Cấu tạo và cách viết 29 chữ cái

Cấu tạo và cách viết 29 chữ cái

1. Cấu tạo chữ cái (c)

+ Cấu tạo: Chữ cái c là một nét cong trái, chiều cao chữ là 1 đơn vị (2 ô vuông), chiều rộng 1,5 ô vuông.

+ Cách viết: Điểm đặt bút ở vị trí số 1, viết nét cong về bên trái có điểm xa nhất nằm trên đường kẻ ngang 2 và quãng giữa hai đường kẻ dọc 1 và 2, lượn xuống phía dưới về bên phải xuống đến đường kẻ 1 rồi đưa bút lên đến điểm dừng ở đường kẻ dọc 3 và trung điểm của hai dòng kẻ ngang 1 và 2.

2. Cấu tạo chữ cái (o)

 + Cấu tạo : Chữ cái (o) là một nét cong kín, tỉ lệ chữ giống như chữ cái (c).

 + Cách viết: Điểm đặt bút ở vị trí số 1, kéo bút sang bên trái xuống dưới chạm đến đường kẻ ngang 1, đưa bút lên phía trên vòng bên phải đến trùng khít với điểm đặt bút (vị trí 1). Chỗ rộng nhất của chữ (o) nằm trên đường ngang 2 từ trung điểm của đường kẻ dọc 1 và 2 đến đường kẻ dọc 3 (1,5 ô vuông).

 

doc 6 trang Đào Hạnh 08/04/2024 4760
Bạn đang xem tài liệu "Cấu tạo và cách viết 29 chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Cách viết nhóm chữ cái cấu tạo từ nét cong là cơ bản:
1. Cấu tạo chữ cái (c)
+ Cấu tạo: Chữ cái c là một nét cong trái, chiều cao chữ là 1 đơn vị (2 ô vuông), chiều rộng 1,5 ô vuông.
+ Cách viết: Điểm đặt bút ở vị trí số 1, viết nét cong về bên trái có điểm xa nhất nằm trên đường kẻ ngang 2 và quãng giữa hai đường kẻ dọc 1 và 2, lượn xuống phía dưới về bên phải xuống đến đường kẻ 1 rồi đưa bút lên đến điểm dừng ở đường kẻ dọc 3 và trung điểm của hai dòng kẻ ngang 1 và 2.
2. Cấu tạo chữ cái (o)
	 + Cấu tạo : Chữ cái (o) là một nét cong kín, tỉ lệ chữ giống như chữ cái (c).
 + Cách viết: Điểm đặt bút ở vị trí số 1, kéo bút sang bên trái xuống dưới chạm đến đường kẻ ngang 1, đưa bút lên phía trên vòng bên phải đến trùng khít với điểm đặt bút (vị trí 1). Chỗ rộng nhất của chữ (o) nằm trên đường ngang 2 từ trung điểm của đường kẻ dọc 1 và 2 đến đường kẻ dọc 3 (1,5 ô vuông).
3. Cấu tạo chữ cái (ô)
	+ Cấu tạo: Gồm một nét cong kín như chữ (o) có thêm dấu mũ (^)
	+ Cách viết: Sau khi viết xong chữ (o), từ điểm dừng bút trên đầu chữ (ô) lia bút trên không rồi viết một nét gấp khúc từ trái qua phải. Hai chân dấu mũi không chạm đầu chữ cái (o), đỉnh của dấu mũ nằm ở trung điểm hai đường ngang 3 và 4. 
4. Cấu tạo chữ cái (ơ)
	+ Cấu tạo: Gồm một nét cong kín (o) có thêm dấu mũ ( )
	+ Cách viết: Sau khi viết xong chữ (o), từ điểm dừng bút trên đầu phía phải chữ (o) lia bút trên không rồi viết dấu mũ. Chân dấu mũi chạm vào điểm dừng bút. 
5. Cấu tạo chữ cái (e)
	+ Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị (2 ô vuông), chiều ngang từ điểm đặt bút đến điểm dừng bút gần bằng 1 đơn vị. Chữ e gồm 2 nét liền nhau: nét cong phải nối với nét cong trái. Sách TV1 quan niệm hơi khác “chữ (e) là một nét thắt”.
	+ Cách viết: Từ điểm đặt bút cao hơn đường kẻ ngang 1 viết chéo sang phải, hướng lên trên, lượn cong tới đường ngang 3. Sau đó viết nét cong trái như viết chữ ( c). Điểm dừng bút ở trung điểm của hai đường ngang 1 và 2 và chạm vào đường kẻ dọc 3.
6. Cấu tạo chữ cái (ê)
+ Cấu tạo: Giống như (e) có thêm dấu mũ (^)
+ Cách viết: Viết chữ cái (e) sau đó viết dấu mũ (^) như cách viết chữ (ô)
7. Cấu tạo chữ cái (x)
	+ Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, chiều ngang rộng 1,5 đơn vị. Chữ có 2 nét cong hở: cong phải và cong trái. Hai nét cong này chạm lưng vào nhau.
	+ Cách viết: Từ điểm đặt bút thấp hơn đường ngang 3 gần đường kẻ dọc 1 lượn cong sang phải để viết nét cong phải. Điểm dừng bút lần thứ nhất chạm đường kẻ dọc 1và ở trung điểm hai đường ngang 1 và 2. Sau đó, lia bút đến vị trí số 2 viết đường cong trái như viết chữ ( c ) . Điểm dừng bút cuối cùng chạm đường kẻ dọc 4 và ở trung điểm giữa đường ngang 1 và 2. Lưu ý, khi viết cần cho hai nét cong chạm vào nhau.
II. Cách viết nhóm chữ cái cấu tạo từ nét cong phối hợp với nét móc:
8. Cấu tạo chữ cái (a)
+ Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, chiều ngang rộng 1,25 ( 2,5 ô) 
	+ Cách viết: Đầu tiên viết nét cong kín như chữ cáo (o) sao cho phía bên phải của nét này chạm vào đường kẻ dọc 3. Tiếp theo từ giao điểm của đường ngang 3 và dọc 3 đưa nét bút thẳng xuống viết nét móc ngược (móc phải). Điểm dừng bút ở giao điểm của đường kẻ dọc 4 và đường ngang 2.
9. Cấu tạo chữ cái (â)
+ Cấu tạo: Như chữ (a) có them dấu mũ (^)
	+ Cách viết: Đầu tiên viết chữ (a) sau đó viết dấu mũ “ ^ “ giống như trường hợp viết chữ (ô) và chữ (ê). 
10. Cấu tạo chữ cái (ă)
+ Cấu tạo: Chữ (ă) là chữ (a) có thêm dấu mũ “¯”
	+ Cách viết: Đầu tiên viết chữ (a) sau đó viết dấu mũ “¯” . Dấu “¯” là nét cong nhỏ hình vòng cung. Điểm đặt bút bên nằm trên đường kẻ dọc 2 và trung điểm của đường ngang 3 và 4, viết nét cong xuống rồi lượn lên. Đáy nét cong không chạm vào đầu chữ (a). 
11. Cấu tạo chữ cái (d)
+ Cấu tạo: Độ cao 2 đơn vị, chiều ngang như chữ (a). Chữ gồm 2 nét: nét cong kín và nét móc ngược (móc phải) sát vào bên phải nét cong kín. 
	+ Cách viết: Sau khi viết nét cong kín như cách viết chữ (o), lia bút lên giao điển giữa đường ngang 5 và đường dọc. Từ đó kéo thẳng xuống viết nét móc ngược. Điểm dừng bút là giao điểm của đường dọc 4 và đường ngang 2. 
12. Cấu tạo chữ cái (đ)
+ Cấu tạo: Chữ (đ) có cấu tạo như chữ (d) có thêm nét ngang. 
	+ Cách viết: Đầu tiên viết chữ (d), tiếp đó viết nét thẳng trên đường kẻ ngang 4 bắt đầu từ trung điểm giữa hai đường kẻ dọc 2 và 3 và kết thúc cũng tại trung điểm giữa hai đường kẻ dọc 3 và 4 (độ dài nét này đúng bằng cạnh của ô vuông). 
13. Cấu tạo chữ cái (q)
+ Cấu tạo: Chữ (q) có cấu tạo hai nét (nét cong kĩn) và nét thẳng đứng sát vào bên phải nét cong. 
	+ Cách viết: Sau khi viết nét cong khép kín, lia bút lên đường ngang 3, viết thẳng xuống. Điểm dừng bút ở trên đường ngang cách đường ngang 1 hai ô vuông về phí dưới. 
III. Cách viết nhóm các chữ cái cấu tạo nét cơ bản là nét móc (hoặc nét móc phối hợp với nét hắt): 
14. Cấu tạo chữ cái (i)
	+ Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, chiều rộng 0,75 đơn vị. Chữ I có cấu tạo gồm hai nét; một nét thẳng ngắn kéo sang phải, nét móc ngược và một dấu chấm trên đầu nét móc.
	+ Cách viết: Từ điểm đặt bút ở giữa đường kẻ ngang 1 và 2 viết nét thẳng hơi chéo sang phải đến đường kẻ ngang 3. Sau đó viết nét móc ngược. Đến điểm dừng bút thì lia bút lên phía trên đầu nét móc nửa dòng kẻ để đặt dấu chấm.
15. Cấu tạo chữ cái (t)
+ Cấu tạo: Độ cao 1,5 đơn vị, chiều ngang 0,75 đơn vị. Chữ t gồm 3 nét: nét thẳng ngắn chéo sang phải, nét móc ngược và nét thẳng ngang. 
+ Cách viết: Từ điểm đặt bút nằm trên đường ngang 2 và giữa đường dọc 1 và 2, viết nét thẳng hơi chéo sang phải đến đường kẻ ngang 3, lia bút thẳng lên trên dọc theo đường kể dọc 2 đến đường kẻ ngang 4 và bắt đầu viết tiếp nét thứ hai ( nét móc ). Tiếp tục lia bút tới vị trí bắt đầu viết nét thứ 3 ( trên đường ngang 3, giữa đường dọc 1 và 2 ). Nét thẳng ngang có độ dài bằng 0,5 đơn vị ( một cạnh của hình ca rô ).
 16. Cấu tạo chữ cái (u)
	+ Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1,5 đơn vị. Chữ u gồm có 3 nét: nét thẳng ngắn hơi chéo về bên phải và hai nét móc ngược. Nét móc thứ nhất có bề ngang lớn gấp 1,5 lần nét thứ hai.
+ Cách viết: Từ điểm đặt bút ở giữa ô vuông năm bên trên đường kẻ ngang 1 viết nét thẳng hơi chéo sang bên phải đến đường kẻ ngang 3. Viết nét móc ngược thứ nhất và dừng lại trên đường kẻ ngang 2 ở điểm nằm giữa đường kẻ dọc 3 và 4. Lia bút lên phía trên và dừng lại ở đường ngang 3 tại điểm nằm giữa dường kẻ dọc 3 và 4 và từ đó viết tiếp nét móc ngược thứ hai. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và là trung điểm của đường kẻ dọc 4 và 5.
17. Cấu tạo chữ cái (ư)
	+ Cấu tạo: Giống chữ u ( 1 đơn vị chiều cao 1,5 đơn vị chiều ngang ). Chữ ư có 4 nét: nét thẳng ngắn hơi chéo về bên phải, 2 nét móc ngược và dấu phụ “ ? ”
+ Cách viết: Viết chữ u. Sau đó viết dấu phụ “ ? ” trên đầu nét móc ngược thứ 2.
18. Cấu tạo chữ cái (p)
+ Cấu tạo: Độ cao 2 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1,5 đơn vị. Chữ p gồm 3 nét: nét thẳng hơi chéo về bên phải, nét thẳng đứng và nét móc hai đầu, phần móc trên bằng 1,5 dưới.
+ Cách viết: Từ điểm đặt bút trên dòng kẻ nngang 2 và ở giữa đường kẻ dọc 1 và 2 viết nét thẳng chéo về bên phải đến giao điểm giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2. Từ đó viêt nét thẳng đứng bằng cách kéo bút dọc theo đường dọc 2 xuống cách đường kẻ ngang 1 là cạnh 2 ô vuồng thì dừng lại. Tiếp theo, lia bút lên phía trên và bắt đầu viết nét móc hai đầu từ điểm thứ 3 ( trên đường kẻ dọc 2 và ở giữa đường kẻ ngang 1 và 2 ) theo chiều mũi tên. Điểm dừng bút trên đường kẻ ngang 2 và trung điểm của 2 đường kẻ dọc 4 và 5.
19. Cấu tạo chữ cái (n)
+ Cấu tạo: Cao 1 đơn vị, ngang rộng nhất 1,75 đơn vị. Chữ n gồm 2 nét: nét móc xuôi và nét móc hai đầu.
+ Cách viết: Sau khi viết xong nét móc xuôi, từ điểm dừng bút ở đường kẻ ngang 1 rê bút dọc theo đường kẻ 2 lên ½ ô và bắt đầu viết nét móc hai đầu theo chiều mũi tên trên hình vẽ. Điểm dừng bút năm f trên đường kẻ ngang 2 và là trung điểm của đường kẻ dọc 4 và 5.
20. Cấu tạo chữ cái (m)
+ Cấu tạo: Cao 1 đơn vị, ngang rộng nhất 2,5 đơn vị. Chữ m gồm 3 nét: 2 nét móc xuôi và 1 nét móc hai đầu.
+ Cách viết: Viết gần giống như chữ n, viết xong nét móc thứ hia, rê bút ngược lên viết tiếp nét móc hai đầu. Điểm dừng bút là giao điểm của đường ngang 2 và đường kẻ dọc 6.
IV. Cách viết nhóm chữ cái có cấu tạo nét cơ bản là nét khuyết ( hoặc nét khuyết phối hợp với nét móc ): 
21. Cấu tạo chữ cái (l)
+ Cấu tạo: Độ cao 2,5 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1 đơn vi. Chữ l gồm hai nét: nét khuyết trên nối tiếp nét móc ngược.
+ Cách viết: Điểm đặt bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và ở giữa 2 đường kẻ dọc 1 và 2. Đưa bút lượn lên phía trên và lượn cong theo chiều mũi tên sát đường kẻ ngang 6 rồi kéo thẳng xuống. Gần đến đường kẻ ngang 1 thì lượn cong viết nét móc. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3,4.
22. Cấu tạo chữ cái (h)
+ Cấu tạo: Cao 2,5 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1,5 đơn vị. Chữ h gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét móc hai đầu.
+ Cách viết: Điểm đặt bút giống điểm đặt bút viết chữ l ( xem hình vẽ ). Viết nét khuyết trên cao 2,5 đơn vị. Từ điểm cuối của nét khuyết lia bút dọc về phía trên đầu đường kẻ ngang 2 và tiếp tục viết nét móc hai đầu. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 4,5.
23. Cấu tạo chữ cái (y)
+ Cấu tạo: Độ cao 2,5 đơn vị, chiều ngang nơi rộng nhất 1,5 đơn vị. Chữ y gồm 3 nét: nét thẳng ngắn xiên về bên phải, nét móc ngược và nét khuyết dưới.
+ Cách viết: Viết nét thẳng xiên về bên phải theo hướng mũi tên đi lên ( bắt đầu từ điểm trên đường kẻ dọc 1 và ở giữa hai đường ngang 1 và 2, kéo lên đến dòng kẻ ngang 3 ).
Viết nét móc lên: từ điểm dừng nét 1 ( thẳng xiên phải ), kéo thẳng xuống gần đường kẻ ngang 1 rồi lượn vòng lên cho đến khi gặp đường kẻ ngang 2.
Viết nét khuyết dưới: từ điểm cuối của nét thứ 2 ( nét móc ) lìa bút thẳng lên dòng kẻ ngang 3 và từ đấy bắt đầu viết nét khuyết dưới. Điểm dừng bút nằm trên dòng kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3,4.
24. Cấu tạo chữ cái (g)
+ Cấu tạo: Độ cao 2,5 đơn vị, chiều ngang nơi rộng nhất 1 đơn vị. Chữ g gồm2 nét: nét cong kín 1 đơn vị chiều cao và nét khuết dưới 2,5 đơn vị.
+ Cách viết: Viết đường cong khép kín ( như viết chữ o ) có chiều cao từ từ dòng kẻ ngang 1 đến dòng kẻ ngang 3.
Viết nét khuyết dưới bắt đầu từ đường kẻ ngang 3 kéo xuống dưới cho đủ 2,5 đơn vị ( 5 cạnh ô vuông ) rồi vòng lên theo chiều mũi tên. Điểm kết thúc nằm trên dòng kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai dường kẻ dọc 3,4.
25. Cấu tạo chữ cái (b)
+ Cấu tạo: Cao 2,5 đơn vị, chiều ngang chỗ rộng nhất 1,25 đơn vị. Chữ b gồm nét khuyết trên và một nét thắt nhỏ.
+ Cách viết: Viết nét khuyết trên như viết chữ l. viết nét thắt nhỏ bên đưới dòng kẻ ngang 3.
26. Cấu tạo chữ cái (k)
+ Cấu tạo: Cao 2,5 đơn vị, chiều ngang chỗ rộng nhất 1, 5 đơn vị. Chữ k gồm 2 nét: nét khuyết trên cao 2,5 đơn vị và nét móc hai đầu có thắt nhỏ ở giữa.
+ Cách viết: Viết nét khuyết trên cao 2,5 đơn vị bắt đầu từ dòng kẻ ngang thứ 2 và giữa đường kẻ dọc 1 và 2 và kết thúc nét ở giao điểm giữa dòng kẻ ngang 1 và đường kẻ dọc 2.
Viết nét móc hai đầu có thắt nhỏ ở giữa; từ chỗ kết thúc nét khuyết trên lia bút dọc lên dòng kẻ ngang 2 rồi bắt đầu viét nét hai đầu có thắt ở giữa như hình vẽ. Điểm dừng móc bút trên dòng kẻ ngang 2 và ở giữa 2 đường kẻ dọc 4,5. 
V. Cách viết nhóm chữ cái có cấu tạo bằng nét móc phối hợp với nét cong
27. Cấu tạo chữ cái (v)
+ Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, chiều ngang rộng nhất 1,5 đơn vị. Chữ gồm các nét: nét móc hai đầu và một nét thắt ở phía bên phải chữ.
+ Cách viết: Từ điểm đặt bút trên đưòng kẻ dọc 1, giữa hai dòng ngang 3 và 2 lượn cong lên về bên phải chạm đến hàng kẻ ngang 3. Tiếp theo lượn bút xiên về bên phải xuống sát dòng kẻ ngang 1. Sau đó vòng tiếp và hướng lên trên cho đén gần dòng kẻ ngang 3 thì tạo một nét thắt bé.
28. Cấu tạo chữ cái (r)
+ Cấu tạo: Độ cao 1,25 đơn vị, ( trước đây là 1 đơn vị ). Chữ r gồm 3 nét: xiên phải, nét thắt và nét móc ngựoc.
+ Cách viết: Từ điểm đặt bút ở dòng kẻ ngang 1 đưa nét hơi cong xiên bên phải ngược lên trên đến dòng kẻ ngang 3. Tạo nét thắt nằm phióa trên dòng này. Tiếp theo đưa ngang nét bút hơi lượn cong xuống để viết nét móc ngược. Điểm kết thúc là giao điểm của đường kẻ dọc 4 và đường kẻ ngang 2.
29. Cấu tạo chữ cái (s)
+ Cấu tạo: Độ cao 1,25 đơn vị, ( trước đây là 1 đơn vị ). Chữ s gồm một nét xiên thẳng chéo sang phải, một nét thắt và một nét cong phải.
+ Cách viết: Từ điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 1 viết nét thẳng chéo sang phải theo hướng đi lên đén đường kẻ ngang 3. Tiếp theo viết nét cong phải, tới đường ngang 1 lượn lên cho gần sát với nét thẳng chéo.

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_tao_va_cach_viet_29_chu_cai.doc