Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Đọc hiểu Lớp 5A - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân (Có đáp án)

Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Đọc hiểu Lớp 5A - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân (Có đáp án)

Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

A. Vì ông đánh rơi đàn.

B. Vì bọn thủy thủ cướp hết tặng vật và đòi giết ông.

C. Đánh nhau với thủy thủ.

D. Vì bọn cướp xô ông xuống.

Câu 2: (0,5 điểm) Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

A. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông.

B. Bọn cướp nhấn chìm ông xuống biển.

C. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát.

D. Bọn cướp tha chết cho ông.

Câu 3: (0,5 điểm) Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống:

(tự do, sửng sốt)

Đám thủy thủ., không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại.cho A-ri-ôn.

 

doc 3 trang yenhap123 3640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Đọc hiểu Lớp 5A - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀI TÂN
Lớp 5A
Họ tên ...................................................................
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
 MÔN ĐỌC HIỂU 
Năm học 2019 - 2020
(Thời gian 35 phút )
Điểm:
Lời phê của giáo viên:
Em đọc thầm bài “Những người bạn tốt” và làm theo các yêu cầu bên dưới:
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
	A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.
	Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
	Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại tự do cho A-ri-ôn.
	Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
	Theo Lưu Anh	 
Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? 
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
A. Vì ông đánh rơi đàn.
B. Vì bọn thủy thủ cướp hết tặng vật và đòi giết ông. 
C. Đánh nhau với thủy thủ.
D. Vì bọn cướp xô ông xuống.
Câu 2: (0,5 điểm) Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? 
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
A. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông.
B. Bọn cướp nhấn chìm ông xuống biển.
C. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát. 
D. Bọn cướp tha chết cho ông.
Câu 3: (0,5 điểm) Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống:
(tự do, sửng sốt)
Đám thủy thủ......................................., không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại...................................cho A-ri-ôn.
Câu 4: (1 điểm) Dòng nào sau đây đúng, dòng nào sai? 
Đúng ghi (Đ) sai ghi (S) 
 Đám thủy thủ là những người bạn tốt của nghệ sĩ A-ri-ôn.
 Cá heo thông minh, tốt bụng, biết cứu người
 Đám thủy thủ tham lam, độc ác, không có tính người.
 Cá heo đối xử không tốt với A-ri-ôn và không biết thưởng thức âm nhạc.
Câu 5: (1 điểm) Nêu nội dung câu chuyện. 
Câu 6: (0,5 điểm) Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các sinh vật biển? 
Câu 7: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa ? 
A. lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông.
B. vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh.
C. bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát.
Câu 8: (0,5 điểm) Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ “chiến tranh” và đặt câu với từ vừa tìm được. 
Câu 9: (1 điểm) Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của tính từ ngọt.
- Nghĩa 1: Có vị như vị của đường, mật.
- Nghĩa 2: (lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.
Câu 10: (1 điểm) Đặt câu với từ “đậu” để phân biệt từ đồng âm. 
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN MÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5A
Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? 
B. Vì bọn thủy thủ cướp hết tặng vật và đòi giết ông. 
Câu 2: (0,5 điểm) Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? 
C. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát. 
Câu 3: (0,5 điểm) 
Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại tự do cho A-ri-ôn.
Câu 4: (1 điểm) Dòng nào sau đây đúng, dòng nào sai? 
 S Đám thủy thủ là những người bạn tốt của nghệ sĩ A-ri-ôn.
 Đ Cá heo thông minh, tốt bụng, biết cứu người
 Đ Đám thủy thủ tham lam, độc ác, không có tính người.
 S Cá heo đối xử không tốt với A-ri-ôn và không biết thưởng thức âm nhạc.
Câu 5: (1 điểm) Nêu nội dung câu chuyện. 
	Câu chuyện khẳng định cá heo là những người bạn tốt của con người.
Câu 6: (0,5 điểm) Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các sinh vật biển? 
Để bảo vệ các sinh vật biển, chúng ta không nên đánh bắt bừa bãi, không thải daaufvaf các chất độc xuống biển .
Câu 7: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa ? 
C. bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát.
Câu 8: (0,5 điểm) Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ “chiến tranh” và đặt câu với từ vừa tìm được. 
Trái nghĩa “chiến tranh” là: Hòa bình
Chúng em mong muốn Trái đất này mãi mãi hòa bình.
Câu 9: (1 điểm) Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của tính từ ngọt.
- Nghĩa 1: Có vị như vị của đường, mật.
	Bát chè này rất ngọt.
- Nghĩa 2: (lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.
	Cô ấy có giọng hát thật ngọt.
Câu 10: (1 điểm) Đặt câu với từ “đậu” để phân biệt từ đồng âm. 
	Xe chở đậu dang đậu trên đường.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ky_i_mon_doc_hieu_lop_5a_nam_ho.doc