Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tiết 6: Giới thiệu và sử dụng nhạc cụ thanh phách

Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tiết 6: Giới thiệu và sử dụng nhạc cụ thanh phách

Mục tiêu học tập Tiêu chí đánh giá

Học sinh nêu được tên của nhạc cụ thanh phách Học sinh quan sát tranh và trả lời được câu hỏi.

- Kể tên nhạc cụ các bạn đang chơi.

- Mô phỏng âm thanh nhạc cụ trong tranh bằng giọng của em.

Học sinh phân biệt được âm thanh của thanh phách với các âm thanh khác Học sinh trả lời được câu hỏi

- Nhạc cụ tạo ra âm thanh em vừa nghe được làm bằng gì? Chỉ vào hình ảnh nhạc cụ phù hợp.

- Em thích âm thanh nào? Tại sao?

Học sinh sử dụng được thanh phách để thể hiện mẫu tiết tấu có sự kết hợp giữa nốt đen và dấu lặng đen. Học sinh sử dụng được thanh phách để gõ theo mẫu tiết tấu mà giáo viên đưa ra theo các tiêu chí.

- Bước đầu đúng tiết tấu

- Bước đầu đúng tốc độ (không bị cuốn nhịp)

- Bước đầu đúng âm sắc (đanh, vang, gọn).

 

docx 4 trang Kiều Đức Anh 25/05/2022 7060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tiết 6: Giới thiệu và sử dụng nhạc cụ thanh phách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6: Giới thiệu và sử dụng nhạc cụ thanh phách
Tổng quan kế hoạch giảng dạy
Mục tiêu học tập
Tiêu chí đánh giá
Học sinh nêu được tên của nhạc cụ thanh phách
Học sinh quan sát tranh và trả lời được câu hỏi.
- Kể tên nhạc cụ các bạn đang chơi.
- Mô phỏng âm thanh nhạc cụ trong tranh bằng giọng của em. 
Học sinh phân biệt được âm thanh của thanh phách với các âm thanh khác
Học sinh trả lời được câu hỏi
- Nhạc cụ tạo ra âm thanh em vừa nghe được làm bằng gì? Chỉ vào hình ảnh nhạc cụ phù hợp. 
- Em thích âm thanh nào? Tại sao? 
Học sinh sử dụng được thanh phách để thể hiện mẫu tiết tấu có sự kết hợp giữa nốt đen và dấu lặng đen.
Học sinh sử dụng được thanh phách để gõ theo mẫu tiết tấu mà giáo viên đưa ra theo các tiêu chí.
Bước đầu đúng tiết tấu
Bước đầu đúng tốc độ (không bị cuốn nhịp)
Bước đầu đúng âm sắc (đanh, vang, gọn).
Học sinh sử dụng được thanh phách để đệm cho bài hát Quê hương tươi đẹp.
Học sinh sử dụng được thanh phách để gõ đệm cho bài hát “Quê hương tươi đẹp” theo các tiêu chí.
Bước đầu đúng tiết tấu
Bước đầu đúng tốc độ (không bị cuốn nhịp)
Bước đầu đúng âm sắc (đanh, vang, gọn).
Chuẩn bị
Giáo viên
Học sinh
- Thiết bị phát nhạc
- Nhạc cụ thanh phách
- Hộp bìa các-tông, thước kẻ, đũa
- Các tệp âm thanh phân môn Nhạc cụ 
-SGK Âm nhạc lớp 1 
-VBT Âm nhạc lớp 1 
- Nhạc cụ thanh phách hoặc nhạc cụ tự chế tương đồng với thanh phách (không bắt buộc).
Tiến trình bài dạy
Mục tiêu học tập
Tiêu chí đánh giá
Nội dung 
Hoạt động của HS
Khởi hành (từ 7-10 phút)
Học sinh nêu được tên của nhạc cụ thanh phách
Học sinh quan sát tranh và trả lời được câu hỏi.
- Kể tên nhạc cụ các bạn đang chơi.
- Mô phỏng âm thanh nhạc cụ trong tranh bằng giọng của em.
Dẫn dắt: GV hát lại bài Quê hương tươi đẹp và sử dụng thanh phách để gõ đệm.
Bước 1: GV đặt câu hỏi
Em thử đoán xem nhạc cụ cô đang cầm trên tay làm bằng vật liệu gì? 
Giáo viên gợi ý: Gỗ, sắt, nhựa 
Bước 2: GV đặt câu hỏi để HS tìm hiểu về nhạc cụ thanh phách.
- Mô phỏng âm thanh nhạc cụ trong tranh bằng giọng của em.
*GV chốt: thanh phách có thể được làm từ gỗ hoặc tre với hình thức tương đối đơn giản, chiều dài khoảng 15cm, chiều rộng khoảng 3cm. Thanh phách được sử dụng phổ biến trong một số thể loại âm nhạc dân tộc như: hát ca trù,hát chầu văn, cải lương, hát xẩm, ca Huế..
Hs lắng nghe.
HS trả lời câu hỏi.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Học sinh phân biệt được âm thanh của thanh phách với các âm thanh khác
Học sinh trả lời được câu hỏi
- Nhạc cụ tạo ra âm thanh em vừa nghe được làm bằng gì? 
- Chỉ vào hình ảnh nhạc cụ phù hợp. 
- Em thích âm thanh nào? Tại sao?
Dẫn dắt: Bây giờ lớp mình sẽ thử đoán xem đâu là âm thanh của nhạc cụ thanh phách nhé.
GV cho hs chơi trò chơi để nhận biết âm thanh của một số nhạc cụ.
GV hỏi: Em thích âm thanh của nhạc cụ nào?
- Thanh phách là nhạc cụ gõ truyền thống của Việt Nam. 
-Ttiếng vang âm thanh của thanh phách rất đanh, vang và gọn. Có tác dụng giữ nhịp trong dàn nhạc.
HS tham gia trò chơi.
Hành trình (từ 8-10 phút)
Học sinh sử dụng được thanh phách để thể hiện mẫu tiết tấu có sự kết hợp giữa nốt đen và dấu lặng đen.
Học sinh sử dụng được thanh phách để gõ theo mẫu tiết tấu mà giáo viên đưa ra theo các tiêu chí.
Bước đầu đúng tiết tấu
Bước đầu đúng tốc độ (không bị cuốn nhịp)
Bước đầu đúng âm sắc (đanh, vang, gọn).
Dẫn dắt: Để âm thanh của thanh phách kêu vang, gọn khi cầm nhạc cụ thanh phách các em hãy cầm chắc và gõ 2 thanh vào nhau dứt khoát nhé. Sau đây lớp mình sẽ cùng sử dụng nhạc cụ thanh phách để tập luyện 2 mẫu tiết tấu. 
Bước 1: Giáo viên cho cả lớp vỗ tay theo mẫu tiết tấu mẫu 1 trong SGK trang 17. Sau khi cả lớp vỗ đều GV tiếp tục cho cả lớp vỗ mẫu 2.
Lưu ý: Ở hoạt động này GV có thể giải thích cho HS: Các em sẽ được sử dụng nhạc cụ thanh phách khi vỗ tay được theo 2 mẫu tiết tấu trong SGK.
Bước 2: GV chia lớp thành 2 nhóm (nếu đủ nhạc cụ cho cả lớp) hoặc 4 nhóm (2 nhóm thể hiện tiết tấu, 2 nhóm còn lại quan sát). 
GV đưa ra yêu cầu: Nhóm 1 sẽ thực hiện mẫu tiết tấu 1. GV gõ), nhóm 2 thực hiện mẫu 2 (GV gõ) Cô/ thầy gõ tiết tấu của nhóm nào thì nhóm đó sẽ đáp lại.
GV gõ lần lượt mẫu 1 – mẫu 2.
Khi học sinh gõ thuần thục mẫu tiết tấu của mình GV có thể gõ mẫu 1 hoặc mẫu 2 nhiều hơn 1 lần (không lần lượt).
Bước 3: GV cho 2 nhóm đổi mẫu tiết tấu.
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Về ga (từ 15-17 phút)
Học sinh sử dụng được thanh phách để đệm cho bài hát Quê hương tươi đẹp. 
Học sinh sử dụng được thanh phách để gõ đệm cho bài hát “Quê hương tươi đẹp” theo các tiêu chí.
Bước đầu đúng tiết tấu
Bước đầu đúng tốc độ (không bị cuốn nhịp)
Bước đầu đúng âm sắc (đanh, vang, gọn).
Dẫn dắt: Sau đây lớp mình sẽ sử dụng mẫu tiết tấu số 2 để gõ đệm cho bài hát quê hương tươi đẹp đã học ở tiết trước. 
Bước 1: 
GV hát và vỗ tay theo mẫu tiết tấu
GV mời cả lớp cùng làm theo.
Bước 2: GV chia nhóm một nhóm hát, một nhóm chơi nhạc cụ thanh phách.
GV đảo lại 2 nhóm và thực hiện cho tới khi thuần thục
HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Rút kinh nghiệm và đánh giá
Mục tiêu bài học rõ ràng
Các hoạt động có liên kết với mục tiêu
Các mục tiêu có tiêu chí đánh giá 
Bài giảng phù hợp với nội dung môn học
Có sự tương tác với học sinh
Có phản hồi cho học sinh
Học sinh tích cực tham gia
Chi tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_1_sach_chan_troi_sang_tao_tiet_6_gioi_th.docx