Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Ngọc Giao

Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Ngọc Giao

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

-GV giới thiệu với HS về môn học (GV có thể sử dụng tư liệu Lời nói đầu trong SGK)

-Hướng dẫn HS đứng và ngồi khi học hát: Thân phải thẳng, thoải mái, không cúi đầu. Không nhất thiết lúc nào cũng phải đặt 2 tay lên bàn. Khi hát, không nên hát quá to, át tiếng hát của bạn. Giọng hát nhẹ nhàng, tự nhiên.

Hoạt động 1: Cùng hát một bài đã học ở trường mầm non.

-GV bắt giọng cho HS hát 1 bài hát ở trường mầm non: Tạm biệt búp bê.

- GV dẫn dắt, giới thiệu cho HS vào bài học mới

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 2: Học bài hát Học sinh lớp Một vui ca

-GV giới thiệu tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát.

- Cho HS nghe bài hát (sử dụng phương tiện nghe - nhìn)

- GV hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo từng câu hát (4 câu)

Câu 1: Tạm biệt trường mầm non, chúng em vào lớp Một.

Câu 2: Từ hôm nay chúng em luôn chăm ngoan học tốt.

Câu 3: Để thầy cô khen, cha mẹ vui lòng.

Câu 4: Bạn ơi hát lên, chúng ta cùng nhau vui múa ca.

 

docx 109 trang thuong95 15012
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 1 (Cùng học để phát triển năng lực) - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Ngọc Giao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC 
Chủ đề 1: ĐI HỌC.
I. MỤC TIÊU:
- Hát được bài hát “Học sinh lớp Một vui ca”.
- Chăm chú lắng nghe và bộc lộ cảm xúc khi nghe bài hát “Quốc Ca”.
- Nhận biết được âm thanh cao thấp.
- Biết thể hiện nhạc cụ gõ “thanh phách” và thể hiện hình tiết tấu 1.
II. NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI:
Thể hiện âm nhạc: 
 - Học sinh bước đầu thể hiện bài hát với giọng hát tự nhiên tư thế phù hợp.
 2. Cảm thụ và hiểu biết: 
 - Bước đầu nhận biết âm thanh cao thấp.
III. THUẬT NGỮ ÂM NHẠC:
 - Tiết tấu.
 - Phách. 
 - Âm thanh.
IV. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Sách giáo viên, tranh ảnh để tổ chức các hoạt động.
 - Nhạc cụ và các phương tiện nghe nhìn.
 2. Học sinh:
 - Sách học sinh.
 - Nhạc cụ gõ (thanh phách hoặc nhạc cụ gõ tự tạo).
TUẦN 1
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC
Chủ đề 1: ĐI HỌC.
TIẾT 1
HỌC BÀI HÁT HỌC SINH LỚP MỘT VUI CA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Hát được giai điệu và lời ca của bài hát.
 - Hát đúng tư thế.
 - Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5p
 20p
10p
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-GV giới thiệu với HS về môn học (GV có thể sử dụng tư liệu Lời nói đầu trong SGK)
-Hướng dẫn HS đứng và ngồi khi học hát: Thân phải thẳng, thoải mái, không cúi đầu. Không nhất thiết lúc nào cũng phải đặt 2 tay lên bàn. Khi hát, không nên hát quá to, át tiếng hát của bạn. Giọng hát nhẹ nhàng, tự nhiên.
Hoạt động 1: Cùng hát một bài đã học ở trường mầm non.
-GV bắt giọng cho HS hát 1 bài hát ở trường mầm non: Tạm biệt búp bê.
- GV dẫn dắt, giới thiệu cho HS vào bài học mới
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 2: Học bài hát Học sinh lớp Một vui ca
-GV giới thiệu tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
- Cho HS nghe bài hát (sử dụng phương tiện nghe - nhìn)
- GV hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo từng câu hát (4 câu)
Câu 1: Tạm biệt trường mầm non, chúng em vào lớp Một.
Câu 2: Từ hôm nay chúng em luôn chăm ngoan học tốt.
Câu 3: Để thầy cô khen, cha mẹ vui lòng.
Câu 4: Bạn ơi hát lên, chúng ta cùng nhau vui múa ca.
-GV dạy HS hát từng câu với đàn theo lối móc xích, hướng dẫn lấy hơi đúng cách ở cuối mỗi câu hát. 
-GV yêu cầu học sinh hát mẫu.
-Cả lớp cùng hát. GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn học sinh sửa lại.
-GV cho học sinh hát cả bài, hướng dẫn học sinh hát theo phần đệm của nhạc nhịp nhàng và giữ nhịp ổn định.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 3: Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát Học sinh lớp Một vui ca
- GV thực hiện mẫu hát và vỗ tay theo nhịp 
- GV chia lớp thành hai nhóm luyện tập hát nối tiếp kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp bài hát.
Tạm biệt trường mầm non chúng em vào lớp Một
 x x x x
Từ hôm nay chúng em luôn chăm ngoan học tốt
 x x x x
Để thầy cô khen, cha mẹ vui lòng
 x x x x
Bạn ơi hát lên chúng ta cùng nhau vui múa ca
 x x x x
-GV gọi nhóm học sinh thực hiện hát và vỗ tay đệm trước lớp.
Hoạt động 4: Hát và vỗ tay theo phách bài hát Học sinh lớp Một vui ca
-GV thực hiện mẫu câu đầu. HS quan sát và nhận xét cách vỗ tay theo phách.
- Các nhóm cá nhân luân phiên luyện tập
- GV gọi 1 nhóm học sinh thực hành trước lớp luyện tập.
- GV nhận xét sửa sai (nếu có)
-Học sinh quan sát lắng nghe.
-HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV (đứng hoặc ngồi hát).
-HS nghe, quan sát và nêu cảm nghĩ của mình (cá nhân)
-HS đọc lời ca.
-HS tập hát
-Cá nhân, nhóm.
-Nhóm HS (5-6 HS)
-Nhóm HS (5-6 HS)
TUẦN 2
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC
Chủ đề 1: ĐI HỌC.
TIẾT 2
 LUYỆN TẬP BÀI HÁT HỌC SINH LỚP MỘT VUI CA.
NGHE BÀI HÁT QUỐC CA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Học sinh hát được giai điệu của bài hát Học sinh lớp Một vui ca.
 - Biết biểu diễn bài hát kết hợp vỗ tay.
 - Học sinh chăm chú lắng nghe có thái độ nghiêm túc khi chào cờ và nghe hát Quốc ca.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
20p
10p
Bài hát Học sinh lớp Một vui ca
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 5: Hát và vận động phụ họa theo bài hát Học sinh lớp Một vui ca
-GV cho HS nghe lại giai điệu bài hát
- Yêu cầu lớp hát lại cả bài theo nhạc kết hợp vỗ tay theo phách.
- Cho HS hát theo nhóm.
- Cho HS hát kết hợp 2 kiểu vỗ tay. Nhóm 1 hát và vỗ tay theo nhịp, nhóm 2 hát và vỗ tay theo phách (luân phiên thay đổi).
- GV hướng dẫn một vài động tác minh họa.
- Cho các nhóm lên biểu diễn bài hát.
2. Nghe bài hát Quốc Ca.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 6: Nghe bài hát Quốc ca.
-GV giới thiệu bài hát được nghe cho HS.
-Cho HS nghe bài hát (có thể đàn và hát hoặc sử dụng phương tiện nghe – nhìn)
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 7: Tập tư thế nghiêm trang khi Chào cờ và nghe hát Quốc ca.
-GV hướng dẫn HS thể hiện tư thế trong nghi lễ chào cờ, chỉnh đốn trang phục, đứng nghiêm trang, mắt hướng về Quốc kì.
-HS lắng nghe và hát thầm.
-Nhóm thực hiện.
-HS chú ý và thực hiện theo GV.
-HS nghe giáo viên giới thiệu và nghe băng đĩa hát mẫu bài Quốc ca.
-HS thực hiện theo GV.
TUẦN 3
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC
Chủ đề 1: ĐI HỌC.
TIẾT 3
 PHÂN BIỆT ÂM THANH CAO – THẤP. 
GIỚI THIỆU NHẠC CỤ GÕ THANH PHÁCH.
 LUYỆN TẬP HÌNH TIẾT TẤU 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nhận biết được âm thanh cao thấp.
 - Nhận biết được hình tiết tấu 1 và biết cách thể hiện.
 - Tập chơi nhạc cụ gõ thanh phách và biết vận dụng thực hành theo tiết tấu 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
10p
5p
20p
Phân biệt âm thanh cao – thấp
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 8: Nghe và nhận biết âm thanh cao – thấp
-GV đàn một vài âm với cao độ khác nhau, sau đó yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình.
- Cho HS nghe và phân biệt âm thanh cao – thấp mô phỏng âm thanh trong đời sống (tiếng gà gáy, tiếng vịt kêu )
Lưu ý: nhắc HS quan sát hình ảnh trong SGK để liên tưởng với âm thanh cao – thấp.
2. Giới thiệu nhạc cụ gõ Thanh phách
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 9: Quan sát hình và nghe giới thiệu nhạc cụ gõ Thanh phách
-GV hướng dẫn HS cách sử dụng thanh phách để gõ đệm.
-GV cho HS hát bài Học sinh lớp Một vui ca kết hợp gõ đệm bằng thanh phách.
3. Luyện tập hình tiết tấu 1
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 10: Tập chơi nhạc cụ gõ Thanh phách
-GV cho HS đọc trích đoạn bài thơ 3 chữ theo hình tiết tấu 1:
ĐEN – ĐEN – ĐEN – LẶNG ĐEN.
 Hòn đá to -
 Hòn đá nặng - 
 Chỉ một người -
 Nhấc không đặng -
-GV giải thích cho HS từ “đặng” nghĩa là “được” và ý nghĩa của bài thơ: Khi mọi người biết đoàn kết, chung sức chung lòng thì việc gì khó cũng làm được.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 11: Nghe và gõ đệm theo hình tiết tấu 1
-GV thực hiện mẫu hình tiết tấu 1
- Hướng dẫn HS thực hiện dùng thanh phách gõ theo hình tiết tấu 1.
- GV đọc 1 bài thơ 3 chữ cho HS kết hợp gõ theo hình tiết tấu 1: Chim chích bông; Bàn tay Mẹ 
- Lắng nghe giai điệu cao thấp của đàn 
- HS nghe, quan sát
-HS nghe hướng dẫn cách cầm thanh phách.
-HS thực hiện gõ theo hướng dẫn của Gv
-HS quan sát hình tiết tấu 1 và theo dõi GV thực hiện mẫu để luyện tập
-HS cả lớp nghe và gõ hình tiết tấu 1
-HS lắng nghe và thực hiện
TUẦN 4
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC
Chủ đề 1: ĐI HỌC.
TIẾT 4
 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC THEO CHỦ ĐỀ 1
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Học sinh lớp 1 vui ca.
 - Biết biểu diễn bài hát.
 - Chú ý lắng nghe, có thái độ nghiêm túc khi chào cờ và nghe hát Quốc ca.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
25p
5p
1.Tổ chức hoạt động với bài hát Học sinh lớp 1 vui ca.
- GV cho lớp cùng ôn hát với nhiều hình thức khác nhau:
+ Hát đối đáp 
Câu 1, câu 3: nhóm 1.
Câu 2, câu 4: nhóm 2.
Câu kết hát lại hai lần hai nhóm cùng hát.
 + Hát đồng ca
-GV chọn một bạn hát lĩnh xướng hát 2 câu đầu, câu 3 và 4 tất cả các bạn cùng hát.
-GV tiếp tục hướng dẫn các nhóm biểu diễn theo hình thức gõ đệm bằng vận động cơ thể. 
Hướng dẫn các em phách mạnh chúng ta vỗ tay ở các phách nhẹ các em dậm chân. 
-GV cho học sinh xem video biểu diễn bài Học sinh lớp 1 vui ca để các em học tập theo (nếu có).
- Nhắc HS về nhà hát lại bài hát cho người thân trong gia đình nghe.
2. Nghe bài hát Quốc ca
- GV sử dụng các phương tiện nghe – nhìn cho HS nghe lại bài hát Quốc ca.
- Cho HS nhắc lại tư thế khi chào cờ và nghe hát Quốc ca. 
- Cho HS thực hiện lại tư thế khi chào cờ và nghe hát Quốc ca
-Nhóm thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV
-HS tập vận động cơ thể
-HS chú ý lắng nghe
-HS trả lời
-HS thực hiện.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC
Chủ đề 2: CÂY XANH.
I. MỤC TIÊU:
 - Học sinh biết hát bài Lí cây xanh, thuộc lời ca.
 - Đọc được bài đồng dao theo tiết tấu bài Lí cây xanh.
 - Gõ đúng hình tiết tấu 1, làm quen hình tiết tất 2.
 - Cảm nhận được giai điệu và lời ca bài Bài hát trồng cây.
 - Giáo dục các em ý thức biết bảo vệ và chăm sóc cây xanh.
II. NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI:
 1. Năng lực hướng tới:
 - Học sinh bước đầu biết hát một mình và hát cùng các bạn.
 - Biết thể hiện âm hình tiết tấu 1,2.
 2.Cảm thụ và hiểu biết:
 - Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu của bài hát.
III. THUẬT NGỮ ÂM NHẠC:
 - Tiết tấu.
 - Dân ca.
IV. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Sách giáo viên.
 - Nhạc cụ.
 - Tranh ảnh minh họa và các phương tiện nghe – nhìn.
 2. Học sinh:
 - Sách học sinh.
 - Nhạc cụ gõ.
TUẦN 5
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC
Chủ đề 2: CÂY XANH.
TIẾT 5
HỌC BÀI HÁT LÍ CÂY XANH
ĐỌC ĐỒNG DAO THEO TIẾT TẤU BÀI LÍ CÂY XANH
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Hát được bài Lí cây xanh.
 - Đọc được bài đồng dao theo đúng tiết tấu.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5p
20p
5p
5p
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Trò chơi: Nghe và gõ theo tiết tấu
ĐƠN – ĐEN – ĐEN – ĐEN – LẶNG ĐƠN
-GV thực hiện mẫu dãy tiết tấu trên.
- Hướng dẫn HS thực hiện.
- Hướng dẫn HS dùng âm thanh mô phỏng tiếng trống, tiếng loài vật đọc theo tiết tấu trên.
- GV dẫn dắt giới thiệu HS vào bài hát Lí cây xanh – Dân ca Nam Bộ.
1. Học bài hát Lí cây xanh
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 2: Học bài hát Lí cây xanh
-GV hát mẫu cho HS nghe.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- GV hướng dẫn HS hát từng câu theo lối móc xích.
- Cho HS hát lại bài hát nhiều lần.
- GV cho HS hát theo nhóm.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 3: Hát và gõ đệm theo phách bài Lí cây xanh
-GV thực hiện hát và gõ đệm theo phách cho HS xem.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp dùng nhạc cụ gõ đệm theo phách.
- Cho HS thực hiện theo nhóm. GV quan sát và nhận xét.
2. Đọc đồng dao theo tiết tấu của bài hát
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 4: Đọc đồng dao theo tiết tấu bài Lí cây xanh
ĐƠN – ĐEN – ĐEN – ĐEN – LẶNG ĐƠN
Cây cam cây quýt -
Cây mít cây hồng - 
Ta trồng ta ăn - 
 ..
-GV có thể thực hiện vừa đọc vừa kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo tiết tấu.
- Có thể cho HS đọc thêm các bài đọc khác, sử dụng cùng dãy tiết tấu như:
Con công hay múa.
Nó múa làm sao.
Nó rụt cổ vào.
Nó xòe cánh ra 
-HS quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
-HS lắng nghe
-HS thực hiện đọc lời ca.
- HS hát theo hướng dẫn
-HS thực hiện.
- HS nhận xét bạn.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-Nhóm thực hiện.
-HS quan sát lắng nghe
-HS thực hiện
TUẦN 6
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC
Chủ đề 2: CÂY XANH.
TIẾT 6
LUYỆN TẬP BÀI HÁT LÍ CÂY XANH
NGHE BÀI BÀI HÁT TRỒNG CÂY
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Học sinh hát được giai điệu và đúng lời ca bài Lí cây xanh. 
 - Chăm chú lắng nghe bài hát. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5p
15p
5p
10p
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 5: Nghe giai điệu và đoán câu hát trong bài Lí cây xanh
-GV đàn một câu trong bài hát Lí cây xanh trong bài hát yêu cầu học sinh đoán đó là câu hát trong bài hát nào? 
- GV nhận xét, yêu cầu HS hát câu hát đó và cho biết câu hát đó trong bài hát nào?
- GV yêu cầu cả lớp hát đồng thanh theo giai điệu của đàn
1. Bài hát Lí cây xanh
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 6: Biểu diễn bài hát Lí cây xanh.
-Gọi học sinh trình bày theo nhóm lên hát.
- GV cho học sinh các nhóm hát kết hợp với hai kiểu vỗ tay đệm.
+ Nhóm 1: vỗ tay đệm theo nhịp 
+ Nhóm 2 vỗ tay đệm theo phách.
-GV cho học sinh xem bang đĩa video biểu diễn (nếu có), GV biểu diễn làm mẫu một số động tác phụ họa cho bài hát.
2. Nghe bài hát Bài hát trồng cây.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 7:Nghe bài hát Bài hát trồng cây. Hãy chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
-GV giới thiệu cho học sinh tên bài hát, tác giả nhạc và tác giả thơ.
-GV dùng băng đĩa cho học sinh nghe bài hát.
? Qua phần nghe giai điệu của bài hát em có cảm nhận gì về giai điệu của bài hát này?
? Em nhớ được những hình ảnh nào trong bài hát?
+Hình ảnh tiếng hát, chú chim hót trên vòm cây,bóng mát và con đường
?Bài hát gửi gắm cho các em thông điệp gì?
+ Yêu cây xanh và hiểu được tác dụng của việc trồng cây xanh giúp bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 8: Nghe và vận động phụ họa theo bài Bài hát trồng cây
-GV cho học sinh nghe lại bài hát trồng cây, học sinh thể hiện một số động tác theo lời ca và nhạc điệu để bộc lộ cảm xúc.
- GV củng cố lại bài cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp, vận động cơ thể bài hát Lí cây xanh.
-HS lắng nghe và làm theo hướng dẫn của giáo viên.
-HS lắng nghe giai điệu đàn và hát 
-HS biểu diễn thực hiện theo nhóm.
-HS quan sát
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
TUẦN 7
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC
Chủ đề 2: CÂY XANH.
TIẾT 7
LUYỆN TẬP HÌNH TIẾT TẤU 1, 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Học sinh nhận biết và thể hiện đúng hình tiết tấu 2. 
 - Phân biệt được âm thanh dài - ngắn
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 9: Nghe và nhận biết âm thanh dài – ngắn
-GV yêu cầu học sinh chú ý lắng nghe những âm thanh sau. Bật loa mô phỏng âm thanh của tiếng còi tàu và âm thanh tiếng chim hót ngắn.
? Em hãy cho biêt âm thanh nào dài? Âm thanh nào ngắn?
? Giáo viên dùng nhạc cụ gõ tiết tấu nốt đen và tiết tấu nốt móc đơn học sinh so sánh âm thanh nào ngắn âm thanh nào dài?
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 10: Nghe và gõ đệm theo hình tiết tấu 1
-GV gõ mẫu âm hình tiết tấu 1 lại cho HS quan sát lắng nghe
-GV hướng dẫn lại HS cách cầm thanh phách cho đúng sau đó gõ âm hình tiết tấu 1 theo hướng dẫn của giáo viên với tốc độ chậm.
-GV cho HS lần lượt gõ theo dãy bàn.
+ Nhóm 1 gõ bằng thanh phách.
+ Nhóm 2 gõ xuống bàn.
+ Nhóm 3 vỗ tay.
Lần lượt cho các nhóm đổi nhạc cụ bộ gõ để gõ âm hình tiết tấu 1.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 11: Đọc đoạn thơ theo hình tiết tấu
GV Treo tranh bài thơ 3 chữ cho học sinh đọc theo tiết tấu 1.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 12: Nghe và vỗ tay hoặc gõ đệm theo hình tiết tấu 2
-GV yêu cầu HS quan sát âm hình tiết tấu 2.
ĐƠN – ĐƠN – ĐƠN – ĐƠN – ĐEN – LẶNG
-GV thực hiện mẫu vài lần bằng cách vỗ tay hoặc dùng thanh phách.
- GV hướng dẫn H cách cầm thanh phách để gõ âm hình tiết tấu 2.
- Yêu cầu HS gõ theo dãy bàn 3 - 5 lần.
? So sánh âm hình tiết tấu 1 với âm hình tiết tấu 2. Âm hình tiết tấu nào nhanh âm hình tiết tấu nào chậm?
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 13: Luyện tập các hình tiết tấu 1, 2
-GV cho cả lớp gõ theo hình tiết tấu 1
- GV chuyển sang gõ âm hình tiết tấu 2.
- Chia lớp làm hai dãy: Một dãy gõ âm hình tiết tấu 1, môt dãy gõ âm hình tiết tấu 2 sau đó đổi bên.
- Tổ chức trò chơi gõ tiết tấu đối đáp, chia lớp thành 2 nhóm.
+ Nhóm 1: Gõ theo âm hình tiết tấu 1
 + Nhóm 2: Gõ âm hinh tiết tấu 2. Sau đó đổi bên. GV nhận xét. 
-HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu của giáo viên.
-HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV
-Học sinh gõ tiết tấu 1 và đọc bài thơ.
-HS quan sát sau đó làm theo.
-HS tập theo hướng dẫn của GV.
-HS thực hiện
TUẦN 8
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC
Chủ đề 2: CÂY XANH.
TIẾT 8
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC THEO CHỦ ĐỀ 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Lí cây xanh. 
 - Biết biểu diễn bài hát qua các động tác phụ họa. 
 - Biết cách thể hiện cảm xúc khi nghe bài hát Trồng cây.
 - Học sinh thể hiện được âm hình tiết tấu 1,2.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1.Ôn tập bài hát Lí cây xanh
- GV tổ chức cho HS trò chơi “Giọng ca bí ẩn”.
- GV hướng dẫn HS cách chơi.
- Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.
 - Học sinh biết cách vận động theo nhạc biểu diễn bài hát ở các hình thức, nhóm.
- Hướng dẫn HS đọc thuộc câu thơ
Cây xanh thì lá cũng xanh
Chim đậu trên cành chim hót líu lo
2. Nghe bài hát Bài hát trồng cây.
-Gv dùng băng đĩa cho học sinh nghe bài hát trên video biểu diễn của các bạn học sinh (nếu có)
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi âm nhạc:
+ Gõ tiết tấu đối đáp.
+ Xem tranh – đoán tên bài hát.
+ Nghe giai điệu đoán câu hát.
?Bài hát gửi gắm cho các em thông điệp gì?
+ Yêu cây xanh và hiểu được tác dụng của việc trồng cây xanh giúp bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
3. Luyện tâp hình tiết tấu 1, 2
- GV cho cả lớp gõ theo hình tiết tấu 1
- GV chuyển sang gõ âm hình tiết tấu 2
- Chia lớp làm hai dãy: Một dãy gõ âm hình tiết tấu 1, một dãy gõ âm hình tiết tấu 2 (luân phiên)
- GV tổ chức trò chơi gõ tiết tấu đối đáp; chia lớp thành 2 nhóm.
+ Nhóm 1: Gõ theo âm hình tiết tấu 1
 + Nhóm 2: Gõ âm hinh tiết tấu 2. Sau đó đổi bên. GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
- GV củng cố lại bài cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách, gõ đệm theo tiết tấu 1,2 bài thơ 3 tiếng.
 Một tay đẹp. Tay buông câu
 Hai tay đẹp Tay chặt củi
 Ba tay đẹp Tay đắp núi
 Tay dệt vải Tay đào sông 
 Tay vãi rau
- Nhắc học sinh về nhà tập biểu diễn động tác vận động cơ thể cho ông bà bố mẹ xem và chuẩn bị cho tiết học sau. 
-HS lắng nghe và làm theo hướng dẫn của GV
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện
-Nhóm thực hiện
TUẦN 9
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC
Chủ đề 2: CÂY XANH.
TIẾT 9
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1 VÀ 2
I. MỤC TIÊU:
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca hát 2 bài hát Lí cây xanh và Học sinh lớp Một vui ca. Biết biểu diễn bài hát qua các động tác phụ họa.
- Học sinh thể hiện được âm hình tiết tấu 1, 2.
II. NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI:
+Ứng dụng sáng tạo: Tập biểu diễn 2 bài hát. Sử dụng nhạc cụ gõ thể hiện hình tiết tấu 1, 2.
 Học sinh bước đầu biết hát một mình và hát cùng các bạn.
+ Giao tiếp và hợp tác: Bước đầu biết hát hòa giọng và phối hợp chơi nhạc cụ gõ cùng các bạn.
III. THUẬT NGỮ ÂM NHẠC:
Giai điệu, tiết tấu.
Nhịp, phách.
Dân ca.
IV. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Sách giáo viên, tranh ảnh để tổ chức các hoạt động,
 - Nhạc cụ đàn Organ và các phương tiện nghe nhìn, thanh phách.
 2. Học sinh:
 - Chuẩn bị sách vở và thanh phách học nhạc cụ gõ tự tạo.
 V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 1: Trải nghiệm: Nghe giai điệu đoán tên bài hát đã học.
-Tổ chức trò chơi nghe giai điệu đoán tên bài hát.
-GV cho HS nghe nhạc beat bài Học sinh lớp Một vui ca và bài Lí cây xanh để HS đoán tên hai bài hát đó.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 2: Hát đúng giai điệu, lời ca 2 bài hát Học sinh lớp Một vui ca và Lí cây xanh.
-GV sử dụng các hình thức tổ chức hoạt đông học hát đã thực hiện ở các tiết học trước cho HS ôn tập.
-GV sử dụng thêm môt số đạo cụ cho HS múa phụ họa cho bài hát sinh động.
-Tổ chức cho HS tập theo nhóm và yêu cầu các nhóm lên biểu diễn trước lớp.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Sử dụng nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể theo hình tiết tấu 1, 2.
-GV sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động cho HS ở tiết 3 và tiết 7 cho HS luyện tập 2 hình tiết tấu 1, 2.
- GV cho cả lớp gõ theo hình tiết tấu 1.
- GV chuyển sang gõ âm hình tiết tấu 2.
- Chia lớp làm hai dãy : Một dãy gõ âm hình tiết tấu 1, một dãy gõ âm hình tiết tấu 2 - sau đó đổi bên.
- Tổ chức trò chơi gõ tiết tấu đối đáp; chia lớp thành 2 nhóm.
+ Nhóm 1: Gõ âm hình tiết tấu 1
+ Nhóm 2: Gõ âm hình tiết tấu 2. Sau đó đổi bên. Nhóm nào gõ tốt GV tuyên dương. Nhóm nào chưa đạt yêu cầu chỉnh sửa tập luyện thêm.
GV cho HS vận động cơ thể theo hai loại hình tiết tấu 1, 2
GV cho HS tập biểu diễn 2 bài hát với các hình thức khác nhau (đơn ca, song ca. kết hợp vận động)
- Nhắc HS về nhà tập biểu diễn động tác vận động cơ thể cho ông bà bố mẹ xem và chuẩn bị cho tiết học sau. 
-Cả lớp lắng nghe
-HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC
Chủ đề 3: THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG.
I. MỤC TIÊU:
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca hát bài hát Mái trường em yêu. 
- Chăm chú lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe bài hát Cô giáo em.
- Thể hiện được hình tiết tấu 1, 2.
- Biết nội dung câu chuyện Hội thi giọng hát hay.
- GDHS quý trọng thầy cô và yêu mến trường lớp.
II. NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI:
Thể hiện âm nhạc:
Biết hát 1 mình và hát cùng các bạn, biết ngân giọng cuối câu hát và lấy hơi.
Cảm thụ và hiểu biết:
Cảm nhận sau khi nghe câu chuyện âm nhạc.
III. THUẬT NGỮ ÂM NHẠC:
Giai điệu.
Tiết tấu.
IV. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Sách giáo viên, tranh ảnh để tổ chức các hoạt động,
 - Đàn Organ và các phương tiện nghe nhìn, thanh phách.
 2. Học sinh:
 - Chuẩn bị sách vở và thanh phách học nhạc cụ gõ tự tạo.
TUẦN 10
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC
Chủ đề 3: THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG.
TIẾT 10
HỌC HÁT: MÁI TRƯỜNG EM YÊU
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết hát theo lời ca và giai điệu bài hát Mái trường em yêu.
- Biết hát kết hợp gõ đệm và vận động phụ họa.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Nghe và nhận biết âm thanh cao – thấp; dài – ngắn.
-Tổ chức trò chơi : Nghe và nhận biết âm thanh cao – thấp; dài – ngắn.
- GV dùng đàn mô phỏng âm thanh cao - thấp cho HS nghe và nhận biết.
- GV gõ trống hoặc gõ phách thay đổi trường độ cho HS phân biệt.
- GV nhận xét tuyên dương học sinh.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 2: Học hát Mái trường em yêu.
- GV giới thiệu vào bài học:
Với mỗi người, ngôi nhà là tổ ấm yêu thương. Nơi ấy có biết bao người thân yêu đã vun vén hạnh phúc cho chúng ta. Nhưng có một ngôi nhà ghi dấu một thời thơ trẻ sôi nổi, đầy hăm hở của tuổi thơ. Nó ôm ấp biết bao nhiêu kỉ niệm về tình thầy, tình bạn. Nó chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay tới chân trời trí tuệ! Ngôi nhà ấy, chính là ngôi trường mà mỗi sáng, mỗi chiều vang vang tiếng đọc bài của chúng ta! Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều lưu giữ trong mình những kí ức đẹp đẽ về mái trường, về thầy cô bạn bè. Chủ đề về mái trường cũng đã được Nhạc sĩ Hải Long sáng tác một bài hát dành cho các em đó là - Bài hát Mái trường em yêu.
- GV ghi bảng tiết học tên bài hát.
- GV cho HS nghe nhạc
- Treo bảng phụ chép sẵn bài hát
- GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
+ Câu 1:Trường em đây xinh xinh có hoa lá rung rinh
+ Câu 2: Hàng cây cao lao xao như đón chào.
+ Câu 3:Lời thầy sao ấm áp, mắt cô đầy yêu thương.
+ Câu 4:Ơn thầy cô dạy dỗ, em nhớ hoài không quên
-HDHS tư thế đứng khi khởi động giọng.
- GV dạy HS hát từng câu với đàn theo lối móc xích, hướng dẫn lấy hơi đúng cách ở cuối mỗi câu hát. 
-GV yêu cầu học sinh hát mẫu.
-Cả lớp cùng hát. GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn học sinh sửa lại.
-GV cho học sinh hát cả bài, hướng dẫn học sinh hát theo phần đệm của nhạc nhịp nhàng và giữ nhịp ổn định. 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 3: Hát và gõ đệm theo phách bài Mái trường em yêu.
- GV thực hiện mẫu hát và vỗ tay theo phách 
- GV chia lớp thành hai nhóm luyện tập hát nối tiếp kết hợp vỗ tay đệm theo phách bài hát.
Trường em đây xinh xinh có hoa lá rung rinh
 x x x x x x x x
Hàng cây cao lao xao như đón chào 
 x x x x x xxx
Lời thầy sao ấm áp, mắt cô đầy yêu thương
 x x x x x x x x
Ơn thầy cô dạy dỗ, em nhớ hoài không quên
 x x x x x x x xxx
-GV gọi nhóm học sinh thực hiện hát và vỗ tay đệm trước lớp.
Hoạt động 4: Hát và gõ đệm theo nhịp bài hát Mái trường em yêu.
-GV thực hiện mẫu câu đầu. HS quan sát và nhận xét cách vỗ tay theo nhịp.
- Các nhóm cá nhân luân phiên luyện tập
- GV gọi 1 nhóm học sinh thực hành trước lớp luyện tập.
- GV nhận xét sửa sai (nếu có)
-HS lắng nghe và phát hiện âm thanh 
-HS lắng nghe
-HS đọc lời ca.
-HS luyện thanh theo hướng dẫn của GV
- HS hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
-HS hát cả bài.
-HS vỗ tay theo phách. 
-HS làm việc theo nhóm.
TUẦN 11
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC
Chủ đề 3: THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG.
TIẾT 11
LUYỆN TẬP BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG EM YÊU
NGHE BÀI HÁT: CÔ GIÁO EM.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Hát được giai điệu và lời ca của bài hát Mái trường em yêu. 
- Biết biểu diễn bài hát, hát hòa giọng với tập thể
- Chú ý lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe hát.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài hát Mái trường mến yêu
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 5: Biểu diễn bài hát Mái trường em yêu.
- Nghe nhạc điệu đoán tên bài hát? Sau khi nghe xong yêu cầu bạn nào hát đúng giai điệu của câu hát đó sẽ được tuyên dương.
- GV hỗ trợ HS bật những đoạn nhạc không lời cho các em nghe và đoán giai điệu lần lượt từng câu trong bài hát Mái trường em yêu.
? Những câu hát mà các em vừa hát truyền đến em những thông điệp gì?
-GV cho HS hát từng câu nối tiếp theo nhóm, kết hợp gõ đệm theo nhịp.
+ Nhóm 1 hát câu 1 và câu 2
+ Nhóm 2 hát câu 3 và 4
-GV cho thay đổi luân phiên.
-GV biểu diễn một số động tác minh họa và HD HS thực hiện.
-GV gọi các nhóm lên biểu diễn.
2. Nghe bài hát: Cô giáo em
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 6: Nghe bài hát Cô giáo em.
-GV nhắc HS có tư thế đúng khi nghe nhạc.
-GV treo bức tranh bài hát yêu cầu HS miêu tả bức tranh gồm có những hình ảnh gì?
-GV giới thiệu bức tranh gồm có cô giáo và các bạn.
-GV giới thiệu bài hát nhạc và lời của Trần Kiết Tường. Lời bài hát miêu tả hình ảnh về cô giáo, dòng sông và cánh đồng quê hương với những tình cảm thiết tha của cô dành cho các em học sinh.
-GV bật nhạc cho HS nghe.
? Các em có cảm nhận gì về giai điệu của bài hát.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 7: Nghe và vận động cơ thể theo bài hát Cô giáo em.
-GV cho HS nghe và vận động cơ thể theo bài hát Cô giáo em.
-GV làm mẫu từng câu sau đó yêu cầu cả lớp đứng dạy vận động theo nhịp và múa các động tác theo GV.
-GV cho HS vận động theo nhóm sau đó gọi 1 nhóm lên biểu diễn các nhóm khác ở dưới quan sát nhận xét phần biểu diễn của bạn.
-HS lắng nghe tích cực tham gia trò chơi.
-HS hoạt động theo nhóm.
-HS lắng nghe phần giới thiệu của GV.
-HS lắng nghe và quan sát phần biểu diễn của GV.
-HS vận động theo từng câu từng động tác.
-HS tập theo nhóm và biểu diễn theo nhóm.
TUẦN 12
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC
Chủ đề 3: THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG.
TIẾT 12
LUYỆN TẬP ÂM HÌNH TIẾT TẤU 1, 2
CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC: HỘI THI GIỌNG HÁT HAY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Thể hiện đúng hình tiết tấu 1, 2 bằng các nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể.
- Vận dụng đọc thơ theo hình tiết tấu 1, 2
- Biết được nội dung câu chuyện Hội thi giọng hát hay.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Luyện tập hình tiết tấu 1, 2
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 8: Sử dụng nhạc cụ gõ thể hiện hình tiết tấu 1, 2.
-Tổ chức cho HS trò chơi “Photo tiết tấu”.
GV hướng dẫn HS cách chơi: Cả lớp nghe tiết tấu giáo viên vừa thực hiện và thực hiện lại tiết tấu đó.
-GV nhận xét, tuyên dương.
-GV gõ mẫu âm hình tiết tấu 1
-GV hướng dẫn lại HS cách cầm thanh phách cho đúng sau đó gõ âm hình tiết tấu 1 theo hướng dẫn của GV với tốc độ chậm.
-GV cho HS lần lượt gõ theo dãy bàn.
-GV treo tranh bài thơ 3 chữ cho học sinh đọc theo tiết tấu 1
-GV cho HS quan sát âm hình tiết tấu 2. 
-GV ghi hình tiết tấu 2 lên bảng và thực hiện mẫu vài lần bằng cách vỗ tay hoặc dùng thanh phách.
-GV hướng dẫn HS cách cầm thanh phách để gõ âm hình tiết tấu 2.
? So sánh âm hình tiết tấu 1 với âm hình tiết tấu 2. Âm hình tiết tấu nào nhanh âm hình tiết tấu nào chậm.
2.Câu chuyện Âm nhạc Hội thi giọng hát hay.
-GV đọc diễn cảm câu chuyện cho HS nghe
-GV cho HS quan sát tranh và kể tóm tắt câu chuyện.
Câu chuyện hội thi giọng hát hay
 Nghe tin ở khu rừng bên có hội thi giọng hát hay gà trống choai dậy từ sáng sớm để tập thể dục và luyện giọng. Trống choai chuẩn bị khăn gói rồi sang rủ vịt cồ cùng đi. Đi tới nơi các thí sinh lần lượt trình diễn những bài hát hay nhất của mình. Tiết mục của chống choai được thính giả vỗ tay nhiệt liệt còn vịt cồ hát không được hát hay lắm vì vịt hát sai mà giọng lại khàn khàn. Thí sinh được hoan nghênh nhất là chim họa mi, vì họa mi có giọng hát trong suốt, khi hát lại biết diễn cảm.
 Sau buổi diễn, các thí sinh xuống dưới gốc cây si để xem thông báo kết quả. Trống choai nghển cổ mới nhìn thấy tên mình: Nguyễn Trống Choai - số báo danh 18 - xếp loại khá. Còn vịt cồ lùn quá tìm mãi chẳng thấy tên đâu.
 Nhiều thí sinh quây lấy chim họa mi để chúc mừng. Chim Khướu líu lo lên tiếng: “ Họa mi có giọng hát hay như thế chắc vì bạn được uống nhiều nước suối trong?”. Sáo cũng nhanh nhẩu thêm vào “ Có lẽ mẹ bạn cho ăn nhiều sâu béo”. Họa mi cười trả lời: “ Không phải tại nước suối trong cũng chẳng phải tại thức ăn ngon”. Có gì đâu, mình rất yêu cảnh vật hàng ngày mình lắng nghe tiếng suối reo tiếng gió thổi để bắt chước mà ca hát, luyện nhiều nên được như thế thôi! Bạn nào thích, từ mai mời đến khu rừng này mình sẽ tập cho!”. Các bạn vỗ tay hoan hô, có vẻ thích thú lắm.
 Từ đó sáng nào rừng cũng rộn lên tiếng hót của chim muông. Hàng ngày, Trống choai về sớm luyện giọng “ o ò ó o” vang cả một góc rừng. Giọng tuy chưa bằng Họa mi nhưng nghe cũng khá hay. Còn vịt cồ thì suốt ngày chỉ bơi lội ở bờ ao chẳng tập tành gì nên nghe giọng vẫn khàn khàn làm sao ấy.
-GV cho HS quan sát tranh và kể tóm tắt lại câu chuyện.
GV gọi 1 em khá nhất lên kể lại câu chuyện cho các bạn nghe
?Bạn nào có thể cho cô biết hội thi có những con vật nào tham gia
? Con vật nào được khen nhiều nhất? Vì sao?
?Vậy để hát được hay các em cần phải làm gì?
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS lắng nghe.
-Học sinh gõ tiết tấu 1 và đọc bài thơ.
-HS quan sát sau đó làm theo.
-HS tập theo hướng dẫn của GV.
Âm hình tiết tấu 2 nhanh hơn âm hình tiết tấu 1.
-HS quan sát.
-HS lắng nghe GV kể chuyện
-HS tập kể lại câu chuyện
TUẦN 13
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN ÂM NHẠC
Chủ đề 3: THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG.
TIẾT 13
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC THEO CHỦ ĐỀ 3
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Mái trường em yêu.
- Biết gõ đúng hình tiết tấu 1, 2.
- Biết bộc lộ cảm xúc khi nghe hát.
II

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_1_cung_hoc_de_phat_trien_nang_luc_chuong.docx