 
- Cho HS xem tranh và nêu:
 - Bé ngồi trong khoang thuyền.
 - Chú bộ đội khoác ba lô trên vai.
- Nhận xét, GDHS.
- HD HS nói câu chứa tiếng có vần oang, oac
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Củng cố
- Em vừa học tập đọc, bài gì?
- Gọi HS đọc lại bài
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn nhẩm đọc lại bài, chuẩn bị sang tiết 2.
- Hát
- HS đọc và TLCH
- HS quan sát
- HS lắng nghe, nhắc tựa
- Nghe đọc
- Cá nhân, đồng thanh
- Lắng nghe, đọc lại
- Cá nhân đọc trơn.
- Đọc trong nhóm và thi đọc 
- Cả lớp đọc
- HS tìm, phân tích và đọc.
- HS thi đua tìm và đọc
- Xem tranh, nêu ND, đọc câu mẫu
- Lắng nghe
- HS nói câu và nêu tiếng 
- Nhắc tựa bài
- Xung phong đọc bài
- Lắng nghe
Tập đọc
Cây bàng
(Tiết 2)
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Luyện đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng. Trả lời được câu hỏi 1 (SGK).
- GD học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, biết chăm sóc cây trong sân trường. Giúp HS thêm yêu quý trường lớp.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa.
- SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi HS đọc lại bài
- Nhận xét
 3. Bài mới: 
 Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV chỉ bảng cho HS đọc bài 
- Sửa sai cho HS
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời:
+ Cây bàng tả trong bài được trồng ở đâu?
+ Vào mùa đông, cây bàng thay đổi như thế nào? 
+ Mùa xuân, cây bàng thay đổi như thế nào?
+ Vào mùa thu, cây bàng có đặc điểm gì? 
+ Theo em, cây bàng đẹp nhất vào mùa nào?
+ Để có cây bàng đẹp vào mùa thu, nó phải được nuôi dưỡng và bảo vệ ở những mùa nào?
- Nhận xét, giáo dục HS.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại, luyện nói
a) Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm lại bài văn
- Gọi HS đọc 
- Nhận xét.
b) Luyện nói:
- HD luyện nói theo đề tài: Kể tên những cây trồng ở sân trường. 
- GV nhận xét, tuyên dương, giáo dục HS.
Hoạt động 4: Củng cố
- Cho HS thi đua đọc bài đúng, to, rõ, diễn cảm.
 - Nhận xét, tuyên dương.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn luyện đọc lại bài; xem trước bài: Đi học
Hát
- Đọc cá nhân
 - HS đọc cá nhân, đồng thanh
- HS đọc và trả lời câu hỏi
+ ngay giữa sân trường.
+ Cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá.
+ Cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn.
+ Từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.
- HS tự nêu, bạn nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Nghe đọc
- HS đọc, bạn nhận xét
- HS luyện nói theo hướng dẫn
- Lớp theo dõi nhận xét
- HS thi đua đọc cá nhân
- Lắng nghe
Tập đọc
Đi học
(Tiết 1)
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Ôn tập phân biệt vần ăn/ăng. Tìm tiếng có vần ăn/ăng. 
- GD học sinh luyện đọc đúng, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa.
- SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Cây bàng tả trong bài được trồng ở đâu?
+ Cây bàng có thay đổi gì theo từng mùa? (mùa đông, mùa xuân, mùa thu)
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
- Cho HS xem tranh, giới thiệu bài, ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
a) GV đọc mẫu lần 1: Giọng nhẹ nhàng, nhí nhảnh
b) HS luyện đọc:
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ: lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối. 
- GV kết hợp phân tích tiếng khó.
- Luyện đọc câu
- Luyện đọc đoạn, bài
- Đọc đồng thanh toàn bài một lần
- Nhận xét, uốn nắn.
Hoạt động 2: Ôn vần ăn, ăng
- Cho HS Tìm tiếng trong bài có vần ăng 
- Cho HS viết bảng con vần ăn, ăng
- Y/C HS tìm tiếng ngoài bài có vần ăn, ăng 
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố
- Tổ chức thi đua giữa các tổ, nói theo tranh câu chứa tiếng có vần ăn, ăng 
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn đọc thầm lại bài, chuẩn bị tiết 2.
- Hát
- HS đọc và trả lời, bạn nhận xét 
- Quan sát, nghe và nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- Cá nhân, đồng thanh
- HS phân tích, đọc lại
- Đọc nối tiếp
- Cá nhân đọc
- Cả lớp đọc
- HS tìm, nêu: lặng, vắng, nắng
- HS viết bảng con
- Thi đua tìm, nêu
- Thi đua nói câu
Tập đọc
Đi học
(Tiết 2)
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Luyện đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ đã tự đến trường. Đường từ nhà đến trường rất đẹp. Ngôi trường rất đáng yêu và có cô giáo hát rất hay. Trả lời được câu hỏi 1 (SGK). 
- GD học sinh yêu cảnh đẹp trên đường từ nhà đến trường, yêu quý ngôi trường, càng yêu cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa.
- SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. KTBC: 
- Gọi HS đọc bài.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Y/C HS đọc bài ở SGK 
- GV theo dõi sửa sai
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Hôm qua, ai đưa bạn đi học?
+ Hôm nay, bạn tới lớp cùng với ai? 
+ Đường đến trường có những cảnh gì đẹp?
+ Trường của bạn ở đâu?
+ Còn trường của em ở đâu?
+ Cảnh vật trên đường và ở trường của em có đẹp như trong bài không?
+ Em có thích cảnh vật trên đường đến trường của em không? 
+ Để trên đường đến trường, sân trường đều có cảnh vật luôn đẹp thì ta nên và không nên làm gì?
- Nhận xét, giáo dục HS.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại, luyện nói
a) Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm lại bài văn
- Cho HS đọc lại toàn bài.
- Nhận xét.
b) Luyện nói:
- GV cho HS thi tìm hiểu các câu thơ trong bài ứng với nội dung các bức tranh và luyện nói
- Nhận xét, tuyên dương, GDHS.
Hoạt động 4: Củng cố
- Cho HS thi đua đọc diễn cảm một đoạn thơ em thích.
- Nhận xét, tuyên dương, GDHS.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về luyện đọc bài lại nhiều lần; xem trước bài: Nói dối hại thân.
Hát
- Đọc cá nhân
 - HS đọc cá nhân, đồng thanh
- HS đọc bài từng khổ thơ
- HS trả lời cá nhân
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Nghe đọc
- HS đọc cá nhân toàn bài 
- HS tìm hiểu, nêu ND, luyện nói
- HS thực hiện
- Lớp theo dõi nhận xét
- Lắng nghe
Tập đọc
Nói dối hại thân
(Tiết 1)
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng. Bước đầu biết nghỉ ngơi ở chỗ có dấu câu.
- Ôn tập phân biệt vần it/ uyt. Tìm tiếng có vần it/uyt và làm bài tập điền vần. 
- GD học sinh luyện đọc đúng, chính xác.
II/ Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa.
- SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 
2. KTBC:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài, ghi tựa
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
a) GV đọc mẫu lần 1: Giọng tươi vui
- Gọi 1HS khá giỏi đọc
- Nhận xét
b) HS luyện đọc:
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng. GV kết hợp phân tích tiếng khó.
- Luyện đọc câu
- Luyện đọc đoạn, bài
- Đọc đồng thanh toàn bài một lần
- Nhận xét
Hoạt động 2: Ôn các vần it, uyt
- Cho HS thi tìm tiếng vần it, có trong bài.
- HD HS thi tìm tiếng vần it, uyt ngoài bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố
- Tổ chức thi đua giữa các tổ: nói câu chứa tiếng có vần it, uyt theo tranh vẽ SGK.
- Nhận xét, tuyên dương, giáo dục HS.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn nhẩm đọc lại bài, chuẩn bị tiết 2.
Hát
- 3 em đọc, trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- Quan sát tranh và trả lời
- Lắng nghe, 
- 1HS đọc lại
-
 Cá nhân đồng thanh
- HS phân tích .
- đọc lại
 - Cá nhân đọc trơn nối tiếp
- HS đọc
- Cả lớp đọc
- HS thực hiện.
- thịt; ít nhiều, quả mít,
- Quả quýt, cuống quýt, huýt còi, huýt sáo, 
- HS thi đua trả lời 
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
Tập đọc
Nói dối hại thân
(Tiết 2)
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Luyện trơn cả bài. Biết nghỉ ngơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK). 
- GD học sinh tính trung thực, không nên nói dối.
II/ Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa.
- SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. KTBC: 
- Gọi HS đọc bài.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV chỉ bảng cho HS đọc bài 
- GV theo dõi, sửa sai
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi:
+ Chú bé chăn cừu giả vờ kêu cứu, ai đã chạy tới giúp? 
+ Khi sói đến thật, chú kêu cứu, có ai đến giúp không? Sự việc kết thúc thế nào?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại, luyện nói
a) Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm lại bài văn
- Cho HS đọc lại toàn bài.
- GV nhận xét, tuyên dương
b) Luyện nói: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
 Đề bài: Nói lời khuyên chú bé chăn cừu
- HD HS luyện nói
- Nhận xét, giáo dục HS.
Hoạt động 4: Củng cố
- Cho HS thi đua đọc diễn cảm giữa các tổ.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn luyện đọc lại bài; xem trước bài: Bác đưa thư
Hát
- Đọc cá nhân
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- HS đọc đoạn 1 và 2, lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
- HS đọc cá nhân
- HS thực hiện
- Lớp nhận xét
- HS thi đọc lại toàn bài 
- Lớp theo dõi nhận xét
- lắng nghe
Chính tả
Cây bàng
I/ Mục đích yêu cầu: 
- HS nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn “Xuân sang . đến hết”: 36 chữ trong khoảng 15 – 17 phút. 
- Điền đúng vần: oang, oac; chữ g, gh vào chỗ trống. Làm được bài tập 2, 3 (SGK). 
- GD học sinh viết đúng, chữ viết đẹp.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, tranh minh họa
- SGK, bảng con, vở 
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 
2. KTBC:
- GV kiểm tra chuẩn bị của HS
- Nhận xét
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài, ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết
- GV đọc đoạn chính tả
- Gọi HS đọc lại
b) Hướng dẫn viết từ khó: 
- Gọi HS nêu từ dễ viết sai và phân tích
- Nhận xét, lưu ý HS.
- GV Y/C HS viết vào bảng con
- Nhận xét, sửa sai.
c) Hướng dẫn viết vào vở:
- Cho HS chép vào vở (nhắc HS tư thề ngồi viết bài, cách cầm bút) 
- Hướng dẫn HS soát bài, ghi lỗi.
- Nhận xét, đánh giá bài viết của HS, GDHS.
Hoạt động 2: Luyện tập
* Bài tập 2: Điền vần oang hoặc oac
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- GV hướng dẫn làm bài, Y/C làm bài PBT
- GV sửa bài, nhận xét, đánh giá.
* Bài tập 3: Điền chữ g hay gh?
- Cho HS thi đua tiếp sức
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố
- Cho HS thi viết đúng và nhanh vài từ trong bài
- Nhận xét, tuyên dương, GDHS.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về sửa lỗi trong bài; xem trước bài: Đi học
Hát
- HS tự sửa bài 
- HS lắng nghe
- Cá nhân, đồng thanh
- Cá nhân đọc trơn.
- Cả lớp đọc
- HS viết bảng con
- HS nhìn bảng chép vào vở
-Tự sửa lỗi .
- Đổi vở kiểm tra 
- HS đọc yêu cầu BT 
 HS làm bài VBT
- HS đọc kết quả. 
- Lớp nhận xét
- HS đọc lại bài
- Nhận xét 
- Lắng nghe
Chính tả
Đi học
I/ Mục đích yêu cầu: 
- HS nghe - viết chính xác hai khổ thơ đầu bài thơ Đi học trong khoảng 15 đến 20 phút.
- Điền đúng vần ăn hay ăng; chữ ng hay ngh vào chỗ trống. Làm được bài tập 2, 3 (SGK). 
- GD học sinh cẩn thận, viết đúng, viết đẹp.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, tranh minh họa.
- SGK, bảng con, vở 
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
- Y/C HS viết bảng con: chi chít, lộc non, khoảng, chín vàng
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài, ghi tựa.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết 
- GV nêu yêu cầu của bài chính tả, đọc lần 1
- Cho HS nhìn bảng đọc trơn hai khổ thơ 
- Hướng dẫn đọc, viết từ khó: tới trường, lên nương, giữa rừng cây, tre trẻ, rất hay
- GV cho HS viết bảng con
- Nhận xét, sửa sai.
- Hướng dẫn viết vào vở (nhắc HS tư thế ngồi viết bà, cách cầm bút.)
- GV đọc cho HS viết bài. 
- Đọc lại cho HS soát bài, ghi lỗi.
- Hướng dẫn HS sửa lỗi, gạch chân chữ viết sai.
- Nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
Hoạt động 2: Luyện tập
+ Điền vần ăn hay ăng:
- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập, gọi HS đọc Y/C
- Y/C nêu ND tranh và làm bài PBT
- GV sửa bài, nhận xét, đánh giá.
+ Điền chữ ng hay ngh:
- Gọi đọc Y/C, nêu ND tranh minh họa
- Tổ chức thi đua điền tiếp sức theo nhóm
- GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Củng cố
- Tổ chức cho HS thi viết đúng, đẹp và nhanh.
- Tuyên dương, giáo dục HS.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về sửa lỗi đã sai; xem trước bài: Bác đưa thư
- Hát
- HS viết bảng con
- Nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- Cá nhân, đồng thanh
- Cá nhân đọc, phân tích
- Cả lớp đọc lại
- HS viết bảng con
- Lắng nghe
- HS viết bài vào vở
- HS dùng bút chì tự soát bài, ghi lỗi
- Đổi vở kiểm tra chéo
- Lắng nghe
- HS đọc yêu cầu BT 
- Làm bài PBT
Bé ngắm trăng. Mẹ mang chăn ra phơi nắng.
- HS đọc kết quả. 
- HS thực hiện
- Tham gia thi đua điền chữ 
- Đọc kết quả: Ngỗng đi trong ngõ. Nghé nghe mẹ gọi. 
 - HS xung phong thi đua viết, bạn nhận xét.
KỂ CHUYỆN 
Cô chủ không biết quý tình bạn
I/ Mục đích yêu cầu: 
- HS kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Biết được lời khuyên của truyện: Ai không biết quý tình bạn, người ấy sẽ sống cô độc.
- Giáo dục HS biết quý vật nuôi. Sống gần gũi chan hòa với các loài vật quanh ta và biết quý trọng tình cảm bạn bè dành cho mình. Có ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài vật.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa
- SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi HS kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh vẽ.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài, ghi tựa
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể
- GV kể lần 1
- Kể lần 2 kết hợp với tranh
- Cho HS xem tranh, HD kể lần lượt theo tranh:
+ Tranh 1: Cô bé đổi Gà trống lấy Gà mái
+ Tranh 2: Cô bé đổi Gà mái lấy vịt
+ Tranh 3: Cô bé đổi vịt lấy chó con
+ Tranh 4: Cô bé kể cho cún con nghe. Cún con hoảng hốt và bỏ trốn đi
- Cho HS quan sát, nêu ND tranh, đọc câu hỏi và trả lời
- Y/C lần lượt kể từng đoạn nối tiếp
- Nhận xét, chỉnh sửa
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời:
 + Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
 + Câu chuyện khuyên ta điều gì và em có làm như vậy không?
 + Chúng ta cần phải đối xử với các loài vật trong nhà như thế nào?
 + Là bạn bè phải đối xử với nhau ra sao?
- Nhận xét, liên hệ giáo dục HS
Hoạt động 3: Củng cố
- Cho HS kể lại và nêu ý nghĩa câu chuyện
- Tuyên dương, giáo dục.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn tập kể lại cho người thân nghe; xem trước bài: Hai tiếng kì lạ.
- Haùt 
- 4 HS kể lại, lớp nhận xét
- Nhắc tựa
- Lắng nghe
- HS nghe, quan sát tranh
- Lần lượt kể theo tranh
- HS thực hiện
- HS kể lại từng đoạn
- HS thực hiện theo HD
- HS kể và nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_chinh_ta_lop_1_tuan_33_nam_hoc_2014_2015.doc