Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 21: Ôn tập văn bản “Ông đồ”

Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 21: Ôn tập văn bản “Ông đồ”

Bài tập 1:

 _ Các từ già, xưa,cũ trong các câu thơ đã cho cùng một trường từ vựng,cùng chỉ một đối tượng : ông đồ .

 _ Già – cao tuổi , vẫn sống – đang tồn tại.

 Xưa- đã khuất - thời quá khứ trái nghĩa với nay.

 Cũ - gần nghĩa với xưa, đối lập vối mới- hiện tại.

 _ Ý nghĩa của các cách biểu đạt đó : Qua những từ này khiến cho người đọc cảm nhận được sự vô thường, biến đổi, nỗi ngậm ngùi đầy thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ : ông đồ

 

pptx 32 trang hoaithuqn72 4301
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 21: Ôn tập văn bản “Ông đồ”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 21:ÔN TẬP VĂN BẢN “ÔNG ĐỒ”PHẦN I:CỦNG CỐ KIẾN THỨCEm hãy trình bày những hiểu biết của mình về “ông đồ” và việc “thuê viết” chữ thời xưa?Ông đồ là người dạy chữ nho ngày xưa. Khi nền Hán học còn thịnh thì ông đồ dù không đỗ đạt, không làm quan, chỉ sống bằng nghề dạy học, ông vẫn luôn được xã hội trọng vọng.Chữ nho là thứ chữ tượng hình, viết bằng bút lông mềm mại, có một vẻ đẹp riêng. Cá tính và nhân cách của người viết nhiều khi thể hiện ngay trên nét chữ. Viết chữ đẹp từ xưa đã trở thành một môn nghệ thuật.Dán chữ, treo câu đối chữ nho – nhất là trong những ngày Tết – là một nét sinh hoạt văn hoá của người Việt Nam từ xưa. Tết đến, người ta thường mua chữ hoặc xin chữ. Người bán chữ hoặc cho chữ thường viết lên tờ giấy, mảnh lụa hay phiến gỗ, để chủ nhân mang về làm vật trang trí trong nhà. Chữ viết phải đẹp và ý nghĩa của chữ phải sâu sắc, hợp tình, hợp cảnh. Cách viết chữ nho đẹp trở thành một bộ môn nghệ thuật gọi là thư pháp. Và người có tài viết chữ đẹp rất được kính trọng. Cao Bá Quát (thế kỉ XIX) là một trong những người nổi tiếng về nghệ thuật thư phápMỘT NÉT VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI VIỆT NAMCây nêu, Tràng pháo bánh chưng xanh.Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.1. Tác giả:1/Tác giả:- Vũ Đình Liên (1913-1996)Quê gốc: Hải Dương, chủ yếu sống ở Hà Nội.Tham gia phong trào Thơ mới ngay từ những ngày đầu với hồn thơ nhân hậu, hoài cổ.Là một nhà giáo ưu tú, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (1990), nhà nghiên cứu dịch thuật.Trong một thời gian dài suốt mấy trăm năm, nền Hán học và chữ Nho chiếm một vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa Việt Nam.Học trò học chữ Nho. Học trò học chữ Nho.Chế độ khoa cử phong kiến dùng chữ NhoCảnh trường thi năm 1895Các nhà nho là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc, được xã hội tôn vinh.Ông đồ là người Nho học nhưng không đỗ đạt, sống thanh bần bằng nghề dạy họcTheo phong tục, khi Tết đến, người ta sắm câu đối hoặc một đôi chữ nho viết trên giấy đỏ dán lên vách, lên cột vừa để trang hoàng nhà cửa ngày Tết, vừa gửi gắm lời cầu chúc tốt lành.Ông đồ được thiên hạ tìm đến, ông có dịp trổ tài.Chữ của ông được mọi người trân trọng, thưởng thức.Ở thành phố, khi giáp Tết xuất hiện những ông đồ bày mực tàu giấy đỏ bên hè phố, viết chữ nho, câu đối bán.Nhưng rồi chế độ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ (1915), chữ nho bị rẻ rúng.Trẻ con không còn đi học chữ nho của các ông đồ nữa mà học chữ quốc ngữ hoặc chữ Pháp.“Ông đồ chính là cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn”(Vũ Đình Liên)Văn bản:ÔNG ĐỒVũ Đình LiênHình ảnh ông đồ thời đắc ýHình ảnh ông đồ thời tànTâm tư của nhà thơNăm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua.Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng bay”.Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu?Giấy đỏ buồn không thắm;Mực đọng trong nghiên sầu Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy;Ngoài giời mưa bụi bay.Giải ô chữKQTẤMTẮCHẢIDƯƠNGRỒNGBAYVŨĐÌNHLIÊNTHƯƠNGNGƯỜITHẢONHÂNDÂNẨNDỤKHÁCHVẮNGNĂMNGHIÊNSẦU1234567891011Câu số 1 : Gồm 6 ôTừ thể hiện thái độ thán phục của mọi người đối với tài viết chữ của ông đồ?1Câu số 2 : Gồm 8 ôQuê gốc của tác giả bài thơ Ông đồ ?2Câu số 3 : Gồm 7 ôMột hình ảnh so sánh diễn tả tài hoa của ông đồ ?3Câu số 4 : Gồm 10 ôTác giả bài thơ Ông đồ là ai ?4Câu số 5 : Gồm 11 ôĐây là một nét nổi bật trong hồn thơ của tác giả bài thơ Ông đồ ?5Câu số 6: Gồm 4 ôĐộng từ chỉ hoạt động của ông đồ khi được mọi người thuê viết ?6Câu số 7 : Gồm 7 ôĐây là danh hiệu Nhà nước trao tặng cho tác giả của bài thơ Ông đồ ở cương vị nhà giáo?7Câu số 8 : Gồm 4 ôBiện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng để nói về thời điểm tết đến ,xuân về ?8Câu số 9 : Gồm 9 ôTình cảnh đáng thương của Ông đồ khi thú chơi chữ,chơi câu đối không còn được ưa chuộng ?9Câu số 10 : Gồm 3 ôTừ chỉ thời gian được lặp lại nhiều lần trong bài thơ Ông đồ?10Câu số 11 : Gồm 9ôMột hình ảnh diễn tả nỗi buồn tủi của ông đồ ?11UGNNNÔŨGBài thơ ông đồ được làm theo thể thơ này?122. Một trong những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng khi nói đến tài viết chữ của ông đồ?44. Tên loài hoa là biểu tượng của mùa xuân?55. Từ miêu tả tâm trạng của ông đồ thời tàn?33. Từ nói về tình cảm của mọi người với ông đồ thời đắc ý?NBUỒIĐOHOAÀGIẢI Ô CHỮSÁHONSỠNGƯMGNỘNỒGĐÔHàng dọcBài thơ ông đồ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? - Thể thơ ngũ ngôn phù hợp với lối kể chuyện và diễn tả tâm tình. - Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, tương phản, bút pháp tả cảnh ngụ tình- Ngôn ngữ, hình ảnh trong sáng, bình dị nhưng hàm súc giàu sức gợi.Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm cảm thương, nuối tiếc của tác giả đối với một lớp người, một nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.2/ Giá trị nội dung và nghệ thuật:a/ Nghệ thuậtb/ Nội dungQua những biện phápđó tác giả làm nổi bật lên nội dung gì ?PHẦN II:LUYỆN TẬPBài tập 1:Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau :– Mỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ già– Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.	Nhữngngười muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ ?Bài tập 1: _ Các từ già, xưa,cũ trong các câu thơ đã cho cùng một trường từ vựng,cùng chỉ một đối tượng : ông đồ . _ Già – cao tuổi , vẫn sống – đang tồn tại. Xưa- đã khuất - thời quá khứ trái nghĩa với nay. Cũ - gần nghĩa với xưa, đối lập vối mới- hiện tại. _ Ý nghĩa của các cách biểu đạt đó : Qua những từ này khiến cho người đọc cảm nhận được sự vô thường, biến đổi, nỗi ngậm ngùi đầy thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ : ông đồ Văn bản:ÔNG ĐỒVũ Đình LiênBài tập 2: Nhà thơ dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hai thời kì: thời đắc ý và thời suy tàn ? Qua cách sử dụng nghệ thuật đó, tác giả muốn khẳng định điều gì ? Nhà thơ dùng biện pháp nghệ thuật đối lập. Qua cách sử dụng nghệ thuật đó, tác giả muốn khẳng định ông đồ hoàn toàn bị lãng quên.Tổ 1,2 :? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật đặc sắc và phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ sau “ Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” Tổ 3,4: “ Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay”Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? Qua đó nhà thơ đã khắc họa tâm trạng của nhân vật trữ tình như thế nào? Bài tập 3 Nhóm 1: “ Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” Nhóm 2: “ Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay” ĐÁP ÁN- Biện pháp nhân hóa: + Giấy đỏ - buồn+ Mực - sầu->Phép nhân hóa khiến vật vô tri vô giác trở nên có tâm hồn -> có tác dụng nhấn mạnh nỗi buồn cô đơn, vắng khách của ông đồ. Nỗi buồn thấm vào cảnh vật - Miêu tả để biểu cảm -> mượn cảnh để ngụ tình+ Lá vàng gợi sự tàn phai, rơi rụng của cả nét văn hóa xưa+ Mưa bụi gợi nỗi buồn ảm đạm, thê lương-> Nỗi sầu tủi, cô đơn, tuyệt vọng của ông đồ. Bài tập 4 :Theo em, hai khổ thơ đầu và ba khổ thơ sau của bài thơ Ông đồ có những điểm gì giống và khác nhau ? Hãy làm rõ ý kiến của mình qua việc phân tích các khổ thơ.Bài tập 3:Hướng dẫn làm bàiGiữa hai khổ đầu và ba khổ sau của bài thơ có những điểm giống và khác nhau :Tất cả đều tập trung miêu tả ông đồ ngồi bán chữ trong ngày giáp Tết. Nhưng hai khổ thơ đầu và ba khổ thơ cuối thể hiện những nội dung cảm xúc khác nhau, bởi miêu tả ông đồ ở hai giai đoạn khác nhau.Hai khổ đầu miêu tả hình ảnh ông đồ khi Hán học đang thịnh vượng, ông được xã hội trọng vọng. Mỗi khi Tết đến, ông trở thành nhân vật quan trọng của chốn phố phường. Cái “cửa hàng văn hoá lưu động” (theo cách nói của Vũ Quần Phương) mới đông vui làm sao ! Ông đồ xuất hiện trong những màu sắc rực rỡ của hoa đào, của giấy đỏ ; trong âm thanh tươi vui và trong không khí nhộn nhịp của phố phường. Chữ ông viết ra rất đẹp nên những người thuê viết cứ “tấm tắc ngợi khen tài”. Ở hai khổ thơ đầu, những câu thơ có nhịp điệu nhanh, liền mạch, âm hưởng vui tươi. Ba khổ cuối miêu tả ông đồ khi Hán học đã suy tàn, ông bị gạt ra ngoài lề xã hội. Người ta bỏ chữ nho để học chữ Pháp, chữ quốc ngữ. Trong bối cảnh ấy, tình cảnh ông đồ trở nên đáng buồn. Người thuê viết giảm đi theo thời gian, “mỗi năm mỗi vắng”. Người buồn, nên những vật dụng đã từng gắn bó thân thiết với cuộc đời ông đồ cũng sầu thảm theo : Giấy đỏ chẳng thắm tươi như ngày xưa, mực đọng trong nghiên cũng sầu não theo (Giây đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu). Thế là, cho dù vẫn hiện diện, “vẫn ngồi đấy”, nhưng ông đồ chẳng còn được ai để ý; ông đã bị người đời lãng quên rồi. Ông chỉ còn là “cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn” (lời tác giả).Rồi Tết lại đến, hoa đào lại nở, nhưng không ai còn thấy “ông đồ xưa”. Vậy là ông đã đi hẳn vào quá khứ, vĩnh viễn vắng bóng trong cuộc sống náo nhiệt đương thời. Hai câu cuối bài thơ là một câu hỏi day dứt, ngậm ngùi : “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ ?”. Câu hỏi không lời đáp ấy cứ vương vấn không dứt trong lòng người đọc khi đọc xong bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_21_on_tap_van_ban_ong_do.pptx