Giáo án Âm nhạc Lớp 1 đến 5 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2021-2022
Môn học: Âm nhạc; Lớp: 1
Chủ đề 1: Âm thanh kì diệu ; số tiết: 4 tiết
Bài: - Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu (tiết 1)
- Hát: Vào rừng hoa
Thời gian thực hiện: từ 27/9/2021 đến 01/10/2021
1. Yêu cầu cần đạt
- Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.
- Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ.
- Hát rõ lời và thuộc lời.
- Kiến thức âm nhạc: Nói được tên bài hát, bước đầu thuộc lời ca, hát với giọng tự nhiên đúng giai điệu của bài hát “Vào rừng hoa” nhạc và lời: Việt Anh.
- Biết hát kết hợp theo phách ở hình thức đồng ca, nhóm .với nhạc đệm .
- Kiến thức xã hội: Hiểu biết sơ lược về tiểu sử Nhạc sĩ Việt Anh qua bài hát “Vào rừng hoa”.
- Nội dung điều chỉnh:
+ Điều chỉnh: (CV 3696) Hướng dẫn học sinh tự thực hiện 2 hình thức hát song ca, tốp ca tại nhà (gia đình cùng hỗ trợ)
* Góp phần hình thành và phát triển năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học;
- Năng lực giao tiếp và hợp tác;
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
* Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:
- Yêu nước; nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
TUẦN 1 Ngày 27/9/2021 đến 01/10/2021 Lớp Tiết Tên bài dạy ND điều chỉnh 1 1 Chủ đề 1: Âm thanh kì diệu - Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu - Hát: Vào rừng hoa 2 1 Chủ đề 1: Sắc màu âm thanh - Hát: Dàn nhạc trong vườn 3 1 Học hát: Bài Quốc ca Việt Nam( lời 1) Nhạc và lời: Văn Cao 4 1 Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3. 5 1 Chủ đề 1: Chào ngày mới - Hát: Reo vang bình minh Môn học: Âm nhạc; Lớp: 1 Chủ đề 1: Âm thanh kì diệu ; số tiết: 4 tiết Bài: - Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu (tiết 1) - Hát: Vào rừng hoa Thời gian thực hiện: từ 27/9/2021 đến 01/10/2021 1. Yêu cầu cần đạt - Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. - Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ. - Hát rõ lời và thuộc lời. - Kiến thức âm nhạc: Nói được tên bài hát, bước đầu thuộc lời ca, hát với giọng tự nhiên đúng giai điệu của bài hát “Vào rừng hoa” nhạc và lời: Việt Anh. - Biết hát kết hợp theo phách ở hình thức đồng ca, nhóm ....với nhạc đệm . - Kiến thức xã hội: Hiểu biết sơ lược về tiểu sử Nhạc sĩ Việt Anh qua bài hát “Vào rừng hoa”. - Nội dung điều chỉnh: + Điều chỉnh: (CV 3696) Hướng dẫn học sinh tự thực hiện 2 hình thức hát song ca, tốp ca tại nhà (gia đình cùng hỗ trợ) * Góp phần hình thành và phát triển năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học; - Năng lực giao tiếp và hợp tác; - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; * Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: - Yêu nước; nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 2. Đồ dùng dạy học * Giáo viên - Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm (nếu có). - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Giáo án wort soạn rõ chi tiết - Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa. - Chuẩn bị một số chất liệu như: giấy, ly, muỗng * Học sinh - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Hoạt động Mở đầu * Khởi động - Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi, dụng cụ học tập của học sinh. - Tạo các loại âm thanh đã chuẩn bị như: giấy, ly, muỗng, bàn học. + GV thực hiện và đặt câu hỏi: Âm thanh phát ra từ đâu? + GV tổng hợp lại các âm thanh và giới thiệu vào câu chuyện. + GV giới thiệu tên 3 bạn: Đô, rê, mi và cô giáo khóa son. b) Hoạt động Hình thành kiến thức mới * Tìm hiểu câu chuyện - Quan sát tranh và trao đổi nội dung câu chuyện. - GV gợi ý 4 bức tranh cho HS nhận xét cảnh vật trong bức tranh và con đường đến khu rừng kì diệu. * Cảm thụ và thể hiện - GV cho HS khám phá, trải nghiệm âm thanh trong khu rừng như: Tiếng suối, các con vật...và nghe tiếng sáo trúc của chú bé thổi sáo. + Tiếng suối chảy mạnh: ào ào ào. + Tiếng suối chảy hiền hòa: róc rách, róc rách. + Tiếng mưa to: rào rào rào rào. + Tiếng mưa nhỏ: Tí tách, tí tách. - GV đưa ra nhận xét: Tiếng sáo trúc du dương, réo rắt tạo cho chúng ta tưởng tượng cảnh yên bình của đồng quê Việt Nam. - GV chốt: Những âm thanh trong khu rừng kì diệu tạo thành bản nhạc lôi cuốn và hấp dẫn. - GV chia nhóm và yêu cầu HS làm việc nhóm 4. - GV hướng dẫn cách thể hiện một vài âm thanh. - Cho đại diện/ các nhóm đứng lên thể hiện âm thanh to, nhỏ. c) Hoạt động Luyện tập, thực hành Học bài hát: Vào rừng hoa * Khởi động - Trò chơi: Thi hát âm “La”. Đàn cao độ nốt Son HS cả lớp, nhóm... thể hiện cao độ bằng từ tượng thanh “La”. - GV nhận xét – động viên, khen ngợi và nhắc nhở * Giới thiệu và nghe hát mẫu - HS quan sát bức tranh. - Cho HS quan sát tranh, hỏi: ? Bức tranh vẽ gì? Nhận xét - Giới thiệu: Trong rừng có rất nhiều loài hoa đẹp, nhiều tiếng chim hót hay. Hôm nay chúng ta cùng vào rừng nghe chim hót và hái hoa qua bài hát “Vào rừng hoa” của nhạc sĩ Việt Anh nhé. - GV mở bài hát mẫu cho HS nghe. - GV chia bài hát thành 6 câu hát ngắn. * Đọc lời ca - Hướng dẫn đọc lời ca. - GV đọc mẫu từng câu. * Tập hát - HD hát từng câu. - Giáo dục HS qua nội dung bài hát. - GV đàn giai điệu từng câu (mỗi câu đàn 2 lần cho HS nghe) theo lối móc xích sau đó hát mẫu và bắt nhịp cho HS hát đến hết bài. - Dạy xong cho hát ghép cả bài theo tổ, nhóm, cá nhân. ? Các bạn nhỏ đi đâu? ? Các bạn nhìn và nghe thấy những gì? ? Trong bài hát các bạn nhỏ đang cùng nhau làm gỉ? ? Các bạn nhỏ nghe thấy âm thanh nào trong rừng hoa? - GV giáo dục HS: Qua nội dung bài hát tác giả muốn nhắc nhở chúng ta đi đến rừng hoa, công viên hay ở nhà chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ cây cối không ngắt hoa, bẻ cành. * Hát với nhạc đệm - Hát kết hợp vỗ tay theo phách. - GV hát và vỗ tay làm mẫu. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách bằng các hình thức, tổ, nhóm... - GV cho HS luyện hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: Hát tổ, nhóm và cá nhân. d) Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm - Mời HS hát biểu diễn - GV khuyến khích HS nhận xét và sửa sai (nếu cần) - GV nhận xét, khen ngợi, động viên và nhắc HS về tập luyện thêm, kể về nội dung học hát cho người thân. - Chú ý lắng nghe. - HS nghe, cảm nhận và trả lời. - HS lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS xem tranh và nhận xét. - HS nghe, cảm nhận và ghi nhớ. - HS khám phá cảm nhận, thể hiện tiếng suối, con vật. - HS nghe, cảm nhận và ghi nhớ. - HS nghe và ghi nhớ. - HS làm việc nhóm - HS thể hiên âm thanh to, nhỏ. - HS nghe và thực hiện - HS chú ý lắng nghe. - HS quan sát tranh và trả lời. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS theo dõi - HS đọc theo GV - HS nghe và hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - HS hát cả bài. ? Vào rừng chơi ? Thấy hoa và nghe tiếng chim hót. ? Vào rừng dạo chơi, ngắm hoa, hái hoa. ? Nghe tiếng chim. - HS nghe và ghi nhớ. - HS theo dõi. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: tổ, nhóm và cá nhân - HS xung phong hát - HS nhận xét - HS lắng nghe. 4. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có) Môn học: Âm nhạc; Lớp: 2 Chủ đề 1: Sắc màu âm thanh ; số tiết: 4 tiết Bài: - Hát: Dàn nhạc trong vườn (tiết 1) Thời gian thực hiện: từ 27/9/2021 đến 01/10/2021 1. Yêu cầu cần đạt - Biết đôi nét về tác giả Tô Đông Hải - Biết bài hát Dàn nhạc trong vườn có giai điệu nhịp nhàng nói về một vườn thiên nhiên tuyệt đẹp. - Hát chuẩn xác, thuộc lời bài hát: “Dàn nhạc trong vườn” đúng sắc thái. Thể hiện được bài hát với tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4 - Hình thành cho học sinh một số kỹ năng hát (hát rõ lời, đồng đều, lấy hơi) - Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm theo phách. - Nội dung điều chỉnh: + Điều chỉnh: (CV 3696) Hướng dẫn học sinh tự thực hiện 2 hình thức hát song ca, tốp ca tại nhà (với sự giúp đỡ của phụ huynh và người thân) * Góp phần hình thành và phát triển năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học; - Năng lực giao tiếp và hợp tác; - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; * Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: - Yêu nước; nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 2. Đồ dùng dạy học * Giáo viên - Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm (nếu có). - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Giáo án wort soạn rõ chi tiết - Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Dàn nhạc trong vườn * Học sinh - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Hoạt động Mở đầu * Khởi động - Ổn định lớp - Hỏi cảm nhận của các em khi lên lớp 2 - GV HD HS trò chơi em yêu thế giới muôn loài: Chia lớp thành 4 nhóm, Gv phát mỗi nhóm 1 tranh con vật “Vịt, Gà, Mèo, chim” sau đó GV hỏi lần lượt từng nhóm theo tiết tấu sau và từng nhóm trả lời. Hỏi: Bạn thích con gì Trả lời:Tôi thích con vịt Tôi thích con Gà Tôi thích con Mèo Tôi thích con chim - GV hỏi con vịt: Nó kêu thế nào - Trả lời: Nó kêu cạp cạp. - Tổ nào phản xạ trả lời đều và nhanh nhất là thắng cuộc b) Hoạt động Hình thành kiến thức mới * Khám phá - Tô Đông Hải Sinh năm: 1946 tại Hà Nội, các sáng tác của ông như: - Chú bộ đội và cơn mưa - Mưa bóng mây, bài hát Dàn nhạc trong vườn có giai điệu nhịp nhàng nói về một vườn thiên nhiên tuyệt đẹp với một dàn âm thanh líu lo của các loài chim như Cu Gáy, Vàng Anh, Chích Chòe tạo thành 1 dàn nhạc trong vườn đầy lý thú. c) Hoạt động Luyện tập, thực hành Học bài hát: Dàn nhạc trong vườn + Nghe hát mẫu. (GV mở nhạc mp3 hoặc tự trình bày) - Hỏi hs nói cảm nhận ban đầu về bài hát. + Gv hướng dẫn đọc mẫu lời ca, gõ tiết tấu + Câu 1: Kìa con chim . đố la + Câu 2: Kìa chú .. lá son + Câu 3: Kìa chim .. lá phà + Câu 4: Một dàn ..trong vườn - Mời 1-2 em đọc bài. - Dạy hát nối tiếp từng câu cho đến hết bài: Chú ý nhắc HS hát đúng chỗ có tiếng ngân 2,3 phách, các tiếng ngân 1 phách và nghỉ 2 phách, lấy hơi trước các câu - Giáo viên đàn giai điệu HS hát tập thể hát thể hiện sắc thái của bài, chú ý sửa sai cho học sinh. - Mời bàn, cá nhân. - Chia lớp làm 3 tổ hát nối tiếp, đồng ca - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên hướng dẫn cách gõ đệm theo phách: Gõ vào bông hoa màu đỏ và màu vàng. - Cả lớp hát gõ đệm theo phách - Mời dãy, tổ, cá nhân. - Giáo viên nhận xét. d) Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm + Nghe và vỗ tay mạnh nhẹ theo tiết tấu. - GV giới thiệu: Hình tiết tấu viết ở nhịp ¾ có 1 phách mạnh là bông hoa màu đỏ, 2 phách nhẹ là bông hoa màu vàng. - GV đọc mẫu hình tiết tấu: 1-2-3/1-2-3/1-2-3 - GV bắt nhịp HS đọc cùng GV - GV bắt nhịp HS đọc không cùng GV - GV miệng đọc tay vỗ theo tiết tấu bằng cách Vỗ phách mạnh kêu to, 2 phách nhẹ duỗi thẳng bàn tay ra để âm thanh phát ra nhẹ và vỗ nhẹ so với phách mạnh - GV hd HS thực hiện cùng: nhắc HS vỗ phách mạnh vào bông hoa màu đỏ, phách nhẹ vỗ vào bông hoa màu vàng. - GV đọc tiết tấu HS vỗ tay mạnh nhẹ vài lần cho quen tay. - Chia lớp 2 tổ, tổ 1 đọc tiết tấu, tổ 2 vỗ tay theo tiết tấu mạnh nhẹ và ngược lại. - Chia cặp và các em thực hiện đổi nhau liên tục. - Nhận xét tiết học (khen + nhắc nhở) - Dặn học sinh về nhà ôn lại bài học, chuẩn bị bài mới. - Hát lại bài hát để kết thúc tiết học. - HS ngồi ngay ngắn. - Trả lời: vui mừng - 4 Nhóm nhận Hình ảnh con vật, lắng nghe và trả lời như GV HD - HS Lắng nghe, chơi tiếp. - Lắng nghe - Hs nghe giáo viên hát mẫu. - Hs nêu bài hát vui tươi, nhịp nhàng - Hs quan sát, đọc lời ca - Hs thực hiện học hát từng câu. - Học sinh hát cả bài - HS xung phong - Các tổ, lớp thực hiện - Học sinh lắng nghe. - Lớp thực hiện - HS xung phong. - Hs lắng nghe. Theo dõi - Lắng nghe. - Thực hiện. - Theo dõi cách vỗ tay tạo âm thanh mạnh nhẹ. - Thực hiện cung GV - Thực hiện. - 2 tổ thực hiện. - Các cặp thực hiện - Lắng nghe. - Học sinh ghi nhớ và thực hiện. - Học sinh ghi nhớ.hHh 4. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có) Môn học: Âm nhạc; Lớp: 3 Tên bài học: - Học hát: Quốc ca Việt Nam (Lời 1) Thời gian thực hiện: từ 27/9/2021 đến 01/10/2021 1. Yêu cầu cần đạt - Biết đôi nét về tác giả Tô Đông Hải - Biết bài hát Dàn nhạc trong vườn có giai điệu nhịp nhàng nói về một vườn thiên nhiên tuyệt đẹp. - Hát chuẩn xác, thuộc lời bài hát: “Dàn nhạc trong vườn” đúng sắc thái. Thể hiện được bài hát với tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4 - Hình thành cho học sinh một số kỹ năng hát (hát rõ lời, đồng đều, lấy hơi) - Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm theo phách. * Góp phần hình thành và phát triển năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học; - Năng lực giao tiếp và hợp tác; - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; * Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: - Yêu nước; nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 2. Đồ dùng dạy học * Giáo viên - Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm (nếu có). - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Giáo án wort soạn rõ chi tiết - Đàn và hát thuần thục lời một bài hát Quốc ca Việt Nam - Tranh vẽ lá cờ Việt Nam tung bay trên sân trường. * Học sinh - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Hoạt động Mở đầu * Khởi động - Ổn định lớp - Kiểm tra SGK, vở ghi, đồ dùng học tập b) Hoạt động Hình thành kiến thức mới - GV Giới thiệu: Bài Quốc ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944, được tác giả đặt tên là Tiến quân ca. Bài hát đã kêu gọi, thúc giục nhân nhân Việt Nam anh dũng đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp, Tại kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa I, bài hát này đã được Bác Hồ đề nghị chọn làm Quốc ca Việt Nam. c) Hoạt động Luyện tập, thực hành Học bài hát: Quốc ca Việt Nam - GV hát mẫu ( hoặc mở băng). - GV hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu + GV hỏi: Trong bài có từ “ Sa trường” em nào có thể giải thích ý của từ này? + GV giải thích từ này nghĩa là chiến trường. - Đọc lời theo tiết tấu lời ca. Tập gõ hình thiết tấu câu thứ nhất GV gõ hình thiết tấu làm mẫu khoảng 2 –3 lần GV chỉ định một vài HS gõ lại tiêt tấu (HS năng khiếu) - Luyện thanh: 1 – 2 phút - Tập hát từng câu: + GV hát mẫu, đàn giai điệu 2-3 lần, HS nghe và nhẩm theo. + GV tiếp tục đàn câu tiếp và bắt nhịp (đếm 2-3) cho HS hát cùng với đàn. - Tập tương tự với các câu tiếp theo. + GV chỉ định 1-2 HS hát lại hai câu này. (HS năng khiếu) Dạy những câu tiếp theo tương tự như trên. GV nhắc các em hát mạnh mẽ, rõ lời, tư thế đứng nghiêm trang GDHS: Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ. d) Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm - Lớp trưởng điều khiển các bạn chào cờ và bắt nhịp cho cả lớp hát quốc ca. - Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng của một HS bắt nhịp. - GV dặn HS về nhà tiếp tục tập hát để thuộc lời ca và hát tự nhiên, rõ lời hơn - HS chú ý - HS theo dõi - HS nghe và cảm nhận - 1-2 HS đọc lời ca. + HS trả lời - HS theo dõi - HS thực hiện - HS nghe và ghi nhớ - HS thực hiện - HS tập hát tương tự + 1-2 HS trình bày - HS hát cả bài - HS ghi nhớ - HS trình bày - HS trình bày - HS ghi nhớ 4. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có) Môn học: Âm nhạc; Lớp: 4 Tên bài học: - Ôn tập 3 bài hát và ký hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3 Thời gian thực hiện: từ 27/9/2021 đến 01/10/2021 1. Yêu cầu cần đạt - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học. - Biết hát kết hợp vỗ tay (gõ đệm) hoặc vận động theo bài hát. - Hình thành cho học sinh một số kỹ năng hát (hát rõ lời, đồng đều, lấy hơi) - Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm theo phách. - Nội dung điều chỉnh: + Điều chỉnh: (CV 3696) Chỉ ôn tập 2 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3 * Góp phần hình thành và phát triển năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học; - Năng lực giao tiếp và hợp tác; - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; * Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: - Yêu nước; nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 2. Đồ dùng dạy học * Giáo viên - Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm (nếu có). - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Giáo án wort soạn rõ chi tiết - Đàn và hát thuần thục lời một bài hát Quốc ca Việt Nam - Tranh vẽ lá cờ Việt Nam tung bay trên sân trường. * Học sinh - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Hoạt động Mở đầu * Khởi động - Ổn định lớp nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn - Kiểm tra SGK, vở ghi, đồ dùng học tập b) Hoạt động Hình thành kiến thức mới - GV hỏi trong chương trình âm nhạc lớp 3 chúng ta đã học những bài hát nào? Kể tên các bài hát đó ra? - GV đánh giá và nêu tên 11 bài hát đã học Trong tiết học này chúng ta sẽ ôn 2 bài hát sau 1 - Quốc ca Việt Nam 2 - Bài ca đi học c) Hoạt động Luyện tập, thực hành Ôn tập 3 bài hát đã học ở lớp 3 * Ôn bài hát: Quốc ca Việt Nam - GV đàn giai điệu một đoạn nhạc và cho hs nói đoạn nhạc đó nằm trong bài bài hát nào? - HS đứng nghiêm, trình bày bài hát. - GV sửa những chổ các em hát còn chưa đạt * Ôn bài hát: Bài ca đi học HS nghe Gv gõ một đoạn tiết tấu và đoán tên bài hát HS hát bài hát: Bài ca đi học kết hợp gõ đệm theo các kiểu - Mời từng tổ thực hiện lại bài hát - GV hướng dẫn những chỗ hát còn sai GDHS: Tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi từ tiết học đầu tiên trong chương trình Âm nhạc lớp 4. Ôn tập một số ký hiệu ghi nhạc Kể tên những kí hiệu ghi nhạc đã được học ở lớp 3? (HS năng khiếu) (Gồm: Khuông nhạc, khoá son, tên nốt nhạc và hình nốt) - Cho hs tự kẻ vào vở khuông nhạc - Gọi hs sinh và yêu cầu nói tên dòng, tên khe (HS năng khiếu) - Cho viết khoá son vào đầu khuông nhạc - Tập nói tên nốt nhạc ở bài tập số 1 - Tập viết lên khuông nhạc các nốt nhạc ở bài tập số 2, d) Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm - GV mời cả lớp đứng lên vận động theo nhạc cùng hát bài: Bài ca đi học - GV dặn HS về nhà tiếp tục tập hát để thuộc lời ca và hát tự nhiên, rõ lời hơn - HS chú ý - HS trả lời và theo dõi (11 bài hát) + Quốc ca Việt Nam + Bài ca đi học + Đếm sao + Gà gáy + Lớp chúng ta đoàn kết + Cùng múa hát dưới trăng + Con chim non + Ngày mùa vui - HS theo dõi - HS thực hiện - HS trình bày - HS chú ý lắng nghe - HS thực hiện - Tổ thực hiện - HS thực hiện - HS thực hiện - HS quan sát trả lời. - HS thực hiện - HS theo dõi 4. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có) Môn học: Âm nhạc; Lớp: 5 Chủ đề 1: Chào ngày mới; số tiết: 3 tiết Bài: - Hát: Reo vang bình minh (tiết 1) Thời gian thực hiện: từ 27/9/2021 đến 01/10/2021 1. Yêu cầu cần đạt - Hát đúng giai điệu và lời ca bài Reo vang bình minh, thể hiện được tính chất vui tươi, trong sáng. - Biết sử dụng nhạc cụ gõ để thực hiện tiết tấu và đệm được cho bài hát Reo vang bình minh - Cảm nhận được vẻ đẹp của bài hát và sự hài hòa, sinh động khi hát kết hợp gõ đệm. - Đọc đúng giai điệu bài Tập đọc nhạc số 1. - Có hiểu biết về phách, ô nhịp, vạch nhịp. - Nội dung điều chỉnh: + Điều chỉnh: (CV 2345) (Lớp 5) * Góp phần hình thành và phát triển năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học; - Năng lực giao tiếp và hợp tác; - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; - Năng lực đặc thù: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc thông qua hát và chơi nhạc cụ; ứng dụng và sáng tạo âm nhạc qua gõ đệm và vận động theo nhạc. - Năng lực chung: Biết cách kết bạn và giữ tình bạn. * Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: - Yêu nước; nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng hát, đàn; lòng nhân ái, tình yêu với thiên nhiên, tinh thần lạc quan yêu cuộc sống; có trách nhiệm trong học tập, biết chia sẻ 2. Đồ dùng dạy học * Giáo viên - Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm (nếu có). - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh - Giáo án wort soạn rõ chi tiết - Đàn và hát chuẩn xác bài hát Reo vang bình minh - Một số hình ảnh tư liệu liên quan đến hoàn cảnh sáng tác bài hát * Học sinh - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS a) Hoạt động Mở đầu * Khởi động - Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi, dụng cụ học tập của học sinh. - Cho HS nghe bài hát Reo vang bình minh, hướng dẫn HS thể hiện cảm xúc bằng cách vận động cơ thể như lắc lư, vỗ tay theo nhịp điệu của bài hát. - Đặt câu hỏi: + Em hãy nêu những hình ảnh có trong bài hát. Bài hát nói về chủ đề gì? + Em có biết bài hát nào khác nói về bình minh về thiên nhiên buổi sớm hoặc ngày mới? - Dẫn vào giới thiệu chủ đề và nội dung của bài học. b) Hoạt động Hình thành kiến thức mới * Tìm hiểu khám phá - GV giới thiệu tác giả. - GV giới thiệu bài hát, nội dung. - GV hướng dẫn HS cùng chia đoạn (bài có 2 đoạn), chia các câu hát cho bài, đánh dấu các chỗ lấy hơi và hướng dẫn HS nhận biết về cấu trúc của bài đã được đánh dấu các câu, đoạn trên bản nhạc. - Cho HS nghe lại bài hát và yêu cầu nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài (náo nức, vui tươi, trong sáng). c) Hoạt động Luyện tập, thực hành *. Khởi động giọng: - GV hướng dẫn cho HS đọc lời ca theo tiết tấu. - GV cho HS khởi động giọng (hướng dẫn HS về tư thế đứng hát, về hơi thở và khẩu hình) *. Tập hát từng câu - GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu từng câu hát với tốc độ thong thả, HS nghe và hát theo. - GV hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường độ; chú ý khẩu hình, âm thanh sao cho đẹp, mềm mại, vang nhưng không hát quá to; lấy hơi đúng chỗ. *. Hoàn thiện bài hát - Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bài rõ lời ca, đúng tốc độ vừa phải. - Lưu ý HS về khẩu hình, âm thanh vang, sáng, mềm mại, không hát thô; lấy hơi đúng chỗ. d) Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm *. Biểu diễn bài hát: - GV tổ chức cho HS thảo luận và hát theo các hình thức khác nhau: tập thể, nhóm/tổ, cá nhân kết hợp vỗ đệm hoặc vận động theo bài hát. - GV khuyến khích HS nhận xét và sửa sai (nếu cần) - GV nhận xét, khen ngợi, động viên và nhắc HS về tập luyện thêm, kể về nội dung học hát cho người thân. - Dặn HS về nhà học thuộc bài hát. - Chú ý lắng nghe. - HS nghe, cảm nhận và trả lời. - Chú ý lắng nghe và trả lời - HS lắng nghe. - HS chú ý lắng nghe. - HS chú ý lắng nghe. - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV - HS nghe và nêu cảm nhận. - HS đọc đồng thanh. - HS thực hiện. - HS hát theo - HS hát và lấy hơi đúng chỗ. HS năng khiếu hát đúng giai điệu, lấy hơi chính xác. HS còn lại hát đúng lời bài hát. - HS thực hiện theo GV hướng dẫn. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe thực hiện - HS ghi nhớ 4. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có) Ký duyệt PTTCM ............., ngày 22 tháng 9 năm 2021. .. . Nguyễn ..............
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_am_nhac_lop_1_den_5_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_s.doc