Đề thi cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 1 (Có đáp án) - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Hiệp Cường
Bình minh trong vườn
Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc.
Tôi chui ra khỏi màn, bước ra vườn và khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai.
Tôi chợt nhận ra cái khoảnh vườn nhỏ nhà mình hôm nay mới đẹp làm sao!
Theo( Trần Thu Hà)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1. Âm thanh gì trong vườn làm cho bạn nhỏ tỉnh giấc? ( M 2- 0,5)
A. Tiếng đàn B. Tiếng chim C. Tiếng gió D. Tiếng cành cây
Câu 2. Cảnh vật trong vườn được tả vào buổi nào trong ngày ? ( M1- 0,5)
A. Buổi chiều B. Tiếng chim C. Sớm mai D. Ban đêm
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 1 (Có đáp án) - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Hiệp Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Hiệp Cường Họ và tên: ............. Lớp: 1... BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II Năm học: 2018 - 2019 Môn: Tiếng Việt Thời gian : 90 phút Điểm đọc: Điểm viết: Điểm chung: Giáo viên chấm nhận xét Giáo viên coi (kí và ghi họ tên) Giáo viên chấm (kí và ghi họ tên) A. KIỂM TRA ĐỌC Bình minh trong vườn Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc. Tôi chui ra khỏi màn, bước ra vườn và khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Tôi chợt nhận ra cái khoảnh vườn nhỏ nhà mình hôm nay mới đẹp làm sao! Theo( Trần Thu Hà) I. Đọc thầm văn sau và trả lời câu hỏi: (3 điểm – 20 phút) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy hoàn thành các bài tập sau: Câu 1. Âm thanh gì trong vườn làm cho bạn nhỏ tỉnh giấc? ( M 2- 0,5) A. Tiếng đàn B. Tiếng chim C. Tiếng gió D. Tiếng cành cây Câu 2. Cảnh vật trong vườn được tả vào buổi nào trong ngày ? ( M1- 0,5) A. Buổi chiều B. Tiếng chim C. Sớm mai D. Ban đêm Câu 3. Bạn nhỏ chợt nhận ra điều gì đẹp ? ( M1-0,5) A. Khoảnh vườn nhỏ C. Không khí trong lành B. Chim hót D. Tất cả các ý trên Câu 4. Sau khi bừng tỉnh giấc bạn nhỏ đã làm gì ? (M2- 0,5) A. Chạy ra sân B. Bước ra vườn C. Hít thở không khí trong lành D. Tất cả các ý trên Câu 5.Em hãy viết một câu nói về vườn nhà em ? ( M3- 1) II. Đọc thành tiếng: GV cho học sinh bốc thăm, đọc đoạn ở một trong các bài tập đọc sau và trả lời một câu hỏi thuộc nội dung đoạn đã đọc.(7 điểm) B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm - 30 phút) 1. Viết chính tả ( 15 phút- 7 điểm) GV đọc cho học sinh viết bài “Cây bàng”. 2. Bài tập: (3 điểm -15 phút) Câu 1. Điền vào chỗ trống (M1-0,5 điểm) ng hay ngh ? .....ay .......ắn .....ắm .......ía Câu 2. Điền vào chỗ trống ( M1- 0,5) r hay d ? .ét buốt dồi .ào Câu 3 . Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ em chọn ở cột B để tạo thành câu? (M2-0,5 điểm) A B Chúng em chơi trò suốt mùa hè. đuổi bắt. Thời tiết hôm nay rất nóng. Chú ve ca hát Câu 4. Điền : yên hay iên và dấu thanh thích hợp ? (M2-0,5 điểm) cái . xe bờ b .. Câu 5. Ở nhà em thường làm những việc gì giúp mẹ? (M3-1 điểm) Ma trận câu hỏi đề kiểm tra đọc hiểu môn Tiếng Việt CHỦ ĐỀ Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Đọc hiểu văn bản Câu số 2,3 1,4 5 5 Số điểm 1 1 1 3 2. Kiến thức tiếng việt Câu số 1,2 3 4 5 5 Số điểm 1 0,5 0,5 1 3 3. Tổng Số câu 2 2 3 1 2 10 ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) * Cách đánh giá, cho điểm: - Đọc to, rõ ràng : 1 điểm nếu đọc to đủ nghe, rõ từng tiếng; 0 điểm nếu đọc chưa to và chưa rõ - Đọc đúng : 2 điểm chỉ có 0-2 lỗi ; 1 điểm nếu có 3-4 lỗi; 0 điểm nếu có hơn 4lỗi - Tốc độ đảm bảo 40-50 tiếng /phút : 2 điểm nếu đạt tốc độ này, 1 điểm nếu tốc độ khoảng 30 tiếng / phút ; 0 điểm nếu tốc độ dưới 50 tiếng / phút; - Ngắt nghỉ đúng ở dấu câu : 1 điểmnếu có 0-2 lỗi ; 0 điểm nếu có hơn 2 lỗi - Nghe hiểu câu hỏi: 1 điểm thể hiện hiểu câu hỏi và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi (Hỏi về người thì trả lời về người, hỏi về hoạt động thì trả lời hoạt động ); 0 điểm nếu chưa hiểu câu hỏi, thể hiện trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi - Nói thành câu câu trả lời :0,5 điểm khi trả lời câu hỏi thành câu; 0 điểm khi câu trả lời không thành câu và gây khó hiểu. 1. Đọc hiểu (3 điểm) 2 . Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. B (0,5 điểm); Câu 2. C (0,5 điểm); Câu 3.D (0,5 điểm); Câu 4. D (0,5 điểm) Câu 5. (1,0 điểm) : B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Giáo viên đọc cho học sinh viết Chính tả (7 điểm) Cây bàng Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường. * Hướng dẫn chấm điểm chi tiết: - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ: 1 điểm nếu viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ; 0 điểm nếu viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ. - Viết đúng các từ ngữ, dấu câu: 2 điểm nếu có 0-4 lỗi; 1 điểm nếu có 5 lỗi; 0 điểm nếu có hơn 5 lỗi. - Tốc độ viết khoảng 30 chữ /15 phút :2 điểm nếu viết đủ số chữ ghi tiếng; 0 điểm nếu bỏ sót 1-2 tiếng ;0 điểm nếu bỏ sót hơn 2 tiếng - Trình bày :1 điểm nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng; 0 điểm nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ. *. Phần kiểm tra viết câu diễn đạt một ý kiến : 1 điểm - Viết câu trả lời câu hỏi thuộc chủ điểm về bản thân hoặc gia đình, trường học, cộng đồng, hoặc viết câu nói về nội dung bức tranh/ ảnh. - Hướng dẫn chấm điểm : 1điểm nếu câu trả lời đúng trọng tâm câu hỏi và thành câu; 0 điểm cho câu trả lời chưa đúng trọng tâm câu hỏi hoặc chưa thành câu. 2. Bài tập (3 điểm) 15 phút 1.Điền vào chỗ trống ng hay ngh (Mỗi ý đúng được 0,25 điểm) ngay ngắn ngắm nghía 2. Điền vào chỗ trống r hay d? ( Mỗi ý đúng được 0,25 điểm) Rét buốt dồi dào 3 . Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ em chọn ở cột B để tạo thành câu? (M2-0,5 điểm) A B Chúng em chơi trò suốt mùa hè. đuổi bắt. Thời tiết hôm nay rất nóng. Chú ve ca hát 4. Điền : yên hay iên và dấu thanh thích hợp ? (M2-0,5 điểm) cái yên xe bờ biển 5. Ở nhà em thường làm những việc gì giúp mẹ? (M3 -1 điểm) Ở nhà em thường giúp mẹ trông em. C. KIỂM TRA VIẾT: 1. Viết chính tả : GV đọc cho H viết Cây bàng Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường. BÀI LUYỆN ĐỌC MÔN: TIẾNG VIỆT 1 – CGD Bài đọc 1: Kiến và bọ rầy Vào những ngày hè, Kiến vừa đi dạo hết cánh đồng vừa thu nhặt các hạt lúa, hạt đậu để dự trữ lương thực cho mùa đông. Bọ Rầy thấy thế liền chế giễu Kiến là làm chi cho cực, trong lúc các loài vật khác được nghỉ ngơi, vui chơi, đắm say vào các bữa liên hoan tiệc tùng. Kiến vẫn cứ lặng thinh làm việc. Khi mùa đông đến, trời mưa dầm dề, Bọ Rầy không tìm được thức ăn, đói lả, bèn đến hỏi Kiến vay lương thực. Kiến bảo: "Chị Bọ Rầy ạ, giá trước đây chị cứ lo làm, đừng quở trách gì tôi thì bây giờ đâu đến nỗi chị phải chịu ngồi đói meo như vậy!". B.Trả lời câu hỏi: 1. Vào ngày hè, Kiến đi thu nhặt gì ? 2. Vì sao khi mùa đông đến, bọ rầy bị đói meo? Bài đọc 2: Sự tích mùa xuân Ngày xưa, trái đất chỉ có ba mùa: hạ, thu, đông. Mùa xuân ấm áp chỉ đến khi có cầu vồng xuất hiện và muôn hoa chào đón. Trong khu rừng nọ, mỗi khi chuyển mùa, thỏ mẹ lại bị ốm. Thương mẹ quá, thỏ con liền bàn với bác khỉ già thông thái nhờ mọi người làm chiếc cầu vồng thật đẹp. Thế là các loài muông thú trong rừng đều góp những chiếc lông đẹp nhất của mình. Chim sâu khéo tay bắt đầu kết nối các mảng màu để làm cầu vồng. Trong khi đó, thỏ băng rừng, vượt thác nhờ các loài hoa tích tụ chất dinh dưỡng chờ đến ngày cùng nở hoa. Một buổi sáng mùa đông, chim sâu đã dệt xong mảng màu cuối cùng. Chị gió liền nhanh chóng báo tin, các loài hoa thi nhau đua nở. Cả mặt đất, bầu trời rực rỡ sắc màu. Mùa xuân xinh đẹp đã đến! B.Trả lời câu hỏi 1. Trong câu chuyện, mùa xuân chỉ đến khi nào? 2. Vì sao thỏ con muốn mùa xuân đến thật nhanh? 3. Ai dệt cầu vồng và ai báo tin cho các loài hoa cùng nở? Bài đọc 3: Văn hay chữ tốt Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay nhưng vẫn bị điểm kém. Một hôm, bà cụ hàng xóm nhờ ông viết một lá đơn trình quan để kêu oan. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, ông yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường. Nghe bà cụ kể lại, Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông đã hiểu cho dù văn có hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông quyết tâm dốc hết sức luyện chữ viết suốt ngày đêm. Mấy năm sau, ông nổi danh khắp nơi là người văn hay chữ tốt. *Trả lời câu hỏi: 1. Thuở đi học, văn và chữ của Cao bá Quát như thế nào? 2. Cao Bá Quát làm gì để nổi danh khắp nơi là người văn hay chữ tốt? Bài đọc 4: Bài học quý Một hôm, Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt kê. Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn. Thế là hằng ngày, Sẻ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình. Khi ăn hết, Sẻ bèn quẳng cái hộp đi. Gió đưa những hạt kê sót lại trong hộp bay xa. Chích đi kiếm mồi tìm được những hạt kê ấy bèn gói lại cẩn thận vào một cái lá rồi đi tìm người bạn thân của mình. Chích vui vẻ đưa cho Sẻ một nửa. Sẻ ngượng nghịu nhận quà của Chích và tự nhủ: "Chích đã cho mình một bài học quý về tình bạn ". * Trả lời câu hỏi: 1. Khi nhận được hạt kê của bà, Sẻ đã làm gì? 2. Khi nhặt được những hạt kê, Chích đã làm gì? Bài đọc 5 Tình bạn Đầu năm lớp 2, Thảo chuyển trường vào học lớp Thu. Lạ trường, lạ lớp, Thảo rất trầm, nhút nhát và ít nói. Thu hay trò chuyện và giúp đỡ Thảo. Hai bạn trở thành đôi bạn thân. Thu rất ngạc nhiên khi biết hằng ngày ngoài việc đi học, Thảo còn giúp mẹ làm và bán đậu phụ. Tuy bận rộn nhưng Thảo vẫn học rất giỏi. Không những thế Thảo còn rất chân thành và tốt bụng với bạn bè. Có lần, cả lớp đi lao động dọn cỏ sau sân trường, Thu giẫm phải mảnh thủy tinh. Ngay lập tức Thảo đã rửa vết thương và đưa Thu vào phòng y tế. * Trả lời câu hỏi: Câu 1: Lúc mới chuyển trường, Thảo là người như thế nào? Câu 2: Thu đã làm gì để giúp Thảo mau quen với lớp mới?
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_1_co_dap_an_nam_hoc.doc