Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1
Học phần “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1” được biên soạn theo “Chương trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục tiểu trình độ đại học” ban hành theo Quyết định số 39/2006/QĐ-BGDĐT ngày 2/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 627/QĐ-ĐHSPĐT ngày 10/9/2007 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP Đồng Tháp.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1 Học phần PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 1 PHẦN THỨ I: GIỚI THIỆU HỌC PHẦN Học phần “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1” được biên soạn theo “Chương trình khung giáo dục đại học ngành Giáo dục tiểu trình độ đại học” ban hành theo Quyết định số 39/2006/QĐ-BGDĐT ngày 2/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 627/QĐ-ĐHSPĐT ngày 10/9/2007 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP Đồng Tháp. Chương trình học phần gồm hai phần: Phần 1 “Những vấn đề chung về phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” có các chương: Chương 1: Bộ môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. Chương 2: Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học Chương 3: Chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học Chương 4: Các nguyên tắc và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học Phần 2 “Phương pháp dạy học các phân môn” gồm các chương: Chương 5: Phương pháp dạy Học vần. Chương 6: Phương pháp dạy Tập viết. Chương 7: Phương pháp dạy học Luyện từ và câu. PHẦN THỨ II: MỤC TIÊU HỌC PHẦN 1.Kiến thức: Sinh viên phải nắm được các hiểu biết về : - Đối tượng, nhiệm vụ của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học - Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. - Đặc điểm học sinh tiểu học trong quá trình chiếm lĩnh Tiếng Việt ở trường tiểu học. - Mục tiêu, nội dung chương trình, nguyên tắc, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học. 2. Kĩ năng Sinh viên có các kĩ năng : - Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học. - Kĩ năng phân tích mục tiêu, tìm hiểu nội dung, chương trình, sách giáo khoa (SGK) dạy Tiếng Việt ở tiểu học. - Kĩ năng thiết kế bài Tiếng Việt, tổ chức các hoạt động dạy học Tiếng Việt - Kĩ năng phân tích đánh giá thực tế dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. 3. Thái độ - Bồi dưỡng cho sinh viên tình cảm yêu quý tiếng mẹ đẻ. - Có ý thức rèn luyện năng lực tiếng mẹ đẻ cho học sinh. - Yêu mến đồng cảm với học sinh tiểu học. PHẦN THỨ III: KẾ HOẠCH DẠY HỌC Học phần Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 ở tiểu học. 1. Số đơn vị học trình: 03 2. Trình độ sinh viên: Năm thứ II hệ ĐHGD Tiểu học 3. Phân bố thời gian: - Số tiết lí thuyết: 30 (giảng dạy: 18; SV tự nghiên cứu: 12) - Số tiết thực hành: 15 (TH: 12; SVTNC soạn bài: 03) 4. Điều kiện tiên quyết: Đã học Tiếng Việt 1, 2. 5. Nhiệm vụ của sinh viên: - Dự lớp - Tự nghiên cứu và báo cáo kết quả tự nghiên cứu - Thực hiện các hoạt động thực hành: soạn giáo án (có giáo án điện tử ở các phân môn), xem dạy, tập dạy. 6. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: - Tiểu luận tự nghiên cứu, soạn giáo án, thực hành tập dạy: 40% - Thi kết thúc học phần (vấn đáp): 60% 7. Thang điểm: 10 8. Hướng dẫn tự nghiên cứu: Sinh viên tự nghiên cứu các vấn đề sau, viết báo cáo kết quả tự nghiên cứu, theo một trong các đề tài sau: - Sự gắn kết giữa mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở tiểu học và việc biên soạn nội dung SGK Tiếng Việt tiểu học. - Đặc điểm của chương trình Tiếng Việt tiểu học. - Đặc điểm sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học. - Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt 1. - Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt 2. - Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt 3. - Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt 4. - Đặc điểm nội dung hệ thống chủ đề của sách Tiếng Việt 5 - Vấn đề tích hợp trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. - Nội dung và biện pháp dạy học vần lớp 1. - Nội dung và biện pháp dạy tập viết. - Nội dung và biện pháp dạy “Hệ thống hoá - mở rộng vốn từ” ở lớp 2 (hoặc 3, 4, 5). - Dạy lí thuyết về từ ngữ ở lớp 4 hoặc 5. - Dạy lí thuyết về ngữ pháp ở lớp 4 hoặc 5. 9. Nội dung chi tiết học phần (Giảng dạy trên lớp, không kể tự nghiên cứu) PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PPDH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC: Chương 1: Bộ môn PPDH Tiếng Việt ở Tiểu học (2 LT) 1. PPDH Tiếng Việt là gì ? 2. Đối tượng và nhiệm vụ của PPDH Tiếng Việt ở Tiểu học. 3. Đặc điểm của PPDH Tiếng Việt ở Tiểu học (SV tự nghiên cứu) 4. Thực hành: Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trẻ em Tiểu học tại Trường Tiểu học Thực hành Sư phạm và phân tích kết quả tìm hiểu được). Chương II: Cơ sở khoa học của PPDH dạy học Tiếng Việt (2 LT) 1. Triết học mác - Lênin là cơ sở phương pháp luận của PPDH Tiếng Việt. 2. Cơ sở ngôn ngữ, văn học. 3. Cơ sở Giáo dục học. 4. Cơ sở Tâm lí học và Tâm lí ngữ học. Chương III: Môn học Tiếng Việt ở trường Tiểu học (2LT + 2 XMN) 1. Vai trò của Tiếng Việt ở Tiểu học 2. Tiếng Việt trong nhà trường Việt Nam từ trước đến nay. 3. Mục Tiêu môn Tiếng Việt ở Tiểu học. 4. Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học 5. Sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học 6. Xêmina :Đề tài " Đặc điểm chương trình và SGK Tiếng Việt Tiểu học". Chương IV: Nguyên tắc, PPDH Tiếng Việt ở Tiểu học (3 LT + 1 TH) 1. Nguyên tắc dạy học Tiếng Việt. 2. Các PPDH Tiếng Việt. 2.1. Khái niệm 2.2. Vấn đề phương pháp dạy học trong lí luận dạy học 2.3. Các PPDH Tiếng Việt thường sử dụng ở Tiểu học 2.4. Vấn đề đổi mới PP và các hình thức dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. 3. Thực hành: Xem băng ghi hình 01 tiết Tiếng Việt và phân tích việc vận dụng nguyên tắc và phương pháp đánh giá các tiết dạy. PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT Chương V: Phương pháp dạy học vần (3 LT + 3 TH) 1. Mục tiêu, nhiệm vụ của dạy học vần 2. Cơ sở khoa học của dạy học vần 3. Chương trình và SGK dạy học vần 4. Tổ chức dạy các kiểu bài học vần. 5. Thực hành: a) Soạn giáo án các kiểu bài dạy học vần (bài tự chọn) b) Soạn 02 trò chơi áp dụng trong dạy học vần (thực hiện ngoài giờ lên lớp). c) Thực hành dạy học các bài dạy đã soạn. Chương VI: Phương pháp dạy tập viết (2 LT + 2 TH) 1. Mục tiêu, vị trí, nhiệm vụ dạy tập viết. 2. Cơ sở khoa học của dạy tập viết. 3. Chương trình, vở tập viết. 4. Tổ chức dạy giờ tập viết 5. Nội dung thực hành: a) Soạn các giáo án dạy tập viết lớp 1, 2, 3 (tự chọn bài) b) Thực hành dạy học tập viết các giáo án đã soạn. Chương VII : Phương pháp dạy học Luyện từ và Câu ($ LT + 4 TH) 1. Vị trí, nhiệm vụ của dạy học Luyện từ và Câu 2. Chương trình và sách giáo khoa Luyện từ và Câu 3. Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và Câu 4. Tổ chức dạy học Luyện từ và Câu 5. Thực hành: a) Xem băng ghi hình dạy học Luyện từ và câu lớp 2, 3, 4, 5. b) Thực hành soạn giáo án các bài dạy luyện từ và câu (bài tự chọn). c) Thực hành tập dạy các bài đã soạn. PHẦN THỨ IV: NỘI DUNG HỌC PHẦN PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC Chương 1 BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC A.MỤC TIÊU 1 Kiến thức Sinh viên có được các hiểu biết về : - Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Đối tượng của phương pháp dạy học Tiếng Việt, - Nhiệm vụ của phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học 2 Kĩ năng: Sinh viên có các kĩ năng: - Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học. - Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá thực tế dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học. B. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Sinh viên đọc tài liệu liên quan và trả lời các câu hỏi sau: 1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì ? 2. Đối tượng của phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học ? 3. Các nhiệm vụ của phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học với tư cách là một ngành khoa học, với tư cách là một môn học ở trường sư phạm ? C. NỘI DUNG: 1.Phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì? Để trả lời được câu hỏi phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì, chúng ta cần định vị phương pháp dạy học Tiếng Việt trong hệ thống các khoa học sư phạm. Trong tiếng Việt thuật ngữ “phương pháp” được dùng với những nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Thứ nhất, “phương pháp” được dùng với nghĩa là “phương pháp luận”chỉ hệ thống, quan điểm, cách thức nghiên cứu của một khoa học nào đó. Ví dụ nói “phương pháp luận biện chứng mácxít là cơ sở của mọi khoa học”. Thứ hai, “phương pháp” được dùng với nghĩa là khoa học về phương pháp giảng dạy mà nhiều tài liệu gọi là “lí luận dạy học bộ môn; giáo học pháp bộ môn hoặc “phương pháp luận dạy học bộ môn”. Thứ ba, “phương pháp” được dùng với nghĩa hẹp hơn, chỉ cách thức tác động lẫn nhau giữa thầy và trò, dưới sự chỉ đạo của thầy hướng đến đạt mục đích học tập. Ở đây chúng ta đang dùng thuật ngữ “phương pháp”với nghĩa thứ hai. Với tư cách là một khoa học, phương pháp dạy học Tiếng Việt được xem là một bộ phận của khoa học giáo dục ( “khoa học sư phạm” hay “sư phạm học”) là một hệ thống lí thuyết dạy học Tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ và với tư cách là ngôn ngữ thứ hai. Phương pháp dạy học Tiếng Việt bao gồm việc dạy Tiếng Việt cho nhiều đối tượng khác nhau: dạy Tiếng Việt cho người bản ngữ, cho người dân tộc, dạy Tiếng Việt trước tuổi học. Cũng như nhiều ngành khoa học khác, phương pháp dạy học Tiếng Việt là một khoa học trước hết vì nó có đối tượng nghiên cứu cụ thể. Mặt khác phương pháp dạy học còn có nhiệm vụ nghiên cứu riêng, có cơ sở lý thuyết và thực tiễn. Đồng thời nó có các phương pháp nghiên cứu đặc thù. 2.Đối tượng của phương pháp dạy học Tiếng Việt 2.1 Nội dung dạy học Tiếng Việt: Nội dung dạy học Tiếng Việt là những tri thức về hệ thống Tiếng Việt mà GV truyền tải đến học sinh. Thông qua đó mà hình thành ở học sinh những kĩ năng về sử dụng Tiếng Việt. Theo Chương trình Tiểu học 2006 (CTTH - 2006), nội dung dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học coi trọng việc dạy tri thức Tiếng Việt gắn với việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt giúp HS nhận diện, phát hiện, hoàn thiện các tri thức Tiếng Việt; tri thức Tiếng Việt góp phần ý thức hóa kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Để thực hiện yêu cầu này, chương trình quy định hai mức độ học tri thức Tiếng Việt. Ở lớp 1,2,3, tri thức Tiếng Việt không có tiết học riêng. Các đơn vị tri thức quy định cho 3 lớp học này giúp giáo viên có cơ sở lí luận để dạy các kĩ năng cho học sinh, chưa yêu cầu học sinh phải học thành bài các khái niệm, quy tắc. Ngược lại, ở các lớp 4, 5 tri thức Tiếng Việt được dạy thành tiết học riêng sắp xếp thành hệ thống (mặc dù chỉ là tri thức sơ giản) và vẫn gắn với việc luyện tập các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. 2.2 Hoạt động dạy của thầy giáo Theo quan điểm dạy học hiện đại, thầy giáo là người điều khiển hoạt động học, hoạt động nhận thức của học sinh, sử dụng các phương tiện dạy học để tổ chức cho HS tiếp cận với các nội dung dạy học, bằng cách đó mà HS được phát triển và hình thành nhân cách. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, các điều kiện thiết bị dạy học hiện đại hơn, thầy giáo càng có điều kiện tổ chức cho HS tiếp cận nội dung dạy học một cách hứng thú, có hiệu quả cao. 2.3 Hoạt động học tập của học sinh Cũng theo quan điểm dạy học hiện đại, HS là chủ thể nhận thức, chủ động tiếp thu tri thức bằng việc phát huy vai trò tích cực của mình tự giác chiếm lĩnh nội dung dạy học để hình thành và phát triển nhân cách dưới sự điều khiển sư phạm của GV. Vì vậy, trong dạy học, thầy giáo phải sử dụng các biện pháp và hình thức linh hoạt để có thể phát huy được hết tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập. Hoạt động học của HS bao gồm những hoạt động cụ thể: Hoạt động chuẩn bị cho giờ học, hoạt động trong giờ học, tự học ở nhà, hoạt động ngoại khoá, . Hoạt động của HS được tiến hành dưới sự điều khiển của thầy. Hiệu quả hoạt động của trò là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, những phẩm chất đạo đức mà các em đạt được . Do đó, phương pháp dạy học Tiếng Việt không chỉ quan tâm đến hoạt động trực tiếp của HS mà còn lưu tâm đến kết quả của hoạt động đó . 3.Nhiệm vụ của phương pháp dạy học Tiếng Việt 3.1 Nhiệm vụ của PPDH Tiếng Việt với tư cách là một ngành khoa học 3.1.1 Xây dựng cơ sở phương pháp luận cho phương pháp dạy học Tiếng Việt. Xét trên bình diện lí luận dạy học, phương pháp dạy học Tiếng Việt là hệ thống những kiến thức về bản chất, cấu trúc, chức năng và quy luật cơ bản của sự chi phối sự vận hành của quá trình dạy học Tiếng Việt, nói cách khác, đó là học thuyết lí giải bản chất của quá trình dạy học Tiếng Việt . Ngoài ra , nó còn hệ thống những phương pháp nghiên cứu khoa học được vận dụng để chiếm lĩnh hệ thống kiến thức mới. Nhiệm vụ cụ thể của việc xây dựng cơ sở phương pháp luận của phương pháp dạy học Tiếng Việt bao gồm: a. Xác định đối tượng, vị trí của phương pháp dạy học Tiếng Việt trong hệ thống các khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục. b. Phát hiện ra bản chất của quá trình dạy học Tiếng Việt, cấu trúc chức năng, những quy luật chi phối sự vận hành của nó, từ đó đề ra những nguyên tắc cơ bản điều khiển tối ưu quá trình dạy học. Phương pháp dạy học Tiếng Việt không chỉ là cụ thể hoá những quan điểm giáo dục vào bộ môn cụ thể mà các tài liệu dạy học Tiếng Việt không thể tách rời lí luận dạy học, tâm lí học, ngôn ngữ học, Các ngành này không thể thay thế cho phần cơ sở riêng của phương pháp. c. Xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống khái niệm chuyên biệt của phương pháp dạy học Tiếng Việt, góp phần làm giàu khái niệm lí luận dạy học. d. Xây dựng hệ thống PPNC khoa học riêng cho phương pháp dạy học Tiếng Việt. Vận dụng những phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác vào lĩnh vực chuyên biệt của mình như thực nghiệm, thống kê, mô hình hoá, e. Xác lập các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc các vấn đề cơ bản của phương pháp dạy học Tiếng Việt sao cho việc giải quyết chúng sẽ thúc đẩy sự phát triển của bản thân khoa học này. 3.1.2 Xây dựng lí thuyết về môn học Tiếng Việt trong nhà trường a. Nghiên cứu xác định hệ thống mục tiêu của môn Tiếng Việt trong trường học “Dạy học để làm gì?”. Phương pháp dạy học Tiếng Việt phải xây dựng hệ thống tiêu chí nội dung và cách thức đánh giá kết quả dạy môn học mà sản phẩm của nó là “chuẩn trình độ tối thiểu môn Tiếng Việt”. b. Nghiên cứu việc xây dựng môn học Tiếng Việt trong nhà trường “Dạy học cái gì?”. Nội dung môn học Tiếng Việt phải thoả mãn ba yêu cầu sau: - Thoả mãn tối đa đơn đặt hàng của xã hội. - Phản ánh trung thành Việt ngữ hiện đại. - Phù hợp với đặc điểm tâm lí lĩnh hội của HS. c. Nghiên cứu những quy luật mối quan hệ giữa các kiến thức trong nội bộ môn Tiếng Việt. Ví dụ mối quan hệ giữa đọc, viết trong dạy học vần với tập đọc, chính tả d. Nghiên cứu quy luật mối quan hệ liên môn. Ví dụ mối quan hệ giữa dạy văn với dạy tiếng với dạy tự nhiên, xã hội, e. Nghiên cứu những lĩnh vực cụ thể khác của nội dung dạy học Tiếng Việt như: thực hành nghe, đọc, nói, viết; bài tập Tiếng Việt; giáo dục tư tưởng tình cảm trong giờ học Tiếng Việt. 3.1.3 Xây dựng lí thuyết về phương pháp dạy học môn học Tiếng Việt a. Xác định cách thức hoạt động cụ thể trong quá trình dạy học của thầy và trò. b. Xác định hình thức tổ chức dạy học như: giờ lên lớp, thảo luận nhóm, trò chơi đóng vai, tham quan c. Chỉ dẫn về các phương tiện dạy học như: phương tiện nghe nhìn, băng tiếng, băng hình, đèn chiếu Việc xây dựng lí thuyết về phương pháp dạy học Tiếng Việt nhằm nghiên cứu hoạt động của thầy và trò, các nhà phương pháp phải soạn thảo các nguyên tắc, các phương pháp, các biện pháp dạy học Tiếng Việt, xây dựng hệ thống bài tập, viết tài liệu hướng dẫn cho GV và HS. Các tài liệu này phải được trình bày hệ thống phương pháp xác định nhằm tổ chức hoạt động của thầy và trò. Nhiệm vụ của bộ môn PPDH Tiếng Việt trong trường sư phạm Cung cấp những kiến thức cơ bản về dạy học môn Tiếng Việt cho SV như sau: a. Kiến thức đại cương về phương pháp dạy học Tiếng Việt: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của phương pháp dạy học Tiếng Việt và quan hệ của nó với các ngành khoa học khác . b. Những kiến thức cụ thể về lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị và tiến hành dạy từng bài học trên lớp. Rèn luyện kĩ năng kĩ xảo về dạy học môn Tiếng Việt cho sinh viên: a. Kĩ năng phân tích mục tiêu, tìm hiểu chương trình, SGK và các tài liệu dạy Tiếng Việt ở tiểu học. b. Kĩ năng tìm hiểu trình độ và đặc điểm ngôn ngữ của HS tiểu học. c. Kĩ năng lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy. d. Kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học Tiếng Việt. e. Kĩ năng kiểm tra , đánh giá HS. g. Kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại khoá, bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS kém; công tác chủ nhiệm, công tác Đội, h. Kĩ năng phân tích đánh giá thực tế dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. Bồi dưỡng cho sinh viên tình cảm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của người giáo viên dạy Tiếng Việt Bộ môn phương pháp dạy học Tiếng Việt trong trường sư phạm phải rèn luyện cho SV những hẩm chất đạo đức và những thói quen cần thiết của người GV như: yêu Tiếng Việt, có tính kiên trì, tính chính xác, khả năng đồng cảm với HS, . Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Sinh viên phải nắm được các luận điểm quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lê nin về bản chất của ngôn ngữ, cơ sở ngôn ngữ học, cơ sở giáo dục học, cơ sở tâm lí học và tâm lí ngôn ngữ học chi phối đến phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. 2. Kĩ năng : Dựa vào các cơ sở khoa học, rèn cho SV có kĩ năng phân tích đánh giá các phân môn Tiếng Việt dạy ở tiểu học B. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Trình bày cơ sở Triết học Mác - Lê nin chi phối việc dạy học Tiếng Việt. 2. Phân tích cơ sở ngôn ngữ học, văn học của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. 3. Phân tích nguyên tắc giáo dục học đã chi phối việc dạy học Tiếng Việt như thế nào? 4. Lấy ví dụ để làm rõ những hiểu biết về tâm lí học, tâm lí ngôn ngữ học đã chi phối việc dạy học Tiếng Việt như thế nào? Thực hành: Dựa vào các cơ sở khoa học, hãy phân tích đánh giá việc dạy học Tiếng Việt (chương trình, SGK một phân môn, một bài tập Tiếng Việt hoặc một tình huống dạy học, ) C. NỘI DUNG 1.Cơ sở triết học Mác – Lênin Triết học Mác – Lênin là cơ sở phương pháp luận của phương pháp dạy học Tiếng Việt, nó quyết định phương hướng chung của phương pháp dạy học Tiếng việt. Nó giúp chúng ta hiểu được đối tượng của phương pháp dạy học Tiếng Việt một cách sâu sắc, trang bị cho chúng ta phương pháp nghiên cứu đúng đắn: xem xét các quá trình dạy học Tiếng Việt trong sự phát triển và trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, trong sự mâu thuẫn và sự thống nhất, phát hiện những sự biến đổi số lượng dẫn tới những biến đổi chất lượng Sau đây, chúng ta xem xét những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về ngôn ngữ và quá trình nhận thức có ảnh hưởng quan trọng, trực tiếp đối với phương pháp dạy tiếng, những luận điểm được xem như là những lí thuyết quan trọng để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của việc dạy học Tiếng Việt. a. “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (Lênin). Luận điểm này không chỉ đơn thuần khẳng định ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp mà là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và là phương tiện giao tiếp đặc trưng của loài người. Không có ngôn ngữ, xã hội không thể tồn tại. Việc nắm bản chất xã hội của ngôn ngữ cho phép ta rút ra kết luận có tính chất phương pháp. Nếu ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, trao đổi tư tưởng, tình cảm thì nghiên cứu nó phải nghiên cứu hệ thống hoạt động chức năng. Mục đích nghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường là phải giúp HS có thể sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện sắc bén để giao tiếp. Vì vậy phát triển lời nói là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học tiếng trong nhà trường. Tất cả các giờ dạy Tiếng Việt, cả dạy đọc, viết, cả nghiên cứu ngữ pháp, từ ngữ phải đi theo khuynh hướng này. HS phải ý thức được chức năng của ngôn ngữ, nắm vững các phương tiện, kết cấu và quy luật cũng như hoạt động hành chức của nó. HS cần hiểu rõ người ta nói và viết không phải chỉ để cho mình mà còn cho người khác, do đó ngôn ngữ cần chính xác, rõ ràng, đúng đắn, dễ hiểu. Đồng thời, vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp nên phải lấy hoạt động giao tiếp làm phương tiện để dạy và học Tiếng Việt. b. Ngôn ngữ luôn luôn gắn bó chặt chẽ với tư duy, “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (C.Mác). Ngôn ngữ là phương tiện của nhận thức lôgíc, lí tính. Chính trong các đơn vị và dạng thức ngôn ngữ có sự khái quát hóa, trừu tượng hóa. Tư duy của con người không thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ. Việc chiếm lĩnh ngôn ngữ nhằm tạo ra những tiền đề để phát triển tư duy. Từ đây người ta rút ra những kết luận có tính chất phương pháp: kiến thức, kĩ xảo ngôn ngữ phải được xem xét như là những yếu tố của phát triển tư duy, các hệ thống dạy học Tiếng Việt cần bảo đảm mối liên hệ giữa lời nói và tư duy. Phải thường xuyên luyện tập cho HS khả năng diễn đạt tư tưởng của mình bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Lời nói cần có nội dung, đó chính là tư duy. Trong dạy tiếng có thể đi từ tư duy đến ngôn ngữ, ví dụ từ một ý viết thành những câu khác nhau. Phương pháp dạy học không dựa vào sự phát triển tương hỗ giữa lời nói và tư duy là phương pháp sai lầm về phương diện triết học của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. c. Nhận thức luận của chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng: Con đường biện chứng của nhận thức chân lí đi qua hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính, đồng thời cũng chỉ ra thực tiễn là cội nguồn, động lực của nhận thức, cũng là tiêu chuẩn của chân lí, là đỉnh cao và mục đích cuối cùng của nhận thức. Đây là cơ sở của nguyên tắc trực quan trong dạy tiếng và cũng là cơ sở để đề cao nguyên tắc phải tính đến đặc điểm tiếng mẹ đẻ của HS trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Khi nói về sự cần thiết của việc trẻ em nắm kiến thức ngôn ngữ một cách có ý thức, chúng ta không quên ý nghĩa của việc nhận thức các hiện tượng ngôn ngữ một cách cảm tính của chúng. Đứa trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách cảm tính, bằng mắt, bằng tai gắn với màu sắc, âm thanh cụ thể. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên của nhà trường trong dạy tiếng là phát triển những khả năng nhận thức cảm tính của trẻ em. Dạy tiếng phải dựa trên kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói của HS. Những quan sát và ấn tượng sống của trẻ em phải là cơ sở cho bài học Tiếng Việt. HS sẽ đi từ việc quan sát tiếng nói trong đời sống, thông qua việc phân tích tổng hợp để đi đến những khái quát hóa, những định nghĩa lí thuyết, những quy tắc và từ đó lại quay về thực tiễn giao tiếp lời nói sống động trong dạng nói và dạng viết. Kết quả là các em tiếp nhận được những mẫu lời nói và quy tắc ngôn ngữ một cách có ý thức. Cách làm việc như vậy của HS với tiếng mẹ đẻ trong nhà trường không chỉ tuân thủ những quy luật chung của quá trình nhận thức chân lí của loài người mà còn đáp ứng được những đòi hỏi của lí luận dạy học hiện đại. Đó là con đường nghiên cứu phát minh – khuynh hướng của phương pháp dạy học hiện đại nói chung, của dạy học Tiếng Việt nói riêng. 2. Cơ sở ngôn ngữ học và văn học Ngôn ngữ học nói chung, Tiếng Việt nói riêng có quan hệ mật thiết với phương pháp dạy học Tiếng Việt. Từ mối quan hệ này có ý kiến cho rằng phương pháp dạy học Tiếng Việt là ngôn ngữ học ứng dụng. Ngôn ngữ nói chung, Tiếng Việt nói riêng không chỉ tạo nên nền tảng của môn học Tiếng Việt. Lôgíc khoa học của ngôn ngữ quyết định lôgíc môn học Tiếng Việt. Phương pháp dạy học Tiếng Việt phải phát hiện được những quy luật riêng, đặc thù của dạy học Tiếng Việt. Chính khoa học ngôn ngữ quy định đặc thù này. Những hiểu biết về bản chất của ngôn ngữ, của Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong việc định ra các nguyên tắc, nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt. Ví dụ, từ bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, dạy tiếng phải làm cho HS nắm được giá trị của từng yếu tố ngôn ngữ, tính hệ thống của ngôn ngữ là cơ sở để xây dựng các bài tập yêu cầu HS tìm các yếu tố khi biết một yếu tố khác, hoặc tìm quan hệ khi biết các yếu tố Đó cũng là cơ sở để cung cấp từ theo chủ đề ở tiểu học v.v Các bộ phận của Ngôn ngữ học ( bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách) có vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung và phương pháp dạy học. Ngữ âm trong quan hệ qua lại với chữ viết là cơ sở của việc soạn thảo phương pháp dạy đọc, viết, cơ sở của việc hình thành kĩ năng đọc sơ bộ. Phương pháp tập viết dựa trên lí thuyết chữ viết. Những hiểu biết về từ vựng học cần thiết đối với việc tổ chức dạy từ trong nhà trường là cơ sở để xây dựng những bài tập phong phú với từ đồng nghĩa, trái nghĩa, với các nhóm từ theo chủ điểm, từ nhiều nghĩa, những sắc thái nghĩa, những nét nghĩa biểu cảm của từ Từ pháp học và cú pháp học là cơ sở để tạo ra những biểu tượng về cấu trúc ngôn ngữ, và hệ thống của nó. Kiến thức ngữ pháp được sử dụng để hình thành kĩ năng, kĩ xảo trong dạy chính tả và dấu câu. Ngữ pháp quan trọng trong việc dạy phát triển lời nói và nó bảo đảm quan hệ giữa các từ, cụm từ vào việc viết câu đúng. Ngoài ra, gần đây, trong phương pháp dạy tiếng, người ta dựa nhiều hơn vào phong cách học. Ví dụ, ở tiểu học người ta dựa vào sự phân định ranh giới của ngôn ngữ hội thoại và ngôn ngữ viết để dạy nói cho HS. Tóm lại, Ngôn ngữ học nói chung, Việt ngữ học nói riêng quy định cả nội dung dạy học, trình tự sắp xếp nội dung môn học và cả phương pháp làm việc của thầy và trò trong giờ tiếng Việt. Bên cạnh Ngôn ngữ học còn có thể kể đến cơ sở văn học. Ví dụ, phương pháp đọc dựa trên lí thuyết văn học. HS cần chiếm lĩnh các văn bản văn chương và vì vậy mặc dầu không học những kiến thức lí luận văn học, việc đọc những bài văn, bài thơ ở tiểu học vẫn được xây dựng trên cơ sở của những quy luật chung nhất về bản chất của văn chương, tác phẩm văn học và sự tác động của nó đến người đọc. 3. Cơ sở giáo dục học Phương pháp dạy học Tiếng Việt là một bộ phận của khoa học giáo dục nên nó phụ thuộc vào những quy luật chung của khoa học này. Giáo dục học nói chung, Lí luận dạy học đại cương nói riêng cung cấp cho Phương pháp dạy học Tiếng Việt những hiểu biết về các quy luật chung của việc dạy học môn học. Có thể coi Phương pháp dạy học tiếng Việt là một khoa học sinh ra từ sự tích hợp biện chứng của Việt ngữ học và Lí luận dạy học đại cương. Mục đích của Phương pháp dạy học Tiếng Việt cũng như các khoa học giáo dục nói chung là tổ chức sự phát triển tâm hồn và thể chất của HS, chuẩn bị cho các em đi vào cuộc sống lao động trong xã hội mới. Quan hệ của Phương pháp dạy học Tiếng Việt với khoa học giáo dục thể hiện ở chỗ phương pháp dạy học tiếng được một hệ thống lí luận giáo dục tạo ra và làm cơ sở. Phương pháp dạy học Tiếng Việt hoàn toàn sử dụng các khái niệm, thuật ngữ của giáo dục học. Nó hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục do giáo dục học đề ra – phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư duy sáng tạo cho HS, giáo dục tư tưởng đạo đức, phát triển óc thẩm mĩ giáo dục tổng hợp và giáo dục lao động. Trong Phương pháp dạy học Tiếng Việt có thể tìm thấy các nguyên tắc cơ bản của Lí luận dạy học: nguyên tắc giáo dục và phát triển của dạy học, nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc gắn liền lí thuyết với thực hành, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tiếp cận cá thể và phân hóa trong dạy học Phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng những nguyên tắc này tuỳ theo những đặc trưng riêng của mình. Ví dụ nguyên tắc gắn liền lí thuyết với thực hành trong phương pháp dạy học Tiếng Việt đòi hỏi một hoạt động lời nói thường xuyên, biểu hiện ý nghĩa bằng lời nói, viết, cùng với việc thường xuyên vận dụng những hiểu biết lí thuyết vào giải bài tập. Nhiệm vụ phát triển lời nói đã quy định việc xây dựng chương trình Tiếng Việt mà tất cả các phân môn đều có mục đích phát triển bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Thực hiện nguyên tắc trực quan trong giờ tiếng Việt không chỉ là việc chỉ sử dụng sơ đồ, bảng biểu, dùng chữ viết sẵn, phim ảnh mà còn là “trực quan lời nói”, bao gồm từ việc quan sát ngôn ngữ sống động đến việc dựa vào bài khóa trong khi nghiên cứu về ngữ âm, từ vựng, chính tả, ngữ pháp. Tài liệu trực quan cơ bản trong giờ học Tiếng Việt là Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt trong những mẫu tốt nhất của nó: văn học dân gian, tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới. Phương pháp dạy học Tiếng Việt chọn ở giáo dục học các hình thức tổ chức dạy học như bài học và các hình thức khác. Các phương pháp dạy học cơ bản – phương pháp bằng lời, phương pháp bài tập, phương pháp dạy học nêu vấn đề đều có mặt trong giờ Tiếng Việt. 4. Cơ sở Tâm lí học và Tâm lí ngôn ngữ học Quan hệ của phương pháp dạy học Tiếng Việt và Tâm lí học, đặc biệt là tâm lí học lứa tuổi rất chặt chẽ. Không có kiến thức về quá trình tâm lí người nói chung và tâm lí trẻ em lứa tuổi tiểu học nói riêng thì không thể giảng dạy tốt và phát triển ngôn ngữ cho HS. Phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng rất nhiều kết quả của Tâm lí học. Đó là các quy luật tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Thầy giáo cần biết, sản phẩm lời nói được sản sinh ra như thế nào, quá trình học được thiết lập từ những yếu tố nào, khái niệm ngữ pháp được hình thành ở trẻ em ra sao, vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển tư duy ra sao, kĩ năng nói, viết được hình thành như thế nào ? Tâm lí học đưa ra cho phương pháp những số liệu cụ thể về quá trình nắm lời nói, về việc nắm ngữ pháp. Những nghiên cứu tâm lí học cho phép xác định mức độ vừa sức của tài liệu học tập. Mặt khác, Tâm lí ngữ học đem lại cho phương pháp những số liệu về lời nói như một hoạt động, ví dụ như việc xác định tình huống nói năng, các giai đoạn sản sinh lời nói, tính hiệu quả sự tác động của lời nói trong giao tiếp giữa cá thể với nhiều người. Chương 3 CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Sinh viên nắm mục tiêu môn học Tiếng Việt; các cơ sở xây dựng chương trình; các nguyên tắc xây dựng chương trình và các nguyên tắc biên soạn SGK Tiếng Việt; chương trình môn Tiếng Việt ở trường tiểu học. 2. Kĩ năng: Sinh viên biết phân tích mục tiêu môn học Tiếng Việt; phân tích các nguyên tắc xây dựng chương trình, nguyên tắc biên soạn SGK; mô tả và phân tích nội dung chương trình môn Tiếng Việt ở trường tiểu học. B. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Phân tích mục tiêu của chương trình Tiếng Việt ở tiểu học? Thực hành phân tích mục tiêu của một bài học được thể hiện trong một phân môn. 2. Phân tích các nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng Việt Tiểu học 3. Giải thích các căn cứ xây dựng chương trình và các nguyên tắc biên soạn SGK Tiếng Việt. 4. Trình bày những đặc điểm cơ bản của chương trình Tiếng Việt ở các lớp 1,2,3,4.5. 5. Nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt, phát hiện những phần, những nội dung chưa hiểu để tìm lời giải đáp trong nhóm. 6. Phát hiện những bài tập trong SGK dự đoán là HS khó thực hiện và đề xuất cách xử lí. C. N
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_phuong_phap_day_hoc_tieng_viet_o_tieu_hoc_1.doc