Giáo án Âm nhạc Lớp 1 - Chủ đề 7: Gia đình - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Long Nguyện

Giáo án Âm nhạc Lớp 1 - Chủ đề 7: Gia đình - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Long Nguyện

I. MỤC TIÊU:

1. Phẩm chất:

- Giúp học sinh hiểu được mối quan hệ gắn bó yêu thương và sự kính trọng của các thành viên trong gia đình.

2. Năng lực:

- Học sinh bước đầu nhớ được tên, hát rõ lời ca và đúng theo giai điệu bài hát Cây gia đình.

- Biết hát kết hợp nhạc đệm.

- Biết hát và thể hiện được các nhân vật trong gia đình khi tham gia trò chơi sắm vai.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Trình chiếu Powerpoint/Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.

- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Cây gia đình

- Tranh, ảnh chủ đề về gia đình.

2. Học sinh:

- SGK Âm nhạc 1.

- Vở bài tập âm nhạc 1.

- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).

 

doc 20 trang yenhap123 26511
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 1 - Chủ đề 7: Gia đình - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Long Nguyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 7: Gia đình
Tiết 1:
- Học hát:
CÂY GIA ĐÌNH
- Vận dụng sáng tạo:
GÓC ÂM NHẠC
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
- Giúp học sinh hiểu được mối quan hệ gắn bó yêu thương và sự kính trọng của các thành viên trong gia đình. 
2. Năng lực:
- Học sinh bước đầu nhớ được tên, hát rõ lời ca và đúng theo giai điệu bài hát Cây gia đình.
- Biết hát kết hợp nhạc đệm.
- Biết hát và thể hiện được các nhân vật trong gia đình khi tham gia trò chơi sắm vai.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Trình chiếu Powerpoint/Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Cây gia đình
- Tranh, ảnh chủ đề về gia đình.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học.
3. Bài mới:
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Học hát:
Cây gia đình (25 phút)
* Khởi động: 
- Trò chơi “sắm vai” vận động theo bài hát “Ba ngọn nến lung linh”
- GV cho HS nghe bài hát “Ba ngọn nến lung linh” và yêu cầu HS hát theo và thể hiện 3 nhân vật Ba, Mẹ và Con.
- Gọi HS lên thể hiện hát và vận động theo bài hát.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – động viên, khen ngợi.
- HS lắng nghe theo yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Giới thiệu và nghe hát mẫu:
- Hướng dẫn HS quan sát bức tranh và giới thiệu bài mới.
- Nghe hát mẫu.
- GV cho HS quan sát tranh gia đình và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét – tuyên dương.
- GV giới thiệu: Trong mỗi chúng ta ai cũng có một nơi để về đó là nhà, có những người thân yêu đó là ông bà, ba mẹ, anh chị em Nơi này luôn cho ta biết bao tình yêu thương, che chở ta trong cuộc sống. Để tỏ lòng biết ơn những người thân này hôm nay thầy xin giới thiệu với các em một bài hát nói về tình cảm gia đình như thế này đó là bài Cây gia đình, nhạc của nhạc sĩ Quỳnh Hợp và lời thơ của nhà thơ Nguyễn Thị Mai.
- GV hát mẫu hoặc mở băng bài hát mẫu cho HS nghe 1 lần.
- GV đàn giai điệu cho học sinh nghe 1 lần và yêu cầu HS nhẩm theo.
? Nêu cảm nhận về giai điệu bài hát?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – tổng kết.
- HS quan sát tranh và trả lời.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và nhẩm theo
- HS trả lời theo cảm nhận.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Đọc lời ca:
- Hướng dẫn đọc lời ca.
- GV chia câu (bài hát chia thành 4 câu hát)
- GV đọc mẫu từng câu.
- GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
* Lưu ý: đọc phát âm đúng chính tả.
- HS theo dõi
- HS đọc từng câu theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
* Tập hát:
- Hướng dẫn hát từng câu.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài hát
- Giáo dục HS qua nội dung bài hát.
- GV đàn giai điệu từng câu (mỗi câu đàn 2 lần cho HS nghe) sau đó hát mẫu và bắt nhịp cho HS hát.
+ Câu 1: Hoa thơm là mẹ. Quả ngọt là con.
+ Câu 2: Lá cành là bố đan che bóng tròn.
+ Hát nối câu 1+2
+ Câu 3: Ông bà là gốc. Rễ ôm đất lành.
+ Câu 4: Rễ bềnh gốc vững. Cả đời thêm xanh.
+ Hát nối câu 3+4
- Hát cả bài.
- GV cho HS hát cả bài kết hợp vỗ tay theo nhiều hình thức: cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp.
- GV đặt câu hỏi: 
? Trong gia đình, em đã thể hiện tình cảm đối với ông bà, bố mẹ như thế nào? (Yêu thương, lễ phép, vân lời, quí trọng ông bà, cha mẹ)
- GV giúp học sinh hiểu được mối quan hệ gắn bó yêu thương và sự kính trọng của các thành viên trong gia đình.
- HS nghe và hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- HS hát câu 1.
- HS hát câu 2.
- HS hát câu 1+2
- HS hát câu 3.
- HS hát câu 4.
- HS hát nối câu 3+4
- HS hát cả bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời theo hiểu biết.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
* Hát với nhạc đệm:
- GV mở nhạc đệm và yêu cầu học sinh hát tập thể 1, 2 lần. Khi hát có thể kết hợp vỗ tay hoặc vận động theo ý thích.
- GV khuyến khích HS nhận xét và sửa sai (nếu có)
- GV nhận xét, khen ngợi và động viên HS.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét và sửa sai (nếu có)
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: 
Vận dụng sáng tạo:
Góc âm nhạc (10’)
+ Trò chơi: Sắm vai
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi bằng cách cho học sinh đóng vai các nhân vật trong gia đình: 
- Mẹ: Hoa thơm là mẹ.
- Con: Quả ngọt là con.
- Bố: Lá cành là bố đan chen bóng tròn.
- Ông, bà: Ông bà là gốc. Rễ ôm đất lành.
- Cả nhà cùng hát: Rễ bền gốc vững. Cây đời thêm xanh.
- Cho HS trao đổi vai nhân vật cho nhau và thực hiện.
- GV gọi nhiều nhóm để các em đều được sắm vai và thể hiện bài hát.
* Lưu ý: có thể hướng dẫn HS hát to – nhỏ luân phiên theo câu hát.
- HS lắng nghe và làm theo hướng dẫn.
- HS thực hiện.
- HS xung phong thực hiện.
* Củng cố. (4’)
- Gọi HS hát và thể hiện theo ý thích bài hát Cây gia đình và nói về tình cảm của mình đối với các thành viên trong gia đình ở bài tập 2 trang 28 vở bài tập.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – tổng kết và tuyên dương.
- Dặn dò học bài cũ và chuẩn bị bài mới. Khuyến khích HS về nhà hát cho người thân cùng nghe.
- HS thực hiện theo yếu cầu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Điều chỉnh:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tiết 2:
- Ôn tập bài hát: 
CÂY GIA ĐÌNH
- Đọc nhạc: 
HÁT CÙNG ĐÔ – RÊ – MI – PHA – SON
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:	
- Biết trân trọng, yêu thương gia đình và biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
2. Năng lực:
- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Cây gia đình. 
- Biết hát kết hợp vận động theo nhịp điệu và biết kết hợp một vài động tác minh họa cho bài hát
- Bước đầu đọc được tên nốt và lời ca bài đọc nhạc Hát cùng Đô – Rê – Mi – Pha – Son.
- Bước đầu biết đọc nhạc kết hợp nhạc đệm và vận động.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Trình chiếu Power Point/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát Cây gia đình.
- Chơi đàn và đọc thuần thục bài đọc nhac: Hát cùng Đô – Rê – Mi – Pha – Son.
- Tập các động minh họa bài Cây gia đình và bài đọc nhạc.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học
3. Bài mới:
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Ôn tập bài hát
Cây gia đình (15’)
* Khởi động:
- Đưa tranh và đàn giai điệu 1 câu hát trong bài hát Cây gia đình
- Nghe hát mẫu.
- Khởi động giọng.
- Ôn tập bài hát
- GV cho quan sát tranh, đàn giai điệu 1 câu hát và hỏi:
? Quan sát bức tranh và nghe giai điệu vừa đàn gợi cho chúng ta nhớ đến bài hát nào đã học?
- GV cho HS nghe lại bài hát mẫu 1 lần và yêu cầu HS nhẩm lại theo bài hát.
- GV đệm đàn theo mẫu và yêu cầu học sinh luyện thanh theo mẫu âm “la”
- GV cho HS hát lại bài hát 1,2 lần theo nhạc đệm.
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
- GV cho HS hát bài hát bằng nhiều hình thức đơn ca/ song ca/ tốp ca, kết hợp với gõ đệm.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, khen ngợi động viên.
- HS nghe và quan sát.
- HS trả lời.
+ Cây gia đình.
- HS nghe lại bài hát và nhẩm theo.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS hát bài hát theo nhạc đệm.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu.
- GV hướng dẫn hát kết hợp động tác minh họa cho bài hát
- GV hướng dẫn các động tác minh họa cho bài hát:
+ Hoa thơm là mẹ: Hai bàn tay chụm lại hình bông hoa.
+ Quả ngọt là con: Khum tròn hai bàn tay giống như quả.
+ Lá cành là bố đan che bóng tròn: Hai tay đưa chụm tròn cao lên đầu như tán cây.
+ Ông là là gốc, rễ ôm đất lành: Hai tay đưa xuống dưới, cánh tay đặt chéo sang hai bên hông, úp bàn tay xuống và duỗi cong ngón lên.
+ Rễ bền gốc vững, cây đời thêm xanh: Hai bàn tay ngữa lên, đưa dẫn lên cao như đang nâng đỡ.
- GV yêu cầu HS hát và kết hợp vận động minh họa.
- GV yêu cầu HS thực hiện bằng nhiều hình thức: Cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – tuyên dương
- GV khuyến khích HS đưa ra các cách thể hiện vận động minh họa khác.
- HS quan sát, làm theo và ghi nhớ.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thể hiện ý tưởng (nếu có)
Hoạt động 2: 
Đọc nhạc
Hát cùng Đô – Rê – Mi – Pha – Son. (20 phút)
*Giới thiệu:
- Trò chơi: “Những phím đàn vui nhộn”
- Giới thiệu.
- GV yêu cầu 5 HS xung phong lên bảng, mỗi bạn mang tên 1 phím đàn Đô – Rê – Mi – Pha – Son. GV đọc đến phím đàn tên gì thì bạn đó nhún xuống 1 cái và đứng lên. 
* Lưu ý: Đọc giai điệu Hát cùng Đô – Rê – Mi – Pha – Son để HS hình dung lại giai điệu bài đọc nhạc vừa học.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
? 2 người bạn mới của Đô – Rê – Mi là ai?
+ GV đàn và giới thiệu cho HS đây là hai bạn mới đến với bạn Đô Rê Mi.
- Giới thiệu 5 nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Pha – Son.
- HS nghe hướng dẫn và xung phong lên chơi trò chơi.
- HS cảm nhận và hình dung lại giai điệu bài đọc nhạc.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS nghe GV hướng dẫn và ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
* Nghe mẫu.
- Nghe mẫu bản nhạc.
- Cảm nhận về giai điệu
- GV đàn và đọc hoặc mở File âm thanh cho HS nghe mẫu lần 1.
- GV cho học sinh nghe giai điệu 1 lần (chỉ vào các nốt nhạc khi giai điệu vang lên), và yêu cầu HS nhẩm theo
? Trong bài đọc nhạc nốt nào ngân dài hơn?
? Nêu cảm nhận về giai điệu bài đọc nhạc.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – tuyên dương
- HS lắng nghe.
.
- HS lắng nghe và nhẩm theo.
- HS trả lời.
- HS trả lời bằng cảm nhận.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Đọc lời ca và tên nốt.
- Đọc tên nốt và lời ca.
- Đọc tên nốt.
- Ghép lời ca.
- GV chỉ từng nốt đọc và cho HS đọc theo tên nốt và lời ca.
- Hướng dẫn HS đọc theo tiết tấu.
- GV đàn và đọc mẫu từng câu và bắt nhịp cho HS đọc theo.
+ Đọc tên nốt và bắt nhịp cho HS đọc câu 1.
+ Đọc tên nốt và bắt nhịp cho HS đọc câu 2.
+ Cho HS đọc tên nốt cả bài.
- GV đàn và hướng dẫn ghép lời ca từng câu và cả bài.
- GV cho HS đọc tên nốt và ghép lời ca cả bài.
- GV cho HS luyện đọc theo: dãy – tổ – cá nhân.
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có).
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện.
- HS đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc câu 1
- HS đọc câu 2	
- HS đọc cả bài.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
* Đọc nhạc kết hợp vận động.
- GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay và dậm chân theo SGK.
- GV làm mẫu và bắt nhịp cho HS đọc nhạc và ghép lời ca kết hợp vận động dậm chân và vỗ tay.
- GV yêu cầu HS thực hiện bằng nhiều hình thức: cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Đọc nhạc kết hợp với nhạc đệm.
- GV hướng dẫn HS đọc nhạc với nhạc đệm.
- GV đọc nhạc với nhạc đệm kết hợp gõ đệm.
- GV đọc và làm mẫu.
- GV cho HS đọc nhạc theo nhạc đệm 1, 2 lần.
- GV cho HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách.
- GV khuyến khích HS tự nhận xét/ nhận xét các bạn.
- GV chốt các ý kiến ( sửa sai - nếu cần)
- GV nhận xét – khen HS.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
* Củng cố. (4’)
- GV yêu cầu HS hát và vận động theo hình bài Cây gia đình ở bài tập 1 trang 28 vở bài tập
- Yêu cầu HS tô hoàn chỉnh các nốt nhạc theo mẫu ở bài tập 3 trang 29 vở bài tập.
- GV yêu cầu HS tự luyện tập, thể hiện và chia sẻ với người thân và các bạn.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện tô vào vở bài tập.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Điều chỉnh:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 3:
- Ôn tập đọc nhạc: 
HÁT CÙNG ĐÔ – RÊ – MI – PHA - SON
- Nghe nhạc: 
Bài hát: CON CHIM VÀNH KHYÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
- Giáo dục HS sự yêu quý, kính trọng và lễ phép đối với những người lớn tuổi.
- Biết yêu quý và bảo vệ các loài động vật.
2. Năng lực: 
- Biết đọc bài đọc nhạc Đô – Rê – Mi kết hợp vận động theo nhịp. Cảm nhận được sự tương quan về cao độ giữa các nốt.
- Biết sơ lược về tác giả, tác phẩm Con chim Vành Khuyên.
- Học sinh cảm nhận được không khí vui tươi qua nội dung của bài hát con chim vành khuyên.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung chủ đề, chuẩn bị học liệu, tư liệu phù hợp nhạc đệm cho bài hát. File âm thanh MP3, MP4, ...
- Chuẩn bị giáo cụ trực quan: Hình ảnh một số loài vật đặc biệt là hình ảnh chim vành khuyên. 
- Nhạc cụ: đàn phím điện tử, trống con, song loan ....
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học
3. Bài mới: 
Nội dung (thời gian)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: 
Ôn tập đọc nhạc:
Hát cùng Đô - Rê - Mi - Pha – Son (15’)
* Khởi động:
- Trò chơi: 
“Những nốt nhạc vui”
- Ôn tập đọc nhạc:
- GV tổ chức và phổ biến luật chơi trò chơi “Những nốt nhạc vui”: 
+ Gọi 5 học sinh lên bục và giao cho mỗi bạn 1 tên nốt. Quản trò gọi tên nốt nào thì HS mang tên nốt đó bước lên 1 bước và lùi xuống lại. (Đọc theo giai điệu bài đọc nhạc “Hát cùng Đô – Rê – Mi – Pha – Son” để học sinh nhớ lại. Tốc độ trò chơi có thể tăng dần).
+ Ai thua sẽ bị loại, người còn lại sẽ là người chiến thắng.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét – đánh giá và tuyên dương.
- GV cho HS nghe lại giai điệu bài đọc nhạc “Hát cùng Đô – Rê – Mi – Pha – Son” 1 lần.
- Đàn giai điệu và bắt nhịp cho HS đọc. 
- GV Đặt câu hỏi: Trong bài nhạc em thấy các nốt nhạc nào đọc nhanh hơn?
- Yêu cầu HS Nhận xét.
- GV nhận xét - tuyên dương.
- Quan sát, lắng nghe 
- HS thực hiên trò chơi như hướng dẫn.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe, trả lời.
- HS lắng nghe và nhẩm lại giai điệu.
- HS đọc nhạc.
- HS trả lời
+ Dòng 1: Đô- Rê, Mi - Pha.
+ Dòng 2: Son - Pha, Mi- Rê.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Đọc nhạc kết hợp vận động theo nhịp.
- Hát kết hợp vỗ tay.
- Hát kết hợp vận động theo nhịp.
- Hướng dẫn HS vừa đọc vừa kết hợp với vỗ tay.
+ Đưa tay dần lên khi đọc câu 1 (Giai điệu đi lên).
+ Đưa tay dần xuống khi đọc câu 2 (Giai điệu đi xuống).
- GV đàn giai điệu cho HS nghe từng câu và thực hiện nhiều lần cho nhuần nhuyễn.
- Hướng dẫn HS Thực hiện nghiêng người khi đọc (Có thể nghiêng người sang trái khi đọc câu1, nghiêng người sang phải khi đọc câu 2).
- Gọi HS biểu diễn trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Nhận xét tuyên dương và giúp đỡ các em thực hiện chưa tốt.
- Nghe và thực hiện như hướng dẫn.
- HS thực hiện.
- Thực hiện như hướng dẫn.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 2: 
Nghe nhạc: 
Bài hát: “Con chim vành khuyên” (20’)
* Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
- Giới thiệu tác giả.
- Giới thiệu tác phẩm.
- Giới thiệu một số hình ảnh, video đã chuẩn bị và có thể đặt một số câu hỏi:
+ Bức tranh, video các em vừa xem có những hình ảnh gì?
+ Em thích hình ảnh nào nhất? Vì Sao?
- Giới thiệu sơ lược về Nhạc sĩ Hoàng Vân. (Hoàng Vân là nhạc sĩ có rất nhiều ca khúc cho thiếu nhi như Em yêu trường em, Mùa hoa phượng đỏ, bảy sắc cầu vồng, Con Chim vành khuyên...)
- Hướng dẫn HS quan sát bài hát.
 + GV đọc và khuyến khích HS đọc lời ca. (2 lần)
+ Đặt một số câu hỏi về nội dung bài hát (VD: Bài hát nói về loài vật nào? Có bao nhiêu loài chim? Đó là những loài chim nào?,...)
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Trả lời theo hiểu biết
+ Trả lời theo cảm nhận
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
+ Đọc lời ca theo hướng dẫn.
+ Trả lời theo hiểu biết.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
* Nghe bài hát.
- GV đàn, hát hoặc có thể mở mp3/ mp4 cho HS nghe lần thứ nhất.
? Nêu cảm nhận về giai điệu của bài hát?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV tổng kết – nhận xét.
- GV hướng dẫn cho HS vừa nghe vừa vận động tại chỗ theo nhịp điệu bài hát. 
- GV có thể gợi ý cho HS sắm vai nghe và hát các câu hát có lời chào theo kiểu đối – đáp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có).
- Gv đặt một số câu hỏi gợi mở
+ Bài hát có nhịp điệu nhanh hay chậm?
+ Bài hát vui hay buồn?
+ Em thích nhất câu nào trong bài hát?
+ Em có yêu mến chú chim vành khuyên trong bài hát không? Vì sao?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Vừa nghe vừa vỗ tay, nghiêng đầu, nhún vai...
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe và sửa sai (nếu có).
- Lắng nghe, trả lời.
+ Trả lời theo hiểu biết.
+ Trả lời theo cảm nhận.
+ Trả lời theo cảm nhận
+ Trả lời theo cảm nhận.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Liên hệ giáo dục
- GV HS phải luôn biết yêu quý, kính trọng, lễ phép đối với những người lớn tuổi thông qua lời chào.
- Biết yêu quý và bảo vệ các loài động vật, đặc biệt là các loài chim.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe và ghi nhớ
* Củng cố. (4’)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài đọc nhạc và dùng nhạc cụ tự chế để gõ đệm theo hình ở bài tập 4 trang 30 vở bài tập.
- GV yêu cầu HS đọc hoặc hát lại các câu chào trong bài Con chim vành khuyên và tô màu vào bức tranh ở bài tập 5 trang 30 vở bài tập.
? Qua bài hát Con chim vành khuyên em rút ra bài học gì? (ở bài tập 7 tranh 30 vở bài tập).
- Dặn dò học bài cũ và chuẩn bị bài mới. Khuyến khích HS về nhà hát cùng người thân.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Điều chỉnh:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tiết 4:
- Vận dụng - sáng tạo:
GÓC ÂM NHẠC
- Ôn tập bài hát:
CÂY GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
- Giáo dục tình yêu thương, chia sẻ của các em đối với gia đình, người thân.
- Giáo dục bảo vệ môi trường nước qua trò chơi “Mưa rơi”
2. Năng lực:
- Bước đầu biết cảm nhận được các yếu tố trong âm nhạc như cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ thông qua việc được nghe, hát và vận động.
- Biết trình diễn bài hát kết hợp nhạc cụ gõ đệm thông qua trò chơi: Ban nhạc “Những người bạn”.
- Biết hát bài hát Cây gia đình kết hợp vận động phụ họa theo hình thức sắm vai.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên
- GV nghiên cứu chuẩn bị học liệu tư liệu phù hợp nhạc đệm cho bài hát, bài đọc nhạc File âm thanh MP3, MP4, ... 
- Nắm được cách thức tổ chức trò chơi Ban nhạc: “ Nhưngc người bạn thân”
- Trình chiếu Power Point/ Loa Blutooth 
- Nhạc cụ: đàn phím điện tử , thanh phách, trống nhỏ, nhạc cụ tự chế...
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học
3. Bài mới: 
Nội dung (thời gian)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: 
Vận dụng sáng tạo: Góc âm nhạc (20’)
* Khởi động:
- Nghe thấu đoán tài
- GV cho HS nghe âm thanh (tiếng mưa) và đoán tên.
- HS lắng nghe và trả lời.
* Nghe nhạc, hát và vận động theo ý thích.
- Liên hệ giáo dục.
- Giới thiệu chung về trò chơi Mưa rơi
- Yêu cầu mỗi HS tự đọc lời ca của từng dòng.
- GV bắt nhịp cho HS đọc lời ca câu nhạc (2-3 lần) và hướng dẫn thể hiện sắc thái, tiết tấu.
- GV đệm đàn, hát/ CD/ đàn giai điệu 
- GV cùng hát với HS từng nét nhạc và nối tiếp thành câu.
- GV bao quát lớp, hỗ trợ giúp đỡ các em thể hiện cảm xúc qua các động tác, điệu bộ.
? Nét nhạc nào thể hiện sự cao – thấp, to – nhỏ.
? Khoảng cách giữa các nét nhạc như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét và sửa sai, nhắc nhở (nếu cần) 
- GV chia 2 nhóm và hướng dẫn để 2 nhóm thể hiện tiếng mưa rơi.
- GV chia sẻ trao đổi về vai trò của nước và bảo vệ môi trường nước gắn với đời sống.
- Lắng nghe luật chơi, thực hiện trả lời câu hỏi.
- Đọc lời ca và nhớ lại hình ảnh các giọt mưa rơi khi trời mưa (Khi mưa to, mưa nhỏ, âm thanh giọt mưa khi rơi vào mái tôn, hiên nhà....)
- Đọc lời ca như hướng dẫn và thể hiện sắc thái to, nhỏ, thể hiện tiết tấu.
- Lắng nghe
- Nghe và thực hiện như hướng dẫn.
- Hát, thể hiện cảm xúc của mình qua động tác, điệu bộ, vận động theo nhịp (Có thể thực hiện theo các nhân, theo nhóm)
- HS trả lời theo cảm nhận.
- HS trả lời theo cảm nhận.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
* Trò chơi : Ban nhạc Những người bạn.
- Hướng dẫn trò chơi.
- Chia nhóm, phân công các nhóm sử dụng nhạc cụ đệm:
+ Nhóm 1: Trống con
+ Nhóm 2: Thanh phách
- Đệm đàn, yêu cầu từng nhóm hát lại các câu hát được phân công (2-3 lần).
- GV hướng dẫn 2 nhóm hát và gõ đệm cho khớp nhau lưu ý nhắc HS hát vừa phải và thể hiện tình cảm khi hát.
+ Gọi các nhóm biểu diễn trước lớp, luân phiên thực hiện cho nhuần nhuyễn.
- Bao quát lớp, nhắc HS thực hiện nghiêm túc, động viên, giúp đỡ kịp thời.
- Thực hiện
- Chia nhóm theo sự phân công của giáo viên hoặc tự chọn.
- Lắng nghe và quan sát các bạn cùng gõ để các tiếng gõ đồng đều. Nhớ thể hiện tình cảm khi hát.
- Luân phiên biểu diễn theo yêu cầu.
- Lắng nghe và thực hiện
Hoạt động 2: 
* Ôn tập bài hát:(15’)
Cây gia đình
- Sắm vai và hát.
- GV nêu nhiệm vụ: chia nhóm ngẫu nhiên, một nhóm 5 HS đóng vai Ông, bà, cha, mẹ và các con. Đến câu hát nói về ai thì người đó hát, câu cuối cùng cả nhà cùng hát.
- Gọi 1 -2 nhóm biểu diễn trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thể hiện tốt, động viên các nhóm chưa tốt.
- Khuyến khích HS hát tặng cho người thân bài hát Cây gia đình.
- Thực hiện như hướng dẫn khi hát nên kết hợp với vận động theo nhạc.
- Biểu diễn trước lớp, các nhóm còn lại làm Ban giám khảo nhận xét, chấm điểm.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
* Củng cố. (4’)
- GV yêu cầu HS hát và gõ đệm bài Cây gia đình.
- Cả lớp cùng hát và gõ đệm theo trò chơi: Ban nhạc “Những người bạn”
- GV yêu cầu HS tự luyện tập, thể hiện và chia sẻ với người thân và các bạn. 
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Điều chỉnh:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_1_chu_de_7_gia_dinh_nam_hoc_2020_2021_hu.doc