Giáo án Mĩ thuật Lớp 1(Cùng học để phát triển năng lực) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021
Bài mở đầu
Chủ đề 1
Chủ đề 2 Làm quen với Mĩ thuật
Sự kỳ diệu của chấm và nét
Vẻ đẹp thiên nhiên
Chủ đề 3
Chủ đề 4 Ngôi nhà và những hình khối quen thuộc
Con vật gần gũi
Trình bày sản phẩm, nhận xét đánh giá học kỳ I 1
Chủ đề 5
Chủ đề 6 Gia đình thân yêu
Những đồ vật quen thuộc
Chủ đề 7
Chủ đề 8 Trang phục của em
Trường em
Trình bày sản phẩm, nhận xét đánh giá học kỳ II 1
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1(Cùng học để phát triển năng lực) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 1 (Cùng Học Để Phát Triển Năng Lực) Học Kỳ Phần Tên chủ đề Số tiết I 1 Bài mở đầu Chủ đề 1 Chủ đề 2 Làm quen với Mĩ thuật Sự kỳ diệu của chấm và nét Vẻ đẹp thiên nhiên 1 4 4 2 Chủ đề 3 Chủ đề 4 Ngôi nhà và những hình khối quen thuộc Con vật gần gũi 4 4 Trình bày sản phẩm, nhận xét đánh giá học kỳ I 1 II 3 Chủ đề 5 Chủ đề 6 Gia đình thân yêu Những đồ vật quen thuộc 4 4 4 Chủ đề 7 Chủ đề 8 Trang phục của em Trường em 4 4 Trình bày sản phẩm, nhận xét đánh giá học kỳ II 1 Chủ đề 1: SỰ KÌ DIỆU CỦA CHẤM VÀ NÉT (Thời lượng 4 tiết) I.MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: 1.Về phẩm chất. Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, tinh thần, trách nhiệm, yêu thương ở học sinh. Cụ thể qua một số biểu hiện : + Quan sát sự đa dạng của các loại chấm và nét, sưu tầm các loại vật liệu khác nhau như : bút dạ, cúc áo, tăm bông, để tạo ra sản phẩm. + Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm của bạn và của người khác làm ra. + Trung thực khi đưa ra các ý kiến cá nhân về sản phẩm. + Không tự ý dùng đồ của bạn. + Yêu thích cái đẹp thông qua biểu hiện sự đa dạng của các nét trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong các tác phẩm mĩ thuật. + Biết chia sẻ tình cảm yêu thương của mình với những người xung quanh qua sản phẩm. + Biết giữ gìn vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn bỏ vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế, 2.Về năng lực. Chủ đề góp phần hình thành và phát triển ở HS những năng lực sau: - Năng lực đặc thù : + Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ : nhận dạng được chấm và nét xuất hiện trong cuộc sống và có trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Nhận ra được sự khác nhau giữa các nét, gọi đúng tên : nét thẳng, nét cong, nét gấp khúc, .. + Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ : tạo được chấm bằng một số cách khác nhau như dùng bút chì, bút sáp, dạ, tăm bông, cúc áo, Biết vận dụng chấm để tạo ra sản phẩm theo ý thích, biết tạo sản phẩm đơn giản có sử dụng nét thẳng, nét cong, nét gấp khúc, + Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ : biết trưng bày, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn. - Năng lực chung : + Năng lực tự chủ và tự học : biết chuẩn bị đồ dùng , vật liệu để học tập, tự giác tham gia học tập, biết lựa chọn cách tạo chấm và nét để thực hành. + Năng lực giao tiếp và hợp tác : biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo : biết sử dụng công cụ học mĩ thuật, giấy màu, học phẩm hoặc mực bút máy, phẩm nhuộm, để thực hành tạo nên sản phẩm. - Năng lực đặc thù khác : + Năng lực ngôn ngữ : biết sử dụng lời nói để trao đổi, thảo luận và giới thiệu nhận xét, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm trong học tập. + Năng lực thể chất : biết vận động bàn tay, ngón tay phù hợp với các thao tác thực hành sản phẩm. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Giáo viên chuẩn bị. - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tăm bông, dạng dây sợi, thước kẻ, êke, đồ vật có trang trí bằng nét thẳng, nét cong, hình minh họa . - Tranh vẽ của học sinh có chấm, nét , kiến trúc cầu cong, thẳng, mái vòm, tòa tháp, . - Máy tính, máy chiếu 2.Học sinh chuẩn bị. - Sách giáo khoa, vở thực hành. - Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy, hồ dán, kéo, đất nặn, tăm bông, cúc áo, dạng dây sợi, thước kẻ, êke, . III.PHƯƠNG PHÁP ,KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp: - Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, trực quan, làm mẫu, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá. 2.Kĩ thuật: - Khăn chải bàn 3.Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh. 2.Tổ chức các hoạt động dạy học: Tiết 1 HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS ĐDTBDH 2.1Hoạt động khởi động : - GV tổ chức cho HS hát, quan sát clip và trả lời câu hỏi về nội dung hình ảnh trong clip. - Giới thiệu nội dung bài học. - HS quan sát, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi. - Máy chiếu clip hình ảnh. Hoạt động 1: quan sát, phát hiện chấm và nét trong các hình, ảnh minh họa . - GV tổ chức cho HS quan sát các chấm, nét, màu trên hình ảnh con công, bức tranh, ruộng bậc thang trong SGK trang 8 theo những gợi ý sau : + Em nhìn thấy ở các bức ảnh, bức tranh có hình gì ? + Những chấm và nét trên những hình đã quan sát xuất hiện ở đâu ? - GV cho HS xem thêm hình ảnh động vật, thực vật trong tự nhiên có chấm, nét. - GV tóm tắt : trong tự nhiên chấm, nét có ở lá cây, trên cánh của các loại côn trùng, và chúng có màu sắc rất phong phú. - GV hướng dẫn cả lớp chơi trò chơi “ tìm chấm và nét ” theo gợi ý : mỗi nhóm tự tìm và liệt kê các chấm màu và nét có ở xung quanh lớp học, sau đó chia sẻ kết quả trước lớp. + Mỗi nhóm cần mô tả chấm , nét có màu gì và xuất hiện ở đâu ? Nhóm nào tìm được nhiều chấm, nét là thắng cuộc. - GV nhận xét – tuyên dương : - HS quan sát trong SGK và trả lời câu hỏi. - HS quan sát và đọc tên một số màu sắc của chấm và nét trên hình ảnh. - HS quan sát lớp học để tìm chấm và nét. - Máy chiếu hình ảnh SGK trang 8. 2.2 Hoạt động khám phá: Hoạt động 2: Quan sát, nhận biết cách tạo nên chấm - GV tổ chức cho HS quan sát các hình minh họa trong SGK trang 9 để tìm hiểu cách vẽ chấm màu theo các câu hỏi gợi ý : + Chấm được tạo bằng dụng cụ gì ? + Chấm có màu nào ? + Ngoài những cách tạo chấm trong sách, em còn biết cách hoặc dụng cụ nào có thể tạo được chấm ? - GV hướng dẫn HS quan sát, tham khảo một số cách vẽ chấm trong SGK. GV bổ sung thêm cách tạo chấm theo gợi ý : + Chấm ngón tay vào màu và ấn ngón tay vào giấy. + Đặt bút lông vào màu và chấm vào giấy hoặc vẽ chấm từ bút dạ, bút sáp, Hoặc dùng tăm bông, cúc áo chấm vào màu và chấm vào giấy. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - HS theo dõi. - Máy chiếu hình minh họa trong SGK trang 9. - Vở thực hành mĩ thuật 1. 2.3.Hoạt động thực hành. Hoạt động 3: dùng chấm vẽ bức tranh - GV vẽ thị phạm và yêu cầu HS quan sát : Ông mặt trời có các tia nắng được vẽ bằng chấm. - GV vẽ các tình huống : + Con vật : chưa có mắt. + Bông hoa : chưa có nhụy. + Con gà : cần ăn thóc, . - GV đặt câu hỏi : + Em vẽ chấm vào đâu ở hình con vật , bông hoa, con gà, ? + Chọn màu gì để vẽ chấm và vẽ bằng cách nào ? - GV mời một số HS trả lời câu hỏi và thực hành vẽ chấm vào hình theo ý thích. - GV tóm tắt : có thể vẽ hình ảnh từ chấm bằng cách vẽ hình trước rồi vẽ chấm sau hoặc vẽ chấm rồi vẽ hình ảnh. Mỗi loại bút màu, dụng cụ có thể tạo nên chấm to, chấm nhỏ khác nhau. - GV yêu cầu HS thực hiện vẽ bức tranh có sử dụng chấm màu vào vở THMT - Tùy vào thực tế GV có thể tổ chức cho HS vẽ theo nhóm, các thành viên chấm nhiều màu hoặc một màu lên giấy sau đó vẽ thêm hình ảnh tạo thành bức tranh của nhóm. - HS quan sát GV vẽ tạo chấm. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. - HS vẽ chấm bằng bút màu có sẵn hoặc vẽ chấm bằng những dụng cụ khác như : ngón tay, tăm bông... - HS sử dụng chấm để vẽ tranh theo hình thức tự do, nhưng cũng có thể sắp xếp các chấm thành bức tranh có nội dung như : vẽ chấm tạo bức tranh trời mưa hay vẽ chấm tạo bức tranh các tia nắng ngày hè. - Giấy màu, bút màu, tăm bông, cúc áo, - Giấy A4, màu vẽ. 2.4.Hoạt động vận dụng. Hoạt động 4: Trao đổi, nhận xét sản phẩm - GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm, nêu câu hỏi gợi ý để HS trả lời : + Hình ảnh nào được tạo từ chấm ? + Chấm có màu gì ? + Chia sẻ cảm nhận của mình về sản phẩm ? - Trưng bày sản phẩm. - Giới thiệu sản phẩm của mình. - Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn. - Sản phẩm của HS. * Tổng kết tiết học : - Nhận xét kết quả thực hành , ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn. - Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị. - Lắng nghe. - Có thể chia sẻ suy nghĩ. Tiết 2 Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học - GV gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học. - GV giới thiệu nội dung tiết 2. - HS chia sẻ. - Lắng nghe. 2.1. Hoạt động khám phá . Hoạt động 5:quan sát và chỉ ra các nét khác nhau trong tranh - GV yêu cầu HS quan sát các loại nét trong tranh vẽ ở SGK trang 10 và trả lời câu hỏi gợi ý : + Em đã biết những nét nào trong bức tranh “ Lăng Bác Hồ ” ? + Đó là những nét nào ? + Nét nào em chưa biết ? - GV cho HS trao đổi với bạn về nét đã biết hoặc nét chưa biết trong tranh. - GV cho HS nhận biết một số nét cơ bản, khác nhau ở trong SGK trang 10. - GV cho từng nhóm HS cùng xem và nhận biết các nét khác nhau trong một số tranh vẽ do GV chuẩn bị. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - HS trao đổi với bạn - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Máy chiếu tranh trong SGK trang 10 - Sản phẩm tạo hình từ que, dây, - Sản phẩm tạo hình nét thẳng, nét cong, tranh, ảnh. Hoạt động 6: quan sát, nhận biết cách vẽ - GV cho HS quan sát hình tham khảo trong SGK trang 11 để nhận biết cách vẽ nét cong, nét thẳng, nét gấp khúc, . - GV cho HS trao đổi về cách vẽ nét cong, nét thẳng, nét gấp khúc, - GV vẽ thị phạm nét cong, nét thẳng, nét gấp khúc, trên bảng và yêu cầu HS quan sát để nhận biết cách vẽ. GV gợi ý có thể đưa cánh tay ra trước mặt, vòng tay theo chiều vẽ nét cong cho HS quan sát. GV thực hiện tương tự theo hình thức trên đối với cách vẽ nét thẳng và nét gấp khúc, - GV yêu cầu HS nói về cách vẽ nét cong, nét thẳng, nét gấp khúc theo hiểu biết. - GV minh họa các loại nét cho HS nhận biết hình ảnh được tạo nên từ cách vẽ các nét giống nhau. VD : + Nhiều nét cong tạo thành sóng nước. + Nhiều nét gấp khúc tạo thành dãy núi nhấp nhô. + Nhiều nét xiên hay thẳng tạo thành thân cây. + Các nét chéo nhau vẽ được hàng rào, - GV khuyến khích HS tưởng tượng hình ảnh từ các nét vẽ, tạo điều kiện cho HS nói ý tưởng của mình. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - HS theo dõi. - Hình minh họa 2.2.Hoạt động thực hành. Hoạt động 7: sử dụng nét khác nhau để vẽ một bức tranh - GV tham khảo cách hướng dẫn HS vẽ nét tạo hình ảnh : + Cho HS vẽ nhiều nét bất kì, từ đó yêu cầu HS liên tưởng đến hình ảnh cụ thể từ các nét này và vẽ màu để hoàn thiện hình ảnh đó. + Gợi ý HS tưởng tượng hình ảnh trước rồi vẽ nét tạo hình ảnh vừa tìm được. + HS có thể chỉ sử dụng một loại nét vẽ nhiều lần ( cong, thẳng hay gấp khúc, ) sau đó tự tưởng tượng hình ảnh phù hợp với loại nét đã vẽ, bổ sung chi tiết và hoàn thiện bài vẽ. + HS có thể kết hợp nhiều loại nét để thể hiện hình vẽ. + Yêu cầu HS tưởng tượng một đồ vật đơn giản và vẽ lại đồ vật đó bằng nét đã học, - GV yêu cầu HS hực hành vẽ nét trong vở THMT lớp 1. - Tùy điều kiện của từng lớp, GV cho HS vẽ theo nhóm, các thành viên cùng vẽ nét, tạo thành hình trên khổ giấy to và vẽ nàu. - HS thực hành theo ý thích riêng để tạo ra sản phẩm. - Giấy A4, bút màu, 2.3.Hoạt động vận dụng. Hoạt động 8: Trao đổi, nhận xét sản phẩm - GV tổ chức cho HS quan sát bài thực hành, nêu câu hỏi gợi ý HS trả lời : + Hình ảnh trong bức tranh được vẽ bằng những nét nào ? + Đó là những hình gì ? - Nhận biết được sự đa dạng của các nét trong tranh. - Sản phẩm thực hành của HS. * Tổng kết tiết học : - Nhận xét kết quả thực hành , ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn. - Gợi mở nội dung tiết 3 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị. - Lắng nghe. - Có thể chia sẻ suy nghĩ. Tiết 3 Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học - GV gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 2 của bài học. - GV giới thiệu nội dung tiết 3. - HS chia sẻ. - Lắng nghe. 2.1. Hoạt động khám phá. Hoạt động 9: quan sát, phát hiện chấm và nét trong bức tranh - GV tổ chức cho HS quan sát tranh trong SGK trang 12 để tìm hiểu chấm màu và nét trên hai bức tranh của HS : + Chấm màu và nét có màu sắc gì ? + Chấm màu và nét tạo thành hình ảnh nào trong bức tranh ? + Chấm màu và nét xuất hiện ở vị trí nào của hình ảnh đó ? - GV cho HS xem thêm một số tranh của thiếu nhi vẽ có chấm màu và nét, yêu cầu HS quan sát , tìm hiểu để rõ hơn sự kết hợp của chấm và nét tạo nên vẻ đẹp cho hình ảnh trong tranh. GV có thể sử dụng bức tranh thể hiện chấm màu trong SGK để phân tích. VD : Nhờ có chấm màu mà các nét vẽ tia nắng ở mặt trời thêm đẹp mắt. các đám mây sinh động hơn. Trang phục nhờ có chấm màu trông hấp dẫn hơn, - GV yêu cầu HS chỉ được vị trí chấm và nét có trong bức tranh Lợn ăn cây ráy, tranh dân gian Đông Hồ : + Chấm và nét có ở vị trí nào trong bức tranh con lợn ? + Chấm, nét trong bức tranh có màu gì ? + Chấm, nét tạo nên hình ảnh nào ? - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - HS quan sát. - HS thực hiện theo sự hướng dãn của GV. - Tranh trong SGK trang 12. - Tranh vẽ của thiếu nhi. - Tranh dân gian Đông Hồ Lợn ăn cây ráy. 2.2. Hoạt động thực hành. Hoạt động 10 : dùng chấm và nét vẽ bức tranh theo ý thích của em - GV cho HS tham khảo cách vẽ nét trong SGK, vở THMT lớp 1. - GV yêu cầu HS vẽ chấm, nét theo ý thích vào phần thực hành trong vở THMT lớp 1. - GV có thể gợi ý HS vẽ như sau : + Thể hiện một số hình vẽ bằng nét, sau đó vẽ chấm màu hoàn thiện tranh. + Thể hiện các chấm màu to, rồi sau đó vẽ thêm nét tạo chi tiết cho hình vẽ . - Trường hợp HS thực hiện vẽ theo nhóm, GV nhắc nhở HS cần thống nhất về lựa chọn hình ảnh để thể hiện. - HS quan sát để nhận biết cách thể hiện tranh. - HS thực hành vẽ tranh theo ý thích. - Hình minh họa. 2.3. Hoạt động vận dụng. Hoạt động 11: Trao đổi, nhận xét sản phẩm - GV tổ chức cho HS quan sát các bài thực hành, nêu câu hỏi gợi ý HS trả lời : + Hình ảnh trong tranh được vẽ bằng những chấm và nét nào ? + Em hãy kể tên các loại chấm, nét đó và nhận xét về bức tranh ? - Trưng bày sản phẩm. - Giới thiệu sản phẩm của mình. - Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn. - Sản phẩm thực hành của HS. * Tổng kết tiết học : - Nhận xét kết quả thực hành , ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn. - Gợi mở nội dung tiết 3 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị. - Lắng nghe. - Có thể chia sẻ suy nghĩ. Tiết 4 Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học - GV gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 3 của bài học. - GV giới thiệu nội dung tiết 4. - HS chia sẻ. - Lắng nghe. 2.1.Hoạt động khám phá. Hoạt động 12 : quan sát, nhận biết hoạt động vẽ tranh theo nhóm - GV tổ chức cho HS làm quen với hoạt động vẽ tranh theo nhóm, cụ thể : + Cho HS ngồi theo nhóm, mỗi nhóm chỉ từ 2 – 4 HS. + HS trong nhóm thảo luận, thống nhất về ý tưởng vẽ tranh. Cách chọn màu nền, màu và các chi tiết của hình vẽ, + Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên tham gia vẽ hình, vẽ màu, hoàn thiện bức tranh. - HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. - Tranh vẽ bức tranh có các loại chấm và nét khác nhau, màu sắc tươi sáng, có đậm, có nhạt. 2.2.Hoạt động vận dụng. Hoạt động 13: cùng bạn vẽ một bức tranh có chấm và nét - GV tổ chức cho HS vẽ theo nhóm, yêu cầu : + Mỗi nhóm thực hiện từ một đến hai sản phẩm tranh vẽ được tạo từ chấm và nét. + Chấm và nét kết hợp tạo ra hình ảnh cụ thể. + Hình ảnh thể hiện rõ loại nét, màu sắc của chấm. - GV hướng dẫn HS sắp xếp sản phẩm theo nhóm : + Tranh được vẽ bằng nhiều nét hoặc nhiều chấm. + Tranh được kết hợp từ nét và chấm. + Tranh theo nhóm chủ đề : đồ vật, con vật, phong cảnh, - GV dựa vào nội dung “ góc chia sẻ cảm nhận ” hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm của nhóm. Tổ chức cho HS trao đổi, chia sẻ cảm nhận về hình vẽ, chấm và nét : + Bạn vẽ hình gì ? + Hình vẽ có những nét nào ? + Chấm xuất hiện ở những vị trí nào trên hình vẽ ? + Bài vẽ nào có nhiều nét, chấm hoặc còn ít nét, chấm ? - GV nhận xét, động viên khích lệ HS, hướng dẫn HS tự đánh giá thái độ học tập đã nỗ lực hay chưa. - GV nhận xét sản phẩm theo thực tế khả năng của HS. - GV thực hiện củng cố kiến thức sau khi kết thúc chủ đề. - HS hoạt động theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. - HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và cùng chia sẻ trước lớp. - Sản phẩm thực hành của HS. * Hoạt động mở rộng - GV gợi ý cho HS sử dụng các kiến thức và kĩ năng của bài học để làm thêm một số sản phẩm khác ứng dụng vào cuộc sống. - HS quan sát và lắng nghe. - Trình chiếu một số sản phẩm có sử dụng các loại chấm và nét khác nhau. Chủ đề 2: VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN (Thời lượng 4 tiết) I.MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: 1.Về phẩm chất. -Chủ đề góp phần bồi dưỡng cho HS biết yêu và gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên.Có tinh thần trách nhiệm ,yêu thương ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện: +Thấy được vẻ đẹp của hoa lá, các loại quả, tạo ra được các sản phẩm đơn giản về quả, cây, hoa ,lá +Biết tôn trọng sản phẩm của mình và các bạn. + Trung thực dưa ra các ý kiến cá nhân về sản phẩm. + Cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm, của thiên nhiên. 2.Về năng lực. Chủ đề góp phần hình thành và phát triển ở HS những năng lực sau: -Năng lực đặc thù: +Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ.Nhận biết được một số màu sắc, hình dáng của một số loại hoa và quả, nhận biết được đặc điểm hình dáng của hoa, quả +Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ.Xác định được mực đích sáng tạo, biết sử dụng yếu tố tạo hình làm lên sản phẩm,biết lựa chọn phối hợp màu sắc vẽ được bông hoa và quả và tô màu, nặn được một số loại quả. + Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ.Biết trưng bày, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của mình về sản phẩm của mình và của bạn. -Năng lực chung: +Năng lực tự chủ và tự học.Chuẩn bị được đồ dùng học tập và vật liệu học tập. +Năng lực giao tiếp và hợp tác.Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm. +Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.Biết lựa chọn và sử dụng vật liệu, hoạ phẩm để thực hành để tạo nên sản phẩm. +Năng lực ngôn ngữ.Vận dụng kĩ năng nói, thuyết trình trong trao đổi, thảo luận, giới thiệu sản phẩm. Năng lực tính toán.Vận dụng sự hiểu biết về các hình khối cơ bản như: vuông ,tròn ,tam giác .. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Giáo viên chuẩn bị. - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Một số tranh ảnh về hoa, lá. - Một số bài vẽ của học sinh năm trước. -Hình hướng dẫn các bước vẽ bông hoa, các bước nặn -Máy tính, máy chiếu 2.Học sinh chuẩn bị. - Sách giáo khoa, vở thực hành. - Bút chì, màu vẽ III.PHƯƠNG PHÁP ,KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp: - Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, trực quan, làm mẫu, thực hành, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá. 2.Kĩ thuật: - Vẽ màu, nặn. 3.Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh. 2.Tổ chức các hoạt động dạy học: Tiết 1 HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS ĐDTBDH 2.1.Hoạt động khởi động. Hướng dẫn HS ra vườn hoa của lớp , trường để quan sát lấy cảm hứng. Làm theo hướng dẫn của GV, quan sát hoa lá thật. Hoạt động 1:Quan sát và chỉ ra màu của bông hoa, lá, quả. -GV đưa ra một số hình ảnh về bông hoa, lá cho HS quan sát và đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời. -Em đã nhìn thấy bông hoa, lá nào trong hình? -Bông hoa,lá,quả có màu gì? -Ngoài những bông hoa, lá này ra em còn biết tên và màu sắc của bông hoa,lá nào nữa không? *GV chốt .Trong thiên nhiên có rất nhiều hoa,lá, mỗi loại lại có một hình dạng và màu sắc khác nhau. -HS quan sát, thảo luận, trình bày kết quả thảo luận của nhóm. -Hoa hồng, cúc . -Màu đỏ, vàng . -Hoa huệ ,lan -HS lắng nghe,ghi nhận. Trình chiếu hình ảnh về hoa,lá,quả 2.2.Hoạt động khám phá. Hoạt động 2.Quan sát màu sắc của bông hoa,lá,quả trong tranh. -GV đưa ra một số loại hoa,lá thật đặt câu hỏi. +Tên của bông hoa,lá là gì? +Màu sắc của bông hoa, lá là màu gì? +Hình dáng như thế nào? -GV đưa ra một số bài vẽ của HS về hoa,lá đặt câu hỏi gợi ý. +Bức tranh có hình vẽ gì? + Hình hoa,lá trong tranh màu gì? +Em thấy bức tranh có đẹp không? -HS quan sát trả lời -Hoa cúc . -Quan sát, trả lời Theo cảm nhận của mình. Một số hoa,lá thật Trình chiếu Tranh vẽ của HS về hoa,lá 2.2.Hoạt động thực hành. Hoạt động 3:Vẽ bông hoa, lá. -GV nêu yêu cầu bài tập Hướng dẫn HS vẽ trên bảng. Hướng dẫn tô màu -HS quan sát,lắng nghe,ghi nhận cách vẽ ,cách tô màu. Thực hành vẽ , to màu vào vở ,tạo ra sản phẩm Hình hướng dẫn các bước vẽ, tô màu. 2.4.Hoạt động vận dụng. Hoạt động 4:Trao đổi nhận xét sản phẩm. -GV thu treo bài vẽ của HS lên bảng, đặt câu hỏi gợi ý HS nhận xét. +Bông hoa,lá bạn vẽ như thế nào ?Bạn dùng màu gì để vẽ bông hoa,lá? + Em thấy cách tô màu của bạn có đẹp không? + Em có thích bức tranh không? -Gv nhận xét chốt bài. -HS nộp bài,quan sát,lắng nghe câu hỏi của GV. -Trả lời theo cảm nhận của cá nhân. Bài vẽ, sản phẩm của HS Tiết 2 HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS ĐDTBDH 2.1.Hoạt động khám phá. Hoạt động 5:Quan sát, nhận biết về hình và màu của bông hoa, lá. -GV yêu cầu cả lớp cùng quan sát hình ( SHS )đặt câu hỏi gợi ý HS quan sát, nhận biết. + Bông hoa có hình gì? Có nhiều cánh không? + Bông hoa có màu gì? Bông hoa có lá không? + Lá của bông hoa được vẽ màu gì? -GV kết hợp đưa ra bông hoa thật có hình dáng màu sắc tương tự để HS so sánh nhận biết những điểm tương đồng , sự liên hệ giữa hoa thật và hoa vẽ. -HS quan sát nhận biết, trả lời theo cảm nhận. +hình tròn, có nhiều cánh + Màu hồng, đỏ + Lá màu xanh . -Quan sát nhận biết ghi nhận. Hình ảnh trình chiếu, hoa,lá Một số hoa lá thật. Hoạt động 6:Quan sát, nói với bạn về cách vẽ bông hoa, lá. -GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi gợi ý. + Bông hoa có mấy cánh? +Nhuỵ hoa ở đâu? +Bộ phận nào của bông hoa được vẽ trước? +Vẽ bằng nét gì? +Bông hoa có mấy màu? -GV chốt ý:Bông hoa có nguỵ hoa,cánh hoa,lá hoa.Khi vẽ Bông hoa, nhuỵ hoa,cánh hoa và lá vẽ màu khác nhau. -HS trao đổi thảo luận trả lời. + Bông hoa có 6 cánh + Nhuỵ ở giữa + Nhuỵ + Vẽ bằng nét cong + Hoa có 3 màu -HS lắng nghe ghi nhận. Trình chiếu hình ảnh SHS 2.2.Hoạt động thực hành. Hoạt động 7.Vẽ bông hoa trang trí góc học tập. -GV cho HS xem bài vẽ của các bạn gợi ý HS sẽ sử dụng bông hoa trang trí vào góc nào của góc học tập và bằng hình thức nào? -Yêu cầu HS lựa chọn màu đã biết để vẽ bông hoa -HS quan sát, suy nghĩ tìm ra bông hoa thích hợp trang trí vào góc học tập -Vẽ và tô màu bông hoa vào vở thực hành Trình chiếu một số bài vẽ của học sinh 2.3.Hoạt động vận dụng. Hoạt động 8: Trao đổi , nhận xét sản phẩm. -GV thu treo bài vẽ của HS lên bảng, đặt câu hỏi gợi ý HS nhận xét. +Bông hoa bạn vẽ có hình dáng như thế nào?Bạn dùng màu gì để vẽ bông hoa? + Em thấy cách tô màu của bạn có đẹp không? + Em có thích bức tranh không? -Gv nhận xét chốt bài. -HS nộp bài,quan sát,lắng nghe câu hỏi của GV. -Trả lời theo cảm nhận của cá nhân. Bài vẽ, sản phẩm của HS Tiết 3 HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS ĐDTBDH 2.1.Hoạt động khám phá. Hoạt động 9:Kể tên và nói hình dáng loại quả mà em biết. -GV cho cả lớp hát bài hát Quả .Dặt câu hỏi +Em hãy kể tên một số loại quả trong bài hát. + Trong các loại quả đó thì quả nào có dạng hình tròn? + Quả này giống hình gì đã học? -GV đưa ra một số loại quả thật và đặt câu hỏi. + Tên loại quả này? + Hình dáng quả? + Màu sắc quả? -HS hát bài hát Trả lời câu hỏi GV đưa ra Trình chiếu fai bai hat quả. Một số quả thật Hoạt động 10.Nói với bạn về hình và màu các quả trong tranh. -GV Hướng dẫn HS quan sát một số tranh vẽ về quả và đặt câu hỏi gợi ý HS trả lời. +Tên quả trong tranh là gì? + Quả có hình dáng như thế nào? + Quả có màu gì? +Em thích quả nào nhất ? -HS quan sát tranh vẽ ,trả lời câu hỏi . Trình chiếu một số tranhn vẽ của học sinhn về quả. 2.2.Hoạt động thực hành. Hoạt động 11.Vẽ tranh quả dạng tròn. -GV hướng dẫn HS chọn quả có dạng hình tròn và vẽ vào vở thực hành -GV gợi ý cách vẽ qua các bước vẽ hình , cách vẽ màu. -HS chọn quả dạng tròn mình thích vẽ vào vở thực hành. Vẽ màu hoàn thiện. Trình chiếu hình hướng dẫn các bước vẽ. Hình ảnh một số quả dạng tròn. 2.3.Hoạt động vận dụng. Hoạt động 12: Trao đổi , nhận xét sản phẩm. -GV thu treo bài vẽ của HS lên bảng, đặt câu hỏi gợi ý HS nhận xét. +Bài bạn vẽ về quả gì? + Màu sắc quả là màu gì? + Cách vẽ màu đẹp không? + Em có thích bài vẽ của bạn không? -Gv nhận xét chốt bài. -HS nộp bài,quan sát,lắng nghe câu hỏi của GV. -Trả lời theo cảm nhận của cá nhân. Bài vẽ, sản phẩm của HS Tiết 4 HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS ĐDTBDH 2.1.Hoạt động khám phá. Hoạt động 13:Quan sát, nhận biết cách nặn quả dạng tròn. -GV hướng dẫn HS quan sát hình tham khảo SHS trả lời câu hỏi gợi ý. + Các hình đất nặn giống bộ phận gì của quả ổi? + Các hình đất nặn có giống màu của quả ổi không? -GV đưa ra các hình mẫu bằng đất nặn thật rồi hướng dẫn HS để HS nhận biết rõ hơn. -GV yêu cầu HS nhắc lại các bước nặn quả. -GV chốt ý:Nặn hình dáng quả trước, sau đó nặn các chi tiết cuống, núm sau và ghép các chi tiết vào thân quả. - HS quan sát trả lời câu hỏi + Giống phần thân quả, lá,cuống ,núm + Có giống màu quả ổi -HS quan sát ghi nhận cách nặn quả. Trình chiếu hình ảnh SHS Đất nặn 2.2.Hoạt động thực hành. Hoạt động 14.Nặn quả dạng tròn. -GV hướng dẫn HS chọn các loại quả có hình dạng tròn như cam, bưởi, hồng ,na -Hướng dẫn Hs chọn màu đất nặn. Nhắc nhở HS kĩ thuật bóp, nắn đất để tạo dáng .. Có thể nặn nhiều quả để tạo thành đĩa quả . -HS chọn quả mình thích ,chọn màu đất mình thích rồi nhào bóp nặn quả. Đất nặn 2.3.Hoạt động vận dụng. Hoạt động 15: Cùng bạn sắp xếp sản phẩm đã nặn thành đĩa quả. - Nhóm biên soạn Tel: 090 522 5088 -GV yêu cầu HS bày các quả mình nặn lên mặt bàn -Hướng dẫn HS sắp xếp các quả theo từng nhóm như : Quả theo mùa Quả theo đặc điểm bên ngoài nhẵn hay sùi để tạo thành giỏ quả, đĩa quả -Sau khi HS hoàn thành sắp xếp quả đơn lẻ thành sản phẩm nhóm, GV hướng dẫn HS trao đổi theo nội dung gợi ý: + Sản phẩm của nhóm gồm những quả gì? + Các quả có màu sắc như thế nào? + Có bao nhiêu quả trong sản phẩm của nhóm? -GV hướng dẫn mỗi nhóm cử đại diện nhận xét và bình chọn sản phẩm của các nhóm, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình với nhóm bạn. -GV hướng dẫn HS tự đánh giá tinh thần học tập, hợp tác trong nhóm. -GV nhận xét , động viên khích lệ và đánh giá sản phẩm của HS theo năng lực riêng. - HS bày các quả mình nặn lên bàn -Sắp xếp các quả theo nhóm. -Trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi. -Nhận xét , bình chọn theo cảm nhận. -Tự đánh giá -Lắng nghe, ghi nhận. Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_1cung_hoc_de_phat_trien_nang_luc_chuong.doc