Bài giảng Lớp 1 - Chuyên đề: Nâng cao chất lượng dạy học âm, vần nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bài giảng Lớp 1 - Chuyên đề: Nâng cao chất lượng dạy học âm, vần nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Tổ chức thực hiện chuyên đề

A. Các trường thảo luận đóng góp nội dung và ý kiến kế hoạch của chuyên đề.

B. Nội dung nghiên cứu:

1. Đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh là hoạt động được diễn ra như thế nào?

2. Tác dụng của của việc sử dụng mô hình ghép vần trong các bài học âm, chữ mới là gì?

 

ppt 35 trang hoaithuqn72 12195
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lớp 1 - Chuyên đề: Nâng cao chất lượng dạy học âm, vần nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO BÌNH LONGGIÁO DỤC TIỂU HỌCCHUYÊN ĐỀBình Long, ngày 24 tháng 10 năm 2020“Nâng cao chất lượng dạy học âm, vần nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018”Tổ chức thực hiện chuyên đềA. Các trường thảo luận đóng góp nội dung và ý kiến kế hoạch của chuyên đề.B. Nội dung nghiên cứu:1. Đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh là hoạt động được diễn ra như thế nào?2. Tác dụng của của việc sử dụng mô hình ghép vần trong các bài học âm, chữ mới là gì?Tổ chức thực hiện chuyên đề3. Việc dạy học hoạt động mở rộng trong Tiếng Việt 1 bộ sách “Chân trời sáng tạo” thầy, cô cần lưu ý những điều gì?4. Khi xây dựng kế hoạch dạy học có điểm nào mà thầy cô cần lưu ý?5. Hãy nêu cấu trúc (theo ý kiến cá nhân) một tiết dạy học âm, vần?Tổ chức thực hiện chuyên đềBước 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề	- Chuyên viên Phòng GD&ĐT báo cáo chuyên đề.	- Dự 2 tiết dạy minh họa.	- Thảo luận, góp ý tiết dạy, chuyên đề.Bước 3: Kết thúc chuyên đề	- Tổng kết đánh giá chuyên đề. Lý do mở chuyên đềChương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng, giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và những năng lực đặc thù của môn học như: Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học; rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; Lý do mở chuyên đề Làm thế nào để bài dạy âm, vần và những môn học khác có thể đạt hiệu quả cao nhất trong việc phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Đó là những băn khoăn của nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên lớp 1 trong năm học 2020 – 2021.Thực trạnga. Giáo viên: 	Năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018), giáo viên còn khá nhiều lúng túng khi giảng dạy, đặc biệt là làm thế nào để dạy học theo hướng phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh theo định hướng của Chương trình GDPT 2018.	Sách giáo khoa được xem như một ngữ liệu, nhằm giúp học sinh đạt chuẩn trong chương trình quy định, cũng theo lẽ đó sách giáo khoa không còn là pháp lệnh như trước đây. Tuy vậy, giáo viên chưa mạnh dạn trong việc thay đổi ngữ liệu, hay sử dụng các tài liệu bổ trợ để tiết học thực sự được triển khai theo hướng mở và sáng tạo; mang lại hiệu quả học tập cho học sinh. b. Học sinh	Nhiều trường tiểu học có sĩ số vượt quá 35 học sinh/ lớp theo Điều lệ trường Tiểu học với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều em đã biết đọc, biết viết do phụ huynh dạy trước nhưng không đúng hướng đổi mới của chương trình, cũng có những em chưa biết hết chữ cái, chưa biết cầm viết và hiển nhiên chưa quen với nền nếp học tập.b. Học sinh	Tiếng Việt 1 tiếp cận theo quan điểm giao tiếp, lấy học sinh làm trung tâm.	Từ mầm non chuyển sang lớp 1 là một bước ngoặt lớn, chuyển từ môi trường quen được chăm sóc sang môi trường với hoạt động học là chính, trẻ có thể bị “sốc” hoặc mất tập trung, thậm chí sợ hãi nếu bị ép buộc phải ngồi học quá lâu.c. Phụ huynh học sinh	Cha mẹ học sinh và xã hội nói chung chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về chủ trương, mục tiêu của Chương trình. 	Phần lớn không biết cách hướng dẫn con học; căng thẳng trong quá trình cùng học với con; một số cha mẹ còn quá nhiều kỳ vọng như: Cho trẻ biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1, khiến các em chủ quan và nhàm chán trong học tập. III. BIỆN PHÁP Biện pháp 1: Giáo viên cần thay đổi nhận thức về mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông để có cách tiếp cận đổi mới giáo dục hiệu quả	Giáo viên nhận thức đúng đắn về đổi mới giáo dục, nắm chắc mục tiêu chương trình, quan điểm biên soạn, xác định rõ cần phát triển phẩm chất, năng lực gì cho học sinh qua từng bài học hoặc hoạt động học tập.	Những nơi có điều kiện cần tạo lập Zalo Group để trao đổi thông tin giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, giữa cha mẹ và cha mẹ học sinh. Có thể gửi những clip hoạt động học, đọc viết cùng con để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm các cách mà họ đã sử dụng. 	Giáo viên có thể thiết kế mẫu phiếu để cha mẹ học sinh ghi chép theo dõi việc học tại nhà của trẻ và phát theo định kỳ: Ở nhà ai đã đọc sách, truyện cùng con (cha, mẹ, anh chị)? Mỗi ngày cùng trẻ đọc, viết bao nhiêu thời gian? Có thường hỏi con về những gì đã làm/ đã học ở trường? Có lắng nghe và khuyến khích con chia sẻ không? 	Những vùng còn khó khăn, giáo viên cần có kế hoạch trao đổi với cha mẹ học sinh thông qua các lần họp đặc biệt là lần họp đầu năm về cách dạy, cách giúp trẻ đọc, viết khi ở nhà. Ngoài ra giáo viên cần tranh thủ trao đổi với cha mẹ học sinh sau giờ ra về của mỗi buổi học.Biện pháp 2: Giáo viên cần có kĩ năng xây dựng kế hoạch dạy học tiếng Việt nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh một cách phù hợp, mang lại hiệu quả giáo dục cao	Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của chương trình, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện thực tế của lớp học để xây dựng kế hoạch bài học cho phù hợp (về thời lượng, tiến độ thực hiện, xác định phẩm chất, năng lực cần đạt, phân hóa đối tượng, dạy học phát triển ).Ví dụ: Trong bài học “â – âu”, giáo viên chỉ rõ trong mục tiêu của tiết 2 như sau:- Rèn đức tính trung thực qua hoạt động đánh giá bạn (phẩm chất)- Biết tôn trọng người lớn, cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh qua hoạt động mở rộng (phẩm chất)- Tự tin, trách nhiệm, biết giúp đỡ bạn khi làm việc nhóm (phẩm chất)- Phát triển năng lực ngôn ngữ qua hoạt động luyện nói, nói câu chứa âm, vần vừa học (năng lực)- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ học tập trong nhóm (năng lực)	Chương trình có tính mở, vì thế giáo viên có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Để có thể thực hiện đúng với tinh thần như vậy, giáo viên phải là người nắm chắc nội dung bài học, xây dựng kế hoạch dạy học một cách khoa học, đặc biệt là phải phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.	Ví dụ:	Để giải nghĩa từ “đấu thủ” với hình ảnh trong sách ở tiết 2 các em khó hiểu được nghĩa, giáo viên có thể thay hình ảnh (tiết 2) trong sách bằng hình ảnh rút ra vần âu ở tiết 1 minh họa cho từ “đấu thủ”.	Xác định dạng bài, để từ đó xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp, hiệu quả.	Ví dụ: Đối với dạng bài dạy âm - vần (tiết 2): Ở phần khởi động học sinh được nói và nghe liên quan đến chủ đề tuần học, đến âm vần đã học ở tiết 1.	Trong tiết dạy minh họa vần “â – âu” để khởi động giáo viên đã sử dụng bài hát “Con cào cào” có liên quan đến chủ đề thể thao 	Ở hoạt động mở rộng, giáo viên cần linh hoạt về thời gian, hạn chế mở rộng vì sẽ mất nhiều thời gian;	Ở hoạt động này, tiếp tục cho học sinh được nói và nghe, chú trọng kỹ năng giao tiếp, tương tác. Đối với những “hoạt động mở rộng” mới mẻ, lạ lẫm với học sinh và giáo viên ở khu vực phía Nam GV cần linh hoạt, thay đổi ngữ liệu 	Ví dụ như bài vần ach-êch-ich: 	Giáo viên có thể lược bỏ từ ứng dụng ở tiết 2: vòng ngọc bích vì đã có từ vui thích (vần ich) hoặc ngược lại. Câu, đoạn ứng dụng trong bài này không còn phù hợp với thời điểm Tết trung thu, nên giáo viên có thể thay thế ngữ liệu khác có từ một đến hai vần mới học.	Trọng tâm phần viết ở tiết 1 là ghi nhớ âm, vần mới học bằng chữ viết mềm trên bảng con do đó không yêu cầu quá cao về kĩ thuật viết chữ và giáo viên có thể chọn lọc, lược bớt nếu phần viết bảng con hoặc viết vào vở tập viết in sẵn có quá nhiều chữ ghi âm, vần ở cuối tiết 1. Biện pháp 3: Để nâng cao hiệu quả phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn Tiếng Việt lớp 1, giáo viên cần coi trọng tổ chức các hoạt động học tập trên lớp	Với đối tượng là học sinh lớp 1, các em vừa chuyển từ hoạt động vui chơi là chính sang hoạt động học tập làm chủ đạo, thì việc xây dựng nền nếp học tập, tổ chức lớp học là một việc làm quan trọng, góp phần mang lại hiệu quả học tập.	Về sĩ số học sinh đông: để tổ chức lớp học luôn ổn định, nền nếp, giáo viên áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú và tập trung học tập. Cụ thể như: phương pháp vấn đáp, phương pháp trò chơi, hình thức dạy học nhóm.	Ví dụ: Trong tiết dạy trên, giáo viên cần liên tục thay đổi hình thức học tập (cá nhân- cặp đôi- cả lớp); Biện pháp 4: Đổi mới cách đánh giá học sinh tiểu học	Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn hướng dẫn, động viên học sinh, đánh giá về sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học. 	Thông tư 27/2020/TT-BGD&ĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về đánh giá học sinh tiểu học có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2020	Đánh giá định kì học sinh tiểu học qua 4 lần: giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2 và cuối năm.	Tóm lại, để nâng cao chất lượng dạy học âm, vần nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cần lưu ý những nội dung sau:	Đối với cán bộ quản lý cơ sở cần chỉ đạo linh hoạt theo hướng mở, không áp đặt quy trình dạy học hay quy định bắt buộc về phương pháp và nội dung dạy học đối với giáo viên. 	Giao quyền tự chủ để giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình và nội dung dạy học, đặc biệt là môn Tiếng Việt 1.	Thay đổi hình thức học tập (cá nhân- cặp đôi- cả lớp); áp dụng nhiều phương pháp, hình thức dạy học tích cực (vấn đáp- trò chơi, ); ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập, giúp học sinh có động cơ học tập tích cực. 	Trên đây là phần trình bày tóm lược nội dung chuyên đề.	Với thời gian trải nghiệm chưa nhiều, chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn.MỘT SỐGỢI Ý XÂY DỰNG TIẾT DỰ GIỜGỢI Ý XÂY DỰNG TIẾT DỰ GIỜBước 1: Giáo viên trình bày ý tưởng kế hoạch bài dạyBước 2: Góp ý về mục tiêu của tiết dạyBước 3: Thành viên góp ý cho tiết dạy1. Nội dung: (Tổ chức cho HS học tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực):- Gv tổ chức các hoạt động dạy học ntn? 	Lựa chọn nội dung, bài tập, câu hỏi, cho các đối tượng học sinh trong lớp ntn? Khai thác nội dung bài của GV ntn? - Các phẩm chất, năng lực HS được hình thành ntn? Cần chú ý những gì?	2. Kĩ năng sư phạm tổ chức dạy học của giáo viênDạy học theo đặc trưng môn? Vận dụng, lựa chọn PP, kỹ thuật dạy học. Phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS.Hình thức tổ chức tiết dạy ntn?Sử dụng ĐDDH, câu lệnh, câu hỏi của GV? chữ viết? trình bày bảng của GV?- Phân chia thời gian của từng hoạt động?3. Thái độ sư phạm của giáo viênTác phong? Quan sát tổ chức học tập của HS? Quan tâm mọi đối tượng HS trong lớp ntn?4. Hiệu quả tiết dạyKết quả học tập của HS theo mục tiêu đề ra trong từng hoạt động dạy học ntn?- Các phẩm chất, năng lực được hình thành

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lop_1_chuyen_de_nang_cao_chat_luong_day_hoc_am_van.ppt