Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 1: A, a

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 1: A, a

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Nhận biết và đọc đúng âm a; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm a; hiểu và trả

lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết đúng chữ a; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chứa a.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm a, có trong bài học.

- Phát triển triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm được gợi ý trong tranh Trên sân trường.

2.Kĩ năng

- Phát triển kĩ năng nói lời, chào hỏi.

- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật bà, mẹ, bé và bạn bè, suy đoán nội

dung tranh minh hoạ "Nam và Hà ca hát”, và tranh “Chào hỏi”, qua các tình huống

reo vui “a”, tình huống cần nói lời chào hỏi (chào gặp mặt, chào tạm biệt).

3.Năng lực

- Phát triển năng lực Tiếng Tiệt.

- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

4.Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II.CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm a (lưu ý: âm a có độ mở của miệng rộng nhất).

- Nắm vững cấu tạo, cách viết chữ a.

- Cần biết những tình huống reo lên “A! A!” (vui sướng, ngạc nhiên, ).

- Cần biết, các bác sĩ nhi khoa đã vận dụng đặc điểm phát âm của âm a (độ mở miệng

rộng nhất) vào việc khám chữa bệnh. Thay vì yêu cầu trẻ há miệng để khám họng,

các bác sĩ thường khích lệ các cháu nói “a a ”.

- Tranh trong SGK

pdf 8 trang yenhap123 7560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 - Bài 1: A, a", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIẾNG VIỆT 
Bài 1: A, a 
I.MỤC TIÊU 
1.Kiến thức 
- Nhận biết và đọc đúng âm a; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm a; hiểu và trả 
lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. 
- Viết đúng chữ a; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chứa a. 
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm a, có trong bài học. 
- Phát triển triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm được gợi ý trong tranh Trên sân trường. 
2.Kĩ năng 
- Phát triển kĩ năng nói lời, chào hỏi. 
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật bà, mẹ, bé và bạn bè, suy đoán nội 
dung tranh minh hoạ "Nam và Hà ca hát”, và tranh “Chào hỏi”, qua các tình huống 
reo vui “a”, tình huống cần nói lời chào hỏi (chào gặp mặt, chào tạm biệt). 
3.Năng lực 
- Phát triển năng lực Tiếng Tiệt. 
- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. 
4.Phẩm chất 
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
II.CHUẨN BỊ 
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm a (lưu ý: âm a có độ mở của miệng rộng nhất). 
- Nắm vững cấu tạo, cách viết chữ a. 
- Cần biết những tình huống reo lên “A! A!” (vui sướng, ngạc nhiên, ). 
- Cần biết, các bác sĩ nhi khoa đã vận dụng đặc điểm phát âm của âm a (độ mở miệng 
rộng nhất) vào việc khám chữa bệnh. Thay vì yêu cầu trẻ há miệng để khám họng, 
các bác sĩ thường khích lệ các cháu nói “a a ”. 
- Tranh trong SGK 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1 
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
A.KHỞI ĐỘNG 
a)Mục tiêu: 
-Củng cố bài cũ và tạo hứng thú khi bước vào 
bài mới. 
b) Cách tiến hành: 
- GV cho HS ôn lại các nét “cong kín”, “nét móc 
xuôi” – những nét cấu tạo của chữ a kiểu chữ 
thường. 
 - GV cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét 
“cong kín”, “nét móc xuôi”. 
- HS viết các nét “cong kín”, “nét móc xuôi”. 
- GV nhận xét. 
B.KHÁM PHÁ. 
a)Mục tiêu 
-HS nhận biết, đọc, viết được âm mới; đánh vần, 
đọc trơn tiếng, từ khóa.. 
b)Cách tiến hành: 
1. Nhận biết 
- HD HS quan sát tranh và tìm hiểu nội dung 
câu ứng dụng: 
+ Bức tranh vẽ những ai? 
+ Nam và Hà đang làm gì? 
+ Hai bạn và cả lớp có vui không? 
+ Vì sao em biết? 
- GV đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu 
HS đọc theo. 
- GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm a 
trong câu. ( được in màu đỏ trong sgk) 
- Giới thiệu bài và viết lên bảng: A, a 
2. HS luyện đọc âm 
a. Đọc âm: a 
- GV đưa a lên bảng để giúp HS nhận biết chữ 
a trong bài học. 
- GV đọc mẫu âm: a 
- GV yêu cầu HS đọc trơn 
b. Đọc lại tiếng 
- GV yêu cầu đọc lại tiếng vừa học 
3. Viết bảng con 
- GV đưa mẫu chữ và hướng dẫn HS quan sát 
chữ: a 
- GV viết mẫu, nêu quy trình và nêu cách viết 
chữ: a 
- Yêu cầu HS viết bảng con 
- GV giúp đỡ những em còn chậm. 
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. 
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. 
- HS chơi. 
- HS viết. 
- HS quan sát, lắng nghe. 
- HS quan sát, lắng nghe. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS đọc: Nam và Hà ca hát. 
- HS lắng nghe. 
-HS quan sát. 
- HS quan sát. 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc CN-nhóm-ĐT. 
- HS đọc. 
- HS lắng nghe và quan sát. 
- HS lắng nghe và quan sát. 
- HS viết chữ a (chữ cỡ vừa) vào 
bảng con. 
- HS nhận xét. 
- HS lắng nghe. 
 * GV giới thiệu chữ in hoa : A - HS quan sát, ghi nhớ. 
TIẾT 2 
B.LUYỆN TẬP –VẬN DỤNG 
a)Mục tiêu 
-HS thực hành viết vở chữ mới học; đọc câu 
ứng dụng và luyện nói theo chủ đề. 
b)Cách tiến hành: 
4. Viết vở 
- GV hướng dẫn HS tô chữ: a 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó 
khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. 
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS. 
5. Đọc 
- Yêu cầu HS đọc thầm âm ứng dụng . 
- GV đọc mẫu a 
- Yêu cầu HS luyện đọc câu ứng dụng. 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu 
hỏi cho tranh 1: 
+ Nam và các bạn đang chơi trò chơi gì? 
+ Vì sao các bạn vỗ tay reo “a”? 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu 
hỏi cho tranh 2: 
+ Hai bố con đang vui chơi ở đâu? 
+ Họ reo to “a” vì điều gì? 
- GV nhận xét, nói về những tình huống cần 
nói a. 
6. Nói theo tranh: chủ đề Chào hỏi 
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1 trong SHS. GV 
đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
+Tranh vẽ cảnh ở đâu? 
+ Những người trong tranh đang làm gì? 
+ Theo em, khi vào lớp, Nam sẽ nói gì với bố? 
+ Theo em, bạn ấy sẽ chào bố như thế nào? 
- Yêu cầu HS quan sát tranh 2 trong SHS. GV 
đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
+ Khi vào lớp học, Nam nhìn thấy ai đứng ở 
cửa lớp? 
- HS tô chữ (chữ viết thường, chữ cỡ 
vừa) vào vở Tập viết 1, tập một: a 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc thầm: a 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc CN-ĐT 
- HS quan sát. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe. 
- HS quan sát. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS quan sát. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
 + Nhìn thấy cô giáo, Nam chào cô như thế 
nào? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV mở rộng, dặn dò HS khi đến trường phải 
biết chào hỏi bố/ mẹ, gặp cô giáo phải chào cô. 
- Gv chia HS thành các nhóm, dựa theo tranh 
để nói theo chủ đề. 
- Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước 
cả lớp, GV và HS nhận xét. 
7. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm a. 
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và 
động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: 
chào tạm biệt, chào khi gặp. 
- HS lắng nghe. 
- HS chia nhóm, nói theo tranh chủ 
đề 
- HS nhận xét. 
- HS quan sát, lắng nghe. 
- HS quan sát, lắng nghe. 
TIẾNG VIỆT 
Bài 2: B, b, ⸌. 
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Nhận biết và đọc đúng âm b, dấu ⸌ (huyền); đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có âm 
b, thanh ⸌ (huyền); hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã 
đọc. 
- Viết đúng chữ b, dấu huyền; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chứa chữ b và dấu 
huyền. 
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm b và thanh huyền có trong bài 
học. 
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Gia đình được gợi ý trong tranh. 
2. Kĩ năng 
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật (nhận biết những thành viên trong 
gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh chị em) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tình 
yêu thương giữa ông bà và cháu; tình yêu thương giữa con cái với cha mẹ; cảnh gia 
đình sum họp, đầm ấm, ). 
3. Năng lực 
- Phát triển năng lực Tiếng Tiệt. 
- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. 
4. Phẩm chất 
 - Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
II. CHUẨN BỊ: 
- GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm b: phụ âm môi – môi 
- GV cần nắm vững cấu tạo và cách viết chữ ghi âm b. 
- Hiểu về một số sự vât: 
+ Búp bê: đồ chơi thân thiết của trẻ em (nhất là với trẻ em gái), thường được mô 
phỏng theo hình dáng của bé gái. Búp bê có thể làm từ vải, bông, nhựa. 
+ Ba ba: con vật sống ở các vùng nước ngọt, có hình dáng giống rùa nhưng mai 
mêm, dẹt, phủ da không vảy. 
- Bộ đồ dùng. 
- Tranh trong sgk. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1 
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
A.KHỞI ĐỘNG 
a)Mục tiêu: 
-Củng cố bài cũ và tạo hứng thú khi bước 
vào bài mới. 
b) Cách tiến hành: 
- GV cho HS chơi trò chơi nhận biết các 
nét tạo ra chữ a. 
- HS viết chữ a 
- GV nhận xét. 
B.KHÁM PHÁ. 
a)Mục tiêu 
-HS nhận biết, đọc, viết được âm mới; 
đánh vần, đọc trơn tiếng, từ khóa.. 
b)Cách tiến hành: 
1. Nhận biết 
- HD học sinh quan sát tranh và tìm hiểu 
nội dung câu ứng dụng: 
+ Bức tranh vẽ những ai? 
+ Bà cho bé đồ chơi gì? 
+ Theo em, nhận được quà của bà, bé có 
vui không? Vì sao? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời 
- GV đọc thành tiếng câu nhận biết và 
yêu cầu HS đọc theo. 
- HS chơi 
- HS viết 
- HS lắng nghe 
- HS quan sát 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS đọc: Bà cho bé búp bê. 
 - GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có 
âm b và dấu huyền trong câu. ( được in 
màu đỏ trong sgk) 
- Giới thiệu bài: B, b, ⸌ 
2. HS luyện đọc âm 
a. Đọc âm: b 
- GV đưa b lên bảng để giúp HS nhận biết 
chữ b trong bài học. 
- GV đọc mẫu âm: b 
b.1. Đọc tiếng: ba 
- GV đọc tiếng mẫu: ba 
- GV hướng dẫn HS đánh vần, đọc trơn 
theo mô hình: 
b.2. Đọc tiếng: bà 
- GV đọc tiếng mẫu: bà 
- GV hướng dẫn HS đánh vần, đọc trơn 
theo mô hình: 
b.3. Ghép tiếng 
- GV yêu cầu HS lấy bộ ghép chữ cái tạo 
tiếng: ba, bà, ba ba 
- GV yêu cầu HS nêu cách ghép từng 
tiếng. 
c. Đọc từ ngữ 
* GV đưa tranh minh hoạ cho từ: ba 
+ Tranh vẽ gì ? 
- GV viết: ba 
- HD học sinh phân tích tiếng ba 
- HD học sinh đánh vần, đọc trơn tiếng 
ba 
* GV thực hiện các bước tương tự đối với 
tiếng: bà, ba ba 
- GV yêu cầu HS đọc trơn. 
d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu đọc lại các tiếng, từ vừa 
học. 
3. Viết bảng con: 
- HS lắng nghe. 
- HS quan sát, lắng nghe. 
- HS lắng nghe, đọc CN-nhóm- ĐT 
- HS quan sát, lắng nghe 
- HS đọc CN-nhóm-ĐT: 
 bờ-a-ba/ ba 
- HS quan sát, lắng nghe 
- HS đọc CN- nhóm-ĐT: 
 bờ-a-ba-huyền-bà/ bà 
- HS ghép lần lượt các tiếng: ba, bà, 
ba ba 
- HS nêu cách ghép từng tiếng 
- HS quan sát 
- HS trả lời 
- HS quan sát 
- HS phân tích, đánh vần và đọc trơn: 
ba 
- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một 
từ ngữ. 
- Đọc đồng thanh. 
- Đọc cá nhân, đồng thanh. 
- HS quan sát 
 - GV đưa mẫu chữ và hướng dẫn HS quan 
sát chữ lần lượt từng chữ : b, bà 
- GV viết mẫu và nêu cách viết lần lượt 
từng chữ: b, bà 
- Yêu cầu HS viết bảng con 
- GV giúp đỡ những em còn chậm. 
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. 
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. 
* GV giới thiệu chữ in hoa: B 
- HS lắng nghe và quan sát 
- HS viết lần lượt từng chữ b, bà (chữ 
cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý khoảng 
cách giữa các chữ trên một dòng và 
liên kết các nét giữa chữ b và các chữ 
khác. 
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe 
- HS quan sát, ghi nhớ. 
 TIẾT 2 
B.LUYỆN TẬP –VẬN DỤNG 
a)Mục tiêu 
-HS thực hành viết vở chữ mới học; đọc 
câu, đoạn văn ứng dụng và luyện nói 
theo chủ đề. 
b)Cách tiến hành: 
4. Viết vở 
- GV hướng dẫn HS tô chữ: b, bà 
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS 
gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa 
đúng cách. 
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS 
5. Đọc 
- Yêu cầu HS đọc thầm câu ứng dụng. 
+ Tìm tiếng có chứa âm b, thanh huyền? 
 - GV đọc mẫu: A, bà. 
- Yêu cầu HS luyện đọc câu ứng dụng 
- HD HS quan sát tranh, tìm hiểu nội 
dung câu ứng dụng: 
+ Tranh vẽ những ai? 
+ Bà đến thăm mang theo quà gì? 
+ Ai chạy ra đón bà? 
+ Cô bé có vui không? 
+ Vì sao em biết? 
- HS tô chữ (chữ viết thường, chữ cỡ 
vừa) vào vở Tập viết 1, tập một: b, bà 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc thầm câu: A, bà. 
- ba, bà. 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc CN-ĐT 
- HS quan sát. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
 + Tình cảm giữa bà và bạn Hà như thế 
nào? 
- GV nhận xét. 
6. Nói theo tranh: chủ đề Gia đình 
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. 
GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu, vào lúc nào? 
+ Gia đình có mấy người? Gồm những 
ai? 
+ Khung cảnh gia đình như thế nào? Vì 
sao em biết? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- Gv chia HS thành các nhóm, dựa theo 
tranh để nói theo chủ đề. 
- Đại diện một nhóm thể hiện nội dung 
trước cả lớp, GV và HS nhận xét. 
7. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm b, dấu 
huyền 
 - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi 
và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở 
nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp. 
- HS lắng nghe. 
- HS quan sát. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe 
- HS hoạt động nhóm, dựa theo tranh 
để nói theo chủ đề. 
- HS thể hiện, lớp nhận xét 
- HS lắng nghe 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_mon_tieng_viet_lop_1_bai_1_a_a.pdf