Giáo án Đạo đức Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Bài 3+4
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 2. Em hãy cho biết hành động của bạn nào đáng khen.
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết những hành động quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
Cách tổ chức: Hoạt động cá nhản.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết hành động đáng khen.
- Mời một vài học sinh xung phong phát biểu.
- GV nhận xét và nhấn mạnh những hành động đáng khen: giúp mẹ quét nhà, giúp bố tỉa cây.
Hoạt động 3. Em hãy cùng bạn đóng vai theo các tình huống sau.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc giúp người thân làm việc nhà.
Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.
- GV chia lớp thành 2 nhóm tương ứng với 2 tình huống trong hoạt động.
- Gv cho hs thảo luận cách xử lí tình huống được giao theo nhóm.
- Sau 5 phút thảo luận, GV lần lượt mời từng nhóm lên đóng vai tình huống.
- GV đặt câu hỏi khơi gợi cảm xúc HS ở trang 14.
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS: chia sẻ việc nhà với bố mẹ giúp bố mẹ đỡ vất vả hơn.
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 4. Em sẽ làm gì khi gặp các tình huống sau?
Mục tiêu: Giúp HS trải nghiệm để hình thành thái độ, suy nghĩ đúng đắn về việc chia sẻ công việc nhà với mọi người trong gia đình.
BÀI 3. EM GIÚP NGƯỜI THÂN LÀM VIỆC NHÀ (2 tiết) I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức – Kĩ năng: Em nhận biết vì sao cần giúp người thân việc nhà. Em biết được ý nghĩa của việc chia sẻ việc nhà với người thân. Em thực hiện giúp việc nhà với người thân thường xuyên trong cuộc sống. 2. Năng lực: - Hs có khả năng hợp tác, lắng nghe, chia sẻ. 3. Phẩm chất: - Hs biết quan tâm, giúp đỡ người thân. II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Nhạc nền bài hát Bé quét nhà (Hà Đức Hậu). - Tranh SGK III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tiết 1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1. Em hãy hát và vỗ tay theo nhạc bài Bé quét nhà. Mục tiêu: Tạo không khí tích cực trong lớp học. Cách tổ chức: Hoạt động cả lớp. GV bắt nhịp cho cả lớp hát, vỗ tay và vận động cơ thể theo bài hát Bé quét nhà. + Em đã từng quét nhà chưa? + Em có biết quét nhà không? + Vì sao trong bài hát, bà lại để dành chổi nhỏ cho bé quét nhà? GV nhận xét câu trả lời của học sinh, dẫn vào bài học. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 2. Em hãy cho biết hành động của bạn nào đáng khen. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết những hành động quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. Cách tổ chức: Hoạt động cá nhản. Yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết hành động đáng khen. Mời một vài học sinh xung phong phát biểu. GV nhận xét và nhấn mạnh những hành động đáng khen: giúp mẹ quét nhà, giúp bố tỉa cây. Hoạt động 3. Em hãy cùng bạn đóng vai theo các tình huống sau. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc giúp người thân làm việc nhà. Cách tổ chức: Hoạt động nhóm. GV chia lớp thành 2 nhóm tương ứng với 2 tình huống trong hoạt động. Gv cho hs thảo luận cách xử lí tình huống được giao theo nhóm. Sau 5 phút thảo luận, GV lần lượt mời từng nhóm lên đóng vai tình huống. GV đặt câu hỏi khơi gợi cảm xúc HS ở trang 14. GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS: chia sẻ việc nhà với bố mẹ giúp bố mẹ đỡ vất vả hơn. Tiết 2 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 4. Em sẽ làm gì khi gặp các tình huống sau? Mục tiêu: Giúp HS trải nghiệm để hình thành thái độ, suy nghĩ đúng đắn về việc chia sẻ công việc nhà với mọi người trong gia đình. Cách tổ chức: Hoạt động cặp đôi. GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi. GV mời 3-5 đại diện phát biểu. GV nhận xét và nhấn mạnh: cần tự giác giúp đỡ mọi người trong gia đình những công việc nhà vừa sức với bản thân. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hoạt động 5. Em hãy chia sẻ với các bạn những việc nhà em đã làm. Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại những việc nhà đã làm, đánh giá mức độ thường xuyên hay không khi làm việc nhà. Cách tổ chức: HĐ cá nhản. GV yêu cầu HS suy nghĩ về những việc nhà đã làm. GV mời 3-5 HS xung phong phát biểu. GV nhận xét, tuyên dương những học sinh tích cực giúp đỡ người thân làm việc nhà. Hoạt động 6. Em hãy giúp người thân làm việc nhà theo hướng dẫn. Mục tiêu: Giúp HS cách thức làm một số việc nhà đơn giản, như tưới cây, lau nhà... Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân tại nhà. Yêu cầu HS chọn những công việc phù hợp để giúp đỡ người thân trong gia đình. Gv cho HS chia sẻ với lớp những việc mình đã làm, chia sẻ về cách thức thực hiện việc đó, những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện việc đó (có thể phối hợp với phụ huynh học sinh chụp ảnh làm minh chứng)... Giáo viên có thể sử dụng một hình thức động viên, khen thưởng nào đó (như tặng bông hoa, hoặc ngôi sao giấy...) cho mỗi việc nhà các em đã tự giác làm. GV tổng kết số hoa, ngôi sao... của từng học sinh và tuyên dương những học sinh có nhiều hoa, ngôi sao... trước lớp. GV dặn HS làm BT trong VBT: Sau khi hoàn thành các HĐ trong SHS, HS có thể luyện tập những bài trong VBT. Cả lớp hát, vỗ tay và vận động cơ thể theo bài hát Bé quét nhà. Hs trả lời Hs trả lời Hs trả lời Hs nhận xét, bổ sung Hs lắng nghe HS quan sát tranh - Một vài học sinh xung phong phát biểu. - Hs lắng nghe - Hs chia nhóm Mỗi nhóm cử đại diện bốc thăm tình huống. Các nhóm thảo luận cách xử lí tình huống được giao. Từng nhóm lên đóng vai tình huống. Hs trả lời Hs nhận xét, bổ sung Hs lắng nghe HS quan sát tranh và thảo luận cặp đôi về cách ứng xử trong từng tình huống. 3-5 đại diện phát biểu. Hs nhận xét, bổ sung HS suy nghĩ về những việc nhà đã làm. 3-5 HS xung phong phát biểu. - Hs lắng nghe HS chọn những công việc phù hợp để giúp đỡ người thân trong gia đình. HS chia sẻ với lớp những việc mình đã làm, chia sẻ về cách thức thực hiện việc đó, những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện việc đó. Hs lắng nghe Hs lắng nghe CHỦ ĐỀ 3: TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH BÀI 4. EM TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH (3 tiết) I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức – Kĩ năng: Em nhận biết được vì sao cần tự giác làm việc của mình Em biết được ý nghĩa của việc tự giác làm việc của bản thân Em thực hiện các hành động tự giác của bản thân trong cuộc sống 2. Năng lực: - Hs có khả năng hợp tác, lắng nghe, chia sẻ. 3. Phẩm chất: - Hs có tinh thần trách nhiệm tự giác làm việc của mình. II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Tranh SGK III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tiết 1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1. Em hãy vỗ tay cho hành động mình có thể tự làm. Mục tiêu: Tạo không khí tích cực trong lớp học. Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân. GV hướng dẫn HS quan sát tranh và gọi được tên hành động mà bức tranh mô tả. GV yêu cầu HS vỗ tay trước những hành động em có thể tự làm. GV tuyên dương những HS có thể tự làm việc vừa sức với mình. Câu hỏi mở rộng: Em còn có thể tự làm được những việc gì khác? HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 2. Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc tự làm việc của mình. Cách tổ chức: - Tranh vẽ gì? - Gv giới thiệu tên câu chuyện - Giáo viên hướng dẫn hs quan sát tranh tìm hiểu nội dung câu chuyện. Sau đó, có thể tổ chức cho học sinh kể lại câu chuyện bằng một trong hai cách sau. Cách 1: Tổ chức kể chuyện theo tranh. - GV trình chiếu những hình ảnh của câu chuyện và cho hs kể chuyện theo tranh. GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 18 SHS cho nhóm. Mời đại diện nhóm phát biểu. GV nhận xét, chốt ý. Cách 2: Tổ chức hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện. GV hướng dẫn HS đóng vai câu chuyện. GV mời 3 HS xung phong đóng vai các nhân vật trong câu chuyện,1 HS làm người dẫn chuyện. GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 18 SHS cho nhóm. Mời đại diện nhóm phát biểu. GV nhận xét và nhấn mạnh: Lợn con không tự giác học bài khiến cho mẹ và cô giáo phiền lòng. Tiết 2 Hoạt động 3. Tìm hành động em có thể tự giác làm. Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại những trải nghiệm trong quá khứ để tiếp thu bài tốt hơn. Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân. Yêu cầu học sinh suy nghĩ, nhớ lại trải nghiệm cá nhân khi tự làm một số việc của mình ở nhà. Gợi ý cho HS bằng những hình ảnh trong SHS trang 18, 19. Mời một vài HS xung phong phát biểu. GV nhận xét, tuyên dương học sinh đã biết chủ động làm những việc cá nhân. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 4. Em hãy cho biết các bạn trong tranh chưa tự giác làm việc gì. Mục tiêu: Giúp HS tự trải nghiệm để hình thành thái độ, suy nghĩ đúng đắn về những việc em có thể tự thực hiện. Cách tổ chức: Hoạt động cặp đôi. Gv chia hs thành các nhóm đôi. Hướng dẫn HS quan sát tranh thật kĩ. Có thể đưa ra câu hỏi gợi ý để hỗ trợ HS quan sát đúng đích. Ví dụ: Ở tranh 1 “Sau khi đi chơi về, đầu tiên các em cần làm gì?”... Cho thời gian HS thảo luận, trao đổi và đưa ra đáp án. + Em hãy cho biết các bạn trong tranh chưa tự giác làm việc gì? Mời một vài cặp xung phong phát biểu đáp án. GV có thể yêu cầu HS nói về những việc các em đã có thể tự làm, cũng có thể hỏi thêm về cảm xúc của các em khi tự hoàn thành việc của mình để khởi động cho tiết học mới. Tiết 3 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hành động 5. Em hãy kể cho thầy, cô giáo và các bạn nghe: 3 việc em đã tự giác làm khi ở nhà. 3 việc em đã tự giác làm khi ở trường. - Em cảm thấy thế nào khi thực hiện tốt những việc đó? Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại và thực hành kiến thức đã học để tự làm việc của mình vào tình huống thường gặp ở nhà và ở trường. Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân. Cho thời gian HS suy nghĩ, nhớ lại và chia sẻ với cả lớp về những việc các em đã tự giác làm ở nhà và ở trường. Mời một vài HS xung phong phát biểu. GV nhận xét và tuyên dương HS tích cực tự giác làm việc ở nhà và ở trường. Hành động 6. Em cần tự giác làm gì trong tình huống sau? Mục tiêu: Giúp HS luyện tập những việc em có thể tự giác làm. Cách tổ chức: Hoạt động nhóm. Hướng dẫn HS quan sát kĩ và thảo luận về tình huống. Yêu cầu hs nhận xét hành động đó đúng hay sai và đưa ra hướng giải quyết phù hợp cho từng tình huống. Mời đại diện nhóm phát biểu. Có thể mời HS đóng vai theo từng tình huống. GV nhận xét và động viên HS thực hiện các hành động tự giác. GV dặn HS làm BT trong VBT: Sau khi hoàn thành các HĐ trong SHS, HS có thể luyện tập những bài trong VBT. HS quan sát tranh và gọi được tên hành động mà bức tranh mô tả. HS vỗ tay trước những hành động em có thể tự làm. Hs lắng nghe Hs trả lời - Hs trả lời - Hs lắng nghe - Hs quan sát tranh tìm hiểu nội dung câu chuyện Hs kể chuyện theo tranh. - Hs nhận xét, bổ sung. - Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm phát biểu. - Hs nhận xét, bổ sung. - Hs hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện. 3 học sinh xung phong đóng vai các nhân vật trong câu chuyện, 1 HS làm người dẫn chuyện. - Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm phát biểu. - Hs nhận xét, bổ sung. Hs suy nghĩ, nhớ lại trải nghiệm cá nhân khi tự làm một số việc của mình ở nhà. Một vài HS xung phong phát biểu. Hs lắng nghe Hs chia nhóm HS quan sát tranh HS thảo luận, trao đổi và đưa ra đáp án. Một vài cặp xung phong phát biểu đáp án. HS nói về những việc các em đã có thể tự làm, cảm xúc của các em khi tự hoàn thành việc của mình. HS suy nghĩ, nhớ lại và chia sẻ với cả lớp về những việc các em đã tự giác làm ở nhà và ở trường. Một vài HS xung phong phát biểu. Hs lắng nghe HS quan sát kĩ và thảo luận về tình huống. Hs nhận xét hành động đó đúng hay sai và đưa ra hướng giải quyết phù hợp cho từng tình huống. Đại diện nhóm phát biểu. HS đóng vai theo từng tình huống. Hs lắng nghe - Hs lắng nghe
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_luc_bai_34.docx