Giáo án môn An toàn giao thông Lớp 1 - Tiết 1 đến 11 - Nguyễn Thị Thủy

Giáo án môn An toàn giao thông Lớp 1 - Tiết 1 đến 11 - Nguyễn Thị Thủy

I. MỤC TIÊU:

- Giúp các em HS nhận biết cách qua đường an toàn tại cầy vượt, hầm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và những nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ

- Nhận biết những hành vi không an toàn khi qua đường, có thể dẫn tới tai nạn giao thong

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Tranh to in các tình huống

- GV chuẩn bị một vài bức ảnh chụp cầu vượt, hầm qua đường, vạch kể đường dành cho người đi bộ

HS: Sách an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ

III. PHƯƠNG PHÁP

Trực quan, giảng giải, Thảo luận – đóng vai

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

docx 24 trang yenhap123 4761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn An toàn giao thông Lớp 1 - Tiết 1 đến 11 - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 	Ngày dạy: /09/2020
Tiết CT: 1
 Bài 1: ĐI BỘ AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS nhận biết được những nơi đi bộ an toàn
- Giúp HS có thể tự đi bộ một mình an toàn khi tham gia giao thông
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên:Tranh to in các tình huống; Một vài bức ảnh chụp đường có vỉa hè và đường không có vỉa hè
Học sinh: Sách an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ
III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, giảng giải, Thảo luận – đóng vai
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1. Ồn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:’
3 Bài mới: 35’
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra những bạn đi bộ an toàn và những bạn đi bộ không an toàn 10’
* Bước 1 : Xem tranh
- GV cho HS xem tranh tình huống.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu xem tranh và tìm hiểu theo các câu hỏi:
+ Trong bức tranh, Bi và Bống đang đi bộ ở đâu ? Nơi đó có an toàn không?
+ Bạn nào trong tranh đang đi bộ ở nơi không an toàn? Tại sao?
- Sau thời gian thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
* Bước 3 : GV bổ sung và nhấn mạnh
+ Bi và Bống đang đi bộ ở trên hè phố ( còn gọi là vỉa hè ). Nơi đó rất an toàn.
+ Có hai bạn đi bộ dưới lòng đường là không an toàn vì dễ bị va chạm với những chiếc xe đang chạy trên đường.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về những nơi đi bộ an toàn 10’
* Bước 1 :Hỏi học sinh
- Câu hỏi : Theo các em, đi bộ ở những nơi nào mới đảm bảo an toàn?
* Bước 2 : GV bổ sung và nhấn mạnh
- Hãy đi bộ trên hè phố hoặc đi sát lề đường bên phải theo chiều đi của mình (ở những nơi không có hè phố ) vì đây là nơi an toàn nhất dành cho người đi bộ. Dưới lòng đường có nhiều ô tô, xe máy đi lại, không phải là nơi dành cho người đi bộ.
- Khi đi bộ ở những nơi an toàn như trên hè phố, vẫn phải chú ý quan sát an toàn vì đôi khi các phương tiện giao thông như xe đạp, xe máy hay ô tô có thể lấn chiếm hè phố, gây nguy hiểm cho các em.
* Các em phải đi sát lề đường bên phải, chú ý quan satstranhs những chiếc xe đang đi trên đường.
- Không nên di dàn hàng ngang, tụm năm tụm ba dưới lòng đường để tránh va chạm với các phương tiện giao thông và gây cản trở cho những người tham gia giao thông.
- Hãy luôn chú ý quan sát khi đi ngang qua các khu vực đỗ xe vì những chiếc xe đó có thể chuyển động bất ngờ, hoặc che khuất tầm nhìn làm em không quan sát tránh các xe khác được.
Hoạt động 3: Góc vui học 8’
Bước 1 : Mô tả tranh và yêu cầu đối với HS
- 4 bức tranh mô tả các tình huống giao thông, trong đó có bạn đi bộ an toàn, có bạn đi bộ không an toàn
* Bước 2 : HS xem tranh để tìm hiểu
* Bước 3 : Kiểm tra, nhận xét, giải thích cho các câu trả lời của HS
+ Tranh 1 & 2 : Các bạn đi bộ an toàn ( Tranh1 : Đi bộ trên hè phố ; tranh 2 : Đi sát mép đường bên phải)
+ Tranh 3&4 Các bạn đi bộ không an toàn ( Tranh 3: Đi bộ giữa làn đường dành cho xe thô sơ; tranh 4 : Bạn gái không đi sát mép đường mà đi ra lòng đường có nhiều xe máy.
* Bước 4 : GV nhấn mạnh
- Đi bộ trên hè phố/ lề đường hoặc đi sát mép đường bên phải ( nơi không có hè phố/ lề đường) là an toàn nhất
Hoạt động 4 : Ghi nhớ và dặn dò 4’
Bước 1: Những điều học sinh cần nhớ 
- Để đảm bảo an toàn, các em hãy đi bộ trên hè phố hoặc đi sát mép đường phía bên phải nếu không có hè phố/ lề đường
- Chú ý quan sát tránh tránh các phương tiện giao thông ngay cả khi đi bộ ở những khu vực an toàn
* Bước 2 : Dặn dò học sinh
- Yêu cầu 1 hoặc 2 HS nhắc lại những ghi nhớ trên
- GV nhấn mạnh : Luôn ghi nhớ và nhắc nhở những người trong gia đình và bạn bè cùng thực hiện an toàn
HS báo cáo sỉ số
HS quan sát tranh
HS thảo luận
HS trả lời
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS nghe và ghi nhớ
HS quan sát
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
HS ghi nhớ và thực hiện
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 2 	Ngày dạy: /09/2020
Tiết CT: 2
 Bài 2: ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN 
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp các em HS nhận biết cách qua đường an toàn tại cầy vượt, hầm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và những nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ
- Nhận biết những hành vi không an toàn khi qua đường, có thể dẫn tới tai nạn giao thong
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Tranh to in các tình huống
- GV chuẩn bị một vài bức ảnh chụp cầu vượt, hầm qua đường, vạch kể đường dành cho người đi bộ
HS: Sách an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ
III. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, giảng giải, Thảo luận – đóng vai
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ồn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- G iáo viên kiểm tra lại bài: đi bộ qua đường.
- Gọi học sinh lên bảng kiểm tra 
- Giáo viên nhận xét, góp ý sừa chửa.
3 Bài mới: 32’
Hoạt động 1: Xem tranh minh họa và tìm ra ai qua đường không an toàn 10’
Bước 1. Xem tranh
Cho HS xem tranh các tình huống
Bước 2: Thảo luận
GV chia lớp thành các nhóm
GV nêu câu hỏi? Trong bức tranh bạn nào qua đường không an toàn?
Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
Hai bạn nhỏ chạy qua đường bên ngoài vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ là qua đường không an toàn
Qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bô là qua đường an toàn, qua đường bằng cầu vượt là qua đường an toàn
Hoạt động 2: Tìm hiểu những nơi qua đường an toàn và những hành vi không an toàn khi qua đường: 10’
Bước 1: GV nêu câu hỏi
- Theo các em qua đường ở đau là an toàn nhất?
- Những hành vi nào gây mất an toàn khi qua đường
Bước 2: GV kết luận
- Để qua đường an toàn nhất là đi bộ qua đường bằng cầu vượt hoặc hầm qua đường danh cho người đi bộ và phải tuân thủ tin hiệu chỉ dẫn. nen qua đường ở nhưng nơi đó dù đi xa chút. Nếu không có hầm hoặc cầu vượt hãy đi qua đường bằng vạch kẻ đường dành cho người đi bộ 
Hoạt động 3: Góc vui học: 8’
Bước 1: xem tranh để tìm hiểu
Câu thành ngữ khuyên các em điều gì khi qua đường?
Bước 2: HS xem tranh lien tưởng đến các câu thành ngữ
Bước 3: kiểm tra giải đáp các câu hỏi
GV kết luận: Câu thành ngữ khuyên chúng ta không được hấp tấp, vội vàng khi qua đường, nêu không sẽ dễ bị vấp ngã hay va chạm với các phương tiện đang tham gia giao thong trên đường.
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò: 4’
Bước 1: Ghi nhớ
- hãy qua đường ở những nơi dành cho người đi bộ, như cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường
Hãy dừng lại và quan sát an toàn khi qua đường, ko đột ngột chạy qua đường
Khi qua đường các em nên qua đường khi có người lớn hướng dẫn
Bước 2: dặn dò
GV yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ
Về nhà cùng bố mẹ thực hành qua đường và thực hiện các bước qua đường an toàn nhé.
 + Hát, báo cáo sĩ số 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn.
HS quan sát tranh
HS thảo luận
HS trả lời
Hs lắng nghe thực hiện 
Hs trả lời.
Hs trả lời.
HS lắng nghe và thực hiện
- HS quan sát
HS trả lời
- HS ghi nhớ
HS thực hiện
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần: 3	 Ngày dạy: /09/2020
Tiết: 3 
 Bài 3: ĐI BỘ QUA ĐƯƠNG AN TOÀN TẠI NƠI GIAO NHAU
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp các em HS có thể qua đường an toàn tại nơi giao nhau
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh to in các tình huống
HS: Sách an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ
III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, giảng giải, Thảo luận – đóng vai
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ồn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Giáo viên kiểm tra lại bài: đi bộ qua đường.
- Gọi học sinh lên bảng kiểm tra 
- Giáo viên nhận xét, góp ý sừa chửa.
3 Bài mới: 32’
Hoạt động 1: Xem tranh thảo luận về các loại đường giao nhau 10’
Bước 1: Xem tranh
Gv cho HS quan sát tranh các tình huống và thảo luận theo nhóm
Bước 2: Thảo luận nhóm
GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi 
- Đèn tín hiệu dành cho người đi bộ mấy màu, và ý nghĩa của các màu đen?
- Qua đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông như thế nào để đảm bảo an toàn?
- Qua đường giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông như thế nào để dảm bảo an toàn?
Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
Trong tranh có 2 đường giao nhau khác nhau: Đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông và đường giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước qua đường an toàn ở nơi giao nhau 10’
Bước 1: Đặt câu hỏi
GV nêu câu hỏi và yêu câu học sinh quan sát lắng nghe
Bước 2: Gv giải thích 
1. Ý nghĩa đèn tín hiệu: Đèn tín hiệu dành cho người đi bộ có hình người với 2 màu xanh, đỏ Màu đỏ với hình người đang đứng, cấm người đi bộ sang đường, chúng ta phải đứng lại và chờ đèn xanh. Màu xanh với hìn người đang được đi cho phép người đi bộ qua đường
2. Qua đường tại nơi giao nhau có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ 
Phải chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu, dành cho người đi bộ và phải thực hiện các bước
- Dừng lại tren hè phố, lề đường hoặc sát mét đường, 
Chờ đèn tín hiệu chuyển màu xanh mới được qua đường
- Chú ý quan sát bên trái bến phải trước khi qua đường 
3. Qua đường tai nơi giao nhau không có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ..
Hoạt động 3: Góc vui học 8’
Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
GV cho HS quan sát tranh 
Bước 2: Kiểm tra nhận xét kết quả sắp xếp tranh của học sinh. Gv nhấn mạnh thứ tụ sắp xếp là:
1. Đèn danh cho người đi bộ màu đỏ- dừng lại chờ đèn xanh
3. Đèn xanh cho người đi bộ bật sáng
4. quan sát trái phải và trái 1 lần nửa để bảo đảm an toàn
2. Qua đường và giơ cao tay để các xe khác biết
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò 4’
GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ
Để đảm bảo an toàn các em nhờ người lớn dắt qua đường, cần chap hành hiệu lệnh đèn tín hiệu
 + Hát, báo cáo sĩ số 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn.
HS quan sát tranh
HS thảo luận nhóm 
Đại diện nhóm trả lời
Hs lắng nghe
HS lắng nghe
HS nghe và thực hiện
 Hs nghe và thực hiện
HS nghe và thực hiện
HS quan sát tranh
HS sắp xếp tranh theo vị trí đúng
HS nghe
HS ghi nhớ và thực hiện
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần: 4	 Ngày dạy: /09/2020
Tiết: 4 
 Bài 3: NGUY HIỂM KHI VUI CHƠI Ở NHỮNG NƠI KHÔNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp các em HS tháy được những nơi nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi đùa ở những nơi không an toàn, như đường phố, hè phố, cống trường, song, suối 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh to in các tình huống
HS: Sách an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ
III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, giảng giải, Thảo luận – đóng vai
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ồn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Giáo viên kiểm tra lại bài: đi bộ qua đường an toàn tại nơi giao nhau
- GV nêu 1 số câu hỏi gọi học sinh lên bảng kiểm tra 
- Giáo viên nhận xét, góp ý sừa chửa.
3 Bài mới: 32’
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra những nơi an toàn để chơi đùa 10’
Bước 1: Xem tranh
Gv cho HS quan sát tranh các tình huống và thảo luận theo nhóm
Bước 2: Thảo luận nhóm
GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi 
Câu 1: trong tranh các bạn đang chơi dùa ở đâu?
Câu 2: Những bạn nào đang gặp nguy hiểm?
Câu 3: Để tránh nguy hiểm các bạn choi ở đâu?
Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
Để tránh nguy hiểm các bạn nên chơi ở những nơi dành cho các em nhỏ như công viên, sân chơi 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nguy hiểm khi vui chơi ở những nơi không an toàn 10’
Bước 1: giải thích
1. Vui chơi trên đường phố: Các em có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông khi vui chơi trên đường phố
2. Vui chơi ở những nơi gần đường phố:
3. Vui chơi trên hè phố.
4. vui chơi xung quanh ô tô đang đừng đỗ
5. Vui chơi gần đường sắt 
Hoạt động 3: Góc vui học 8’
Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
GV cho HS quan sát tranh
4 bức tranh mô tả những nơi an toàn, và không an toàn để chơi đùa
- Xem tranh và cho biết những bức tranh những bức tranh nào về khu vực an toàn
Bước 2: HS xem tranh để tìm hiểu 
Bước 3: Kiểm tra nhận xét giải thích
Bước 4: GV nhấn mạnh
Nơi có thể vui chơi như là công viên
Những nơi không nên vui chơi tranh 1, tranh 3 và tranh 4
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò 4’
GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ
Để đảm bảo an toàn các em không vui chơi ở những nơi nguy hiểm 
 + Hát, báo cáo sĩ số 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn.
HS quan sát tranh
HS thảo luận nhóm 
Đại diện nhóm trả lời
Hs lắng nghe
HS lắng nghe
HS nghe và thực hiện
 Hs nghe và thực hiện
HS quan sát
HS nghe và thực hiện
HS nghe
HS ghi nhớ và thực hiện
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
	Tuần: 	 Ngày dạy:
Tiết: 
Bài 5: NHỚ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM NHÉ!
I. MỤC TIÊU
- Học sinh luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Tranh to in các tình huống. Chuẩn bị 1 mũ bảo hiểm dành cho trẻ em.
HS: Sách an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ
III. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, giảng giải, Thảo luận – đóng vai
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ồn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Giáo viên kiểm tra lại bài: nguy hiểm khi vui chơi ở những nơi không an toàn.
- Gọi học sinh chia sẻ một tình huống nguy hiểm mà các em đã gặp phải trên đường. 
- Giáo viên nhận xét, góp ý sửa chửa.
3 Bài mới: 32’
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra ai chưa đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn 10’
Bước 1: Xem tranh
Gv cho xem tranh ở trang trước bài học
Bước 2: Thảo luận
Gv chia nhóm HS, thảo luận theo câu hỏi
Hãy nhìn vào tranh minh họa và chỉ ra ai chưa đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn?
Bước 3: Gv bổ xung và nhấn mạnh
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác dụng của mũ bảo hiểm và cách đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn 10’
Bước 1: Nhấn mạnh HS 
Gv nêu câu hỏi
+ Các em có biết tác dụng của mũ bảo hiểm là gì không?
+ Các em có biết đội mũ bảo hiểm đúng cách không?
Bước 2: Gv kết luận
1. Tác dụng của mũ bảo hiểm: Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm bảo vệ phần đầu của người đội mũ. Nếu không đội mũ bảo hiểm khi xảy ra tai nạn các em có thể bị chấn thương sọ não, thương tật suốt đời, có thể tử vong.
2. Đội mũ bảo hiểm đúng cách
Chọn mũ đảm bảo chất lượng, đội mũ ngay ngắn và cài quai mũ đúng cách. Không nên cài quai mũ quá chật hoặc quá lỏng 
Bước 3: Thực hành
Gọi Hs lên thực hành
Gv nhận xét 
Hoạt động 3: Góc vui học 8’
Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
Mô tả tranh: các bức tranh bạn nhỏ đội mũ bảo hiểm với các kiểu khác nhau.
Yêu cầu: Các em xem tranh và tìm ra cách đội mũ bảo hiểm nào sai, cách nào đúng.
Bước 2: Học sinh xem để tìm hiểu
Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích câu trả lời của học sinh
Bước 4: Gv bổ xung và nhấn mạnh
Gv kết luận theo từng tranh
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò 4’
- Để bảo vệ vùng đầu, giảm nguy cơ chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn, các em hãy đội mũ bảo hiểm và cài quai mũ đúng cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp
- Hãy nhắc nhở bố me, người thân trong gia đình và bạn bè cùng đội mũ bảo hiểm khi lên xe để đản bảo an toàn khi tham gia giao thông.
 + Hát, báo cáo sĩ số 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn.
- HS xem tranh
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS thực hành
- HS mô tả
- HS lắng nghe
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần: 	 Ngày dạy:
Tiết: 
Bài 6: NGỒI AN TOÀN TRÊN XE MÁY, XE ĐẠP
I. MỤC TIÊU
- Học sinh nhận biết được cách ngồi an toàn trên xe máy, xe đạp
- Học sinh nhận biết được sự nguy hiểm của những tư thế ngồi không an toàn trên xe máy, xe đạp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Tranh to in các tình huống. Chuẩn bị 1 chiếc xe máy hoặc xe đạp để hướng dẫn học sinh tư thế ngồi an toàn.
HS: Sách an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ
III. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, giảng giải, Thảo luận – đóng vai
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ồn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Giáo viên kiểm tra lại bài: Hỏi HS lại cách đội mũ bảo hiểm đúng cách và an toàn
- Giáo viên nhận xét, góp ý sửa chửa.
3 Bài mới: 32’
Gv giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra bạn nào ngồi an toàn trên xe máy xe đạp. 10’
Bước 1: Xem tranh
Gv cho xem tranh ở trang trước bài học
Bước 2: Thảo luận
Gv chia nhóm HS, thảo luận theo câu hỏi
Các bạn nhỏ trong tranh đang có những hành động gì khi ngồi trên xe máy, xe đạp? Bạn nào ngồi đúng tư thế?
Bước 3: Gv bổ xung và nhấn mạnh
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách ngồi an toàn trên xe máy, xe đạp và những hành động không nên làm khi đi xe máy, xe đạp 10’
Bước 1: Hỏi học sinh 
Gv nêu câu hỏi
+ Các em có biết ngồi đúng tư thế trên xe máy, xe đạp là ngồi như thế nào không?
+ Các em có biết những tư thế ngồi như thế nào là không an toàn trên xe máy, xe đạp?
Bước 2: Gv kết luận
Hoạt động 3: Góc vui học 8’
Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
Bức tranh về các bạn đang được bố, mẹ chở đi chơi bằng xe máy. Những có bạn ngồi an toàn có bạn không. Hãy xem tranh và tìm bạn nào ngồi chưa an toàn? Vì sao?
Bước 2: Học sinh trả lời
Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích câu trả lời của học sinh
Bước 4: Gv bổ xung và nhấn mạnh
Gv kết luận theo từng tranh
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò 4’
- Để đảm bảo an toàn khi đi xe máy, các em hãy nhớ đội mũ bảo hiểm đúng cách và không làm ảnh hưởng đến người lái xe.
- Luôn ghi nhớ thực hiện và nhắc nhở mọi người trong gia đình và bạn bè ngời đúng tư thế an toàn trên xe máy, xe đạp.
 + Hát, báo cáo sĩ số 
- 2 HS trả lời, HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn.
HS xem tranh
HS thảo luận và trả lời câu hỏi
HS lắng nghe
- HS lắng nghe trả lời
Hs lắng nghe
HS xem tranh
HS trả ời câu hỏi
HS lắng nghe.
HS lắng nghe
* Rút kinh nghiệm tiết dạy
Tuần: 	 Ngày dạy:
Tiết: 
Bài 7: NGỒI AN TOÀN TRONG XE Ô TÔ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS nhận biết được những việc nên làm và không nên làm khi ngồi trong xe ô tô và khi ngồi trên các phương tiện giao thông đường thủy
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Tranh to in các tình huống. Sưu tầm một số tranh, ảnh chụp các em HS ngồi trên xe ô tô và trên thuyền không an toàn và an toàn
HS: Sách an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ
III. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, giảng giải, Thảo luận, trnghiệm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ồn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Giáo viên kiểm tra lại bài: gọi 1-2 HS nhắc lại tư thế ngồi trên xe máy, xe đạp an toàn 
- Giáo viên nhận xét, góp ý sửa chửa.
3 Bài mới: 32’
Gv giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra bạn nào ngồi an toàn trong xe ô tô đang chạy. 
Bước 1: Xem tranh
Gv cho xem tranh từ 1-4
Bước 2: Thảo luận
Gv chia nhóm HS, thảo luận theo câu hỏi
Các bạn/ em bé trong tranh đang làm gì trong xe ô tô? Theo em, bạn nào ngồi an toàn? 
Bước 3: Gv bổ xung và nhấn mạnh
Tranh 1: Em bé đứng trên ghế sau, quay mặt về phía sau ô tô, đùa nghịch, rất dễ bị ngã 
Tranh 2: em bé đứng lên ghế, đập tay vào vai bố đang lái xe, khiến bố giật mình, ảnh hưởng đến việc lái xe
Tranh 3: Bạn nhỏ thò tay ra ngoài cửa sổ ô tô, dễ bị ô tô bên ngoài va vào
Tranh 4: Bạn bi ngồi ngay ngắn, nghiêm túc trên ghế ô tô và thắt dây an toàn 
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc các em nên làm và không nên làm khi ngồi trong xe ô tô
Bước 1: Hỏi học sinh 
Gv nêu câu hỏi
+ Qua các bức tranh chúng ta vừa tìm hiểu ở trên các em có biết chúng ta nên làm gì khi ngồi trong xe ô tô không?
+ Thế còn những việc gì chúng ta không nên làm khi ngồi trong xe ô tô?
Bước 2: GV bổ xung nhấn mạnh
Hoạt động 3: Xem tranh và tìm ra bạn ngồi an toàn trên xe 10’
Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
Cho HS xem tranh số 5
Bước 2: HS thảo luận nhóm
Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi
Trong bức tranh này, bạn nào ngồi an toàn trên thuyền, bạn nào không? Vì sao?
Đại diện nhóm trả lời 
Bước 4: Gv bổ xung và nhấn mạnh
Gv kết luận 
Hoạt động 4: Tìm hiểu những việc các em nên và không nên làm khi ngồi trên thuyền
Bước 1: Hỏi HS 
+ Qua tranh số 5 các em có biết chúng ta nên làm gì khi ngồi trên thuyền không?
+ Thế còn những việc gì chúng ta không nên làm khi ngồi trên thuyền?
Bước 2: Gv bổ xung và nhấn mạnh
Gv kết luận 
Hoạt động 5: Góc vui học 8
Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
Mô tả tranh
Câu hỏi: Cho bết bạn nhỏ trong tranh đã ngồi an toàn trong xe ô tô chưa? Vì sao? Bạn phải ngồi như thế nào mới an toàn?
Bước 2: HS xem tranh và thảo luận
Bước 3: Kiểm tra và nhận xét và giải thích cho các câu trả lời của học sinh
Gv kết luận 
Hoạt động 6: Ghi nhớ và dặn dò
- Để đảm bảo an toàn khi đi ô tô, các em luôn nhớ thắt dây an toàn, ngồi đúng tư thế và lên xuống xe theo sự hướng dẫn của người lớn .
- Luôn ghi nhớ thực hiện và nhắc nhở mọi người trong gia đình và bạn bè cùng thực hiện.
 + Hát, báo cáo sĩ số 
- 2 HS trả lời, HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn.
HS xem tranh
HS thảo luận
HS lắng nghe
- HS lắng nghe trả lời
Hs trả lời câu hỏi
HS lắng nghe.
HS xem tranh
HS trả lời
HS lắng nghe
HS trả lời
HS lắng nghe
HS xem tranh
HS trả lời câu hỏi
HS lắng nghe
* Rút kinh nghiệm tiết dạy
Tuần: 	 Ngày dạy:
Tiết: 
Bài 8: BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ 
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS nhận biết được tầm quan trọng của việc tuân thủ đèn báo hiệu đường bộ và ý nghĩa một số đèn báo hiệu đường bộ thường gặp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Tranh to in các tình huống.
HS: Sách an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ
III. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, giảng giải, Thảo luận, trnghiệm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ồn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Giáo viên kiểm tra lại bài: gọi 1-2 HS liệt kê những nơi an toàn để chơi đùa tại nơi em ở
- Giáo viên nhận xét, góp ý sửa chửa.
3 Bài mới: 32’
Gv giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm hiểu ý nghĩa các biển báo thường gặp
Bước 1: Xem tranh
Gv cho xem tranh ở bài học
Bước 2: Thảo luận
Gv chia nhóm HS, thảo luận ý nghĩa của từng biển báo
Bước 3: Gv bổ xung và nhấn mạnh
Biển báo “Cấm đi ngược chiều”
Biển báo “cấm rẽ trái”
Biến báo “cấm rẽ phải”
Biển báo nguy hiểm “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”
Biển báo “Đường dành cho xe thô sơ”
Biển báo “Nơi đỗ xe”
Biển báo “Đường người đi bộ sang ngang”
Bước 4: Thực hành trò chơi
Chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ gồm 7 biển báo cỡ nhỏ
Yêu cầu 1 nhóm giở 1 biển báo bất kỳ lên và 2 nhóm kia đưa ra câu trả lời về ý nghĩa của biển báo
Nhóm nào đưa ra câu trả lời đúng và nhanh nhóm đó sẽ thắng 
Mở rộng: Gv giải thích hình dạng và ỳ nghĩa của 4 nhóm biển báo chính
Nhóm biển báo cấm
Nhóm biển báo nguy hiểm
Nhóm biển hiệu lệnh
Nhóm biển chỉ dẫn 
Hoạt động 2: Góc vui học
Bước 1: Thảo luận nhóm
Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu xem biển báo và giải thích ý nghĩa của các biển báo
Bước 2: Gv giải thích
A. Biển “Dừng lại”
B. Biển “biểu thị thời gian”
C. Biển “tre em”
D. Biển “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ”
E. Biển “Cấm đi người chiều”
F. “Đường người đi bộ sang ngang”
Hoạt động 3: Ghi nhớ và dặn dò
Bước 1: Yêu cầu 1 hoặc 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
Bước 2: GV nhấn mạnh
- Để đảm bảo an toàn giao thông tất cả mọi người khi tham gia giao thông, tất cả mọi người khi tham gia giao thông đều phải chấp hành đúng hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ. Vì vậy, các em nhỏ luôn chấp hành đúng hiệu lệnh của biển báo hiệu lệnh đường bộ 
- Luôn ghi nhớ thực hiện và nhắc nhở mọi người trong gia đình và bạn bè cùng thực hiện.
 + Hát, báo cáo sĩ số 
- 2 HS trả lời, HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn.
HS xem tranh
HS thảo luận
HS lắng nghe
- HS lắng nghe trả lời
Hs trả lời câu hỏi
HS lắng nghe.
HS xem tranh
HS trả lời
HS lắng nghe
HS trả lời
HS lắng nghe
HS xem tranh
* Rút kinh nghiệm tiết dạy
Tuần 9	 Ngày dạy:
Tiết CT:9
 Bài 9: EM THÍCH ĐI XE ĐẠP AN TOÀN 
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp các em HS nhận biết được những điều nên và không nên làm khi tự đi xe đạp để đảm bảo an toàn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Tranh to in các tình huống
- GV chuẩn bị xe đạp của chính học sinh.
HS: Sách an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ
III. PHƯƠNG PHÁP’
Trực quan, giảng giải, Thảo luận – đóng vai
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ồn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Giáo viên kiểm tra lại bài:Biển báo hiệu đường bộ 
- Gọi học sinh lên bảng kiểm tra 
- Giáo viên nhận xét, góp ý sừa chửa.
3 Bài mới: 32’
Hoạt động 1: Xem tranh minh họa và tìm xem bạn nào đi xe đạp đúng cách và an toàn .
Bước 1. Xem tranh
Cho HS xem tranh các tình huống
Bước 2: Thảo luận
GV chia lớp thành các nhóm
GV nêu câu hỏi? Trong bức tranh bạn nào đi xe đạp đúng cách và an toàn ? Bạn nào đi xe đạp không an toàn ?Vì sao?
Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
-Bi trong bức tranh số 3 đi xe đạp đúng cách và an toàn.Bi ngồi ngay ngắn trên xe đạp , có đội mũ bảo hiểm và đi đúng làn đường dành cho xe đạp, sát mép đường bên phải.Các bạn còn lại đi xe đạp không an toàn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm và không nên làm khi đi xe đạp để đảm bảo an toàn :
Bước 1: GV nêu câu hỏi
- Các em có biết đi xe đạp như thế nào là an toàn không?
- Ghi lên bảng ý kiến của học sinh.
Bước 2: GV kết luận
1.Những việc nên làm trước khi đi xe đạp:
-Chọn xe đạp có kích cỡ vừa với tầm vóc của các em
-Kiểm tra xe thật kỹ để đảm bảo mọi bộ phận đều an toàn và hoạt động tốt, đặc biệt là phanh,chuông và lốp xe.
-Khi ngồi trên xe đạp các em nên đội mũ bảo hiểm để bảo vệ phần đầu của các em tránh bị chấn thương khi xảy ra tai nạn
2..Những việc nên làm khi đi xe đạp:
-Điều khiển xe đạp bằng hai tay để giữ thăng bằng cho xe.
-Đi với tốc độ vừa phải để có thể dừng lại an toàn khi cần thiết và luôn quan sát tránh các chướng ngại vật trên đường.
3.Những việc không nên làm khi đi xe đạp:
- Buông cả hai tay 
-Đi xe dàn hàng ngang 
-Lạng lách, đánh võng hay đuổi nhau.
-Sử dụng ô
-Bám , kéo và bay các phương tiện khác.
-Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Hoạt động 3: Góc vui học: 
Bước 1: xem tranh để tìm hiểu
Bước 2: HS xem tranh để tìm hiểu
Bước 3: kiểm tra , đưa ra đáp án và giải thích 
Bước 4:GV bổ sung và nhấn mạnh.
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò:
Bước 1: Ghi nhớ
- Để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp, các em hãy nhớ chọn cho mình một chiếc xe có kích cỡ vừa với tầm vóc người các em.
-Trước khi đi nhớ kiểm tra xe để đảm bảo các bộ phận đều hoạt động tốt.Đi đúng làn đường dành cho mình, sát lề đường hoặc mép đường bên phải.
-Các em còn nhỏ không nên tự đi xe mà hãy đi cùng bố,mẹ,anh chị và người thân trong gia đình để đảm bảo an toàn.
Bước 2: dặn dò
GV yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ
 + Hát, báo cáo sĩ số 
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn.
HS quan sát tranh
HS thảo luận
HS trả lời
Hs lắng nghe thực hiện 
Hs trả lời.
Hs trả lời.
HS lắng nghe và thực hiện
- HS quan sát
HS trả lời
- HS ghi nhớ
HS thực hiện
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 10	 Ngày dạy:
Tiết CT:10
 Bài 10: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP THEO HƯỚNG AN TOÀN 
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp các em HS ý thức được những nguy hiểm khi đi xe đạp chuyển hướng và nắm được các bước khi đi xe đạp chuyển hướng an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Tranh to in các tình huống
- GV chuẩn bị xe đạp của chính học sinh.
HS: Sách an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ
III. PHƯƠNG PHÁP’
Trực quan, giảng giải, Thảo luận – đóng vai
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ồn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Giáo viên kiểm tra lại bài:Em thích đi xe đạp an toàn 
 - Gọi học sinh lên bảng kiểm tra 
- Giáo viên nhận xét, góp ý sừa chửa.
3 Bài mới: 32’
Hoạt động 1: Xem tranh minh họa và nhận xét đi xe đạp chuyển hướng có khó không
Bước 1. Xem tranh
Cho HS xem tranh các tình huống
Bước 2: Thảo luận
GV chia lớp thành các nhóm
GV nêu câu hỏi? Trong bức tranh bạn nào đang đi xe đạp chuyển hướng không an toàn ? Các em thấy đi xe đạp chuyển hướng an toàn có khó không?Tại sao?
Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đi xe đạp chuyển hướng an toàn.
Bước 1: GV nêu câu hỏi
- Các em có biết cần phải thực hiện các bước chuyển hướng an toàn như thế nào không?
-Đèn tín hiệu giao thông có mấy màu và ý nghĩa mỗi màu là gì?
- Ghi lên bảng ý kiến của học sinh.
Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Hoạt động 3: Góc vui học: 
Bước 1: xem tranh để tìm hiểu
Bước 2: HS xem tranh để tìm hiểu
Bước 3: kiểm tra , nhận xét và giải thích cho các câu trả lời của học sinh.
Bước 4:GV bổ sung và nhấn mạnh.
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò:
Bước 1: Ghi nhớ
- Để đảm bảo an toàn khi đi qua đường các em hãy luôn nhớ giảm tốc độ , quan sát an toàn, xin đường ,khi đảm bảo an toàn mới chuyển hướng và luôn chấp hành báo hiệu giao thông 
Bước 2: dặn dò
GV yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ
 + Hát, báo cáo sĩ số 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn.
HS quan sát tranh
HS thảo luận
HS trả lời
Hs lắng nghe thực hiện 
Hs trả lời.
Hs trả lời.
HS lắng nghe và thực hiện
- HS quan sát
HS trả lời
- HS ghi nhớ
HS thực hiện
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 11	 Ngày dạy:
Tiết CT:11
 Bài 11: PHÒNG TRÁNH VA CHẠM KHI TẦM NHÌN BỊ HẠN CHẾ
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp các em HS biết được mối nguy hiểm ở những nơi tầm nhìn bị hạn chế và biết cách phòng tránh va chạm tại những nơi đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Tranh to in các tình huống
- GV chuẩn bị tranh minh họa 
HS: Sách an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ
III. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, giảng giải, Thảo luận – đóng vai
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ồn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Giáo viên kiểm tra lại bài: Điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn .
 - Gọi học sinh lên bảng kiểm tra 
- Giáo viên nhận xét, góp ý sửa chữa.
3 Bài mới: 32’
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra nơi khuất tầm nhìn trong bức tranh .
Bước 1. Xem tranh
Cho HS xem tranh các tình huống
Bước 2: Thảo luận
GV chia lớp thành các nhóm
GV nêu câu hỏi? Vì sao bạn nhỏ đang đi bộ qua đường trên vạch kẻ đường dành cho Người đi bộ lại bị bất ngờ khi nhìn thấy xe ô tô màu xanh ?Bạn nhỏ đang đi xe đạp có nhìn thấy xe ô tô màu xanh đậm không? Vì sao?
Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nguy hiểm của những nơi tầm nhìn bị che khuất và cách phòng tránh va chạm.
Bước 1: GV nêu câu hỏi
- Các em có biết cần phải làm gì để tránh va chạm ở những nơi tầm nhìn bị che khu

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_an_toan_giao_thong_lop_1_tiet_1_den_11_nguyen_th.docx